Ở Tây Nguyên, người ta ví cà phê là
vàng đen, nhưng với người Mông trên đèo cao Mù Căng Chải, những thửa
ruộng vàng tắm trong nắng thu mới là sản vật vô giá nhất.
Thu về, nơi đâu
cũng nhuốm gam màu trầm trầm, buồn buồn nhưng có lẽ điều này sẽ không
thể xuất hiện tại Mù Căng Chải, bởi đây có lẽ là vụ mùa vui vẻ nhất, ấm
no nhất và tươi sáng nhất trong năm.
Mù Cang Chải là một huyện vùng cao thuộc tỉnh Yên
Bái, cách Hà Nội khoảng 360 km. Đây là nơi sinh sống của các dân tộc như
H'Mông, Dao, Thái và người Kinh, trong đó người H'Mông chiếm hơn 90%
dân số toàn huyện. Từ giữa tháng 9 tới cuối tháng 10, Mù Cang Chải bước
vào thời kì xuân sắc nhất khi làn áo vàng làm cho cảnh sắc nơi đây thêm
rực rỡ với những ruộng bậc thang uốn lượn như những đợt sóng quyến rũ.
Có thể nói, văn hoá canh tác ruộng bậc thang của đồng
bào dân tộc Mông ở La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình đã biến tên Mù
Cang Chải (tức làng cây khô) thành đồi ruộng mùa màng tươi xanh sức sống
cứ từng bậc, từng bậc vươn cao lên trời. Dưới bàn tay con người trải
qua hàng chục năm những thửa ruộng bậc thang không chỉ phản ánh một
phương thức canh tác độc đáo của tộc người mà còn ẩn chứa nhiều thông số
về giá trị lịch sử, văn hoá.
Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mặt nước biển, ruộng bậc thang Mù Cang Chải được hình thành từ nhiều đời nay do tập quán canh tác của người H'Mông và do địa hình có độ dốc lớn, lại bị chia cắt mạnh nên rất khó trồng lúa theo phương thức nương rẫy. Vì thế, người dân ở đây đã chọn những quả đồi thấp, có diện tích rộng và độ dốc vừa phải, đồng thời tận dụng nguồn nước suối từ trên núi tràn xuống ruộng để khai khẩn ruộng bậc thang. Việc canh tác lúa nước của người H'Mông trên những thửa ruộng bậc thang đã trở thành nét văn hóa độc đáo ở Mù Cang Chải.
Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mặt nước biển, ruộng bậc thang Mù Cang Chải được hình thành từ nhiều đời nay do tập quán canh tác của người H'Mông và do địa hình có độ dốc lớn, lại bị chia cắt mạnh nên rất khó trồng lúa theo phương thức nương rẫy. Vì thế, người dân ở đây đã chọn những quả đồi thấp, có diện tích rộng và độ dốc vừa phải, đồng thời tận dụng nguồn nước suối từ trên núi tràn xuống ruộng để khai khẩn ruộng bậc thang. Việc canh tác lúa nước của người H'Mông trên những thửa ruộng bậc thang đã trở thành nét văn hóa độc đáo ở Mù Cang Chải.
Đến Mù Cang Chải mùa này ai ai cũng sững sờ trước
cảnh quan thiên nhiên đa đầy chất thơ của vùng núi Tây Bắc, nơi nổi
tiếng với những thửa ruộng bậc thang được xếp hạng danh thắng quốc gia.
Dọc theo quốc lộ từ Nghĩa Lộ, Tú Lệ, lên Mù Cang Chải, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những thung lũng rộng hút tầm mắt, thửa ruộng tầng tầng lớp lớp lượn sóng theo sườn núi, ngọn núi này nối tiếp ngọn núi khác. Thời điểm này ở Mù Cang Chải lúa đang chín vàng trĩu hạt, vàng rượi trên ruộng.
Dọc theo quốc lộ từ Nghĩa Lộ, Tú Lệ, lên Mù Cang Chải, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những thung lũng rộng hút tầm mắt, thửa ruộng tầng tầng lớp lớp lượn sóng theo sườn núi, ngọn núi này nối tiếp ngọn núi khác. Thời điểm này ở Mù Cang Chải lúa đang chín vàng trĩu hạt, vàng rượi trên ruộng.
Trong nắng thu vàng, Mù Cang Chải trở nên quyến rũ
hơn bởi những thửa ruộng lúa bậc thang hệt như một tấm thảm đa màu với
gam vàng là chủ đạo phối hợp với nhau một cách hài hòa và độc đáo: chỗ
này vàng xanh, nơi kia vàng nhạt, góc kia ngả vàng ruộm xen lẫn màu nâu
của đất lộ ra sau khi gặt...
Lác đác trên những thửa ruộng bậc thang là những ngôi nhà nhỏ hoặc những chòi canh lúa của người dân. Xa xa dưới thung lũng thấp thoáng bóng người đang lom khom gặt lúa. Đôi nơi, những chú trâu tròn căng thủng thẳng đứng gặm cỏ. Trên thửa ruộng đã gặt có những em nhỏ chạy nhảy, vui đùa. Trên đỉnh núi cao mây vẫn lơ lửng trôi, dưới chân núi là những dòng suối uốn lượn. Tất cả tạo nên một bức tranh đồng quê đẹp giản dị, và thật hiền hòa.
Mù Cang Chải có khoảng 700ha ruộng bậc thang, trong
đó gần ½ tập trung ở 3 xã: La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Su Phình. Ruộng
bậc thang không chỉ cho năng suất cao và ổn định, góp phần cải thiện đời
sống dân cư, góp phần hạn chế việc chặt phá rừng làm nương rẫy mà còn
làm nên danh thắng kỳ vĩ. Năm 2007, ruộng bậc thang ở 3 xã này đã được
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích danh thắng cấp quốc
gia. Cho đến nay đồng bào nơi đây vẫn còn gìn giữ và bảo tồn các tập
tục, các nghi thức cũng như tín ngưỡng trong việc khai khẩn và canh tác
ruộng bậc thang.
Mùa vàng chưa bao giờ chấm dứt tại đèo cao Mù Căng
Chải này. Cứ hàng năm, vào đúng dịp này, hương vị ngày mùa và những vẻ
đẹp thuần khiết, chất phác của những con người nơi đây luôn luôn là cái
níu kéo bất cứ du khách nào. Đã đến đây, ngắm khung cảnh ngày mùa rộn rã
tiếng cười, tiếp xúc với người dân nơi đây, ăn bát cơm của bà con
H'Mông và thậm chí trực tiếp tham gia gặt lúa với đồng bào, bạn sẽ thực
sự thất lưu luyến, chẳng muốn ra về.
Theo TTVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét