Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

BÉ 4 TUỔI CỨU MẸ THOÁT CHẾT NHỜ TÍNH NĂNG SIRI TRÊN IPHONE

Một em bé 4 tuổi ở Anh đã tự dùng ngón tay cái của mẹ để mở khoá iPhone. Điều đáng nói em bé không mở khoá để chơi điện thoại mà đã sử dụng tính năng “trợ lý ảo” Siri để tìm cách cứu người mẹ đang bất tỉnh.



Tính năng Siri đã giúp cậu bé 4 tuổi cứu mẹ mình.
Tính năng Siri đã giúp cậu bé 4 tuổi cứu mẹ mình.

Theo thông tin từ sở cảnh sát London, bé Roman, 4 tuổi, đang ở nhà cùng với em trai sinh đôi và một bé trai khác cùng với người mẹ trẻ của mình. Tuy nhiên, người mẹ bỗng nhiên nằm bất tỉnh trên sàn nhà. Roman nhận thấy cậu cần có sự giúp đỡ.
“Ngay sau đó cậu bé sử dụng smartphone của mẹ để liên lạc với cảnh sát. Tuy nhiên, trước đó cậu đã tìm cách mở khoá điện thoại bằng cách dùng ngón tay của mẹ và bấm trên nút home để mở khoá bằng vân tay. Sau đó cậu bé dùng tính năng trợ lý “Siri” để tìm sự giúp đỡ, và ngay lập tức Siri đã gọi số khẩn cấp 999 để cậu bé liên lạc”, cảnh sát cho biết.
Cảnh sát đã công bố bản ghi âm cuộc điện thoại của Roman với trung tâm khẩn cấp. Cậu bé giải thích mẹ cậu đã “bị chết”. Khi nhân viên nhận cuộc gọi hỏi ý cậu bé là gì, cậu trả lời: “Có nghĩa là mẹ cháu đang nhắm mắt và không thở”.
Nhân viên 999 đã giúp cậu bé dọc địa chỉ nhà mình. 13 phút sau đó cảnh sát và nhân viên cấp cứu đã tìm đến và tiến hành các bước chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Mẹ cậu bé dần tỉnh lại cà sau đó cảnh sát đưa cô tới bệnh viện.
Câu chuyện của cậu bé 4 tuổi nhắc nhở tất cả các bậc phụ huynh tầm quan trọng của việc dạy con mình về địa chỉ nhà mình và cách gọi điện cho cảnh sát cũng như các dịch khẩn cấp trong tình huống nguy cấp.

5 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HO KHAN TỰ NHIÊN HIỆU QUẢ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Ho là phản ứng thông thường của bộ máy hô hấp để tống dị vật ra ngoài cơ thể. Những cơn ho khan dai dẳng gây cảm giác ngứa cổ, ho quặn cả người mà vẫn không dễ chịu hơn. Ho khan không chỉ gây phiền toái cho cuộc sống của bạn, mà cho cả những người trong cùng một nhóm và trong giao tiếp xã hội nữa. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mọi người 5 phương pháp điều trị ho khan tự nhiên hiệu quả. Cơn ho có thể điều trị triệt để tại nhà, nhưng cần lưu ý, khi cơn ho kéo dài trong vòng 3 hoặc nhiều tuần liên tục, hãy gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Mời các bạn tham khảo!

Phương pháp 1: Uống nhiều nước

1. Giữ cổ họng ẩm

Giữ cổ họng ẩm
Nguyên nhân gây ra các cơn ho thường do dịch chảy từ mũi xuống khoang sau họng, hiện tượng chảy dịch này thường xuất hiện khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng lượng dịch nhầy do bệnh cảm gây ra.

2. Súc họng bằng nước muối ấm

Súc họng bằng nước muối ấm
Nước muối có công dụng làm giảm đau và chống viêm nhiễm. Súc họng bằng nước muối ấm trước khi đi ngủ hoặc bất cứ khi nào bạn cảm thấy khó chịu ở cổ họng.
3. Uống nhiều nước ấm
Uống nhiều nước ấm
Mặc dù nước nóng là giải pháp tốt nhất dành cho họng nhưng nước ấm lại có khả năng bù nước cho các mô tốt hơn. Nước nóng có thể gây kích ứng các vùng đã sưng viêm, trong khi trà ấm là cách tuyệt vời nhất vừa làm ấm, vừa làm dịu cổ họng.
  • Trà hạt hồi được biết đến với công dụng làm dịu cổ họng và cắt giảm các cơn ho. Bạn có thể pha thêm quế vào để tăng gấp đôi tác dụng làm dịu của tách trà.
  • Pha trà gừng. Cho thêm một ít hạt tiêu và vài lá húng quế để giảm xung huyết. Sự phối hợp của hai loại thảo dược này tạo ra công dụng gây tê và xoa dịu cổ họng, giúp các mô ở họng được "nghỉ ngơi" sau những cơn ho dữ dội.

4. Uống sữa mật ong và quế nóng trước khi đi ngủ

Uống sữa mật ong và quế nóng trước khi đi ngủ
Mật ong và quế khi kết hợp lại với nhau sẽ tạo thành chất kháng khuẩn gây nhiễm trùng, giảm sưng viêm và cung cấp chất chống oxy hóa chữa lành chứng đau họng.
  • Để pha chế sữa quế, cho ½ muỗng canh quế và 1 muỗng canh đường vào một chiếc xoong nhỏ. Sau đó, thêm 1/8 muỗng canh muối cùng 240ml sữa rồi trộn đều hỗn hợp. Chỉ đun nóng hỗn hợp đến khi sắp sôi. Để nguội, cho thêm vào 1 muỗng canh mật ong, khuấy đều đến khi mật ong hòa tan hết và dùng khi hỗn hợp còn ấm.
5. Uống nước ép dứa
Uống nước ép dứa
Theo một nghiên cứu vào năm 2010, nước ép dứa có hiệu quả gấp 5 lần si-rô ho. Nước ép dứa giúp làm dịu thanh quản nhưng không để lại cặn gây kích thích cơn ho. Do vậy, hãy chọn nước dứa thay vì nước ép cam và chanh.
  • Nước ép nho cũng là liều thuốc trị ho. Hãy thêm 1 thìa cà phê mật ong vào cốc nước ép nho. Nho có công dụng như thuốc long đờm, đẩy mạnh quá trình bài tiết đờm ở đường hô hấp, nhờ vậy cơn ho của bạn sẽ dịu lại.

6. Dùng rau kinh giới làm dịu cơn ho

Dùng rau kinh giới làm dịu cơn ho
Đun một muỗng canh bột rau kinh giới với một cốc nước sôi. Sau khi nước sôi, hãy lọc bỏ cặn rau và thưởng thức món trà kinh giới. Việc loại bỏ cặn kinh giới sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có sẵn bộ lọc trà.

Phương pháp 2: Dùng thực phẩm dạng chất lỏng

1. Làm dịu cổ họng bằng mật ong

Làm dịu cổ họng bằng mật ong
Mật ong có khả năng làm dịu ami-đan, từ đó giảm kích ứng ở họng (và cơn ho). Mật ong tốt có hiệu quả không thua kém thuốc chữa ho. Nếu không có mật ong, dung dịch chiết xuất từ cánh hoa hồng cũng là một lựa chọn tuyệt vời thay thế. Nước hoa hồng có công dụng long đờm rất tốt.

2. Dùng tinh dầu thiên nhiên làm dịu cơn ho

Dùng tinh dầu thiên nhiên làm dịu cơn ho
Các loại tinh dầu thiên nhiên thường rất mạnh, là liệu pháp điều trị tại nhà của nhiều chứng bệnh. Trong đó có nhiều loại tinh dầu có khả năng cắt giảm cơn ho kéo dài.
  • Những loại tinh dầu trị nghẹt mũi hiệu quả nhất gồm: tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu bạc hà, tinh dầu hương thảo, ngải cứu, trà xanh, đàn hương, tuyết tùng, nhũ hương và hương bài. Để trị nghẹt mũi, cho 1-2 giọt tinh dầu lên tay, xoa hai tay vào nhau, úp hai bàn tay lên mũi và hít 4-6 hơi thật sâu. Hoặc tẩm 2-4 giọt tinh dầu vào bông gòn, cho bông vào một chiếc túi có khóa kéo để mang theo khi di chuyển.
  • Những loại tinh dầu trị rát họng: tinh dầu tràm, tinh dầu ngải cứu, tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu bạc hà, tinh dầu hương thảo, tinh dầu chanh, tỏi và gừng. Ngoài ra, bạn có thể trị đau họng bằng cách hòa tan 1-2 giọt dầu vào nước ấm để súc họng trong vài phút rồi sau đó nhổ ra. Lưu ý không được nuốt.

3. Tự làm si-rô ho tại nhà

Tự làm si-rô ho tại nhà
Hiện nay, có nhiều loại si-rô ho tự làm tại nhà thậm chí còn trị ho hiệu quả hơn các loại mua ở ngoài.
  • Pha chế si-rô từ thảo mộc. Hòa tan 480ml hỗn hợp thảo dược vào 1 lít nước. Các loại thảo mộc có công dụng đặc biệt hiệu quả gồm thì là, cam thảo, du trơn, quế, rễ gừng và vỏ cam. Đun nhỏ lửa các loại thảo mộc cho đến khi hỗn hợp giảm đi một nửa (khoảng nửa lít). Lọc bã và cho thêm một cốc mật ong vào dung dịch sau khi đun, khuấy đều cho đến khi mật ong hòa tan hết.
  • Tự làm si-rô từ củ hành tím. Hành tím có khả năng loại bỏ đờm - nguyên nhân của các cơn ho. Hành tím thái lát mỏng, ép lấy nước, trộn thêm mật ong với tỉ lệ 1:1 rồi để hỗn hợp lắng xuống trong khoảng 4 đến 5 giờ. Khi hỗn hợp đã đặc lại sẽ cho ra si-rô ho và bạn có thể dùng 2 lần/ngày.
  • Pha chế si-rô từ quả cơm cháy. Si-rô từ quả cơm cháy là một liều thuốc tuyệt vời vì không những giảm ho mà còn xoa dịu dạ dày. Nếu dạ dày của bạn nhạy cảm, hãy dùng loại si-rô này sẽ có tác dụng ngay lập tức. Cho 1 lít nước ép từ quả cơm cháy với 2 cốc mật ong, 2 thanh quế vào một cái ấm. Đun sôi hỗn hợp trong 10 phút để ba thành phần trên hòa lẫn với nhau tạo thành si-rô.
  • Hướng dẫn làm nước ép quả cơm cháy dành cho những ai muốn làm: đun quả cơm cháy tươi hoặc sấy khô với 1 lít nước khoảng 45 phút, sau đó lọc cặn cơm cháy đi và tiếp tục làm theo các hướng dẫn ở mục trên.

4. Ăn súp gà ấm

Ăn súp gà ấm
Hơi nóng của súp gà khiến các màng hô hấp nở ra và làm dịu cơn đau rát ở cổ họng, cung cấp năng lượng để không bị lả đi vì trong súp gà có chứa nhiều protein. Thêm vào đó, còn gì tuyệt vời hơn việc được húp một tô súp ấm chứ?

5. Ngậm thuốc Lozenge

Ngậm thuốc Lozenge
Tìm loại thuốc Lozenge có chứa menthol bởi menthol vừa gây tê khoang sau họng, vừa làm dịu cơn ho. Menthol được chiết xuất trong lá bạc hà, có khả năng gây tê và làm dịu cơn rát họng. Thuốc Lozenge là giải pháp tuyệt vời khi không muốn cơn ho của mình làm phiền mọi người xung quanh ở những nơi công cộng như rạp chiếu phim hoặc lớp học chẳng hạn.
  • Nếu không tìm được thuốc lozenge, hãy ngậm một viên kẹo cứng. Giải pháp đơn giản này giúp kích thích bài tiết nước bọt và làm dịu cơn ho khan. Hoặc nhai kẹo cao su cũng mang lại hiệu quả tạm thời. Tốt nhất nên dùng kẹo ngậm bạc hà vì chúng có thể gây tê hệt như menthol.

Phương pháp 3: Hơi ẩm

1. Dùng máy tạo hơi ẩm

Dùng máy tạo hơi ẩm
Không khí khô có thể làm gián đoạn sự bài tiết chất nhầy trong mũi, khiến mũi bị khô đi, làm cổ họng khó chịu và gây ra các cơn ho, máy tạo hơi ẩm có thể giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng máy tạo hơi ẩm, nếu máy không sạch sẽ phun nấm và các mảng mốc ra ngoài không khí, khiến cơn ho của bạn không những không giảm đi mà còn tồi tệ hơn đó.

2. Tắm nước nóng

Tắm nước nóng
Đóng tất cả cửa sổ phòng tắm và tắt quạt điện để tạo phòng tắm hơi riêng cho bạn. Hơi nóng sẽ làm loãng dịch nhầy kẹt trong mũi, trị được các cơn ho do cảm lạnh, dị ứng và hen suyễn gây ra.

3. Xông hơi

Xông hơi
Đun sôi một ấm nước, nhấc ấm ra khỏi bếp và đặt lên một mặt phẳng an toàn. Sau đó, cúi đầu trên ấm và hít thở hơi nước nóng từ ấm bốc lên (đặc biệt cẩn thận để không bị bỏng).

Phương pháp 4: Dùng thuốc

1. Dùng thuốc thông mũi

Dùng thuốc thông mũi
Nếu bệnh chảy nước mũi là nguyên nhân gây ra cơn ho, hãy cân nhắc việc sử dụng thuốc thông mũi. Thuốc thông mũi khiến các mô mũi đang sưng phù co lại, giảm tiết dịch nhầy. Thuốc thông mũi được đưa vào mũi dưới dạng xịt, thuốc nhỏ và dạng viên uống. Tốt nhất không nên dùng thuốc xịt mũi quá ba ngày vì chúng có thể phản tác dụng. Thuốc xịt thông mũi có thể chứa Oxymetazoline, một hóa chất thông mũi nhưng sẽ gây tổn thương đường hô hấp nếu tương tác với mũi quá ba ngày.

2. Thử dùng các thuốc trị dị ứng

Thử dùng các thuốc trị dị ứng
Thuốc trị dị ứng giới hạn cơ thể giải phóng histamine tạo ra dịch nhầy trong mũi và họng - nguyên nhân gây ra các cơn ho. Thuốc chống dị ứng còn đặc biệt hiệu quả khi mùa dễ bị dị ứng đến và trong trường hợp những phản ứng do cơ thể dị ứng với môi trường, như gàu và nấm trong lông thú nuôi, sẽ gây ra cơn ho của bạn.

3. Tìm hiểu về thuốc ức chế cơn ho

Tìm hiểu về thuốc ức chế cơn ho
Thuốc ức chế cơn ho có chứa các thành phần tích cực như long não, dextromethorphan, dầu khuynh diệp và menthol, tuy sẽ cắt cơn ho của bạn trong một thời gian ngắn nhưng không thể trị dứt điểm cơn ho được. Nếu trằn trọc khó ngủ vì các cơn ho hay ho nhiều đến mức thấy đau ở ngực và cơ bắp, bạn sẽ cần sử dụng thuốc ức chế cơn ho vào ban đêm. Lưu ý, thuốc ức chế không có tác dụng điều trị triệt để.

Phương pháp 5: Xử lý các triệu chứng tiềm ẩn

1. Đến bác sĩ để được chẩn đoán nếu nhiễm khuẩn

Đến bác sĩ để được chẩn đoán nếu nhiễm khuẩn
Nếu bị vi khuẩn tấn công, bác sĩ có thể sẽ kê thuốc kháng sinh cho bạn. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không có tác dụng với các siêu vi do không phản ứng với loại thuốc này.

2. Tìm ra nguyên nhân gây kích ứng

Tìm ra nguyên nhân gây kích ứng
Nếu gần đây bạn có thay đổi loại nước hoa hay xịt phòng tắm, có thể chính chúng đã kích thích xoang mũi của bạn dẫn đến các cơn ho. Khói thuốc lá cũng là nguyên nhân nghiêm trọng gây ra cơn ho. Nếu hút thuốc là nguyên nhân gây ra cơn ho, hãy tham khảo cách chữa ho dành cho những người hút thuốc lá và ngưng hút thuốc.

3. Tránh kích thích dạ dày

Tránh kích thích dạ dày
Nếu mắc chứng trào ngược thực quản hay thường xuyên ợ hơi, bạn cần hạn chế các tác nhân gây kích thích dạ dày. Không nằm trước 3 tiếng sau khi ăn, tránh ăn thức ăn cay và thức ăn có khả năng kích ứng dạ dày.

4. Dùng thuốc

Dùng thuốc
Các loại thuốc như thuốc ức chế men chuyển hóa angiotensin sẽ khiến cơn ho của bạn thêm tồi tệ hơn. Nếu thuốc bạn đang dùng có các tác dụng phụ như trên, hãy trao đổi với bác sĩ về việc thay thế bằng thuốc khác.

5. Tránh tiếp xúc với bụi và tác nhân gây dị ứng

Tránh tiếp xúc với bụi và tác nhân gây dị ứng
Nếu việc làm sạch không khí của bạn không thể loại bỏ bụi và tác nhân gây dị ứng khỏi môi trường sống, thuốc chống dị ứng có thể giúp bạn triệt tiêu các cơn ho nghiêm trọng do dị ứng gây ra.

Nga Bùi - Theo Wiki How
https://quantrimang.com/5-phuong-phap-dieu-tri-ho-khan-tu-nhien-hieu-qua-co-the-ban-chua-biet-133010 

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

3 THỜI ĐIỂM VÀNG NÊN ĂN SỮA CHUA CÒN TỐT HƠN UỐNG THUỐC BỔ

Sữa chua là một món ăn quen thuộc với hầu hết chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Các thành phần trong sữa chua có tác dụng làm giảm cholesterol, tăng sức đề kháng đối với vi khuẩn, ức chế sự phát triển của các khối u. Bên cạnh đó trong sữa chua có rất nhiều các lợi khuẩn trong quá trình lên men tự nhiên rất có lợi cho sức khỏe, chống táo bón, tiêu chảy, phục hồi một số vi khuẩn có lợi cho đường ruột đồng thời giúp bạn ăn ngon miệng hơn.
Tuy nhiên, sữa chua chỉ có lợi khi chúng ta ăn đúng thời điểm để có thể tăng cường hấp thụ dinh dưỡng từ sữa chua. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn biết 3 thời điểm "vàng" nên ăn sữa chua để hưởng nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe và sắc đẹp của chị em mình nhé.

1. Nên ăn sữa chua sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ: lợi khuẩn phát triển tốt hơn

Thời điểm nên ăn sữa chua
Sữa chua chỉ có lợi khi chúng ta đã cung cấp một lượng thực phẩm cho cơ thể, không nên ăn sữa chua khi đang đói vì lúc này bụng đói, độ axit trong dạ dày lớn (pH=2), ăn sữa chua vào lactic axit sẽ giết chết hết axit trong dạ dày. Vì vậy, tác dụng bảo vệ sức khỏe và làm đẹp sẽ giảm rõ rệt.
Các chuyên gia cũng không khuyến khích nên ăn sữa chua khi bạn đang quá no, bởi khi ăn quá no chung ta tiếp tục ăn một hộp sữa chua nữa sẽ khiến bạn nhanh tăng cân. Do sữa chua có nhiệt lượng cao hơn nhu cầu của cơ thể sau khi ăn no nên rất dễ làm bạn tăng cân.
Chính vì vậy thời gian thích hợp nhất để bạn ăn sữa chua chính là sau khi ăn từ 1-2 giờ. Trong khoảng thời gian này, dịch vị trong dạ dày bạn đã được loãng đi, nồng ddộ PH trong dạ dày đã ổn định và là môi trường rất thích hợp cho lợi khuẩn trong sữa chua phát triển tối đa. Vì vậy bạn hãy nên nhớ ăn sữa chua vào thời điểm này để tốt nhất cho cơ thể nhé.

2. Ăn sữa chua buổi xế chiều: chống bức xạ và giảm căng thẳng

Ăn sữa chua vào buổi chiều
Những người làm việc văn phòng, thường xuyên tiếp xúc với máy tính và bức xạ máy tính, sử dụng điện thoại lâu hay ngồi xem ti vi nhiều giờ liên tục thì nên cung cấp cho cơ thể một ly sữa chua vào buổi xê chiều là vô cùng thích hợp và có lợi. Trong sữa chua có rất nhiều Vitamin đặc biệt là hàm lượng Vitamin B sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng chống lại tổn hại do bức xạ của cơ thể. Ngoài ra, sữa chua còn có thể giảm thiệt hại bức xạ, ức chế tế bào lympho. Hai là, chất Tyrosine trong sữa chua giúp giảm bớt áp lực tâm lý, căng thẳng và lo lắng gây ra bởi sự mệt mỏi của con người.
Ăn sữa chua để đảm bảo cho sức khỏe
Sau một quá trình lên men axit lactic, protein trong sữa chua, peptide, axit amin và các hạt nhỏ khác trở thành tyrosine tự do, nhờ đó cơ thể càng dễ hấp thụ. Sau khi ăn trưa hoặc ăn kèm sữa chua trong bữa trưa còn giúp nhân viên văn phòng thư giãn và nạp năng lượng vào buổi chiều, giúp cải thiện hiệu quả công việc.

3. Ăn sữa chua buổi tối: hấp thụ canxi tốt nhất

Hấp thụ canxi nhờ sữa chua
Cũng giống như sữa tươi, sữa chua là một loại thực phẩm rất giàu canxi, nhưng nhờ trong sữa chua có chứa acid lactic và giữ lại canxi nên sữa chua tốt hơn hẳn sữa thường về vai trò thúc đẩy sự hấp thụ canxi. Khi ăn sữa chua vào buổi tối thì thời điểm tốt nhất nên ăn đó là từ 30 phút đến 2 tiếng là thời điểm lý tưởng nhất.
Từ buổi tối đến nửa đêm là thời điểm hàm lượng canxi của cơ thể thấp nhất nên rất có lợi cho sự hấp thu canxi trong thực phẩm. Cũng trong thời điểm này, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi ít hơn.
Các bạn nên lưu ý rằng, khi ăn sữa chua vào buổi tối thì cần đánh răng thật kỹ. Vì trong sữa chua và các chất có tính axit trong sữa có thể gây hại cho răng.
Cập nhật: 22/03/2017 Tổng hợp 

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

SÀI GÒN - CẦN GIỜ THEO ĐƯỜNG CẦN GIUỘC LONG AN & CẬP NHẬT SƠ GIÁ HẢI SẢN

  1. Sáng thứ 7 chở người yêu xuống Cần Giờ ăn hải sản hóng gió biển tránh cái đông đúc của thành thị. Đi thẳng từ Sài Gòn đến Cần Giờ qua phà Bình Khánh cũng đã nhiều, hôm nay tra Google nó chỉ đi theo đường xuống Cần Giuộc rồi rẽ ngang vào đường Rừng Sác nên mình đi thử xem sao.

    Tại quận 4 thay vì đi Nguyễn Tất Thành thẳng xuống Huỳnh Tấn Phát ra phà Bình Khánh thì đi Khánh Hội - Nguyễn Hữu Thọ - Lê Văn Lương rồi ra bến đò ở sông Soài Rạp đoạn Cần Giuộc rồi vào đường Rừng Sác. Đường này thì lợi là tuy nhỏ chạy trong các ấp nhưng đường đẹp, không có ổ gà, không thấy mấy anh CSGT nhiều, hại là nó ngoằn nghèo nhiều rẽ và chờ đò qua sông lâu. Đường Rừng Sác dạo này vẫn đông các anh CSGT nhé, đừng thấy đường vắng, thẳng tắp mà bang nhanh hoặc lấn tuyến mấy anh nhảy từ rừng đước ra là xong phim nhé. Khi về mình còn thấy 3 xe của các anh chạy nhè nhẹ hóng gió và tấp 1 xe máy vào, xe gì nhìn khá lạ chắc kiểm tra giấy tờ.

    Bản đồ:





    Đang đi Nguyễn Hữu Thọ thì rẽ vào đường nhỏ Phạm Hữu Lầu thì mới ra Lê Văn Lương được:





    Chạy 5 phút hết đường rẽ trái vào Lê Văn Lương:





    Chạy Lê Văn Lương tới chỗ ngã tư lớn có Đại Lý Năm Sánh, bên kia thấy Nha Khoa thì rẽ trái vào đường không tên, từ đây thẳng ra đò:





    Tới bến có khá nhiều bạn cũng ở SG xuống CG chơi, giá đi ghe 1 xe máy là 20k:









    Chờ lâu quá mới ổn định ghe để chạy mình buồn ngồi cắt móng tay trên sông nước





    Những người chủ ghe chạy xe dùm lên luôn cho khách do khá nguy hiểm





    Sau khi qua đò mình nghe các phượt thủ trẻ nọ tranh cãi xem đây là cầu Cần Thơ hay cầu... Mỹ Thuận

    Last edited by thich_o_nha; Hôm nay at 00:43.
    Trích dẫn
    Sau khi qua đò lại đi thẳng:





    Hết đường thì rẽ trái:





    Tới ngã tư thì rẽ trái nữa lên cầu Vàm Sát:







    Từ đây thì cứ chạy thẳng đến khi nào đụng đường Vàm Sát thì rẽ phải vào rồi chạy thẳng đến Cần Giờ như mọi khi thôi. Đi đường này sẽ đi ngang rất nhiều đầm tôm của người dân nơi đây

  2. Trích dẫn 
    Sau khi hết đường Rừng Sác thì đến vòng xoay lớn chạy thêm vài chục mét tới ngã tư thì rẽ phải vào cổng chào khu du lịch 30/4 có chợ Hàng Dương quen thuộc thôi.

    Vào trong chợ:





    Chợ thì có 2 loại hải sản một là tươi:





    và loại chế biến sẵn, có vẻ mọi người mua đồ tươi nhiều hơn:





    và sau đây là phần hấp dẫn, cập nhật giá hải sản chưa trả giá gì hết, mình và người yêu hỏi qua một số loại thì giá như sau:

    Tôm: 300k/kg (loại tôm mà mình mua 1/2 kg = khoảng 10 con)
    Bạch tụt: 150k/kg (loại to mình mua 1kg = 2 con)
    Sò điệp: 50k/kg
    Ốc giác: 150k/kg (mình mua con bự cân lên 6 lạng)
    Ốc hương: 250k/kg
    Ốc mỡ: 300k/kg
    Hào: 50k/12 con




    Các loại hải sản chụp búa xua ở những hàng mình mua, ko dám đè ra chụp bậy bạ sợ ng ta quánh hihi




  3. Trích dẫn 
    Con này kêu là sò Mai:





    Ốc này kêu là ốc Tô





    Ốc này kêu là ốc Giác





    Ốc Móng Tay:


  4. Trích dẫn 
    Sau khi mua xong hải sản thì có thể đem ra biển tự nướng ăn luôn (nếu có bếp núc) còn không thì nhờ luôn người trong chợ làm dùm với giá thoả thuận, tụi mình thì đói quá quên trả giá nên người ta lấy 90k tiền công bao gồm, nướng bạch tụt, sò điệp mỡ hành, ốc giác xào rau muống, nướng tôm, người ta cho luôn rau ăn kèm và muối tiêu chấm, nếu muốn ăn muối ớt xanh thì mua 1 chai trong chợ nhé.

    Bếp của các Yan Can Cook trong chợ





    Rồi xong đem ra biển chỗ mấy quán cho thuê ghế quất thôi, tổng cộng tất cả đồ ăn nc uống trong cái hình này khoảng 550k (đã bao gồm 2 cái ghế = 20k ngồi thoải mái tới khi gãy ghế). Các bạn vào những quán cho thuê ghế nằm ở cuôi cuối đường thì sẽ sạch sẽ và yên tĩnh hơn những quán ở đầu. Nhiêu đây 2 đứa mình ăn không hết, còn dư tới 1 con mực và 5 con tôm đem về nhà ăn tối. Bữa sau lên ăn bớt lại thì chắc mỗi đứa chỉ cần chi khoảng > 200k là vừa ăn.





    Biển Cần Giờ thì vẫn như đó giờ, đơn giản không xô bồ, lúc mình đến cũng có khá đông người tắm, khoảng 20 người




    Ăn xong về thì mình đi đường quen thuộc là phà Bình Khánh cho nhanh. Chia sẻ một số ảnh chụp cùng cảm xúc chầm lắng