Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

Dân mạng phát cuồng vì cô bé 8 tuổi chơi guitar điện

Từng được nhiều người biết đến từ năm lên 6 nhờ khả năng chơi guitar điện điêu luyện, mới đây cô bé 8 tuổi Zoe Thomson lại khiến cư dân mạng phát cuồng với video clip mới.


Tin liên quan
Sinh ra ở thành phố Thatcham, vùng Berkshire (Anh), Zoe Thomson làm quen với nhạc cụ từ lúc còn nhỏ và từng được gán cho biệt danh thần đồng guitar điện hồi năm mới lên 6.
Cuối năm 2010, video Zoe Thomson dùng guitar điện độc tấu bản nhạc Sweet Child O Mine của Gun' 'N Roses từng gây náo loạn YouTube.

Zoe Thomson solo bản nhạc Stratosphere của Stratovarius bằng guitar điện.
Cách đây gần hai tuần, Zoe Thomson một lần nữa khiến cư dân mạng sôi sục với video độc tấu bản nhạc Stratosphere của Stratovarius cũng bằng guitar điện.

Đến nay, video này có hơn 2 triệu lượt xem, hơn 12.600 lượt bấm thích (Like) và hàng ngàn lời khen tặng từ cộng đồng YouTube.
Phi Tiên

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

HÀNH HƯƠNG VỀ NON THIÊNG YÊN TỬ ĐẦU XUÂN

"Trăm năm tích đức tu hành - Chưa về Yên Tử chưa thành quả tu"
Trước ngày khai hội (mùng 10 tháng Giêng), khách thập phương đang nô nức đổ về Yên Tử, Quảng Ninh

Hình ảnh

Nhà ga cáp treo được xây dựng theo lối cổ.

Hình ảnh

Hát chèo tại sân nhà ga.

Hình ảnh

Cáp treo lượn trên những ngọn cây, trong cảnh núi rừng và sương mờ ảo.

Hình ảnh

Đoạn dốc lên chùa Hoa Yên nườm nượp khách thập phương.

Hình ảnh

Không đi cáp treo, nhiều cụ già chống gậy leo bộ lên tới chùa Đồng.

Hình ảnh

Tuy nhiên, đường xa khiến nhiều thanh niên cũng phải chùn chân, mỏi gối.

Hình ảnh

Càng lên gần đỉnh núi, lượng người ngồi nghỉ lấy sức càng nhiều.

Hình ảnh

Tháp tổ thờ vua Trần Nhân Tông - người tạo dựng nên dòng Thiền Trúc Lâm

Hình ảnh

Tòa tháp cao 7 tầng mới được xây dựng ngay phía trên nhà ga cáp treo gần chùa Đồng.

Hình ảnh

Chùa Đồng trên đỉnh núi thiêng Yên Tử cao hơn 1.000 mét.

Hình ảnh

Du khách chen chân ở chùa Đồng để cầu khấn cho một năm an khang thịnh vượng.

Hình ảnh

Rất nhiều người cầm tiền xoa lên thành chùa với ý nguyện cầu tài lộc.

Hình ảnh

Phút thành tâm...

www.youtube.com Video from : www.youtube.com


www.youtube.com Video from : www.youtube.com


>> Xem chi tiết tại website: Yentupagoda.comBui Chayhttp://www.diendandulich.biz/diadiem/hanh-huong-ve-non-thieng-yen-tu-dau-xuan-t5582.html 

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

TẾT Ở GIA ĐÌNH NHIỀU GIÁO SƯ, TIẾN SĨ NHẤT VIỆT NAM

Một năm bận rộn với vô số công việc, dịp Tết có lẽ là thời điểm gia đình GS Nguyễn Lân Dũng sum họp đầy đủ. Hãy nghe GS Nguyễn Lân Dũng chia sẻ câu chuyện về ngày Tết ở gia đình nhiều giáo sư, tiến sĩ nhất Việt Nam.
 
Nhiều năm gia đình tôi làm xong các nghĩa vụ với hai bên nội ngoại thì sau đó cả nhà xuất ngoại thăm một nước lân cận, vì chỉ vào dịp ấy các cháu mới được nghỉ việc. Năm nay thì chúng tôi chỉ ở nhà.

Trước Tết chúng tôi đi tảo mộ bố mẹ, ông bà hai bên nội ngoại. Tối 30, chúng tôi rủ nhau xuống thắp hương cho ông bà nội các cháu. Thường thì gia đình con trai tôi sau khi đi giao thừa thì về xông nhà cho chúng tôi.
 
GS Nguyễn Lân Dũng 

Sáng mồng 1, chúng tôi vui xuân bên nhà ngoại với nghi thức từng người “báo công” trước bàn thờ bố mẹ, ông bà, sau đó “lì xì” cho nhau và đi thăm họ hàng bên ngoại. Trưa mồng 2 tập trung bên nội (đến gần 50 con cháu, chắt của cụ Lân) và ăn chung với nhau một bữa đầu Xuân rồi kéo nhau sang sân trường học gần đấy để chụp ảnh chung. Năm nào cũng như vậy để tránh đi đến từng nhà nhau mà có khi không gặp được ai cả.

Về việc chuẩn bị, Tết đến, tôi không bao giờ phải mua hoa vì năm nào cũng được bà con ở Nhật Tân mang đến tặng. Tôi chỉ hỗ trợ bà con về kiến thức và bây giờ họ đã ghép được đào, mai lên những cây khác loài (đào rừng, mai rừng) để tạo nên những dáng cây rất đẹp và có giá trị kinh tế cao.
 
Gia đình GS Nguyễn Lân Dũng chụp ảnh kỷ niệm với cố GS Nguyễn Lân

Trong ngày Tết cổ truyền, bên ngoại (gia đình cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên) có truyền thống từng người tự báo cáo trước bàn thờ tự bạch công việc trong năm qua và lì xì cho các thành viên khác dựa trên thành quả thu nhập khác nhau của mỗi người.

Bên nội (gia đình GS Nguyễn Lân) thì vì quá đông con cháu nên chỉ ăn uống vui vẻ và nói toàn chuyện đáng để cười mà thôi. Mấy anh em chúng tôi trong năm vẫn thường có nhiều dịp gặp nhau, có khi chỉ là rủ đến một nơi để cùng ăn sáng với nhau mà thôi.

Tôi cho rằng, Tết Nguyên Đán vẫn thiêng liêng lắm với người dân Việt. Chúng ta cần tôn trọng mọi nghi thức tốt đẹp và chỉ lược bỏ đi các nghi thức tốn kém hoặc có hại cho sức khỏe, cho môi trường mà thôi.

Hiện nay, con người có xu thế sống theo lối thực dụng, chạy theo đồng tiền và cuộc sống vật chất, từ đó dẫn đến nhiều  người xem nhẹ thuần phong mỹ tục của xã hội.

Bố tôi bao giờ vào đầu năm mới cũng kể cho đông đủ con cháu nghe về câu chuyện ông bà, chú bác và về cuộc đời thời thơ ấu gian khổ của cụ. Chúng tôi gần như thuộc lòng các chuyện ấy nhưng năm nào nghe cụ kể cũng thấy rất xúc động. Mẹ tôi thì hiền lành, ít nói, chỉ động viên các con cháu mà thôi.
 
Những người con trai trong gia đình chụp ảnh với cố GS Nguyễn Lân

Tết này gia đình tôi rất vui. Đó là sự trưởng thành của hai đứa con và tôi hoàn toàn yên tâm vì chúng đã thực sự giỏi hơn chúng tôi. Con trai tôi là TS Nguyễn Lân Hiếu hiện là cán bộ giảng dạy trường ĐH Y và là Phó giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội, theo nghiệp mẹ -PGS. TS .TTND. Nguyễn Kim Nữ Hiếu, nguyên Phó giám đốc Viện Quân y 108. Con gái tôi là Nguyễn Kim Nữ Thảo năm nay sẽ tốt nghiệp Tiến sĩ về Công nghệ sinh học tại Đại học Utah (Hoa Kỳ) và cháu sẽ về làm việc tại Viện của chúng tôi. Con rể và con dâu đều thông minh và được cả nhà yêu quý.
 
Đại gia đình GS Nguyễn Lân Dũng

Tôi có hai đứa cháu nội cũng rất đặc biệt. Một cháu trai rất thông minh, mới học lớp 2 mà đã có những năng lực khó lý giải nổi. Cháu học trường Yersin (trường của Pháp mở tại Hà Nội) nhưng rất ham mê đọc sách Lịch sử và nghiên cứu các loại bản đồ. Cháu nội thứ hai thì mới được 3 tuổi. Khác với anh, vì là cháu gái nên lại rất thích hát, múa và thích nghe chuyện cổ tích. Nghe xong là nhớ ngay từng chuyện. Các cháu đều rất ngoan và đã biết giúp đỡ bố mẹ những việc thích hợp.

Tết năm nay, tôi còn có niềm vui thứ hai, đó là trước khi về hưu tôi đã kịp góp phần xây dựng được Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học (một Viện nghiên cứu cấp Nhà nước trực thuộc ĐHQG Hà Nội). Tôi thấy rất vui và tự hào, vì thấy các bạn trẻ thực sự trưởng thành và đúng là đã giỏi giang hơn thế hệ chúng tôi.

Phạm Thịnh lược ghi theo lời kể của GS Nguyễn Lân Dũng
VTC News

MÃN NHÃN “HÀNG ĐỘC” MIỀN TÂY

(Dân trí) - Bưởi hồ lô, dưa hấu thỏi vàng, dưa hấu xe hơi,… Tất cả đã sẵn sàng lên phố phục vụ Tết Nhâm Thìn.
Cả tuần nay, các chủ vườn ở Hậu Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp hối hả thu hoạch “hàng độc” để kịp giao cho các thương lái mang về phố trước Tết. Năm nay, bưởi hồ lô có chữ tài, lộc và dưa hấu thỏi vàng, hình hồ lô, hình vuông được chuyển đi khắp các tỉnh trong nước, nhiều nhất vẫn là thị trường TP Hồ Chí Mình và Hà Nội.
Riêng sản phẩm bưởi hồ lô ở Châu Thành (Hậu Giang) thuộc CLB khuyến nông Phú Trí A lần đầu tiên được xuất sang Trung Quốc. Đây cũng là điều phấn khởi nhất của bà con nông dân sau bao khổ cực để “nặn” ra sản phẩm thuộc hàng hiếm này.
Nhìn chung năm nay do ảnh hưởng của thời tiết, lụt lội nên tỷ lệ thành công trong việc định dạng trái bưởi, quả dưa chỉ đạt khoảng 60%. Do vậy, giá bán các sản phẩm này cũng tăng gần gấp đôi.
Trong đó, bưởi hồ lô nổi chữ tài, lộc, loại đặc biệt có giá 700.000 đồng/cặp, loại 1 có giá 500.000/cặp, loại 2 giá 300.000/cặp. Dưa hấu thỏi vàng, hình xe hơi loại 1 giá đến 10 triệu đồng/cặp. Dưa hấu hồ lô loại 1 năm nay cũng tăng gần gắp đôi, loại từ 2,5 kg trở lên có nổi chữ giá 4.000.000đ/cặp.
Mặc dù quả nào cũng có giá bạc triệu trở lên nhưng các chủ vườn không lo sản phẩm bị ế, vì hiện tại đến giờ này không còn hàng để bán, thậm chí có nhiều thương lái gọi điện đến các chủ vườn hỏi mua thêm hàng nhưng không có.
Cận cảnh các sản phẩm “không đụng hàng” phục vụ Tết ở miền Tây: 

Dưa hấu vuông và dưa hình thỏi vàng.
 
Sản phẩm dưa hấu vuông của anh Đức Trí ở huyện Lai Vung, Đồng Tháp sẵn sàng lên phố
Anh  Trần Thanh Liêm (phường Bình Thủy, quận Bình Thủy- TP Cần Thơ) rất vui khi tạo hình thành công 4 cập dưa hấu hình xe hơi
 Phân loại dưa hồ lô dựa vào trọng lượng và chữ nổi nhiều hay ít
 
Cẩn thận cho dưa hồ lô vào thùng
 
 Chỉ cần một cơn mưa, mỗi công dưa bị hao từ 10 - 20 trái
 
 Bưởi hồ lô
 
 
Ông Võ Trung Thành - Chủ Nhiệm CLB Khuyến nông Phú Trí A rất vui khi lần đầu tiền bưởi hồ lô xuất đi Trung Quốc.
 
Ngô Nguyễn - Huỳnh Hải

“BIỂN NGƯỜI” CHEN CHÚC TRẨY HỘI CHÙA HƯƠNG

(Dân trí) - Sáng nay 28/1, khu di tích danh thắng Hương Sơn đã đón trên 5 vạn du khách về dự thời khắc khai hội. Cùng với hàng vạn người còn lưu lại Hương Sơn từ trước, du khách đã phải nhích từng bước chân trong “biển người” để tiến vào chùa Thiên Trù, động Hương Tích.
 >>  Hơn 4 vạn du khách đến chùa Hương đón thời khắc khai hội
 >>  Nở rộ các dịch vụ “móc túi” du khách tại lễ hội chùa Hương
Mặc dù đúng 9h sáng nay, 28/1, lễ khai hội chùa Hương mới chính thức bắt đầu nhưng ngay từ tờ mờ sáng trong không khí buốt giá cùng với mưa xuân lất phất, hàng vạn quan khách địa phương, đại biểu các ban ngành cùng du khách hành hương đã nườm nượp đổ về khu vực di tích danh thắng Hương Sơn. Đường tới chùa Thiên Trù dù khá rộng rãi nhưng lượng du khách dồn về mỗi lúc một đông khiến tình trạng ùn tắc liên tục xảy ra. Nhiều em nhỏ và cụ già phải khá vất vả với thoát ra được khỏi dòng người kéo dài tưởng như bất tận.
Biển người đổ về dự lễ khai hội chùa Hương.
Ngay trước thời khắc khai hội, du khách thập phương đã bị “hút hồn” bởi các màn múa tứ linh: long, lân, quy, phượng tại cả 3 sân lớn chùa Thiên Trù. Những màn múa linh vật tài hoa với ý nghĩa tâm linh và các giá trị văn hóa truyền thống mang lại cho lễ hội chùa Hương một không gian văn hóa huyền ảo, đặc sắc.
Cụ Lưu Văn Đen, 82 tuổi, người múa gậy lân rồng trong đoàn chia sẻ: “Múa tứ linh là một nghi lễ truyền thống của văn hóa phương đông. Trong những tích múa tứ linh, người xem được thấy sự xuất hiện của cả 4 linh vật: long, lân, quy và phượng. Ý nghĩa bao trùm trước tiên của nghi lễ múa tứ linh là cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu cho Phúc - Lộc - Thọ tới muôn người.
Màn múa tứ linh "hút hồn" du khách.
 
Tuy nhiên, mỗi một điệu múa trong cả màn diễn lại có những ý nghĩa riêng. Đặc biệt, với lễ khai hội chùa Hương, múa tứ linh là đưa bốn linh vật về với chốn cửa thiền để hóa thần. Điều đó toát lên một triết lý sâu xa, chỉ có những ai biết tu tâm hướng thiện mới có thể hóa Thánh mà thôi. Các tích múa trong vở diễn đều hướng người xem đến những triết lý nhân sinh cao cả”.
Lễ khai hội chùa Hương bắt đầu với không khí trang nghiêm trong sương khói bảng lảng bao phủ khắp di tích Hương Sơn. Toàn bộ khu vực chùa Thiên Trù bị kẹt cứng. Du khách hầu như không thể di chuyển. Lễ khai hội chùa Hương ngày mồng 6 tháng Giêng là một nghi lễ truyền thống đánh dấu chính thức mùa lễ hội chùa Hương và kéo dài cho đến cuối tháng 3 âm lịch. Mùa lễ hội chùa Hương năm nay, tiêu chí lễ hội an toàn và văn minh được đặt lên hàng đầu.
Chị Nguyễn Thị Hiền, du khách từ Hà Nội chia sẻ: "Từ sáng sớm, tôi và chồng tôi đã phải lên đường về dự lễ khai hội Chùa Hương. Đây là lần thứ ba liên tiếp hai vợ chồng tôi đi chùa Hương lễ Phật cầu may mong muốn cho một năm mới an lạc, hạnh phúc".
Lễ hội chùa Hương đã chính thức bắt đầu sau nghi lễ niệm hương trì nguyện tại chùa Thiên Trù do Thượng tọa Thích Minh Hiền - Trụ trì chùa Hương, các vị quan khách và chư tôn phật tử thành kính dâng hương cầu Hòa bình thế giới - Quốc Thái dân an. 
Đúng 9h sáng nay 28/1, lễ khai hội chùa Hương đã chính thức diễn ra.
Ngay trong ngày khai hội, Hòa thượng Yoshimizu Daichi - Trụ trì chùa Nisshin kustu - thành phố Tokyo, Nhật Bản đã đích thân tặng 30 cây anh đào Nhật Bản trồng tại vườn chùa để tỏ lòng ngưỡng mộ vẻ đẹp cũng như những nét văn hóa tâm linh vô cùng độc đáo của di tích Hương Sơn và thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa Phật giáo hai nước. 
Ngay sau thời khắc khai hội chùa Hương, cả “biển người” đổ dồn về tuyến đường lên động Hương Tích. Cả tuyến đường bộ và tuyến cáp treo đều trong tình trạng quá tải. Liên tục có cả hàng nghìn người xếp hàng đợi lượt cáp treo. Tuy nhiên, năm nay, tình trạng phe vé cáp treo chùa Hương đã giảm một cách đáng kể. Các phe vé cũng chỉ kiếm chênh lệch phí thu vé từ 2.000đ đến 5.000đ và không còn áp sát, chèo kéo du khách như các năm trước.
Nhà chờ cáp treo luôn trong tình trạng kẹt cứng.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Chí Thanh - Trưởng ban quản lý khu di tích danh thắng Hương Sơn cho biết: “Trong ngày khai hội chùa Hương hôm nay 28/1 (mồng 6 tháng Giêng âm lịch), có thêm trên 5 vạn du khách đổ về trẩy hội. Với lượng du khách tăng nhiều so với các mùa lễ hội trước, chúng tôi ước tính mùa lễ hội chùa Hương năm nay sẽ có trên 1,5 triệu lượt du khách trẩy hội. Công tác tổ chức lễ hội năm nay chúng tôi cố gắng thực hiện chu đáo nhất để đáp ứng kịp thời nhu cầu của bà con về trẩy hội bái Phật du xuân”.
Dưới đây là một số hình ảnh PV Dân trí ghi nhận không khí từng bừng ngày khai hội chùa Hương năm Nhâm Thìn 2012:
Màn múa gậy dụ tứ linh của cụ Lưu Văn Đen (82 tuổi) mang lại không gian văn hóa đặc sắc cho lễ hội chùa Hương.

Năm Nhâm Thìn, rồng là linh vật quan trọng nhất trong tứ linh tại lễ hội chùa Hương.

Niềm vui của một nghệ nhân trong ngày hội.

Hàng vạn du khách ngóng chờ thời khắc khai hội.

Thượng tọa Thích Minh Hiền - Trụ trì chùa Hương thành kính dâng hương cầu Hòa bình thế giới - Quốc Thái dân an. 

Lễ trồng hoa anh đào do Hòa thượng Yoshimizu Daichi tặng.

Đường lên động Hương Tích không còn một chỗ trống.

Vất vả như cảnh đội lễ lên chùa Hương.

Hệ thống cáp treo hoạt động hết công suất vẫn không đủ phục vụ du khách.

Lễ hội chùa Hương sẽ còn kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.

Anh Thế - Quốc Đô