Buôn Ma Thuột (hay Ban Mê Thuột) là thành phố tỉnh lị của tỉnh Đắk Lắk và là thành phố lớn nhất ở vùng Tây Nguyên Việt Nam.
Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "bản hoặc làng của Ama Thuột", nó
xuất phát từ tên gọi buôn của A ma Thuột - tên một vị tù trưởng giàu có
và quyền uy nhất vùng; để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung
quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay.
Quãng trường Buôn Mê Thuột
|
Buôn Ma Thuột ở giữa vùng đông dân nhất Tây Nguyên, độ cao 536 m (1.608
ft). Buôn Ma Thuột cách Hà Nội 1.410 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350
km. Là một thành phố có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an
ninh quốc phòng.
Đường bộ
Quốc lộ 14 nối về phía phía bắc đi Pleiku (195 km), đi Kon Tum (244 km),
nối với Đà Nẵng, về phía nam đi ĐăkNông, Bình Phước, Bình Dương, Tp Hồ
Chí Minh (350 km).
Quốc lộ 26 đi Ninh Hòa, Nha Trang (198 km).
Quốc lộ 27 đi Đà Lạt (193 km).
Đường hàng không
Buôn Ma Thuột còn có cảng hàng không Buôn Ma Thuột, trực thuộc cụm cảng hàng không miền Nam. Các tuyến bay gồm có
Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh
Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội
Do
Buôn Ma Thuột
là nơi đầu tiên người Kinh lưu lạc đến lập nghiệp để xây dựng Đăk Lăk
hôm nay nên ở đây tập trung hầu hết các di tích có ý nghĩa lịch sử của
Đăk Lăk như: Đình Lạc Giao, Chùa Sắc tứ Khải Đoan, Nhà đày
Buôn Ma Thuột,Bia Lạc Giao, khu
Biệt điện Bảo Đại - hiện tại là Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại
Đắk Lắk, Toà Giám mục tại
Đắk Lắk.
Du khách cũng có thể đến với làng văn hoá
buôn AKô Đhông, ngắm cây
Kơnia cổ thụ giữa lòng thành phố sát Ngã 6 Ban Mê, thưởng thức hương vị
cà phê Ban Mê...
Với vị trí trung tâm và giao thông thuận tiện
Buôn Ma Thuột cũng chính là trung tâm
du lịch lớn nhất của Đăk Lăk nối các điểm
du lịch quan trọng trong tỉnh như Bản Đôn, Hồ Lắk, cụm thác Đray Sáp...
Ngã 6 Ban Mê
Ngã 6 Ban Mê là trung tâm thành phố
Buôn Ma Thuột, nằm trên giao điểm của quốc lộ 14 và quốc lộ 26 đi qua thành phố. Ở đây có Tượng đài chiến thắng
Buôn Ma Thuột được coi như biểu tượng của thành phố cũng giống như Tháp Eiffel của Paris hay Tượng Nữ thần Tự do ở New York.
Cây Kơnia cổ thụ
Cây
Kơnia,
hay còn gọi là Cốc, Cầy, là một loài cây thân gỗ lớn, cao 15-30 m,
đường kính 40-60 cm, tên khoa học là Irvingia malayana, thuộc họ
Irvingiaceae. Loài cây này mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người
đồng bào dân tộc thiểu số, họ coi chúng là nơi trú ngụ của thần thánh,
của vong linh những người đã khuất, rất ít khi họ đụng chạm đến chúng,
chặt phá chúng; vì vậy trên nương rẫy của đồng bào thường có các cây Kơ
nia
cổ thụ được sử dụng như cây che mát mỗi lúc nghỉ giải lao, nghỉ trưa.
Do bài hát Bóng cây Kơ-nia nổi tiếng vì vậy du khách khi đến
Buôn Ma Thuột luôn muốn tìm xem tận mắt cây Kơ Nia. Ở trung tâm thành phố
Buôn Ma Thuột có một cây Kơ nia
cổ thụ nằm trong khuôn viên sân sau nhà văn hoá trung tâm tỉnh, cách ngã 6 Ban Mê vài trăm mét.
Cây kơnia trung tâm Buôn Mê Thuột
|
Thủ phủ cà phê
Tuy cây
cà phê đã được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm (1870) nhưng được trồng đại trà ở
Đắk Lắk
chỉ từ những năm sau 1930 trong những đồn điền của những nhà tư bản
Pháp như CADA, ... nhưng do vùng đất đất đỏ bazal này đặc biệt phù hợp
với việc canh tác
cà phê nên việc phát triển diện tích trồng ở đây đã tăng lên; hiện tại, theo số liệu thống kê,
Đắk Lắk có đến hơn 175.000 ha
cà phê (thực tế có đến trên 200.000 ha vì một số diện tích không được tính do không trong quy hoạch).
Đắk Lắk cũng chính là nơi được xem là nơi có năng suất
cà phê thu hoạch cao nhất thế giới và góp phần chính trong việc đưa sản lượng
cà phê Việt Nam lên vị trí số 2 (riêng
cà phê robusta chiếm vị trí số 1) của những quốc gia xuất khẩu
cà phê.
Ở
Đắk Lắk gần như huyện nào cũng có trồng
cà phê, nhưng
cà phê Buôn Ma Thuột vẫn luôn được đánh giá là có chất lượng cao nhất và có hương vị đặc trưng nhất, chính vì vậy thương hiệu
Cà phê Buôn Ma Thuột được thế giới biết đến và địa danh
Buôn Ma Thuột được nhiều người ví như "thủ phủ
cà phê".
Ở
Đắk Lắk hiện tại, một số vấn đề liên quan đến
cà phê đã trở bản sắc văn hóa như việc mời đi uống
cà phê đã là một nét văn hoá đặc trưng của vùng này. Mời đi uống
cà phê là một nét văn hóa rất đặc trưng của thành phố
Buôn Ma Thuột.
Mời đi uống
cà phê.
Ở
Đắk Lắk, việc đi uống
cà phê đã trở thành một trào lưu, một phong cách sống. Việc đi uống
cà phê đối với nhiều người ở đây cũng quan trọng giống như ăn cơm, uống nước hàng ngày. Vì vậy, ở đây câu nói đi uống
cà phê đã trở thành câu nói cửa miệng, thay vì mời đi uống nước, giải khát người ta lại nói là đi uống
cà phê.
Chỉ riêng ở
Buôn Ma Thuột, hiện tại quán
cà phê nhiều đến nỗi nếu mỗi ngày chỉ cần vào một quán thôi cũng mất cả năm mới đi giáp một vòng. Các quán
cà phê
ở đây hầu hết được xây dựng rất đẹp, cầu kỳ và có phong cách riêng để
thu hút khách. Tuy nhiên hấp dẫn nhất với du khách thường là các quán có
phong cách
Tây Nguyên như quán Pơ lang, Thung lũng hồng, Đá Xanh, Chuông đá...
Lễ hội Cà phê
Là một
lễ hội được tổ chức để tôn vinh cây
cà phê, một loài cây chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu cây trồng ở đây.
Lễ hội mới chỉ bắt đầu được tổ chức từ năm 2005 trong chương trình quảng bá hình ảnh Thủ phủ
Cà phê Buôn Ma Thuột của tỉnh
Đắk lắk.
Lễ hội được nhà nước công nhận và cho phép tổ chức đều đặn hàng năm.
Buôn AKô Đhông
Buôn AKô Đhông hay
Buôn Cô Thôn,
làng Ma Rin là một buôn làng người
Ê Đê ở thành phố
Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk.
AKô Đhông theo tiếng
Ê Đê có nghĩa là buôn đầu nguồn vì nó ở đầu nguồn một con suối lớn ở
Buôn Ma Thuột
là suối Ea Nuôl. Ở đây nguồn suối bắt đầu cũng chính là bến nước cũ của
buôn, một bến nước rất đẹp nhưng hiện tại không còn được sử dụng do bị ô
nhiễm vì ở ngay trung tâm thành phố.
Buôn nằm ở cuối đường Trần Nhật Duật- thành phố
Buôn Ma Thuột. Đây là một buôn lớn có lịch sử lâu đời được quy hoạch rất đẹp và giữ được nhiều giá trị truyền thống , hiện tại là một điểm
du lịch hấp dẫn của thành phố. Nằm trong quy hoạch khu trưng bày lịch sử của
Buôn Ma Thuột.
Rừng Buôn Mê
|
Bến nước Buôn Mê
|
Sông serepok
http://www.chudu24.com/huong-dan-du-lich/chau-a/viet-nam/ban-me-thuot.html
Ngày 01 (11/03/2011): Sân Bay BMT - Buôn Ma Thuột (12km) Chiều: Xe
đón Quý khách tại điểm hẹn (Sân bay BMT) ,xe đón đưa về khách sạn nhận
phòng khách sạn nghỉ ngơi, ăn nhẹ tại nhà hàng. Tối Quý khách tự do dạo
chơi khám phá Phố Núi Ban Mê về đêm. Nghỉ đêm tại khách sạn.
Ngày 2 (12/03/2011):
Buôn Ma Thuột — Buôn Đôn — Buôn Ma Thuột...
Dòng Sêrêpôk hoang dã, bí ẩn và mãnh liệt đã được thiên nhiên ban
tặng cho một loại cá quý gắn với nhiều câu chuyện đầy chất huyền thoại
và những món ngon nổi tiếng: cá Lăng.Săn cá lăngCá Lăng chỉ thích sống ở
các khúc sông nhiều cuộn sóng, nước chảy xiết và lắm thác ghềnh. Trước
đây, trên sông Sêrêpôk, loại cá này nhiều vô kể, có con to bằng cả con
bê, tuy nhiên để bắt được là cả một cuộc vật...
http://vietnamhighlandtravel.com/Công ty Lữ hành Cao Nguyên Việt
Nam, có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số 66-001/2010/TCDL-GP LHQT
do Tổng cục du lịch Việt Nam cấp, chuyên tổ chức các chương trình Du
lịch trọn gói cho du khách là những người có máu phiêu lưu mạo hiểm,
thích trở về với Thiên nhiên hoang dã và khám phá những nét đặc trưng
văn hoá của người dân tộc địa phương. Các hoạt động...
Mai anh về Ban Mê cùng em nhé!Cho anh tìm chút nắng của Tây
nguyên,Cho anh thấy hoa cà là tuyết trắng, Gặp thác ngàn như tiếng hát
anh ca. Mai anh về ban mê cùng em nhé! Dáng mẹ hiền đang đón đợi chúng
ta, Trong nắng gió ngút ngàn không tên gọi, Enh sẽ cười khi nhớ những
ngày qua. Mai anh về Ban Mê cùng em nhé! Đi phương trời nắng gió vẫn
cùng ta, Nơi Ban Mê giấu tình ta trong đó, Mai em về......
Dù không phải là nơi đầu tiên trồng café nhưng Buôn Ma Thuột lại nổi
tiếng về loại cây trồng này. Hầu hết du khách không quên thử một tách
café khi đến với thành phố cao nguyên. Hương vị café đã làm say đắm biết
bao nhiêu du khách và khiến Buôn Ma Thuột từ một phố huyện nhỏ bé thành
một phố thị nhộn nhịp. Bạn có thể tìm thấy quán café trên khắp các con
phố ở Ban Mê, từ những đường chính như Lê...
Tết này ghé lên Buôn Mê đón tết, cái không khí se lạnh của cao
nguyên, cái nắng, cái gió...đủ làm mình nhuộm màu trong 2 ngày lang
thang ở cao nguyên. Giới thiệu mọi người vài hình ảnh về con thác hùng
vĩ Draysap.Đi Draysap từ ngả 6, bắt chuyến xe buyt đi Krong Nô, nói đến
thác cho xuống, đến đây sau khi mua vé cổng 15k mình phải lội bộ vào
khoảng 1km mới đến thác.Con thác này trông hung dữ hơn...
Tết này ghé lên Buôn Mê đón tết, cái không khí se lạnh của cao
nguyên, cái nắng, cái gió...đủ làm mình nhuộm màu trong 2 ngày lang
thang ở cao nguyên. Giới thiệu mọi người vài hình ảnh về con thác hùng
vĩ Draysap.Đi Draysap từ ngả 6, bắt chuyến xe buyt đi Krong Nô, nói đến
thác cho xuống, đến đây sau khi mua vé cổng 15k mình phải lội bộ vào
khoảng 1km mới đến thác.Con thác này trông hung dữ hơn...
Đăng bởi:
amakong,
29/12/2009,
0
trả lời,
2987
lượt xem
Cả đời ông đã săn được 298 con voi và trở thành một trong những gru
(những người săn được từ 18 con voi trở lên) huyền thoại.
Đến buôn Giang Lành, người dân nơi đây rất tự hào khi giới thiệu đây là
buôn của "ông vua voi" Ama Kông của vùng đất Tây nguyên.
Cha ông cũng là một tro những gru nổi tiếng về việc săn bắt và thuần
dưỡng voi ngày ấy nên năm lên 7 ông đã bầu bạn với những chú voi...
Đăng bởi:
van.nguyen,
31/07/2009,
0
trả lời,
2029
lượt xem
Chặng đường từ Ban Mê đến Lak khoảng bảy tám mươi cây số nên phương
tiện di chuyển tối ưu là ô tô. Trên đường đi, mọi người sẽ phát hiện ra
một điều rằng các địa danh ở đây khá là... khó đọc, tỷ dụ như: Ea K’Mat,
Krông Búc, Cư M’Gar, Ea H’Leo, Chư Lê M’Nga....
Nếu muốn hỏi thăm đường nơi đây, mọi người nên nhớ là cần phải phát âm
cho chuẩn nếu không thì đồng bào chẳng thể đoán được hoặc nhiều...
Đăng bởi:
tung.huynh,
04/06/2009,
0
trả lời,
1847
lượt xem
Lúc chúng tôi rời Ea Soup thì trời vừa sập tối. Tây nguyên đang chìm
dần trong ánh chiều chạng vạng, những chiếc xe máy sầm sập lao đi, ánh
đèn xe loang loáng quét trên mặt đường, thỉnh thoảng lại đập vào mắt
những cột cây số hay biển mốc chỉ đường “Yok Đôn”
Ấn tượng cầu treo ở thác Gia Long
Vậy là...
Đăng bởi:
hanh,
12/02/2009,
0
trả lời,
5894
lượt xem
Cuối tháng 6 năm 2006 tôi trở lại Tây nguyên lần 2 ! Đi đến TP
PleiKu thuộc tỉnh GIA LAI !
Chuyến đi bắt đầu vào Chiều lúc 6 giờ chiều một ngày cuối tháng 5-2006 ,
tôi ra bến xe Xa Cảng Miền Đông mua vé đi PleiKu giá vé xe loại 1 là
110.000 đvn , xe chạy đêm nên có phiếu phục vụ 1 buổi ăn khuya !
Đường phố PleiKu
Xe...
Đăng bởi:
hanh,
14/11/2008,
0
trả lời,
1487
lượt xem
Tớ đang có một tour xuyên Việt theo đường mòn Hồ Chí Minh. Tuy bận
rôn nhưng cũng gắng chụp vài hình anh me xem chơi
Nhà dân tộc người jarai, ở làng plei Phum
Nhà sàn hình chữ T giữa muôn ngàn cà phê Arabica. trên sàn để ở, có cái
nhà bếp là quan trọng nhất. Trong đại gia đình có bao nhiêu hộ gia đình
nhỏ là có bao nhiêu bếp
Trước nhà là một kho nhỏ dùng để chứa lương thực như Lúa,...
Đăng bởi:
hanh,
05/11/2008,
0
trả lời,
3001
lượt xem
Nghỉ lễ 30/4 không dám đi về Đà Lạt để tránh nóng, không dám ra Nha
Trang để hứng gió biển bởi sợ du khách quá đông, thôi thì làm một chuyến
lên Tây Nguyên vậy, ít ra trong trí tưởng tượng của tôi thì nó vẫn còn
khá hoang sơ và ít người đến đó du lịch vì nhiều lý do khác nhau.
Có lẽ cũng hơi liều lĩnh khi hai đứa con gái quyết định quảy ba lô lên
rừng như thế này, nhưng không sao cả, một...
|