Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

7 CÂY LỌC KHÔNG KHÍ BẠN NÊN TRỒNG TRONG NHÀ

Cây lưỡi hổ, dương xỉ, dừa cảnh, phong lan có thể thanh lọc bụi và chất hóa học tại nơi ở hay phòng làm việc của bạn.
7 cây lọc không khí bạn nên trồng trong nhà
Theo Organic Life, trồng cây xanh trong không gian sống có thể lọc không khí về mặt vật lý và hóa học. Các chuyên gia cho rằng rất khó để tính bao nhiêu cây mới đủ để làm sạch không khí trong một căn phòng. Tốt nhất nên có tối thiểu 2 cây lớn cho một căn phòng diện tích 100 m2. Dương xỉ là một trong những cây cảnh rất hiệu quả để loại bỏ các chất gây ô nhiễm không khí, nhưng cây này khó phát triển trong nhà. Bạn có thể đặt cây ngoài khu vực ban công hay trước sân nhà. 
7 cây lọc không khí bạn nên trồng trong nhà
Về mặt vật lý, cây xanh lọc không khí bằng cách hút bụi. Trên thực tế, bạn sẽ thấy bụi bám trên bề lá cây cũng tương tự với bụi bám trên các đồ vật. Bạn rửa sạch lá để chúng lại có chỗ thu hút bụi tiếp, làm giảm bụi bẩn trong không khí. 
Cây lưỡi hổ còn được gọi là cây dành cho phòng ngủ, giúp cả nhà có giấc ngủ ngon với bầu không khí thanh sạch bởi bề mặt lá có thể hút nhiều bụi. Ngoài ra, về đêm, cây có khả năng chuyển đổi khí CO2 thành O2 mà nhiều loại cây khác không làm được. Trung bình cần từ 6 đến 8 cây cao ngang thắt lưng, để thanh lọc không khí trong nhà.
7 cây lọc không khí bạn nên trồng trong nhà
Cây xanh lọc không khí về mặt hóa học. Đồ vật trong nhà làm từ chất liệu tổng hợp đều phân hủy sau thời gian sử dụng và thải khí độc như benzen và formaldehyde. Chúng ta tiếp xúc hằng ngày sẽ hít khí độc này vào cơ thể. Các cây cảnh sẽ tách các hợp chất có hại này và biến chúng thành khí CO2, nước và khí nitơ trơ.
Cúc đồng tiền, loại cây giúp loại bỏ chất trichloroethylene là chất thường có trong các sản phẩm làm sạch khô và benzen trong không khí. Cúc đồng tiền thích hợp đặt trong phòng ngủ hoặc khu máy giặt. Hoa màu sặc sỡ và cần nhiều ánh sáng mặt trời nên ưu tiên trồng ở một chỗ gần cửa sổ, thoáng mát.
7 cây lọc không khí bạn nên trồng trong nhà
Hoa phong lan hấp thụ khí CO2 vào ban đêm và cung cấp oxy cho không gian sống thoáng mát. Đó là lý do nhiều người đặt hoa lan vào không gian nghỉ ngơi để nâng niu giấc ngủ.
7 cây lọc không khí bạn nên trồng trong nhà
Cây dừa cảnh là "bộ máy" lọc bụi và chất độc, thích hợp cho phòng khách hay văn phòng giúp loại trừ bụi bẩn bay trong không khí. Loại cây này giúp chuyển đổi khí CO2 thành O2. Trung bình, trong phòng cần 2 cây dừa cảnh cao ngang vai là đủ lượng không khí sạch cho hô hấp. Để chăm sóc cây, cần làm sạch bề mặt lá mỗi ngày nếu ở trong môi trường nhiều bụi bẩn. Mang cây ra ngoài trời khoảng 3-4 tháng một lần.
7 cây lọc không khí bạn nên trồng trong nhà
Nha đam (lô hội) là cây dân dã, dễ trồng, dễ chăm sóc và có thể bố trí ở nhiều không gian từ phòng khách, phòng ăn, nhà tắm để lọc không khí. Thỉnh thoảng bạn nên lau bề mặt lá nha đam để tăng hiệu quả lọc bụi. Cây nha đam hấp thu tốt khí cacbonic và nhả oxy về đêm nên có thể đặt trong phòng ngủ hay phòng làm việc thiếu ánh sáng.
7 cây lọc không khí bạn nên trồng trong nhà
Cây trầu bà dễ trồng, sinh trưởng tốt trong nhiều môi trường và có tác dụng hút bụi, lọc không khí hiệu quả. Bạn có thể đặt một chậu nhỏ tại nơi làm việc để không khí tươi mới hơn.
Hội An

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2019

CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ: NGUY HIỂM CẬN KỀ NHƯNG CHƯA HỀ CẢNH BÁO?

TTO - Nhiều người Việt dùng điện thoại thông minh, nhưng mấy ai biết cổng thông tin về chỉ số chất lượng không khí hay cảnh báo mưa lũ. Cơ quan chức năng nên lập mạng lưới chia sẻ tin tức cập nhật từng ngày để kịp thời cảnh báo "ngưỡng" nguy hiểm.

Chất lượng không khí: Nguy hiểm cận kề nhưng chưa hề cảnh báo? - Ảnh 1.
Bảng thông tin về chỉ số ô nhiễm môi trường trên đường phố - Ảnh: DUYÊN PHAN
Tôi không còn quá hoảng hốt vì tình hình không khí ô nhiễm nữa, nhưng ngay lập tức tôi dời toàn bộ lịch làm việc về nhà, thay vì mạo hiểm ra khỏi nhà.
"Sát thủ" kề bên
Là người quan tâm đến môi trường, từ lần đầu tiên cả thành phố mờ ảo vì "sát thủ" bụi mịn, tôi đã tự cập nhật những kiến thức về chất lượng không khí để bảo vệ chính mình cùng gia đình. Mỗi lần bật thiết bị đo đạc chỉ số chất lượng không khí (AQI) với ứng dụng Air Visual hay truy cập bản đồ trực quan chỉ số chất lượng không khí theo thời gian thực (http://aqicn.org), tôi không khỏi lo lắng cho mình và cho mọi người sinh sống tại các thành phố lớn.
Tôi tự hỏi: có bao nhiêu người vẫn vô tư nhầm tưởng và vui vẻ tận hưởng vẻ đẹp mờ ảo của màn sương trên bầu trời thành phố? Có bao nhiêu người cho rằng đây là một hiện tượng thời tiết đã dần trở nên bình thường và không mảy may nghi ngờ về mối nguy hại sức khỏe? Có bao nhiêu người nhận thức đủ về việc trang bị khẩu trang chuyên dụng để lọc bụi mịn, thay vì sử dụng khẩu trang như một thiết bị chống nắng hay khiến mình an tâm với chiếc khẩu trang y tế?
Sau khi trải qua ngày thứ 6 với chỉ số bụi PM2.5 trong không khí chạm đến ngưỡng rất không tốt cho sức khỏe, thông qua báo chí, tôi cũng như người dân thành phố mới tạm nhận diện được nguyên nhân gây ra sương mù. Tại sao không có lời cảnh báo nào được đưa ra trước đó? Vì sao các bản tin thời tiết không có thông tin này?
Thiếu thông tin cảnh báo
Còn nhớ cuối tháng 1-2019, Tết Nguyên đán cận kề, AQI của TP.HCM lên đến 104-123 suốt 2 tuần lễ. Người dân hầu như chẳng nhận được bất cứ cảnh báo mang tính cập nhật nào từ Tổng cục Môi trường hay Trung tâm Quan trắc môi trường.
Kể cả đến thời điểm này, khi nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí tại TP.HCM lên đến hơn 170, gấp 3 lần so với ngưỡng an toàn dưới 50, bản tin thời tiết cũng chỉ có thông tin về nhiệt độ, độ ẩm, sức gió... chưa có thêm những thông tin rất quan trọng này.
Tương tự, ở Hà Nội, khi thủ đô chiếm vị trí số 1 trong bảng danh sách AQI thế giới, phần lớn người dân "mù mịt" thông tin về ô nhiễm.
Tôi được biết có nhiều trạm quan trắc không khí được lắp đặt nhiều nơi tại Việt Nam, ở các thành phố lớn hay tại các vùng, nhưng thử vịn vai một trăm người dân mà hỏi thì chắc chỉ nhận được cái lắc đầu và sự ngạc nhiên về sự hiện diện của chúng.
Bộ ngành liên quan chưa lần nào thực hiện đợt tuyên truyền, phổ biến kiến thức chi tiết cho người dân về việc họ có thể tìm thấy các thông số như hướng gió, tốc độ gió, lượng mưa, bụi, ozon, chất lượng không khí tại đâu.
Người Việt dùng điện thoại thông minh hiện nay rất cao, Internet phủ rộng nhưng mấy ai biết được cổng thông tin về chỉ số chất lượng không khí hay cảnh báo lũ, mưa bão. Phần lớn người dân vẫn ưa chuộng, tin cậy cổng thông tin qua báo đài. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng nên thiết lập mạng lưới chia sẻ tin tức cập nhật từng ngày để công tác cảnh báo nguy cơ được diễn ra thường xuyên, hiệu quả hơn chờ đến lúc giải thích trên báo đài.
Mỗi người có thể tự lo cho mình
Ở đây, quyền được cập nhật thông tin và bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng của người dân đã bị xem nhẹ. Nếu không có những bản tin dự báo thời tiết kịp thời, nếu thiếu những cảnh báo từ chính các cơ quan chính thống, những đơn vị liên quan sẽ không thể đưa ra quyết định hay điều phối hoạt động có tính chất ảnh hưởng đến đời sống, an nguy của người dân.
Nói đi cũng phải nói lại, phải chăng phần đông chúng ta vẫn thờ ơ với cả an toàn tính mạng của chính mình? Không hiếm lần người dân mặc kệ những cảnh báo về bão lũ mà bám trụ trong ngôi nhà của mình.
Cũng chẳng ngạc nhiên khi biết tin người Việt chưa quan tâm những khuyến cáo về chỉ số nguy hại của sức khỏe (như cách người dân vẫn thản nhiên sinh hoạt, buôn bán bên cạnh hiện trường vụ cháy Nhà máy Rạng Đông vừa qua). Hay những đề xuất về mang khẩu trang có thể lọc được bụi mịn PM2.5 thay vì sử dụng khẩu trang vải, y tế vẫn chẳng được người dân lưu tâm.
Những ngôi làng ung thư mọc lên ngày một nhiều, người dân vẫn kêu ca về an toàn vệ sinh thực phẩm, về chất lượng sống, nhưng họ không bắt đầu thay đổi từ những điều đơn giản mỗi người có thể tự làm cho chính mình.
CẨM PHÔ

TỔNG HỢP CÁC BÀI LIÊN QUAN ĐẾN BỤI MỊN VÀ CÁCH TỰ PHÒNG VỆ KHỎI Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Càng ngày chúng ta càng thấy không khí ở các thành phố lớn ở Việt Nam càng xuống cấp. Trên tinhte cũng đã có nhiều bài có nói về các vấn đề về ô nhiễm và về bụi mịn và các cách anh em tự phòng vệ bản thân và gia đình khỏi ô nhiễm không khí. Mình làm 1 bài tổng hợp chung ở đây để anh em tiện theo dõi nhé.

Bụi Nano là gì, nguy hiểm cỡ nào và anh em VN chúng ta có cần quan tâm?

Trời mưa có giúp không khí bớt ô nhiễm không?

Cứ 10 người thì có 9 phải hít thở bầu không khí ô nhiễm theo thông cáo mới của WHO

Hít thở ở các đô thị lớn độc hại tương tự thói quen hút thuốc lá

Nghiên cứu mới cho thấy hít thở không khí ô nhiễm quá nhiều sẽ làm chúng ta "ngu" đi

Cách tự phòng vệ đơn giản nhất đối với phần lớn anh em còn đi xe máy là đeo khẩu trang, trên tinhte cũng có những bài đánh giá các dạng khẩu trang mới dùng khá ổn như

Trên tay khẩu trang Airphin: 4 lớp bảo vệ bụi, chống được tia UV, giá 50 nghìn

Trên tay khẩu trang than hoạt tính 3M: có gì đặc biệt cho một chiếc khẩu trang hơn 40.000đồng?

Và còn nhiều bài có liên quan, anh em có thể tìm theo tag hoặc gõ ô nhiễm vào mục tìm kiếm trong diễn đàn là ra rất nhiều thông tin nhé. Mình cũng định đưa vài link liên quan đến kinh nghiệm sử dụng máy lọc không khí trong nhà nhưng chắc thôi để anh em tự mò thì hay hơn, không lại mang tiếng quảng cáo ;).

Nếu anh em có kinh nghiệm gì thì cùng chia sẻ với nhau để "cùng nhau vượt khó" :D

Chúc anh em sống khỏe :)
https://tinhte.vn/threads/tong-hop-cac-bai-lien-quan-den-bui-min-va-cach-tu-phong-ve-khoi-o-nhiem-khong-khi.3019274/

TRONG 1 GÓI TRÀ TÚI LỌC CÓ 15 TỶ HẠT VI NHỰA, GẤP 200.000 LẦN LƯỢNG HẤP THỤ MỖI NĂM

Có lẽ chúng ta nên sớm từ bỏ món trà túi lọc vì một nghiên cứu mới đây cho thấy, 1 gói trà túi lọc khi được pha với nước nóng 95 độ C đã thải ra 11.6 tỷ hạt vi nhựa microplastic (những hạt nhựa PET, PS có kích thước từ 0.05 μm - 5μm) và 3.1 tỷ hạt vi nhựa nanoplastic (kích thước nhỏ hơn microplastic 100 lần). Như vậy là chỉ với 1 gói trà túi lọc đã "cung cấp" cho chúng ta gần 15 tỷ hạt vi nhựa, đủ "khẩu phần" cho suốt 200.000 năm, thật sự quá kinh khủng!

Theo ước tính hiện nay, chúng ta "hấp thu" khoảng 74.000 hạt vi nhựa microplastic mỗi năm. Như vậy với 15 tỷ hạt vi nhựa mà 1 gói trà túi lọc cung cấp, nó gấp tới 200.000 lần "khẩu phần" kể trên. Lý do là những năm gần đây, nhiều hãng sản xuất trà túi lọc đã sử dụng bọc nhựa cho túi trà, thay vì sử dụng túi lọc bằng giấy. Trong nghiên cứu, người ta đã mua trà túi lọc của 4 hãng khác nhau, đổ hết trà ra rồi đem ngâm cái túi lọc rỗng để đảm bảo là những thứ tan ra trong nước không phải từ trà mà ra, ngâm 5 phút với 10ml nước nóng 95 độ C. Sau đó lấy nước ra và đem xét nghiệm. Kết quả thu được, các hạt vi nhựa microplastic có kích thước từ 1 - 150 micromet, trong khi các hạt vi nhựa nanplastic kích thước từ 100 - 1000 nanomet.

Đang tải tra-tea-tinhte.jpg…
Có lẽ chúng ta nên quay về với trà khô hoặc chè tươi truyền thống

Anh em quan tâm về nghiên cứu này có thể đọc thêm tại link nguồn bài viết.



Theo ACS

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019

CÔNG BỐ NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI TP.HCM

https://www.airvisual.com/vietnam

Hàng loạt các chất gây ô nhiễm như bụi mịn PM10, PM2.5, CO, SO2... tại TP.HCM trong những ngày qua gia tăng nhiều lần so với quy chuẩn, đe dọa sức khỏe người dân.
Khu vực trung tâm TP.HCM bị sương mù bao phủ - Ảnh: Châu Tuấn
Ngày 25-9, Trung Tâm quan trắc Tài nguyên và môi trường (Sở Tài nguyên và môi trường) có kết quả báo cáo chất lượng không khí tại TP.HCM trong tháng 9, đặc biệt từ ngày 19 đến 23-9 xảy ra hiện tượng "bầu trời mù mịt".
Kết quả quan trắc 30 vị trí môi trường trong tháng 9 cho thấy chất lượng không khí từ ngày 3 dến 20-9 có sự gia tăng đột biến của các chất ô nhiễm như bụi lơ lửng, NO2, SO2, CO... trong các ngày 18 đến 20-9.
Cao nhất là ngày 20-9, bụi lơ lửng tăng gấp 2,19 lần, NO2 tăng 1,41 lần, CO tăng 1,4 lần. Đặc biệt ghi nhận sự gia tăng bụi mịn PM10, PM 2.5 gia tăng từ 1,9-2,2 lần. Loại bụi mịn này được khuyến cáo gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Về nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các chất gây ô nhiễm, theo Trung tâm Quan trắc Tài nguyên - môi trường, do hoạt động hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh khuếch tán sâu xuống khiến thành phố luôn nhiều mây, không có nắng. Cùng với nền nhiệt độ thấp có mưa gián đoạn trên diện rộng, độ ẩm không khí cao và trong khí quyển có các hạt nhân ngưng kết, hơi nước bám vào tạo ra lớp mù.
Ngoài ra, do trời không có nắng, không có đủ bức xạ làm nóng mặt đất tạo ra lớp nghịch nhiệt làm cho không khí ô nhiễm nằm lớp sát mặt đất không phát tán lên cao được, lớp mù ngày càng dày đặc, lâu tan.
Dựa vào các dữ liệu dự báo trong nước và quốc tế, Trung tâm Quan trắc tài nguyên - môi trường bác nguyên nhân ô nhiễm không khí tại TP.HCM do ảnh hưởng của cháy rừng ở Indonesia.
Trung tâm cũng cho biết tình trạng mù gây ô nhiễm không khí những ngày qua cũng thường xảy ra định kỳ hàng năm vào khoảng tháng 9 và tháng 10 tại TP.HCM. Hiện tượng này còn được gọi là mù quang hóa.
Để hạn chế ảnh hưởng bởi không khí ô nhiễm, Trung tâm Quan trắc tài nguyên - môi trường khuyến cáo người dân, đặc biệt trẻ em và phụ nữ có thai, người lớn tuổi, hạn chế ra ngoài, tham gia giao thông và các hoạt động thể thao ngoài trời. Nếu có nhu cầu ra ngoài cần đeo khẩu trang, mang kính che toàn bộ mắt, che chắn khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm.
Đồng thời, người dân nhớ nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý, hạn chế phơi thực phẩm, áo quần, hạn chế sử dụng nước mưa.

Theo Tuổi Trẻ
https://tuoitre.vn/cong-bo-nguyen-nhan-o-nhiem-khong-khi-tai-tp-hcm-20190925213243304.htm 


Những hạt bụi siêu nhỏ được gọi là PM2.5 với đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet có thể xâm nhập sâu vào trong phổi cũng như hệ tim mạch của con người, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và các bệnh không truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh về tim mạch, đột quỵ, bệnh phổi mãn tính và ung thư phổi. 

Theo quy ước, hàm lượng bụi nếu vượt qua mức 35 microgam / mét khối là đã ở ngưỡng nguy hiểm,