Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Danh sách tiểu bang Hoa Kỳ theo múi giờ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Bản đồ các múi giờ Hoa Kỳ với những vùng thời gian CSTEST mới được biểu thị
Đây là một danh sách các tiểu bang Hoa Kỳ theo múi giờ. Để biết thêm các múi giờ của Hoa Kỳ và các múi giờ khác, xem: Múi giờ. Phần lớn các bang của Hoa Kỳ có giờ tiết kiệm ánh sáng ngày (Daylight saving time hay gọi tắt là DST) mà ở Việt Nam thường gọi là giờ mùa hè theo cách gọi của châu Âu. Các tiểu bang có Giờ tiết kiệm ánh sáng ngày (DST) không được đánh dấu, riêng các tiểu bang không có DST được đánh dấu rõ ràng như vậy. Đây là cách đánh dấu ngược lại thường được dùng trong các bài nói về múi giờ.

Mục lục

Các múi giờ

Đây là các múi giờ bao trùm Hoa Kỳ và các lãnh thổ sở hữu của Hoa Kỳ:

Các tiểu bang, lãnh thổ, ...

Xem thêm


http://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_ti%E1%BB%83u_bang_Hoa_K%E1%BB%B3_theo_m%C3%BAi_gi%E1%BB%9D 

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

BODY PAINTING: TÀNG HÌNH GIỮA THIÊN NHIÊN...

Body painting: Tàng hình giữa thiên nhiên...

Giải trí: Bạn có tìm và nhìn thấy những người mẫu khỏa thân trong những bức ảnh thiên nhiên dưới đây không?

< Ảnh 1.

Loạt tác phẩm của nhiếp ảnh gia người Đức Uwe Schmidа (Uwe Schmid) thật hoàn hảo. Những biến hóa của ông đã thu hút sự chú ý của những người đam mê nghệ thuật nhiếp ảnh. Người ta thưởng lãm cung cách Body painting của những cô gái khỏa thân hoàn toàn, được chen lẫn vào thiên nhiên như một sự hòa trộn hoàn mỹ.
Vẽ trên cơ thể người - Body painting được bắt nguồn từ văn hóa bộ lạc của người thổ dân Úc, New Zealand, châu Phi... nơi mà chúng ta thường thấy mọi người vẽ lên mặt và lên cơ thể trong những dịp lễ hội. Nhiều nơi người ta thường vẽ lên cơ thể để ngụy trang, hòa lẫn vào thiên nhiên tránh thú dữ.

< Ảnh 2.

Ngày nay, body painting - body art là loại hình nghệ thuật vẽ lên thân thể người. Với sự khéo léo kết hợp các màu sắc được biến hóa đa sắc màu trên cùng một cơ thể, các họa sỹ đã chuyển tải đến công chúng đón nhận những tác phẩm tuyệt tác và ý nghĩa thẩm mỹ trong đó. Đó là lý do đang kéo bộ môn nghệ thuật này trở nên thân thuộc với mọi người.

< Ảnh 3.

Vậy nhưng bộ ảnh này còn độc đáo hơn do được kết hợp toàn mỹ với khung cảnh thiên nhiên hoang dã khiến người mẫu như trộn lẫn vào đó. Body painting dưới ống kính nghệ thuật của nhiếp ảnh gia Uwe Schmidа đã trở thành công cụ giúp các cô người mẫu trở thành người... tàng hình.

< Ảnh 4.

< Ảnh 5.

Loạt ảnh được ông cùng ê kíp người mẫu chuẩn bị trước và sáng tác trong gần một năm với cả 4 mùa, giữa cái nóng thiêu đốt của mùa hè và rét cắt da trong mùa đông giá.

< Ảnh 6.

Ảnh có kích thước 800x 505, bạn trỏ chuột vào hình rồi open new tab để xem đúng kích cỡ.
Hoặc cũng có thể đơn giản nhấn vào hình và xem bằng công cụ của Blogspot. Mời bạn xem nhé.

< Ảnh 7.

< Ảnh 8.

< Ảnh 9.

< Ảnh 10.

< Ảnh 11.

< Ảnh 12.

< Ảnh 13.

< Ảnh 14.

< Ảnh 15.

<Ảnh 16.

< Ảnh 17.

Bạn xem và muốn có những tấm ảnh đẹp? Hãy tìm mẫu ưng ý, tập hội họa, chọn địa điểm, chuẩn bị máy ảnh và... lên đường thôi!

Du lịch, GO! - Theo báo Nga (Wird)





HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH TRONG 20 NĂM TÂN NHẠC MIỀN NAM.

Nhìn lại 20 năm tân nhạc miền Nam (1954-1975), theo tôi, có hai đề tài lớn; chiếm giữ phần trăm cao nhất về số lượng là, Tình ca và Người lính.
Riêng đề tài người lính còn tràn lấn sang cả đề tài nhạc quê hương. Vì, căn bản, vai trò người lính là gì, nếu không phải là bảo vệ quê hương, phục vụ đất nước?



Vì thế, trừ những nhạc sĩ có số lượng sáng tác quá ít, hoặc không sinh hoạt liên tục, đa số còn lại, đều bước vào thể tài người lính, để thi thố tài năng, giãi bày tâm cảm. (Như những người làm thơ, sớm muộn gì, cũng bước vào thể thơ lục bát vậy).
Ngay Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ thành danh từ những ca khúc mang tính khước từ cuộc chiến miền Nam, cũng đã có ít nhất một ca khúc viết về người lính. Ca khúc “Hát cho một người nằm xuống.” Ông viết ngay sau cái chết của cố Đại tá Không quân Lưu Kim Cương (trong biến cố tết Mậu Thân, 1968).

Tôi không biết vì nội dung ca khúc đã lãng mạn hóa cuộc đời và, cái chết của người lính nêu trên, hay vì lòng cảm thương chân thành của ông dành cho người vừa năm xuống mà, ca khúc ấy, lập tức được quần chúng đón nhận rộng rãi. Tuy ca khúc này không được chính quyền Hà Nội cho phép hát công khai, nhưng ở những họp mặt “tự phát” và, nhất là ở hải ngoại, “Hát cho một người năm xuống” vẫn được trình bày, đón nhận như một trong những rung cảm nhân bản nhất của sự nghiệp âm nhạc của họ Trịnh:

“Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây
Đã vui chơi trong cuộc đời nầy
Đã bay cao trong vòm trời đầy
Rồi nằm xuống, không bạn bè, không có ai
Không có ai, từng ngày, không có ai đời đời
Ru anh ngủ vùi, mùa mưa tới trong nghĩa trang này có loài chim thôi!...”

Trước Trịnh Công Sơn nhiều chục năm, nhạc sĩ Phạm Duy cũng đã lãng mạn hóa hình ảnh người thương binh miền Nam trong ca khúc “Ngày trở về.” Nội dung ca khúc mang tính biểu tượng, nhưng đó là một trong những ca khúc viết về người lính, tạo được những đợt sóng xúc động không nhỏ trong tâm hồn người nghe:

“…Mẹ lần mò, ra trước ao
Nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ
Tiếc rằng ta, đôi mắt đã lòa vì quá đợi chờ

(…)
“Ngày trở về, có anh nông phu chống nạng cày bừa
Vì thương yêu anh nên ngày trở về
Có con trâu xanh hết lòng giúp đỡ…”

Cũng vậy, với nhạc sĩ Tuấn Khanh là ca khúc “Hoa soan bên thềm cũ,” thời chiến tranh chưa bộc phát dữ dội ở miền Nam. Đó là tương quan đằm thắm giữa người lính và người dân:

“…Tới trước ngõ cũ nghe kể rằng:
Giặc tràn qua thôn xóm
Gieo bao đau thương bao điêu tàn
từ ngày anh vắng xa.
Nay qua đau thương, yên bình rồi,
Tình ta lên hương ngát
Như hương hoa soan vang bên thềm
Nhẹ nhàng như ngát say…”

Cùng “game” màu ấy, chúng ta có ca khúc “Tình quê hương,” nhạc sĩ Đan Thọ phổ thơ Phan lạc Tuyên:

“Anh về qua xóm nhỏ,
Em chờ dưới bóng dừa.
Nắng chiều lên mái tóc,
Tình quê hương đơn sơ.

Quê em nghèo, cát trắng,
Tóc em lúa vừa xanh.
Anh là người lính chiến,
Áo bạc màu đấu tranh…”

Ngay nhạc sĩ Phạm Đình Chương, người nổi tiếng với những tình khúc chất ngất đam mê, hoặc vĩ đại như trường ca “Hội trùng dương,” cũng có không ít những sáng tác viết về người lính miền Nam. Thí dụ ca khúc “Anh đi chiến dịch”:

“Anh đi chiến dịch xa vời,
lòng súng nhân đạo cứu người lầm than.
Thương dân nghèo ruộng hoang cỏ cháy.
Thấy nỗi xót xa của kiếp đoạ đầy anh đi.

“Không quên lời xưa đã ước thề,
dâng cả đời trai với sa trường.
Nam nhi cổ lai chinh chiến hề,
nào ai ngại gì vì gió sương.
Hôm nay ruộng đồng trong chiến dịch,
kìa sáu chốn miền Đồng Nai lên niềm tin.
Nghe như lúa reo đời sống lành,
nghe như đất vui nhịp quân hành…”

Khi cuộc chiến miền Nam có những chỉ dấu gia tăng cường độ và, nhất là sau khi chính phủ ban bố tình trạng tổng động viên thì, nền tân nhạc Việt Nam lại càng có thêm nhiều những ca khúc phản ảnh ưu tư, hàm chứa những câu hỏi lớn về chiến tranh, thân phận sinh, tử bất trắc của người lính.
Điển hình như một số sáng tác của Nguyễn Văn Đông:

“Anh đến thăm, áo anh mùi thuốc súng
Ngoài mưa khuya lê thê, qua ngàn chốn sơn khê
Non nước ơi, hồn thiêng của núi sông
Kết trong lòng thế hệ, nghìn sau nối nghìn xưa

“Bao ước mơ giữa khung trời phiêu lãng,
Chờ mùa Xuân tươi sáng, nhưng mùa thắm chưa sang
Anh đến đây, rồi anh như bóng mây,
Chốn phương trời ấm lạnh hòa chung mái nhà tranh…”
(Trích “Mấy dặm sơn khê”)

Hay “Phiên Gác đêm xuân” cũng của Nguyễn Văn Đông:

“Đón Giao Thừa một phiên gác đêm,
Chào xuân đến súng xa vang rền.
Xác hoa tàn rơi trên báng súng,
Ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi!

“Bấy nhiêu tình là bao nước sông,
Trời thương nhớ cũng vương mây hồng.
Trách chi người đem thân giúp nước,
Đôi lần nhớ bâng khuâng, gượng cười hái hoa xuân…”

Cũng có tác giả đề cập tới cuộc đời của người lính một cách trần trụi không son phấn, như ca từ trong ca khúc “Kẻ ở miền xa” của Trúc Phương:

“…Đơn vị thường khi nằm trên đất giặc
Thèm trong hãi hùng tiếng hát môi em
Tiếng hát ngọt mềm…
Người nâng lính khổ viết bởi câu ca,
vì tiền hay thiết tha?

“Xin đối diện một lần bên tôi
Cho tôi yêu bằng hình hài đó không thôi
Đến với tôi, hãy đến với tôi
Đừng yêu lính bằng lời!...”

Nhưng số ca khúc “Kẻ ở miền xa” có thể đếm trên đầu ngón tay, trong khi những ca khúc phản ảnh tinh thần thanh niên miền Nam bị động viên, ra chiến trường mà, vẫn bình thản chấp nhận thì, gần như không ai có thể đếm hết được. Cụ thể như ca khúc “Chúng mình ba đứa” của Song Ngọc và Hoài Linh:

“Mình có ba người, vừa đúng nét đôi mươi
Những chiều mây lưng đồi, tầm mắt hướng xa xôi,
Ngày sau một hai trong ba đứa không chung đường
Chắc nhớ nhau nhiều lắm

“Người lướt mây trời, vui kiếp sống không trung
Với một kẻ đi tìm vào sóng nước mênh mông
Còn riêng mình tôi vai ba lô về khu chiến
Nghe đường dài thêm…”

Nhưng, người có cả một gia tài ca khúc viết về người lính (bên cạnh tình ca), tôi e rằng không ai giầu có hơn cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.

Du Tử Lê

http://dutule.com/D_1-2_2-105_4-4900/hinh-anh-nguoi-linh-trong-20-nam-tan-nhac-mien-nam.html

NHỮNG BỨC HÌNH ĐẸP THẾ GIỚI CHÀO ĐÓN GIÁNG SINH

Ở nhiều nơi trên thế giới, những cây thông Noel đã được thắp sáng và các bản nhạc Giáng sinh đã rộn ràng khắp mọi ngõ ngách.
Những bức hình đẹp Thế giới chào đón giáng sinh, Du lịch, du lich, du lich viet nam, du lich the gioi, du lich 2012, kinh nghiem du lich, du lich chau au, du lich chau a, kham pha the gioi, dia diem du lich, the gioi don giang sinh, noel
Tháp Eiffel ở thủ đô Paris (Pháp) được trang hoàng rực rỡ.
Những bức hình đẹp Thế giới chào đón giáng sinh, Du lịch, du lich, du lich viet nam, du lich the gioi, du lich 2012, kinh nghiem du lich, du lich chau au, du lich chau a, kham pha the gioi, dia diem du lich, the gioi don giang sinh, noel
Đại lộ Champs Elysees, Paris (Pháp) mùa Noel luôn rực rỡ ánh đèn.
Những bức hình đẹp Thế giới chào đón giáng sinh, Du lịch, du lich, du lich viet nam, du lich the gioi, du lich 2012, kinh nghiem du lich, du lich chau au, du lich chau a, kham pha the gioi, dia diem du lich, the gioi don giang sinh, noel
Cây thông khổng lồ phía trước cổng Brandenburg (Đức).
Những bức hình đẹp Thế giới chào đón giáng sinh, Du lịch, du lich, du lich viet nam, du lich the gioi, du lich 2012, kinh nghiem du lich, du lich chau au, du lich chau a, kham pha the gioi, dia diem du lich, the gioi don giang sinh, noel
Bến cảng Skeppsbron ở thủ đô Stockholm, Thụy Điển trước lễ Giáng sinh
Những bức hình đẹp Thế giới chào đón giáng sinh, Du lịch, du lich, du lich viet nam, du lich the gioi, du lich 2012, kinh nghiem du lich, du lich chau au, du lich chau a, kham pha the gioi, dia diem du lich, the gioi don giang sinh, noel
Khối hình nghệ thuật sắp đặt bằng ánh sáng, thay thế những cây thông Noel truyền thống ở quảng trường Grand Place, Brussels (Bỉ).
Những bức hình đẹp Thế giới chào đón giáng sinh, Du lịch, du lich, du lich viet nam, du lich the gioi, du lich 2012, kinh nghiem du lich, du lich chau au, du lich chau a, kham pha the gioi, dia diem du lich, the gioi don giang sinh, noel
Cây thông Oslo ở quảng trường Trafalgar, London (Anh). Đây là quà tặng của người dân Na Uy gửi tới nước Anh hơn 60 năm về trước vì sự ủng hộ trong thế chiến thứ 2.
Những bức hình đẹp Thế giới chào đón giáng sinh, Du lịch, du lich, du lich viet nam, du lich the gioi, du lich 2012, kinh nghiem du lich, du lich chau au, du lich chau a, kham pha the gioi, dia diem du lich, the gioi don giang sinh, noel
Quảng trường Đỏ, Moscow (Nga).
Những bức hình đẹp Thế giới chào đón giáng sinh, Du lịch, du lich, du lich viet nam, du lich the gioi, du lich 2012, kinh nghiem du lich, du lich chau au, du lich chau a, kham pha the gioi, dia diem du lich, the gioi don giang sinh, noel
Cây thông Noel ở trung tâm Rockefeller, New York được thắp sáng trong ngày 28/11.
Những bức hình đẹp Thế giới chào đón giáng sinh, Du lịch, du lich, du lich viet nam, du lich the gioi, du lich 2012, kinh nghiem du lich, du lich chau au, du lich chau a, kham pha the gioi, dia diem du lich, the gioi don giang sinh, noel
Tháp Tokyo (Nhật) lung linh ánh đèn.
Những bức hình đẹp Thế giới chào đón giáng sinh, Du lịch, du lich, du lich viet nam, du lich the gioi, du lich 2012, kinh nghiem du lich, du lich chau au, du lich chau a, kham pha the gioi, dia diem du lich, the gioi don giang sinh, noel
Cây thông "bảy sắc cầu vồng" lạ mắt ở Selangor, Malaysia.
Những bức hình đẹp Thế giới chào đón giáng sinh, Du lịch, du lich, du lich viet nam, du lich the gioi, du lich 2012, kinh nghiem du lich, du lich chau au, du lich chau a, kham pha the gioi, dia diem du lich, the gioi don giang sinh, noel
Pháo hoa rực sáng trên mặt hồ Lagoa, phía dưới là cây thông Noel đã được thắp sáng rực rỡ ở thủ đô Rio de Janeiro (Brazil)

Theo: 24h

THĂM LÀNG CỦA ÔNG GIÀ NOEL

Bạn sẽ được gặp ông già Tuyết bằng xương bằng thịt và được tham quan nơi làm việc cũng như xưởng đóng đồ chơi khổng lồ.
Ông già Noel là nhân vật đóng vai trò như là một nhân tố gắn liền với mùa lễ Giáng sinh, giống như cây thông Noel. Lapland - khu vực thuộc cực Bắc Phần Lan - được cho là nơi cư ngụ của ông già Noel.
Cứ vào mỗi dịp Giáng sinh, Lapland lại tấp nập khách du lịch tới đây nghỉ lễ. Và đặc biệt, nếu đã đặt chân đến thủ đô Rovaniemi của Lapland, bạn sẽ được gặp ông già Noel quanh năm, chứ không phải đợi đến Giáng sinh.
Nhiều người tin rằng, ông già Noel đầu tiên sống bí mật ở phía Đông Lapland, Phần Lan, trong rặng núi Korvatunturi là vào những năm 1920.
Korvatunturi cao 483 m, nằm ở biên giới Phần Lan và Nga ở tít cao đầu mút của Bắc Cực, cực kỳ lạnh lẽ, xa xôi và cách biệt đến độ khó ai có thể chạm đến.
Vì ngọn núi Korvatunturi mang hình dáng của cái tai nên ông già Noel có thể lắng nghe được mong ước của trẻ em trên khắp thế giới.

Bà già Noel cùng những chú lùn sống ở đó chuẩn bị quà cáp cho ông già Noel đi phân phát khắp thế giới. Ông chu du khắp thế gian mỗi năm một lần trên chiếc xe do những chú tuần lộc kéo để phân phát quà cho những em bé ngoan vào dịp lễGiáng sinh.
Ông nhận được rất nhiều thư từ trẻ em khắp thế giới. Và mỗi đêm Giáng sinh, ông lại bắt đầu cuộc hành trình của mình với cỗ xe kéo bởi tám con tuần lộc để mang quà và đồ chơi cho các thiếu nhi.
Và thế là để tận dụng những câu chuyện hấp dẫn ấy, các cư dân ở Lapland đã xây dựng địa danh theo đúng câu chuyện về ông già Noel để thu hút du khách.
Ngôi làng có rất nhiều điểm tham quan như ngôi nhà Giáng sinh - nơi du khách có thể tìm hiểu về truyền thống Giáng sinh ở Phần Lan và ở các nước trên khắp thế giới. Bên cạnh đó, du khách có dịp hiểu hơn về nguồn gốc ông già Noel và xưởng sản xuất đồ chơi của chú lùn.
Đến Lapland, bạn sẽ có cơ hội đi trượt tuyết ngồi trên những chiếc xe do những chú chó Bắc Cực hay tuần lộc kéo. Ở đây có hẳn nhiều cuộc thi về đua tuần lộc, cuộc đua lớn nhất diễn ra vào tháng 3 và tháng 12.
Du khách tới Lapland vào đúng dịp Giáng sinh còn được tham gia một cuộc thi cực thú vị. Các thí sinh phải mang trang phục ông già Noel và chạy bộ qua các khu vực khác nhau của thị trấn để về đích. Ai về sớm nhất sẽ giành được một giấy chứng nhận từ văn phòng của ông già Noel.
Ngoài ra, Lapland còn nhiều khu vực hấp dẫn khác như, lâu đài tuyết, khách sạn ông già Noel với tiêu chuẩn 4 sao hay đến thăm vườn thú Ranua ở Lapland và chụp hình với tuần lộc, gấu trắng, linh miêu và những loại thú quý hiếm khác ở Bắc Cực.
Một điều đặc biệt nữa mà hầu hết du khách đến đây đều muốn làm là đặt chân qua lằn sơn trắng vẽ trên đường để khẳng định mình chính thức bước vào vùng cực Bắc.
Đường lằn này đánh dấu vĩ độ bắc mà mặt trời sẽ không mọc vào ngày Đông chí. Qua khỏi đường lằn này xuống phía Nam, những chú lùn và tuần lộc, trợ thủ đắc lực của ông già Noel sẽ không sống sót được, đơn giản chỉ vì không đủ tuyết.
Quả thật, với những điều rất riêng, Lapland xứng đánh là một địa điểm du lịch hàng đầu trên thế giới với hơn 40.0000 du khách đổ về thăm quan mỗi năm.




Theo: TTVN

GIẢI PAINTBALL DÀNH CHO 12 DIỄN ĐÀN NỔI TIẾNG

1. Giải đấu dành cho ai?
Đây là cuộc đấu môn thể thao bắn súng sơn dành cho thành viên các diễn đàn, là công dân Việt Nam, có độ tuổi 18 trở lên, sức khỏe và tinh thần tốt.

2. Thi đấu môn gì?
Môn paintball - bắn súng đạn sơn. Người chơi được phát súng, đạn, trang phục bảo hiểm. Người chơi chia thành các cặp đấu và thi với nhau để chọn ra đội thắng cuộc. Tuyển thủ phối hợp tác chiến với người trong đội loại bỏ đối phương bằng cách bắn trúng họ. Đội nào loại bỏ toàn bộ đối phương khỏi trận chiến sẽ giành chiến thắng.

3. Người chơi có cần có kinh nghiệm về bắn súng sơn hay không?
Không cần thiết. Người chơi chỉ cần có thể lực và tinh thần tốt là có thể tham gia thi đấu. Trước khi giải đấu diễn ra, Ban tổ chức (BTC) sẽ tập huấn cho người chơi cách sử dụng trang thiết bị, luật chơi và quy tắc an toàn.

4. Thành lập đội thi đấu như thế nào?
Đội hình xuất phát cho mỗi đội là 10 người thi đấu chính thức và tối thiểu 2 người dự bị, tối đa 10 người dự bị.

5. Mỗi diễn đàn cử mấy đội tham dự?
Mỗi diễn đàn có thể đăng ký tham gia 2 đội chơi:
- một đội thi đấu tại Sài Gòn: sân paintball tại Q12 (10 + 2 người)
- một đội thi đấu tại Hà Nội: sân paintball tại Mai Dịch (10 + 2 người)

6. Quy chế thi đấu:
Toàn quốc (bao gồm 2 khu vực HN và SG) sẽ có 24 đội tham gia thi đấu với tổng số tuyển thủ là 240 chính thức + 48 dự bị
Tại mỗi khu vực (HN hoặc SG) giải đấu sẽ diễn ra như sau:

- vòng 1: vòng bảng: 12 đội chia thành 4 bảng, mỗi bảng 3 đội, thi đấu vòng tròn tính điểm, chọn ra 1 đội đi tiếp vòng trong. Tại vòng 1, các đội thi đấu theo thể thức WoodBalls (sẽ giải thích bên dưới). Các đội chiến thắng chọn ra 5 người xuất sắc nhất trong số 10 tuyển thủ của mình để đại diện thi đấu vòng trong. Tại TP HCM: bảng 1-2-3-4, tại HN: bảng 5-6-7-8
- vòng 2: vòng loại: 4 đội thi đấu vòng tròn tính điểm, chọn ra 2 đội đi tiếp vào vòng trong. Tại vòng 2, các đội thi đấu theo thể thức SpeedBalls (sẽ giải thích bên dưới)
- vòng 3: vòng chung kết: 2 đội chọn từ khu vực Sài Gòn và 2 đội chọn từ khu vực Hà Nội sẽ cùng gặp nhau tại Đà Nẵng để thi đấu vòng tròn tính điểm. Tại vòng 3 các đội thi đấu theo thể thức SpeedBalls

Mỗi trận đấu giữa 2 đội sẽ diễn ra trong tối đa là 3 hiệp đấu, trong đó đội nào giành chiến thắng trong 2 hiệp sẽ chiến thắng.

7. Giải thích thể thức thi đấu:
Woodballs: mỗi cặp đội bao gồm mỗi bên 10 tuyển thủ, thi trên sa hình chướng ngại vật tự nhiên (rừng cây, mô đất, công sự...).
Speedballs: mỗi cặp đội bao gồm mỗi bên 5 tuyển thủ, thi trên sân phao chuyên dụng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Mỗi trận đấu sẽ có 10 trọng tài để đảm bảo kết quả công bằng và đúng luật chơi theo tiêu chuẩn quốc tế

8. Chi phí tham dự:
BTC tài trợ toàn bộ chi phí tham dự bao gồm:
- tiền thuê trang thiết bị (súng, đồ bảo hộ)
- tiền thuê sân đấu + trọng tài
- tiền đạn sơn
- tiền di chuyển ra Đà Nẵng thi đấu vòng chung kết
- tiền ăn + khách sạn tại Đà Nặng cho 4 đội thi chung kết

Lịch cụ thể đối với đội thi chung kết như sau:
- ngày 15/6/2013: nhận phòng khách sạn
- chiều tối ngày 15/6/2013: cùng tham dự bữa tối giao lưu giữa các tuyển thủ, BTC mời (nếu có người thân tham dự cùng thì đăng ký với BTC và đóng phí theo quy định)
- sáng ngày 16/6/2013: ăn sáng tại KS
- từ sáng đến chiều ngày 16/6/2013: thi đấu chung kết, phuc vụ cơm trưa miễn phí cho các tuyển thủ
- chiều ngày 16/6/2013: ăn chiều giao lưu, BTC mời.

BTC thu tiền thế chân mỗi tuyển thủ chính thức 300.000 đồng. Số tiền này sẽ hoàn lại sau khi đội bị loại hoặc giải đấu kết thúc. Số tiền này bị khấu trừ nếu tuyển thủ làm hư hỏng trang thiết bị hoặc vi phạm quy chế giải.

9. Giải thưởng:
- đội vô địch: một chuyến du lịch Đông Nam Á (dự kiến là Cambodia)
- đội hạng nhì: một chuyến du lịch trong nước
- đội hạng ba: tặng vật giá trị

giải cổ động viên giành cho đội có số lượng cổ động viên đông nhất tại vòng bảng và vòng loại

10. Lịch thi đấu:
Tất cả các trận đấu được tổ chức vào ngày chủ nhật, thời gian dự kiến như sau:



11. Trách nhiệm của diễn đàn:
- tập hợp đội chơi hợp lệ và nộp danh sách cho BTC, ký kết văn bản ghi nhớ
- hỗ trợ topic về giải đấu để toàn thể thành viên tham gia đọc và bình luận. Bài và ảnh có thể được cung cấp bởi đội ngũ chạy tin chuyên nghiệp của giải hoặc tự thực hiện bởi diễn đàn
- hỗ trợ đăng tin trang chủ tổng hợp kết quả sau mỗi lượt trận

12. Thông tin về BTC:
- Đơn vị tài trợ: DigiOnline
- Đơn vị chịu trách nhiệm sân bãi, trang thiết bị tại Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng: Trí Long Paintball
- Đơn vị tổ chức sự kiện: HDvietnam.com

13. Các diễn đàn đã xác nhận tham dự cuộc chơi (sắp xếp ngẫu nhiên):
hdvietnam
vnav
voz
otosaigon
otofun
hdvnbits
vn-zoom
diendantinhoc
zing
gamevn
vnphoto

14. Tuyển quân:
Từ hôm nay đến hết ngày 30/11/2012, các diễn đàn tham gia phải hoàn thành công tác tuyển quân tại HCM và HN, theo đó, mỗi đội chơi gồm tối thiểu 12 người và tối đa 20 người.

15. Đăng ký:
Trước ngày 2/12/2012, các diễn đàn phản hồi BTC 2 thông tin sau:
- số đội có khả năng tham gia tại HN: 0, 1 hay 2 đội
- số đội có khả năng tham gia tại HCM: 0, 1 hay 2 đội
BTC sẽ ngay sau đó sẽ xác nhận thông tin: diễn đàn abc tham gia x đội tại HCM, y đội tại HN, dựa trên kết quả đăng ký của các diễn đàn.

16. Ghi danh:
Vào ngày 2/12/2012, các diễn đàn cử đại diện ký biên bản ghi nhớ với BTC về giải đấu, cam kết đội chơi

17. Tập huấn
Từ ngày 9/12/2012 đến ngày 23/12/2012: các diễn đàn đăng ký BTC để sắp xếp lịch tập huấn. Theo đó, buổi tập huấn miễn phí sẽ giúp các thành viên làm quen và sử dụng trang thiết bị, học luật chơi và các quy tắc an toàn. Tại buổi tập huấn, mỗi đội sẽ được miễn phí 100 viên đạn.

18. Bốc thăm chia bảng:
Ngày 30/12 đại diện các đội thực hiện bốc thăm chia bảng, thời gian và địa điểm cụ thể sẽ thông báo sau

19. Những điều người chơi cần biết:
- tại vòng bảng, mỗi đội đấu 3 trận, mất nửa ngày chủ nhật, tại vòng loại, mỗi đội đấu 3 trận, mất 3 nửa ngày CN khác nhau, nếu vào chung kết, mỗi đội đấu 3 trận, mất 2 ngày CN, trong đó có 1 ngày tại Đà Nẵng
- tại vòng bảng và vòng loại, mỗi người chơi được phát 150 viên đạn mỗi hiệp. Tại vòng chung kết, mỗi người chơi được phát 300 viên đạn mỗi hiệp. Nếu hiệp trước bắn không hết được cộng dồn vào hiệp sau. Khi đã thi đấu xong, số đạn còn lại sẽ được BTC thu hồi.
- mỗi tuyển thủ chỉ được đăng ký đại diện cho 1 diễn đàn duy nhất và thi đấu cho diễn đàn đó. Tuyển thủ phải là thành viên chính thức của diễn đàn, phải trình CMND và ký cam kết tuân thủ quy tắc an toàn của giải đấu.
- Mỗi đội đấu phải có 1 đội trưởng, người đội trưởng chịu trách nhiệm làm cầu nối giữa BTC và thành viên trong đội, chịu trách nhiệm về phổ biến thông tin cho đội.
- Sau khi vượt qua vòng bảng, đội tự bầu ra 5 tuyển thủ đại diện cho đội để đi tiếp vào vòng trong
- Khi đội lọt vào chung kết, BTC sẽ lo liệu chỗ ăn ở cho 6 tuyển thủ (bao gồm 5 tuyển thủ chính thức và 1 đại diện diễn đàn hoặc tuyển thủ dự bị). BTC hỗ trợ tiền di chuyển cho 6 người bằng tiền mặt với số tiền cho mỗi người tương đương 1 vé xe lửa khứ hồi đến ga Đà Nẵng. Đội tự tự lo phần di chuyển cho mình để đảm bảo có mặt tại Đà Nẵng trước 16.00 ngày 15/6/2013
- Các đội tham dự có thể mang người thân theo nhưng tự túc chi phí di chuyển và ăn ở cho người thân của mình
- Giải thưởng chung cuộc chỉ phát cho 5 tuyển thủ tham gia thi đấu chính thức

20. Trang thiết bị
- Súng sơn dùng trong giải là súng cơ, nhãn hiệu Azodin Kaos, dùng với bình khí nén HPA. Người chơi có thể thay đổi nòng, hộp tiếp đạn và bình khí nén tùy ý. Tất cả súng được đo sơ tốc đầu nòng để đảm bảo không vượt quá 300 FPS.
- Đạn tiêu chuẩn và đồng nhất đối với các đội chơi, loại .68, được cung cấp bởi Trí Long
- Kính bảo hộ phải là loại chuyện dụng dùng cho bắn súng sơn, có thể tự trang bị nếu đạt chuẩn hoặc được cung cấp bởi sân đấu Trí Long
- Quần áo bảo hộ được cung cấp bởi sân đấu Trí Long

21. Cơ chế tính điểm:
- Đội thắng được 3 điểm, hòa được 1 điểm, thua được 0 điểm
- Trong trường hợp bằng điểm, các độ phân định thắng thua bằng chi số Survival Rating được tính dựa trên số người sống sót sau mỗi hiệp đấu theo công thức sau:
SR = tổng số người sống sót sau các hiệp đấu / tổng số hiệp đấu
- Nếu xét tới chỉ số SR mà vẫn chưa phân thắng bại, 2 đội sẽ được bố trí đấu 1 trận play-off để chọn trực tiếp theo luật: đội giành chiến thắng 2 hiệp sẽ thắng.

22. Giải thưởng dành cho cộng đồng:
- giải cổ động viên ấn tượng: trước mỗi trận đấu, đội chụp hình lưu niệm với cổ động viên. Sau vòng bảng, đội nào có nhiều cổ động viên trên hình chụp nhất sẽ giành giải này. Phần thưởng là 20 chiếc USB TVZone được trao cho ban điều hành diễn đàn để thưởng cho anh em cổ động viên.
- Giải đố vui trúng thưởng: trao cho mỗi diễn đàn 2 chiếc TVZone và 20 voucher giảm giá 50% khi mua TVZone. Thể lệ công bố sau

23. Quyền lợi của BTC:
- Sở hữu bản quyền toàn bộ các video về giải đấu
- Được quyền sở hữu hình ảnh tuyển thủ và trận đấu mà không cần phải xin phép trước

24. Truyền thông:
- Toàn bộ các trận đấu của giải đấu được phát trên kênh Special TV của TVZone, riêng trận chung kết sẽ được truyền hình trực tiếp.
- các báo đài sẽ đưa tin về sự kiện này, các tuyển thủ và cổ động viên sẵn sàng tinh thần được phỏng vấn và xuất hiện trên màn ảnh nhỏ.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Soạn Giả Viễn Châu

MẤY DÒNG TIỂU SỬ:

Huỳnh Trí Bá là tên thật của NSƯT Bảy Bá, tức soạn giả Viễn Châu. Ông sinh năm 1924 trong một gia đình nho học trung nông tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Khi còn học ở trường, ông đã mê đờn ca, cả tân lẫn cổ, thường có mặt trong các buổi đờn ca tài tử, hoặc cùng bạn bè tổ chức đờn ca.

Sự hiểu biết về bài bản cải lương là do ông học lóm chương trình ca cổ ở các dĩa nhựa và đài phát thanh, ngoài ra, ông được dịp làm quen, học hỏi nhiều về đờn ca với nghệ sĩ ở đoàn hát thời xưa như Văn Võ hí ban, bầu Lúa, bầu Phục, bầu Hùng mỗi khi đến địa phương lưu diễn. Đến năm 19 tuổi, ông đàn thạo các loại đàn tranh, violon, guitar và được nhiều người khen ngợi. Ham vui, ông bỏ nhà lên Sài Gòn tìm đến các ban nhạc lừng danh lúc bấy giờ. Nhờ tài hoa nên ông có mặt trong một dàn nhạc cùng với rất nhiều nhạc sĩ tài danh lúc đó như Jean Tịnh (violon), Bảy Hàm (đàn cò), Hai Biểu (tranh), Chín Hòa (kìm)..., là một ban cổ nhạc có tiếng ở đài phát thanh bấy giờ, đàn cho các danh ca lúc đó như: Cô Năm Cần Thơ, Ngọc Nữ, Ba Vĩnh Long, Tư Bé,... Cái tên Bảy Bá được biết từ lúc đó.

Một kỷ niệm đáng nhớ của NS Bảy Bá trong những năm đầu vào nghề: ông thường lui tới những nơi có đờn ca tài tử và quen biết với nhạc sĩ Mười Còn, lúc đó đang đờn cho đoàn Việt kịch Năm Châu. Bất ngờ, trước chuyến lưu diễn ra Hà Nội, nhạc sĩ đàn tranh của đoàn bị bệnh, NS Mười Còn thuyết phục Bảy Bá theo đoàn đi lưu diễn suốt hai tháng rưỡi... nhưng khi vừa về tới Sài Gòn thì một người anh của ông là Huỳnh Thanh Tòng bắt ông về quê, không cho theo đoàn hát nữa...

GIAN NAN BƯỚC CHÂN NGƯỜI NHẠC SĨ

Năm 1946 gia đình ông tham gia kháng chiến, nhưng chỉ một năm sau đó, người anh tên Thanh Tòng của ông bị bắt và chết trong tù, ông phải bỏ xứ trốn lên Sài Gòn, tìm đến đoàn Năm Châu (lúc này đổi tên là đoàn Con Tằm) để tiếp tục làm nghề; nhưng không lâu sau đó ông bị địch bắt, bị tra tấn dã man suốt 18 ngày. Không khai thác được gì, chúng đày ông đi Cẩm Giang. Năm 1949, do bọn lính canh sơ hở, ông trốn thoát và trở về Sài Gòn, lại tìm đến đoàn Con Tằm với cái tên Trương Văn Bảy.

MỘT SỰ NGHIỆP ĐỒ SỘ CÓ TỪ NIỀM ĐAM MÊ

Trong nghề, NS Bảy Bá được các nghệ sĩ đàn anh tận tình giúp đỡ, trong đó có NSND Năm Châu và vợ-NS Kim Cúc. Tuy nhiên, bản thân ông còn có một niềm đam mê cháy bỏng, một trái tim đa cảm và một năng lực sáng tác dồi dào. Hơn 60 năm cầm đàn, cầm bút, sự nghiệp sáng tác của ông đã có hơn 70 vở tuồng và hơn 2.000 bản vọng cổ! Cho tới nay, dù đã bước qua cái tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng ông vẫn miệt mài sáng tác, như con tằm chăm chỉ nhả những đường tơ óng ả cho đời.

Trong sự nghiệp sáng tác đáng nể trọng đó, NS Bảy Bá, soạn giả Viễn Châu còn là cha đẻ của bản tân cổ giao duyên (TCGD). Ông đã nói về những gian nan trong quá trình hình thành bài TCGD: "Lúc đầu có nhiều người không đồng ý, không chịu đưa bản nhạc cho tôi sáng tác lời vọng cổ. Thế là với hiểu viết về âm nhạc của mình, tôi đã tự mày mò viết lấy. Tôi cũng không ngờ khi ra đời, TCGD lại được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Sau này, nhiều nhạc sĩ mới tin tưởng đưa sáng tác của mình cho tôi viết lời vọng cổ...". Thế mới thấy, niềm đam mê âm nhạc (cả tân lẫn cổ) từ thuở thiếu niên đã giúp ông tạo nên một "kỳ duyên" cho hai loại hình tưởng chừng đối nghịch nhau.

Nhiều vở tuồng của ông cho tới nay vẫn được người xem nhắc nhở như: "Nát cánh hoa rừng" (vở đầu tay), "Đường ra biên ải", "Đời cô Nga", "Người mẹ mù", "Viên ngọc rắn thần", "Hoa Mộc Lan", "Con gái Hoa Mộc Lan"... Nhiều kịch bản của ông không chỉ được các đoàn đón dựng mà còn được thu vidéo, audio. Đặc biệt kịch bản "Tình mẫu tử" của ông sáng tác trên 20 năm, vừa được nhóm nghệ sĩ U50, U60 "Những dấu ấn không phai"-Nhà hát Trần Hữu Trang trình diễn và đã thu hút rất đông đảo người xem.

NGƯỜI TẠO DANH CHO NGHỆ SĨ

Năm 1959, nhân đi nghe ca ở quán, ông chú ý tới lối ca của NS Văn Hường. Thế rồi ông có sáng kiến viết bài vọng cổ hài cho Văn Hường thu đĩa. Sáng kiến này tạo sự mới mẻ và gây tiếng vang lớn về bản vọng cổ hài hước, đưa Văn Hường trở thành một ca sĩ vọng cổ hài duyên dáng và độc đáo. Đến nay nhiều người còn nhớ những bài: "Tôi đi làm rể", "Ba chàng rể quý", "Tư Ếch đi Sài Gòn", "Vợ tôi tôi sợ", "Văn Hường nể vợ", "Tâm sự Văn Hường", "Vợ tôi nói tiếng Tây",...

Từ năm 1964, ông mạnh dạn làm một cuộc giao duyên giữa nhạc tân và nhạc cổ. Bản đầu tiên "Chàng là ai?"(Tân nhạc của Nguyễn Hữu Thiết), bản nhạc này do nữ NS Lệ Thủy ca. Ngay lập tức ông thành công với thể loại này vì đĩa bán rất chạy. Dù lúc đó có ý kiến không đồng tình với sự "giao duyên" này, nhưng nhiều thính giả ưa thích nên các hãng đĩa thay nhau ký hợp đồng mời soạn giả Viễn Châu cộng tác. Một số đoàn hát lúc đó cũng theo "mốt" TCGD mà thêm vào khi diễn viên ca vọng cổ.

Thời kỳ bản vọng cổ lên ngôi, các danh ca được người xem ưa thích nhờ làn hơi đẹp, mượt mà, nhưng nội dung bản vọng cổ cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho người nghệ sĩ thể hiện giọng ca của mình. Soạn giả Viễn Châu được mệnh danh là "người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được đông đảo người xem yêu thích, như: Mỹ Châu với bài "Hòn vọng phu", Tấn Tài với "Mùa xuân của mẹ", Út Trà Ôn với "Tình anh bán chiếu", Bạch Tuyết với "Hai sắc hoa Ti-gôn", Thanh Nga với "Nguyệt Kiểu xuất gia" và "Hai lối mộng",... Sau giải phóng, tác phẩm của ông vẫn được nhiều người ưa thích với các danh ca khó có người thay thế như: "Người mẹ miền Nam" (NS Thanh Nga), "Tiếng chày trên sóc Bom Bo" (Thanh Kim Huệ), "Nửa mảnh khăn rằn" (Út Bạch Lan),...

* * *

Soạn giả Viễn Châu được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú vào năm 1988. Vinh dự đó như một sự khích lệ cho ông tiếp tục sáng tác. Tuy nhiên, điều luôn làm ông cảm thấy phấn khích chính là những người làm nghề, những nghệ sĩ quanh ông vẫn cần sáng tác của ông. Đó niềm vui khi thấy mình vẫn còn có ích cho mọi người, vẫn còn được góp sức làm vui cho đời.

http://www.saigongate.com/tac-gia.aspx?id=853

Nghệ sĩ mừng thọ “vua vọng cổ” Viễn Châu

Sáng 20-10, Lễ mừng thọ “vua vọng cổ” Viễn Châu do các nghệ sĩ chương trình “Làn điệu phương nam” (Trung tâm Tổ chức Biểu diễn và Điện ảnh TPHCM) đã tổ chức tại Nhà hát Thành Phố.
Đông đảo các nghệ sĩ như NSƯT Út Bạch Lan, NSƯT Phương Quang, NS Hồng Nga, NSƯT Phương Hồng Thủy, NS Kiều Phượng Loan, Cẩm Thu, Ngân Tuấn, Chung Tử Long, Hồng Hạnh, Nguyễn Minh Trường… đến chúc thọ soạn giả Viễn Châu (tức NSƯT đàn tranh Bảy Bá), 89 tuổi.


NSƯT Phương Quang, NS Kiều Sương, NS Phùng Ngọc Bảy, NS Hồng Nga, GSTS Trần Văn Khê chúc thọ soạn giả Viễn Châu
Trong buổi lễ, soạn giả Viễn Châu cùng cùng GS-TS Trần Văn Khê, NS Hồng Nga trò chuyện kể lại nhiều kỷ niệm vui của cuộc đời sáng tác.
Rời quê hương Trà Vinh từ năm 18 tuổi, ông đã lên Sài Gòn lập nghiệp và học hỏi đờn ca tài tử qua các ban nhạc nổi tiếng. Năm 1950 ông được soạn giả NSND Nguyễn Thành Châu (Năm Châu) động viên sáng tác kịch bản, ông đã viết vở Nát cánh hoa rừng, kịch bản đầu tay khởi nghiệp viết kịch bản cải lương.
Soạn giả Viễn Châu đã sáng tác hơn 2000 bài vọng cổ và 70 kịch bản cải lương nổi tiếng. Công chúng nhớ đến ông qua các bài ca cổ bất hủ: Tình anh bán chiếu, Tần Quỳnh khóc bạn, Mổ tim Tỷ Cang, Áo tình đắp mộ người yêu, Lá trầu xanh, Nhớ mẹ, Em bé đánh giày, Sầu vương ý nhạc…
Về kịch bản cải lương, ông đã viết các vở: Nát cánh hoa rừng, Hoa Mộc Lan, Tình mẫu tử, Vụ án Huỳnh Thổ Cang… đem lại doanh thu và tiếng vang nghệ thuật cho nhiều đoàn hát.


Siêu mẫu Vũ Mạnh Hiệp (2011) và diễn viên điện ảnh Trịnh Kim Chi dìu GSTS Trần Văn Khê đến chúc thọ soạn giả Viễn Châu
Hai siêu mẫu Trương Ngọc Tình (2010), Vũ Mạnh Hiệp (2011) cùng diễn viên điện ảnh Trịnh Kim Chi làm MC chương trình. Nghệ sĩ hài Hữu Châu, Minh Nhí đã dàn dựng liên khúc bài bản cải lương Mừng thọ soạn giả Viễn Châu để 40 học viên lớp đào tạo diễn viên Nhà hát kịch Hồng Vân biểu diễn mở màn chương trình.
Chương trình Lễ mừng thọ soạn giả Viễn Châu sẽ được SCTV 1 phát sóng vào cuối tháng 10.


Siêu mẫu Vũ Mạnh Hiệp, NS hài Minh Nhí, diễn viên Trịnh Kim Chi, NS hài Hữu Châu và siêu mẫu Trương Ngọc Tình
trước giờ ra sân khấu trong lễ mừng thọ soạn giả Viễn Châu


NS Cẩm Thu, bé Minh Triết và NS Chấn Cường trong trích đoạn “Đời cô Lựu” mừng thọ Soạn giả Viễn Châu


NS Hữu Châu chuẩn bị một tháp bánh thọ 89 bánh, mừng thọ soạn giả Viễn Châu


NS Ngân Tuấn và Cẩm Thu mừng thọ soạn giả Viễn Châu với trích đoạn “Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga”


NSƯT Phương Hồng Thủy biểu diễn “Lá trầu xanh” do soạn giả Viễn Châu sáng tác


NS Kiều Phượng Loan và Huỳnh Tấn Phong diễn trích đoạn “Tô Ánh Nguyệt” chúc thọ soạn giả Viễn Châu
Theo: Thanh Hiệp (Người Lao Động)