Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

ĐẾ CHẾ ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI ĐÃ SỤP ĐỔ VÌ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NHƯ THẾ NÀO?

Giờ nếu anh em gõ cụm từ “first empire in history” vào Google, nó sẽ hiện câu trả lời là Akkadian Empire. Đế chế Akkad nằm ở khu vực Mesopotamia cổ đại, giờ là vùng Cận Đông. Nó tồn tại hơn 4.000 năm về trước, thống nhất những thành phố độc lập, thống nhất cả những tộc người nói tiếng Akkad và tiếng Sumer lại dưới sự trị vì của vua Sargon sau khi chiến thắng trận đánh Uruk.

Đang tải Tinhte_Akkad3.jpg…
Sargon, vị vua đầu tiên trị vì đế chế Akkad.

Theo sách sử, vào thế kỷ 22 trước Công Nguyên, sau khoảng 180 năm tồn tại, đế chế Akkad sụp đổ. Con người ở đây bắt đầu sống trong thời kỳ tăm tối không có ai cai trị sau khi tộc người man di Gut, gốc Sumer đến từ dãy núi Zagros tấn công xuống vùng đồng bằng.

Cũng có một luồng tư duy cho rằng, không chỉ riêng sự tấn công của người Gut, mà một thảm họa tự nhiên được đặt tên là “Hạn hán 4.200 năm trước” đã khiến người dân Akkad không thể trồng trọt. Thiếu lương thực và nước uống, đế chế đầu tiên của lịch sử nhân loại sụp đổ. Mới đây, những nhà khoa họcnghiên cứu sự thay đổi của hóa chất tạo nên những mảng măng đá bên trong hang động Gol-e-Zard, phía sau ngọn núi Damavand đã xác nhận rằng, đế chế Akkad sụp đổ một phần lớn nguyên nhân vì biến đổi khí hậu.

Đang tải Tinhte_Akkad6.jpg…

Thời kỳ hoàng kim, đế chế Akkad trải dài theo hai con sông Tigris và Euphrates. Nó là một vùng đất rộng lớn. Giờ đây lãnh thổ đế chế Akkad bao trùm từ miền nam Iraq, xuyên qua cả Syria sang đến Thổ Nhĩ Kỳ. Vùng đất này có sự đa dạng khí hậu rất cao, từ vùng đất phụ thuộc vào mưa ở phía bắc (được mệnh danh là vựa bánh mỳ của châu Á), cho đến vùng đất trù phú nhờ phù sa bồi đắp ở phía nam. Lúc này, Babylon cũng mới chỉ là một thành phố nhỏ thuộc sự cai quản của đế chế Akkad.

Nhờ vào sự trù phú của nó, vùng đất phía nam được chính quyền Akkad sử dụng để trồng ngũ cốc nuôi sống quân đội và phân phối đến những thành phố khác. Thế rồi hơn 1 thế kỷ sau khi được hình thành, đế chế Akkad bất ngờ sụp đổ, kéo theo đó là chiến tranh liên miên. Thời kỳ này được ghi lại trong văn bản cổ đại có tên “Lời nguyền Akkad”: “…đất trồng trọt không trồng ra hạt, cánh đồng ngập nước không có cá, vườn cây không tạo ra rượu vang, và những đám mây thì không có mưa.”

Đang tải Tinhte_Akkad1.jpg…

Lãnh thổ đế chế Akkad hơn 4.000 năm về trước.

Lý do cho sự sụp đổ của đế chế này giờ vẫn đang là chủ đề tranh cãi của các nhà sử học, khảo cổ và các nhà khoa học. Một trong những cách nhìn nhận vấn đề được đông đảo khoa học gia đồng thuận là của nhà khảo cổ học Harvey Weiss của trường đại học Yale, dựa trên ý kiến của Ellsworth Huntington: Người dân Akkad bị ảnh hưởng bởi một đợt hạn hán nghiêm trọng, khiến toàn bộ miền bắc lãnh thổ đế chế này không có mưa, không thể trồng trọt được.

Weiss biện luận cho ý kiến của mình bằng những chứng cứ, rằng ở khu vực phía bắc Syria, dân Akkad bỏ nhà ra đi khoảng 4.200 năm về trước, dựa vào việc không tìm thấy dấu tích đồ gốm cùng những chứng tích khảo cổ khác ở khu vực này sau khi cơn hạn hán tấn công. Lớp đất màu mỡ bị thay thế bởi cát bụi mà gió thổi tới, một hiện tượng điển hình của hạn hán. Kiểm tra lớp trầm tích dưới đáy biển ở vịnh Oman và biển Đỏ cũng cho thấy lớp cát bụi tương tự đã bị thổi ra biển, hoàn thiện luận cứ của nhà khảo cổ này.

Đang tải Tinhte_Akkad7.JPG…
Tượng nữ giới Akkadian, đặt tại viện bảo tàng của Viện nghiên cứu phương Đông, đại học Chicago

Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu khác tiếp cận cách nhìn của Harvey Weiss cẩn trọng hơn vì coi bằng chứng này là chưa thực sự đầy đủ để biến hạn hán trở thành nguyên do trực tiếp dẫn tới sự sụp đổ của Mesopotamia.

May mắn thay mới đây, dữ liệu lấy từ măng đá bên trong hang động Gol-e-Zard ở Iran đã củng cố thêm cơ sở cho nhận định nói trên. Dù nằm cách lãnh thổ vốn có của đế chế Akkad cỡ vài trăm dặm, nhưng hang động này nằm đúng hướng gió thổi xuống. Kết quả cho thấy, 90% lượng cát bụi thổi vào bên trong hang động này đều đến từ những sa mạc ở Syria và Iraq.

Đang tải Tinhte_Akkad4.jpg…
Lối vào hang đá Gol-e-Zard, Iran.

Bụi sa mạc thu thập được có lượng magnesium cao hơn hẳn so với loại đá vôi vốn hình thành nên những trầm tích bên trong hang động Gol-e-Zard. Các nhà khoa học đánh giá lượng bụi theo từng thời kỳ một cách chính xác dựa vào lượng magnesium có ở từng lớp măng đá mà họ nghiên cứu, sử dụng kỹ thuật tính niên đại bằng uranium-thorium. Nhờ đó, họ đã nhận ra hai giai đoạn khô hạn nghiêm trọng ở khu vực Cận Đông, diễn ra cách đây lần lượt 4.510 và 4.260 năm. Giai đoạn đầu, khô hạn diễn ra trong 110 năm, nhưng đến giai đoạn thứ hai, toàn bộ vùng đất phải trải qua 290 năm không có một giọt mưa nào.

Quay trở lại với lịch sử. Những người dân phía bắc lãnh thổ đế chế Akkad di cư hàng loạt xuống phía nam để sinh sống, và gặp phải sự kháng cự của người dân ở đây. Một bức tường dài 180km có tên “Repeller of the Amorites” được dựng lên giữa hai con sông Tigris và Euphrates để kiểm soát người dân di cư, chẳng khác gì những chiến lược của thế kỷ XX cả. Vài trăm năm sau, cũng tại đây, một đế chế mới trỗi dậy và tồn tại vài trăm năm, mang tên Babylon.

Đang tải Tinhte_Akkad5.jpg…
Tường thành Babylon và đền thờ thần Bel, một vị thần cổ đại xứ Mesopotamia.

Và như vậy chúng ta có thể đi đến kết luận rằng, không như nhiều đế chế sụp đổ vì chiến tranh, bệnh dịch, Akkad, đế chế đầu tiên của nhân loại sụp đổ vì chính hiểm họa mà con người hơn 4.000 năm sau vẫn phải đối mặt: Biến đổi khí hậu.

Tham khảo Inverse

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2019

LÀNG BÍCH HỌA TAM THANH: TRANH TƯỜNG ĐẸP MỘT CÁCH BÌNH DỊ VÀ GẦN GŨI, THẬT SỰ KHÔNG NÊN BỎ QUA

Chạy xe máy gần 50km từ Hội An đến Làng Bích Họa Tam Thanh(Tam Kỳ -Quảng Nam) nhưng mình vẫn không thấy mệt khi mọi thứ hiện diện trước mắt. Dù đã có cơ hội trải nghiệm những bức tường độc đáo ở Penang, những ngôi làng tranh tường ở Hàn Quốc như Gamcheon/ Ihwa thì Làng Bích Họa Tam Thanh với mình vẫn thật sự thu hút. Vậy nên, nếu bạn muốn trải nghiệm nghệ thuật tranh tường mà chưa có cơ hội để đi sang Hàn hay Malaysia thì làng Bích Họa Tam Thanh là 1 lựa chọn rất hợp lý. Thậm chí, nó còn có những bức tranh đẹp hơn hẳn vì đậm màu sắc làng chài VN và vẽ lại chính thành viên trong ngôi nhà.

Một trải nghiệm thú vị khác khi đến đây là ngồi lại quán nước ven đường mà ngồi nghe cô bán nước kể chuyện về nguồn gốc của ngôi làng tranh tường đầu tiên ở Việt Nam bằng chất giọng Quảng Nam dễ thương. Mình đã chụp hầu như tất cả những ngóc ngách của ngôi làng để lưu giữ. Ngoài tranh vẽ người, còn có tranh vẽ động vật, vẽ hoa, vẽ nhân vật hoạt hình, cảnh sinh hoạt làng chài, cảnh các em bé làng chài nô đùa hay đi học,.. rất đa dạng. Thậm chí, những cây cột nhỏ, góc tường nhỏ cũng được tô màu sắc rực rỡ hay thêm vào 1 chú chim be bé, 1 chú gà con đáng yêu.

Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -39.jpg…

Việc vẽ tranh tường được bắt đầu từ khoảng tháng 6/2016. Đây là dự án do Hàn Quốc kết hợp với Việt Nam cùng thực hiện, hay nói cho chính xác là của các Họa sĩ/ sinh viên tự nguyện Hàn Quốc và Việt Nam. Dự án làng Bích Họa Tam Thanh nằm trong dự án Mỹ Thuật cộng đồng của Hàn Quốc. Để chính thức đặt những nét vẽ đầu tiên, đoàn Hàn Quốc đã sang Việt Nam khảo sát trước và đồng thời liên hệ với Uỷ Ban thành phố Tam Kỳ để chọn ngôi làng phù hợp. Sau đó, tất nhiên, họ cũng họp dân và xin phép 1 cách đàng hoàng. Có 2 điểm cực kỳ đặc biệt là những bức tranh vẽ lại chính những thành viên trong ngôi nhà được vẽ và cam kết của nhóm tình nguyện Hàn Quốc. Theo đó, nếu ngôi nhà xuống cấp và phải đập đi xây lại thì họ sẽ sẵn sàng vẽ lại cái mới. Cách đây nửa năm, đoàn có quay lại và vẽ thêm tranh. Tương lại, họ cũng sẽ tiếp tục làm điều đó. Nói chung là không phải "ôm con bỏ chợ", vẽ 1 lần rồi chạy mất, kệ.

Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -2.jpg…

Cũng theo lời cô kể, bức tranh bé gái như thể vừa tắm biển vào (cũng vẽ lại 1 cô bé trong lành) là bức tranh đẹp nhất ngôi làng. Tuy nhiên, sau đó, có 1 người từ Hội An vào và mua lại ngôi nhà này. Vì ngôi nhà bị xuống cấp nên ông này đã buộc phải đập đi và xây mới hoàn toàn (nhìn nhà mới có nét hiện đại, đẹp khác biệt). Ông cũng thuê họa sĩ Việt Nam vẽ lại bức tranh, tuy nhiên chất liệu này lại không bền. Sau đó, chính những họa sĩ Hàn Quốc đã quay lại trong 1 dịp và vẽ lại bức tranh này. 1 bức tranh rất đặc biệt.

Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -1.jpg…
Bức tranh mà người dân cho rằng đẹp nhất làng <3 - tranh cũng vẽ từ hình mẫu của 1 cô bé trong làng. (đẹp, có hồn, chỉ có điều cá nhân mình thấy nhìn hơi "tây" :3)

Dự án này không đơn thuần khiến ngôi làng chài nhỏ trở nên sinh động hơn, màu sắc hơn mà nó thực sự mang ý nghĩa tốt đẹp. Nó đã giúp đẩy mạnh du lịch của ngôi làng này, giúp đỡ những người dân nghèo nơi đây. Theo cô chia sẻ, vì biển ở đó là bãi ngang, không có cảng ra vào nên gây khó khăn (Thuyền ra khơi thì sóng êm nhưng lúc quay về thì gặp sóng lớn), thu nhập của người dân thấp. Với góc độ cá nhân, mình thấy nơi này vẫn chưa thật sự thu hút khách đông (hơi tiếc). Nhưng với kinh nghiệm được trải nghiệm tranh tường ở 1 số nơi nổi tiếng thì mình thật sự khuyên mọi người nên trải nghiệm thử. Những bức tranh ở đây mang đậm màu sắc Việt Nam. Đặc biệt, những bức tranh vẽ người được thực hiện bởi họa sĩ Hàn Quốc chăm chút rất kỹ lưỡng từng chi tiết, rất có hồn (chỉ có điều đôi khi tranh đẹp hơn người thật chút, điển hình là bức vẽ bác Park hang Seo nhìn trẻ và ốm hơn:D).

Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -29.jpg…
Tranh gia đình 4 người. Người mẹ trong hình bị khiếm khuyết về cơ thể mà khi chị đứng lên trò chuyện thì mình mới nhận ra. Chị hiền, dễ thương như đa phần người dân ở đây. Đi ngang ngấp nghé muốn chụp mà ngại thì họ đều bảo "vào đi em, vào chụp đi". Yêu <3

Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -24.jpg…
Chị nè ^^

Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -27.jpg…
Tranh này thì vẽ 1 ông chú trong nhà luôn ^^. Nhìn những nếp nhăn khóe mắt kìa, thật sự rất ấn tượng <3.

Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -38.jpg…
Đây nữa. Thề là nhìn mấy bức vẽ người dân này - nó mang đến 1 cảm giác rất mới mẻ và thu hút, khác biệt so với những ngôi làng tranh tường khác trên Thế Giới.

Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -22.jpg…
Đây là 1 trong những bức tranh được vẽ lên sau và nằm ngay đường vào làng. Mình thât sự bị sóc nhẹ trước quy mô của 1 bức tranh tường như vậy, độ chi tiết sinh động của bức tranh khi nó ngay tại Việt Nam chứ không phải ở đâu xa xôi.

Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -6.jpg…
Tranh mới nữa này, quen không anh em?

Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -21.jpg…
Tranh này thì cá nhân mình thấy không giống lắm. Nhưng mình nghĩ họ vẽ bằng cái tâm, tình yêu nên đẹp hơn tẹo so với người thật. Về tổng thể thì bức tranh vẫn rất thu hút.

Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -14.jpg…
Không biết ai ghi tên ở dưới T_T. mình nghĩ không phải tác giả tranh rồi.

Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -17.jpg…
Ngó lên góc cột cũng có cả mấy chú gà, chim như này.

Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -9.jpg…
Nhà xuống cấp tu sửa. chủ nhà đập hết nhưng chừa lại mảng tường có tranh vẽ. hehe.

Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -7.jpg…
Hãy ước bạn không bỏ lỡ ngôi làng này khi đến Quảng Nam.:)

Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -12.jpg…
Thuyền thúng cũng được vẽ.

Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -5.jpg…
Khung cảnh các em học sinh đi học. Mình không rõ học sinh cấp mấy ở huyện, nhưng có 1 nhóm học sinh đồng phục quần màu xanh lá :3. cute và lạ ghê.

Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -23.jpg…
Olaf nữa kìa <3

Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -52.jpg…
Mía đâyyyyy!!!

Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -40.jpg…
Zoom vô cho anh em sự chăm chút. Trời ơi, cái đôi mắt T_T. vẽ tranh tường mà sao sống động quá.

Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -3.jpg…
Tất nhiên không thể thiếu cảnh sinh hoạt, làm việc của ngư dân.

Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -20.jpg…
À, còn có cả những bức tranh độc đáo như này nữa..

Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -33.jpg…
Hù!! :))

Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -53.jpg…
Đâu đó có thêm cả những bức tranh kiểu "hoạt hình" như này. Cho màu sắc hơn, đa dạng hơn thôi ^^

Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -46.jpg…
Mấy chú cá gỗ màu sắc - y chang 1 bức tường mình thấy ở Hàn.

Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -4.jpg…Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -10.jpg…Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -15.jpg…Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -16.jpg…Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -18.jpg…Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -19.jpg…Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -25.jpg…Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -26.jpg…Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -28.jpg…Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -30.jpg…Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -31.jpg…Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -32.jpg…Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -34.jpg…Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -35.jpg…Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -36.jpg…Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -37.jpg…Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -41.jpg…Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -44.jpg…Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -45.jpg…
Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -47.jpg…Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -50.jpg…Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -49.jpg…Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -48.jpg…Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -13.jpg…Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -11.jpg…Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -42.jpg…Đang tải làng bích họa Tam Thanh 2019 -43.jpg…