Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Hình ảnh Du lịch Bình Thuận

Hình Chùa Tà Cú mới trùng tu 2010.                                   Hình Tam thế Phật tại chùa Tà Cú.
          
         
Hình chùa Tà Cú năm 2010.                                               Ảnh Đường ra Hòn Rơm 2010.
Hình Cảng cá Phan Thiết  2010.

Hình Hải Đăng Kê Gà 2010.
Lần cập nhật cuối (Thứ tư, 27 Tháng 7 2011 20:12)

Hình Tết Phan Thiết năm 2010.


Hình ảnh Tết 2010 tại TP. Phan Thiết.


Cầu Lê Hồng Phong Tết 2010.


Vườn hoa cung thiếu nhi tết 2010
Đường 706B - Được xây dựng năm 2010.          


Đồi cát di động - Mũi Né.
http://transybt.com/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=7&Itemid=36

Kinh nghiệm: TRỊ HO VỚI RAU TẦN DÀY LÁ.

Ho là triệu chứng của nhiều bệnh; Là một phản xạ của các cơ ở hệ hô hấp và một số cơ khác trong cơ thể, khi bị các dị thể kích thích làm khởi động một loạt các phản ứng sinh ra ho, nhằm mục đích tống dị thể ra ngoài. Các tác nhân này có thể là do: Viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang mũi, lao phổi, bụi bặm, không khí lạnh hay nóng quá, cảm cúm, đàm thấp, khí độc, khói thuốc lá, khối u…

=> Đọc thêm.

Chữa trị ho cũng khó khăn không kém gì các bệnh khác. Thầy thuốc khi gặp bệnh nhân có ho thường rất e dè, khó quyết đoán, nhất là với trẻ em, người lớn tuổi, người hư nhược. Chúng tôi thường sử dụng rau tần dày lá (Húng chanh), để chữa ho, rất có hiệu quả.

1/ RAU TẦN DÀY LÁ (Húng Chanh).

Rau Tần dày lá có tên khoa học Coleus amboinicus Lour hay Coleur aromaticus Bebenth. Họ bạc hà (Lamiaceae). Chi Coleur Lour có khoảng 200 loài, được phân bố ở vùng á nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á, Châu Phi và một số Đảo ở Thái Bình Dương.  Ở Việt Nam có 3 loài. Tra từ điển dược liệu Trung quốc không thấy tên loài cây này.

Rau Tần Dày lá, có lẽ người Việt tiếp thu từ người Chăm. Vì người Chăm trước đây, nhân dân thường gọi là người Tần hay người Hời. Rau của người Tần có lá dày nên gọi là rau Tần dày lá. Rau Tần dày lá dùng làm gia vị và làm thuốc trị ho, trị viêm nhiễm khuẩn rất tốt.

Lá rau tần dày lá (Húng chanh) chứa tinh dầu, thành phần chính là Cavacrol, Thymol.

Theo tự điển” Cây thuốc và động vật làm thuốc” của Viện Dược Liệu Việt nam, xuất bản năm 2004” thì: “Tinh dầu Tần dày lá có tác dụng ức chế mạnh các vi khuẩn như: Trực khuẩn mycoides, trực khuẩn subtilis, trực khuẩn lao, trực khuẩn lỵ Flexner, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn shiga, trực khuẩn thương hàn, phế cầu khuẩn, nấm candida albicans, diệt amip Entamocba moshkowskii, ức chế trực khuẩn coli, liên cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu và trực khuẩn ho gà.

Cao nước rau tần dày lá (húng chanh) có tác dụng ức chế sự phát triễn của phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn vàng. Như vậy, tác dụng kháng khuẩn của Tần Dày lá không chỉ do tinh dầu, mà còn do những thành phần khác chứa trong cao nước như flavon, acid nhân thơm, tanin… Rau Tần dày lá có tác dụng ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn ruột cô lập của histamin và acétycholin.

-  Tánh vị và công năng: Tần dày lá có vị the cay gắt là do nhiều tinh dầu cavarol, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, phát hãn, thoái nhiệt, tiêu độc.

-  Công dụng: Lá dùng như trà, giúp ăn dễ tiêu, trị đau bao tử, trợ tim. Trị cảm cúm, ho suyễn, viêm họng, kinh phong, viêm đường tiểu, chảy máu cam.

Liều dùng 10 - 20 g lá tươi/ ngày. Dùng trong thuốc sắc, thuốc xông hay giã nát uống. Lá Rau Tần tươi giả nát, đắp lên vết thương do rắn cắn, bò cạp cắn…”.

Ở Quảng Ngãi, trước kia nhân dân có thói quen khi bị cảm, sốt thì dùng lá rau tần dày lá, giả dập, thoa lên vùng lưng, chà mạnh, sẽ nổi lên những đốm đỏ, người ta chích lễ những nốt đỏ, nặng máu, để trị bệnh rất hay..

Ở Ấn độ, Rau Tần dày lá chữa các bệnh nhiễm trùng đường tiều, bệnh về ngứa, các bệnh về hô hấp, giảm trọng. Nước sắc lá Rau Tần được dùng chữa Ho hen mãn tính. Lá Rau Tần chữa viêm họng, ho gà, khản tiếng, ho do cảm mạo, ho đờm, ho do cảm lạnh.

Theo báo Nature Médecin, đăng ngày 8/4/2007, các nhà khoa học nhận thấy sử dụng rau Tần dày lá phối hợp với kháng sinh, để trị viêm bàng quang và viêm đường tiểu thì hiệu quả giết chết vi khuẩn E.Coli sẽ được tăng lên gấp bội. Vi khuẩn E.Coli được xem là nguyên nhân của nhiễm trùng bàng quang. Bàng quang gồm nhiều túi nhỏ và vi khuẩn có thể vào đây trú ẩn khỏi thuốc kháng sinh. Thử nghiệm trên chuột cho thấy chất forskolin trong rau Tần dày lá, đẩy E.Coli ra ngoài túi để kháng sinh tiêu diệt.

2/ Rau Tần dày lá chữa Ho:

Rau Tần dày lá dùng độc vị hay phối hợp với một số vị thuốc khác để chữa ho, đều tốt.

a/ Bài thuốc Siro rau Tần dày lá, Chanh, Gừng:

-    Rau tần dày lá tươi (húng chanh)        10  lá.

-    Trái chanh (xắc lát) …                            1 quả.

-    Gừng tươi (xắc lát)          ….                   1 củ

-    Đường phèn hay mật ong …             vừa phải.

Tất cả cho vào chén, đem chưng cách thuỷ, lấy nước sirop trong chén uống dần.

- Công dụng: Ho do viêm họng, cảm thời khí, viêm phế quản mãn tính.

Chúng tôi chữa trẻ em ho gà, ho suyễn (do dùng nhiều kháng sinh), dùng với “Lý Trung Hoàn” (Đảng sâm, Bạch truật, Càn cương, Cam thảo), rất hiệu quả.

b/ Phối hợp Rau Tần dày lá với một số phương thang chữa ho:

Chúng tôi sử dụng Rau Tần Dày lá như một “trùy pháp” (Thuốc được thêm vào để tăng hiệu quả chữa bệnh) để chữa trị Ho.

-   Ho do cảm: Dùng Bài “Sâm tô ẩm” gia (trùy pháp) rau Tần dày lá. sắc uống,

-   Ho có nhiều đàm là thấp: Dùng “Chỉ khái thang” gia bán hạ 10 g, tang bạch bì 10g, tế tân 8g, rau Tần 10 lá tươi.

-   Ho không có đàm là do táo thấp khí uất, dùng “Chỉ khái thang” gia mạch môn 15g, thiên môn 15g, kiết cánh 10g, qua lâu nhân 10g, bá tử nhân 10g, rau tần 10 lá…để nhuận đàm.

-   Ho do viêm nhiệt:  Dùng “Cầm liên Tứ vật thang” gia Rau Tần, cỏ chỉ thiên, kim ngân hoa, cỏ mực…. Sắc uống.

- Ho do ăn không tiêu, tỳ kém: Khí nghịch sinh ho làm mi mắt sưng, thường ho nhiều vào lúc gần sáng. Phải bổ tỳ thổ để sinh phế kim. Dùng bài "Lý Trung thang” (Đảng sâm 10g, Bạch truật 10g, càn cương 5g, chích cam thảo10g), gia Sơn tra 10g, thần khúc 10g, sa nhân 5g, la bạt tử 5g, liên kiều 5g, rau tần tười 10 lá.

-    Ho do hư lao: Nên kết hợp Đông Tây y. Dùng “Bát tiên trường tho” (Tức Lục vị thêm Mạch môn, Ngũ vị) gia Đảng sâm, Huỳnh kỳ, Thiên môm, Mạch môn, Bá bộ, Nghệ, Rau Tần dày lá tươi, để bổ phế, tiêu viêm, nâng thể trạng.

-   Ho do viêm xoang mũi: Dùng thang “ Cửu vị khương hoạt”gia , Cỏ Cức lợn 10g, Cỏ Lưỡi rắn 10g, Cây Mè đất 10g, Thương nhỉ tử 10g (gĩa dập), Hoàng liên 5g. Rau tần dày lá tươi 10 lá. Nước nhứt: Cho thuốc vào ấm, đổ 3,5 chén nước, nấu sôi, đem xông. Khi thuốc nguội, tiếp tục sắc còn 1 chén, uống. Nước nhì: Cũng làm như  nước nhứt. Sắc nước nào uống nước ấy. Liện tục mỗi đợt 10 thang. Tùy theo nặng nhẹ, mà dùng từ 30 – 50 thang.

Rau Tần Dày Lá (Húng chanh), có mùi thơm, làm gia vi trong rau sống hay trong tô mì tôm, làm tăng vị thơm ngon, kích thích tiêu hoá. Rau Tần còn là vị thuốc qúy trong chữa trị ho, viêm đường tiểu, viêm họng, viêm phế quản… Rau Tần dày lá rất dễ trồng, phát triển nhanh, lại chịu hạn tốt. Mỗi gia đình nên có vài chậu để sử dụng làm gia vị và làm thuốc./.

Lương  y Trần Sỹ.
Nhà thuốc Nguyên Hùng Đường.
8 Lê Hồng Phong, Tp Phan Thiết, Bình Thuận.
ĐT: 0988170818 -0623823505.
Email: Sy.nguyenhungbt.tran@gmail.com

Đăng SK&ĐS Cuối tuần – Số 445- Tháng 7/2007.

Ghi chú: Các bài thuốc trong bài:

1- Sâm Tô Ẩm: Sa sâm 10g, tô diệp 10g, trần bì 10g, bán hạ 10g, phục linh 10g, cam thảo 10g, cát căn 10g, kiết cánh 10g, chỉ xác 10g, tiền hồ 10g, sài hồ 10g, mộc hương 10g. Gia Càn cương, Nhục quế hay Đương qui, Thục địa.

2/ Chỉ Khái Tán: Kiết cánh 10g, kinh giới 10g, tô diệp 10g, bá bộ 10g, bạch tiền 10g, chích thảo 10g, trần bì 10g, tử uyển 10g. Sắc uống hay tán bột, uống làn 10g.

3/ Tứ Âm Tiển: Sa sâm 10g, Phục linh 10g, cam thào 10g, mạch môn 10g, bạch thược 10g, sanh địa 10g, gia đương qui 10g, gừng 3 lát. Sắc uống.

4/ Tứ Vật Nhị Trần Thang: Thục địa 15g, Bạch thược 10g, xuyên khung 10g, đương qui 10g, trần bì 10g, bán hạ 10g, gia trúc lịch, khương trấp.

5/ Ngủ Vi  Dị Công Tán: Sa sâm 10g, phục linh 10g, bạch trật 10g, chích thảo 10g, trần bì 10g, bán hạ 10g, biển đậu 10g, hương phụ 10g. (tức lục quân  gia biển đậu, hương phụ).

6/ Cầm Liên Tứ Vật Thang: Thục địa 10g, bạch thược 10g, xuyên khung 10g, đương qui 10g, hoàng cầm 10g, hoàng liên 6g, mạch môn 10g. Sắc uống.

 

http://transybt.com/index.php?option=com_content&view=article&id=44:kinh-nghim-tr-ho-vi-rau-tn-day-la&catid=2:benh-hoc&Itemid=3 

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Trịnh Hội Blog - Bố Kỳ

Nguyễn Cao Kỳ
Hình: AP/Richard Vogel, File
Bố mất rạng sáng Thứ Bảy ngày 23 tháng 7 năm 2011 Dương Lịch. Đến Thứ Bảy ngày 10 tháng 9 là đúng 7 tuần, cũng là ngày lễ cầu siêu 49 ngày kể từ ngày bố mất. Tôi không có mặt ở Cali để tham dự ngày lễ này cùng với gia đình của bố. Nhưng hôm nay trong một đêm trăng sáng tròn ở Manila khi mưa vừa tạnh, ngay trong giây phút này, tôi đang nghĩ về bố.
Tôi không biết tụng kinh. Ít khi đi cúng dường. Lại chưa học được cách ngồi thiền sao cho đúng nghĩa. Tôi chỉ biết và thích dùng chữ để trải lòng mình. Vì vậy tôi viết bài blog này xem như là một lời chia xẻ với bố trước khi bố thật sự đi về cõi vĩnh hằng. Vì hình như theo Phật giáo hôm nay mới đúng là ngày bố sẽ mãi ra đi, không còn chi để quấn quít với những người còn ở lại. Với cõi đời này vốn cũng chỉ là cõi vô thường. Thấy đó rồi mất đó. Có làm đến thủ tướng như bố trước đây hay chỉ là một người tỵ nạn Somali nghèo không có được một bữa ăn no trong thời đại này, thì cuối cùng rồi ai cũng sẽ như ai. Tất cả sẽ phải trở về với cát bụi. Có còn lại chăng là những kỷ niệm êm đẹp của một thời. Và những tình cảm mà chúng ta, giữa người và người, có thể dành cho nhau.
Hôm nay tôi cũng muốn viết đôi dòng cho những ai chưa hiểu rõ về bố. Chưa có dịp gần gũi bố như tôi đã từng có dịp lúc còn là con rể của bố. Tuy rằng quãng thời gian đó cũng khá ngắn ngủi chỉ có 4 năm. Và điều đầu tiên mà tôi cần phải thú nhận là lúc còn sống, tôi chưa bao giờ là thằng con rể được bố yêu chuộng. Điều này hoàn toàn trái ngược đối với người con gái út của bố mà lúc nào ông cũng cảm thấy hãnh diện, luôn sẵn sàng chiều chuộng, mở lòng.
Mà điều này cũng phải thôi. Vì tôi và bố ít khi đồng ý về những vấn đề liên quan đến chính trị. Ở thế giới bên ngoài hay liên quan đến hai chữ Việt Nam. Tôi cũng nghĩ ông hay bất cứ một người cha nào cũng đều cho là không có một ai đáng xứng, đủ tài để lấy con gái họ. Nhất là một người con gái như đứa con gái út ‘rượu’ của ông.
Hình như giữa ông và tôi không có điều gì giống nhau ngoại trừ tình yêu mà cả hai đã dành cho một người.
Bố lên làm tướng lúc ba mẹ tôi vẫn còn đi học. Ông lên làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp, Phó Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa để rồi trở về làm thường dân khi tôi vẫn còn nằm trong bụng mẹ. Vì vậy hôm nay tôi không muốn bàn nhiều gì về bố trong những vai trò này. Đã có quá nhiều người nói về bố, viết về bố và tôi thì lại không biết rõ về quãng thời gian đầy sóng gió này để đánh giá, nhận định.
Tôi nghĩ đối với bất cứ trường hợp nào chính chúng ta phải sống và phải trải qua những kinh nghiệm của người mà chúng ta muốn phê phán, chúng ta phải bước qua những khổ đau của họ, phải biết khóc cười với thân phận của chính họ từ lúc họ mới ra đời cho đến ngày họ trưởng thành, thấy những gì chỉ có họ đã thấy, nghe những câu chuyện chỉ có họ được nghe, chỉ đến khi ấy tôi nghĩ họa chăng chúng ta mới có thể hiểu được tại sao và trong hoàn cảnh nào họ đã chọn con đường mà họ đã chọn, xử sự theo cách mà chỉ có họ mới có đủ thẩm quyền để quyết định cho riêng họ.
Còn không thì tất cả chỉ là đoán…mò.
Nhất là đối với những nhân vật nổi tiếng đầy quyền lực lúc còn rất trẻ như bố.
Tôi vẫn còn nhớ cách đây độ vài năm khi vẫn còn là con rể của bố, mỗi khi gặp, ông vẫn nhìn tôi miệng tủm tỉm cười bảo rằng ‘lúc tôi bằng tuổi anh thì tôi đã có đến 6 người con đấy nhé’.
Vậy là sao? Ý bố nói vậy là thế nào? Là tôi coi vậy chứ không…sung bằng ông à?
Thì ra ít ai biết được bố có cái máu tếu 24/7. Hai mươi bốn tiếng mỗi ngày, bảy ngày một tuần, lúc nào ông cũng có thể tếu. Trong tiếng Anh chúng ta thường gọi là ‘having a sense of homour’. Nhưng phải là loại tếu châm biếm chúng ta chỉ thường thấy có ở những người gốc Bắc cơ, những người đã từng lắm trải, lên voi xuống chó, thỉnh thoảng cứ bị đời cho quay vài vòng. Họ thật sự có biệt tài chọc cười thiên hạ. Không phải ngẫu nhiên mà đứa con gái út của bố được thành danh qua nghề MC trong suốt hai thập niên qua.
Bên giới nghệ sĩ nổi tiếng còn có Bằng Kiều và Thu Phương. Chỉ cần ngồi bên cạnh hai anh chị nghe họ kể chuyện trên trời dưới đất thôi nhưng với cái tính tếu cố hữu, cách chọc cười rất châm biếm của họ, bảo đảm bạn sẽ cười lộn ruột. Không hay không ăn tiền.
Đó là lý do tại sao tôi có thể chết mê chết mệt vì họ. Và đó cũng là điều đầu tiên tôi nhớ mỗi khi nghĩ về ông.

Lần đầu tôi gặp bố là ở nhà của ông ở Nam Cali cách đây khoảng 7, 8 năm về trước. Hôm ấy tôi đến để xin ông cho tôi lấy con gái của ông theo đúng như thông lệ bên Tây phương. Đại khái tôi nói thế này:
‘Thưa bác, hôm nay con qua đây để xin bác cho con lấy Duyên làm vợ và cho con gọi bố là bố’. Vừa nói tôi vừa nhìn thẳng vào mắt ông (nhưng tim bên trong lúc ấy nó đang đập lộn xà ngầu).
Ông nhìn lại tôi nhưng chỉ vài giây thôi sau đó chẳng nói chẳng rằng và không thèm đếm xỉa gì đến lời cầu xin rất thành thật (nhưng nghĩ lại thấy có phần nào hơi quá thẳng thắn của một thằng người Nam lớn lên ở Úc như tôi!), ông quay sang mặt rất tỉnh, cười bảo với các bác bên nhóm Không Quân cũng là chiến hữu ngày xưa của bố đang ngồi cùng bàn:
‘Cái thằng này ngày xưa mà nó hỏi tôi như thế này thì tôi cho đem ra bắn ngay lập tức!’.
Vừa nghe xong câu phán này, ý tưởng đầu tiên lóe lên trong đầu của tôi (nhưng chẳng dám nói ra) là:
‘Cũng may bây giờ mình đã ở Mỹ và ông không còn làm tướng!’.
Nhưng mọi người nghe ông nói đến đấy thì bật cười. Riêng tôi thì, vì đấy là lần đầu tiên gặp phải cảnh trái ngang như thế này, chẳng biết phải làm gì cho đúng phép. Thế là tôi chỉ biết ngồi đực mặt ra, cười không nổi, nói cũng không xong.
Có lẽ nhìn thấy cái bộ mặt tiu nghỉu của tôi lúc ấy ông cảm thấy…tội nên ngay sau đó ông từ tốn dịu dàng bảo rằng:
‘Tôi chỉ đùa với anh thế thôi. Chứ các anh chị đã lớn cả rồi, đã quyết định hết rồi, cần gì phải hỏi ý kiến của tôi. Nếu hai đứa cảm thấy thương nhau đủ để làm vợ chồng thì cứ thế mà làm. Ở cái xứ Mỹ này nếu như tôi có phản đối thì anh chị cũng có nghe tôi đâu’.
À. Thì ra là vậy. Dạ con cảm ơn bác. Vừa nói tôi vừa cố tìm đường chuồn đi chổ khác. Kẻo ông thay đổi ý kiến kêu mấy bác đem súng ra bắn thì tôi chỉ có biết có nước phải khóc năn nỉ cho con rút lại lời xin!
Điều thứ hai mà mỗi lần tôi gặp ông cùng với những chiến hữu, bạn bè trong quân đội của ông đều làm cho tôi rất ngạc nhiên đó là sự tôn trọng và thương mến của họ dành cho ông. Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên tôi gặp bố với chú Lý Huỳnh là người cận vệ thân thiết ngày xưa của bố. Đi đâu chú cũng mở cửa cho bố, tuy gặp bố hầu như mỗi ngày lúc bố (và cả tôi) còn ở Việt Nam cách đây 3 năm, nhưng câu nói đầu tiên khi chú gặp bố luôn là:
‘Xin chào Thiếu Tướng’. Vừa nói chú vừa đứng thẳng lưng, mắt nhìn bố, tay đưa lên chào. Cứ y như là trong phim. Thoạt đầu tôi cứ nghĩ ‘có cần phải trang trọng dữ vậy không ta’?
Nhưng về sau này khi tôi có dịp hàn huyên, tâm sự với chú cùng với những anh em chiến hữu của bố trong Không Quân ngày xưa thì tôi mới biết là có những thứ tình cảm quyến luyến sâu đậm đặc biệt, những kỷ niệm vào sinh ra tử, sống chết có nhau mà tôi, lớn lên trong hòa bình, sẽ không thể hiểu và không bao giờ có được.
Họ thật sự là anh em có thể chết vì nhau. Chú Lý Huỳnh bảo chú vẫn còn nhớ có lần bố bị Cộng sản cho người ám sát, bom nổ ngay bên người bố. Đến lúc ấy chú chỉ biết là chú phải đẩy bố nằm xuống đất còn chú thì dùng chính thân của mình nằm sấp lên người bố. Để che chở cho bố. Mặc dù lúc đó chú đã có vợ con.
‘Nhưng mình phải bảo vệ cho ông thôi con ạ. Tại vì ông lúc nào cũng hết tình, hết nghĩa với mấy chú. Ngay cả khi ông lên làm Thủ Tướng’. Chú Lý Huỳnh vẫn thường nói với tôi như vậy. Gặp chú hôm tiễn bố ra nhà hỏa táng ở Kuala Lumpur, Malaysia, tôi thấy chú buồn quá nên cũng không dám nói nhiều.
Nhưng hôm nay tôi muốn nói với chú là cảm ơn chú đã cho con thấy một khía cạnh khác trong cuộc sống, của tình chiến hữu ngày nào giữa chú và bố và thế nào mới là phải sống cho đúng đạo làm người, có tình có nghĩa. Vì về sau này bố không có gì cả và chú mới là người có rất nhiều. Sự nghiệp, tiếng tăm, tiền bạc. Chú không cần gì ở nơi bố.
Thế vậy mà chú vẫn một mực thương kính bố. Điều này có lẽ nói lên một phần nào con người của bố lúc còn sinh thời, lúc trong tay bố nắm toàn quyền sinh sát.
Dĩ nhiên tôi cũng thừa biết là lúc bố còn sống những hành động và lời nói của ông đã làm khá nhiều người phật lòng, đặc biệt là các bác, các chú ở thế hệ của bố hoặc nhỏ hơn bố vài tuổi. Nhất là ở hải ngoại. Thành tâm mà nói chính tôi đây là con rể của bố, thấy và hiểu về bố hơn một số người vậy mà đôi khi tôi vẫn còn hơi bị…dị ứng với những lời phát biểu quá trực tính của bố. Nhiều khi tôi thấy những lời nói của bố cứ y như là của một ông tướng đang ở chiến trường, đang ra lệnh cho toàn quân phải đánh cho thắng. Chứ đó không phải là lời phát biểu có ý tứ, đắn đo của một nhà chính trị gia đầy kinh nghiệm như tổng thống Obama!
Ngược lại tôi thật sự khâm phục cái Dũng ở nơi bố. Đó là ông dám làm, dám nói.
Không bàn về những gì bố đã làm trước khi tôi ra đời. Cũng chưa hẳn tôi đồng ý với tất cả những hành động, lời phát biểu của ông kể từ ngày ông quyết định quay về lại Việt Nam. Nhưng điều mà tôi sẽ luôn nhớ về ông đó là ông rất tin tưởng những gì ông đang làm. Và ông sẽ làm, mặc dù ông có thể mất tất cả.
Nhất là khi nó liên quan đến vận mệnh của đất nước Việt Nam.
Tôi có thể không đồng ý về con đường ông đã chọn. Nhiều người cũng có thể cho rằng con đường ông đã chọn không phải là con đường ngắn nhất và hữu hiệu nhất có thể mang lại tự do và dân chủ cho người dân xứ Việt. Nhưng chắc chắn một điều, đối với bố, Việt Nam là trên hết, tương lai của đất nước là điều tối ưu nhất.
Chứ không phải là tiền bạc mà khi chết bố không có một xu. Không phải quyền uy mà bố đã có đó, rồi mất đó. Cũng không phải là danh vọng mà nếu như bố chịu an phận tiếp tục ở Mỹ để hưởng tuổi già thì có lẽ trong ngày lễ cầu siêu trong đêm hôm nay, gia đình bố đã không gặp phải cảnh cổng chùa Cali đã khép.
Nhưng mà thôi bố ạ. Nghĩa đã tử thật đúng là nghĩa đã tận. Bố đã dám bỏ những dị biệt cá nhân để bắt tay với kẻ thù, những người đã nhiều lần chủ mưu giết bố. Bố cũng đã bỏ bên ngoài tai những lời nói bàn ra tán vào về mục đích và dụng ý của bố trong những năm tháng cuối đời. Để bố có thể nói lên một phần nào về sự lo ngại đặc biệt của bố về tương lai của đất nước trước hiểm họa từ phương Bắc. Với những người đang đứng ở thế của bố gần nữa thế kỷ trước đây.
Vì vậy con biết rằng bố sẽ bỏ qua tất cả, sẽ tha thứ tất cả. Để kể từ hôm nay bố sẽ mãi ra đi trong thanh thản như cách đây đúng 49 ngày lúc bố trút hơi thở cuối cùng trong giấc ngủ, không đau đớn, không bệnh tật.
Con cũng biết là trong một ngày không xa con sẽ gặp lại bố. Để báo cho bố biết là đất nước Việt Nam của mình, nơi mà bố yêu quý nhất, luôn quan tâm về nó nhất, hơn cả gia đình, hơn cả những người con của bố, là cuối cùng nó cũng đã được giải phóng theo đúng nghĩa của nó, người dân thật sự được làm chủ như điều mà bố luôn mơ ước.
Khi ấy con mong là bố vẫn sẽ cho con gọi bố là bố. Vì ‘nhất tự vi sư, bán tự vi sư’. Một ngày là bố, mãi mãi sẽ là bố.
Được không bố?
http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/hoi/bo-ky-09-20-2011-130206768.html

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Rừng cổ bên bờ biển Đông

Người dân Quảng Bình xôn xao với việc tại thôn Thanh Bình, Xuân Kiều xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch sở hữu khu rừng trâm bầu cổ hơn 120ha trên cát. Người làng đã thuỷ chung với khu rừng gần 500 năm trước từ ngày lập làng. Họ giữ rừng trâm bầu qua từng năm tháng rồi xuyên thế kỷ để chắn nạn cát bay, cát nhảy chiếm mất đất làng. Gần năm trăm năm lập làng là gần năm trăm năm người làng góp lúa nuôi đội giữ rừng của làng để bảo vệ toàn dân. Vụ này Cu Làng Cát đã viết phóng sự đăng báo và dân làng được UBND tỉnh tặng bằng khen việc này.
Bát ngát xanh trong một góc rừng trâm bầu cổ bên bờ biển gầm gào sóng lớn.

Không ai biết rừng trâm bầu bao nhiêu tuổi nhưng nó được giữ gìn đến gần 500 năm.
Để tồn tại trên cát trắng, rừng trâm bầu phải thích nghi với cuộc sống khắc nghiệt.
Người làng lấy hạt trâm bầu làm thuốc chữa bệnh giun rất hiệu nghiệm.
Có những gốc trâm bầu đến ba người ôm.
Trong rừng trâm bầu là vương quốc của các loài chim như sáo, chào mào, cu gáy, ưng…và vô số loài bò sát lưỡng cư.
Hình thù đầy rêu phong của gốc trâm bầu. Các nhà khoa học Mỹ nói trâm bầu có chất Combretastatin khi được dùng chung với một số chất kháng ung thư khác như carboplatin, cisplatin, vinblastin, phối hợp xạ trị hoặc hóa trị, thuốc có thể tiêu diệt 95% tế bào ung thư.
Người dân ghi vào hương ước bảo vệ trâm bầu, không chặt phá mà chỉ lấy lá khô về đun nấu.

Gần năm trăm nay người làng góp lúa nuôi 11 thành viên giữ rừng trâm bầu. Hiện tại mỗi năm mỗi khẩu góp 3 kg lúa để giúp đội giữ rừng.
Dưới tán trâm bầu là quần thể sâm Mã Lai mà người làng gọi là cây bách bệnh có tác dụng chữa yếu sinh lý nam rất tốt.
Ngõ làng ra biển ken dày trâm bầu. Năm 2000, nhóm nghiên cứu của Đại học Toyama (Japan) cùng với GS. Trần kim Quy, Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM đã tìm ra 7 chất có cấu trúc saponin triterpene dạng cycloartan từ lá trâm bầu có tác dụng ức chế độc tính chủng tế bào ung thư 26L5.
Bên cạnh kháng ung thư, nhóm nghiên cứu cũng đã thành công trong việc phân lập và xác định được cấu trúc của hơn 30 chất trong dịch chiết Metanol của lá và hạt trâm bầu có tác dụng chống lại các tác nhân gây tổn thương cho các tế bào gan.
Nước từ lá cây trâm bầu uống vào có tác dụng lợi mật, lợi tiểu.
Ông Nguyễn Duy Lương, chuyên gia của tổ chức bảo tồn động vật và thực vật quốc tế FFI nói khu rừng trâm bầu trên là độc nhất vô nhị về tính thuần chủng trên cát ven biển, cần bảo tồn nguyên trạng.
Tại các mùa khô kiệt, nước từ rú cát của rừng trâm bầu vẫn chảy mạnh ra đồng, làng không hề hết nước và dân các làng kế bên đều đến xin nước về dùng mỗi mùa hạn.
Cu Làng Cát

Lũ dập Tân Hoá

Cu vừa ra ở rốn lũ Tân Hoá, Minh Hoá, Quảng Bình. Đây là nơi mà 3000 người dân vào năm 2010 lên núi đá lánh nạn lũ. Năm nay lũ cũng to, 200 khẩu rời bỏ nhà cửa lên các rèm đá chạy lũ. Ruộng vườn, nhà cửa, của cải đều bị nước bạc dập trắng đầu. Tân Hoá đi đâu cũng thấy lũ, ngồi đâu cũng đau vì lũ. Cả 3000 con người gồng sức chông lũ. Chùm ảnh do Cu thực hiện, mời bà con.
Lũ vùi nhà cửa


Nước trắng trời vùng cao

Vựa nước đục ngầu

Bản làng chìm trong lũ

Nhà Pe người Nguồn chìm trong lũ

Người Nguồn lên thuyền chạy lũ

Nhà nhà chìm lũ

Ngôi nhà lũ dập tận nóc

Làng quê yên bình lũ vùi nghiệt ngã

200 khẩu phải lên núi dựng lán chạy lũ

Nơi nào cũng lũ

Ngao ngàn nhìn lũ cướp làng

Dân làng di dời lên núi bằng thuyền

Làng đẹp như tranh vẽ bị lũ vùi là đói ăn

Một bé con ngồi nhìn con nước không biết khi nào được đến trường

Tân Hoá mỗi năm mất một tháng lũ

Dân làm bè cho lợn nổi theo lũ, tài sản rất đáng giá

Bà cũng làm bè để xe máy nổi theo nước

Con trẻ chạy lũ trên thuyền

Miền quê thanh bình bị lũ bủa vây

Nhà bè tự tạo kết từ thùng phi, thùng nhụa, nước nổi nhà nổi của người Nguồn Tân Hoá.

Lũ ngập nhà văn hoá
Lũ vùi công nghệ truyền hình

Làng bản co lạnh trong lũ lớn
Cu Làng Cát