Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2011
Bùi Giáng, thi sĩ kỳ dị - Kỳ 9: Một năng lực phi thường của kẻ suốt ngày rong chơi
Con người rong chơi suốt ngày này đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đáng kinh ngạc. Tổng số sách Bùi Giáng viết hoặc dịch đã được in lên tới trên dưới 70 cuốn. Làm sao ông có thể tạo ra một khối lượng tác phẩm đồ sộ như vậy trong khi không ai thấy ông làm việc cả? Do Bùi Giáng viết với tốc độ quá nhanh chăng? Quả là như vậy thật. Câu chuyện do một nhà văn gần gũi với Bùi Giáng trước năm 1975 kể sau đây quả là kỳ lạ.
Nhà văn này cho biết, khi một tạp chí văn học thực hiện số chuyên đề về Bùi Giáng vào năm 1973, ông được phân công giới thiệu những bài thơ mới nhất mà Bùi Giáng sáng tác. Những bài vở khác của số tạp chí đó đã được những người khác thực hiện xong, chỉ còn chờ đợi những bài thơ của Bùi Giáng thôi. Nhưng Bùi Giáng sống rày đây mai đó, không có một địa chỉ nào cố định, biết ông ở nơi đâu mà tìm. Thật là nan giải. Đang loay hoay chưa biết kiếm tìm ở đâu thì thi sĩ bất ngờ ghé vào tòa soạn. Trước mắt mọi người là một bộ da bọc xương trong quần áo rộng thùng thình, một mái tóc dài đạo sĩ rối như tổ quạ, một cái túi vải cộng với một cây gậy. Nhà văn mỉm cười kéo Bùi Giáng ra trước tòa soạn chụp chung một tấm hình làm kỷ niệm rồi mới hỏi xin ông những bài thơ mới nhất. Bùi Giáng gật đầu đồng ý liền.
Tưởng rằng Bùi Giáng sẽ lấy những bài thơ đã chép sẵn ở túi vải ra hoặc nếu không có sẵn thì ông nói để chờ ông về nhà lấy đem tới liền hoặc là ông sẽ khất hôm sau đem thơ đến. Nhưng tất cả mọi dự đoán đều không đúng. Bùi Giáng chỉ hỏi mượn tòa soạn một cây bút, xin một xấp giấy và một... chai bia. Xong rồi ông bắt đầu ngồi xuống bàn. Và ông viết. Không phải là ông ngồi nhớ để chép lại những bài thơ làm từ hôm qua hôm kia hoặc tuần trước, mà là ông ngồi để sáng tác thơ ngay tại chỗ.
Bấy giờ mọi người mới kinh ngạc nhìn nét bút, trong tay ông "thoăn thoắt, vùn vụt, nhanh không thể tả", và những câu thơ lần lượt hiện ra trên giấy mà theo lời nhà văn trên là "như thơ không thể từ đầu, từ tim chảy xuống, xa quá, lâu quá, mà ngay từ ngọn bút, từ đầu ngón tay thôi". Chai bia còn sủi bọt thì Bùi Giáng còn ngồi viết không ngừng. Thơ cũng tuôn ra không ngừng trên những trang giấy. Nét chữ cũng nắn nót chỉn chu chứ không phải gạch đi xóa lại. Sau khi chứng kiến "gã phù thủy" Bùi Giáng sáng tác thơ ngay tại chỗ, nhiều người trong tòa soạn bấy giờ mới hiểu được một phần bí ẩn của con người ông. Một người khác chứng kiến chuyện này tâm sự: "Lần đó, tôi đã thấy, đã hiểu tại sao Bùi Giáng cứ cánh bướm rong chơi, cứ phiêu bồng lãng du mà vẫn có ngay nghìn câu một buổi. Đúng là ngủ ra thơ, thở ra thơ, uống la-de, hút thuốc lá ra thơ".
Sau khi sáng tác đủ đơn đặt hàng của tòa soạn, Bùi Giáng uống cạn chai bia, cười và lặp lại ba tiếng cửa miệng "vui thôi mà", rồi đứng lên đi thẳng. Bùi Giáng ra khỏi tòa soạn mà mọi người vẫn còn ngồi ngẩn ra đó, ai nấy đều chưa hết bàng hoàng kinh ngạc.
Quá trình tư duy và lao động sáng tạo trong con người Bùi Giáng như thế nào? Ông đã hình thành những tứ thơ ra sao? Vì sao ông có thể tuôn ra được những câu thơ mà không cần suy nghĩ? Đó là những câu hỏi mà rất nhiều người tò mò muốn biết nhưng có lẽ không ai tìm hiểu được. Ông Huỳnh Ngọc Chiến, một người quen biết với Bùi Giáng kể, một lần nọ có mấy người bạn Quảng Nam cùng ngồi uống cà phê với Bùi Giáng, một người rất ái mộ Bùi Giáng tò mò hỏi ông thường làm thơ như thế nào, thì Bùi Giáng cười và nói: "Qua làm thơ cũng giống như em là kỹ sư mà làm toán lớp ba rứa thôi". Theo ông Huỳnh Ngọc Chiến thì lúc đó Bùi Giáng trả lời rất thành thật, chẳng có một chút biểu hiện cao ngạo nào cả. Vì thế có thể tin lời Bùi Giáng rằng với ông, làm thơ là một công việc dễ dàng, đơn giản như ta làm toán cộng toán trừ, đặt bút vào là làm chứ không cần phải suy nghĩ.
Chính nhờ khả năng viết nhanh đó mà Bùi Giáng đã cho ra đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ như trên. Giai đoạn ra sách nhiều nhất của Bùi Giáng là khoảng từ năm 1964 đến năm 1970. Riêng năm 1969 Bùi Giáng cho ra đời đến mười cuốn sách. Cũng trong những năm này có những người đứng ra thành lập nhà xuất bản với mục đích chủ yếu để in tác phẩm của Bùi Giáng.
Trần Đình Thu
Nhà văn này cho biết, khi một tạp chí văn học thực hiện số chuyên đề về Bùi Giáng vào năm 1973, ông được phân công giới thiệu những bài thơ mới nhất mà Bùi Giáng sáng tác. Những bài vở khác của số tạp chí đó đã được những người khác thực hiện xong, chỉ còn chờ đợi những bài thơ của Bùi Giáng thôi. Nhưng Bùi Giáng sống rày đây mai đó, không có một địa chỉ nào cố định, biết ông ở nơi đâu mà tìm. Thật là nan giải. Đang loay hoay chưa biết kiếm tìm ở đâu thì thi sĩ bất ngờ ghé vào tòa soạn. Trước mắt mọi người là một bộ da bọc xương trong quần áo rộng thùng thình, một mái tóc dài đạo sĩ rối như tổ quạ, một cái túi vải cộng với một cây gậy. Nhà văn mỉm cười kéo Bùi Giáng ra trước tòa soạn chụp chung một tấm hình làm kỷ niệm rồi mới hỏi xin ông những bài thơ mới nhất. Bùi Giáng gật đầu đồng ý liền.
Tưởng rằng Bùi Giáng sẽ lấy những bài thơ đã chép sẵn ở túi vải ra hoặc nếu không có sẵn thì ông nói để chờ ông về nhà lấy đem tới liền hoặc là ông sẽ khất hôm sau đem thơ đến. Nhưng tất cả mọi dự đoán đều không đúng. Bùi Giáng chỉ hỏi mượn tòa soạn một cây bút, xin một xấp giấy và một... chai bia. Xong rồi ông bắt đầu ngồi xuống bàn. Và ông viết. Không phải là ông ngồi nhớ để chép lại những bài thơ làm từ hôm qua hôm kia hoặc tuần trước, mà là ông ngồi để sáng tác thơ ngay tại chỗ.
Bấy giờ mọi người mới kinh ngạc nhìn nét bút, trong tay ông "thoăn thoắt, vùn vụt, nhanh không thể tả", và những câu thơ lần lượt hiện ra trên giấy mà theo lời nhà văn trên là "như thơ không thể từ đầu, từ tim chảy xuống, xa quá, lâu quá, mà ngay từ ngọn bút, từ đầu ngón tay thôi". Chai bia còn sủi bọt thì Bùi Giáng còn ngồi viết không ngừng. Thơ cũng tuôn ra không ngừng trên những trang giấy. Nét chữ cũng nắn nót chỉn chu chứ không phải gạch đi xóa lại. Sau khi chứng kiến "gã phù thủy" Bùi Giáng sáng tác thơ ngay tại chỗ, nhiều người trong tòa soạn bấy giờ mới hiểu được một phần bí ẩn của con người ông. Một người khác chứng kiến chuyện này tâm sự: "Lần đó, tôi đã thấy, đã hiểu tại sao Bùi Giáng cứ cánh bướm rong chơi, cứ phiêu bồng lãng du mà vẫn có ngay nghìn câu một buổi. Đúng là ngủ ra thơ, thở ra thơ, uống la-de, hút thuốc lá ra thơ".
Sau khi sáng tác đủ đơn đặt hàng của tòa soạn, Bùi Giáng uống cạn chai bia, cười và lặp lại ba tiếng cửa miệng "vui thôi mà", rồi đứng lên đi thẳng. Bùi Giáng ra khỏi tòa soạn mà mọi người vẫn còn ngồi ngẩn ra đó, ai nấy đều chưa hết bàng hoàng kinh ngạc.
Quá trình tư duy và lao động sáng tạo trong con người Bùi Giáng như thế nào? Ông đã hình thành những tứ thơ ra sao? Vì sao ông có thể tuôn ra được những câu thơ mà không cần suy nghĩ? Đó là những câu hỏi mà rất nhiều người tò mò muốn biết nhưng có lẽ không ai tìm hiểu được. Ông Huỳnh Ngọc Chiến, một người quen biết với Bùi Giáng kể, một lần nọ có mấy người bạn Quảng Nam cùng ngồi uống cà phê với Bùi Giáng, một người rất ái mộ Bùi Giáng tò mò hỏi ông thường làm thơ như thế nào, thì Bùi Giáng cười và nói: "Qua làm thơ cũng giống như em là kỹ sư mà làm toán lớp ba rứa thôi". Theo ông Huỳnh Ngọc Chiến thì lúc đó Bùi Giáng trả lời rất thành thật, chẳng có một chút biểu hiện cao ngạo nào cả. Vì thế có thể tin lời Bùi Giáng rằng với ông, làm thơ là một công việc dễ dàng, đơn giản như ta làm toán cộng toán trừ, đặt bút vào là làm chứ không cần phải suy nghĩ.
Chính nhờ khả năng viết nhanh đó mà Bùi Giáng đã cho ra đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ như trên. Giai đoạn ra sách nhiều nhất của Bùi Giáng là khoảng từ năm 1964 đến năm 1970. Riêng năm 1969 Bùi Giáng cho ra đời đến mười cuốn sách. Cũng trong những năm này có những người đứng ra thành lập nhà xuất bản với mục đích chủ yếu để in tác phẩm của Bùi Giáng.
Trần Đình Thu
CHIẾC CẦU DÀNH CHO TÀU THUYỀN KỲ DIỆU Ở ĐỨC
CHIẾC CẦU DÀNH CHO TÀU THUYỀN KỲ DIỆU Ở ĐỨC
Bạn đã bao giờ nhìn thấy một con sông chảy qua trên một dòng sông? Đây là một điều KỲ DIỆU TUYỆT VỜI.
Ngay cả sau khi bạn nhìn thấy nó, điều đó vẫn còn thật khó tin! Một cây cầu nước ở Đức. Một kỳ công của con người!
Sau sáu năm, với chi phí 500 triệu euro, cây cầu dài 918 mét. . . Giờ đây là một thành tựu của kiến thức khoa học và kỹ thuật thiết kế!
Cây cầu này bắc qua sông Elbe kết nối Đông và Tây Đức trước đây như là một phần của dự án thống nhất đất nước. Nó nằm ở thành phố Magdeburg, gần Berlin.
Bức ảnh được chụp vào ngày khai trương. Đối với những người đánh giá cao các dự án kỹ thuật, đây là một câu đố để kiểm tra cho các kỹ sư. . . và các nguyên tắc vật lý.
Câu hỏi:
Cầu có cần phải được thiết kế để chịu được trọng lượng bổ sung của tàu và các phương tiện lưu thông, hay chỉ là trọng lượng của nước?
Trả lời:
Cầu chỉ cần được thiết kế để chịu được trọng lượng của nước!
Tại sao?
Tàu luôn luôn chiếm một lượng nước có trọng lượng tương tự như con tàu, bất kể tàu có được chất tải trọng bao nhiêu.
Và đây. . .
Chiếc cầu nước diệu kỳ Magdeburg ở Đức
Dịch từ: http://www.amusingplanet.com/2011/04/incredible-magdeburg-water-bridge-in.html
Cầu nước Magdeburg là một máng dẫn nước hàng hải khổng lồ ở Đức kết nối kênh đào Elbe-Havel với kênh đào Mittelland cho tàu vượt qua sông Elbe.
Với chiều dài 918 mét, đây là máng dẫn nước dài nhất trên thế giới. Các kênh Elbe-Havel và Mittelland trước đó giao nhau gần Magdeburg nhưng trên các cạnh đối diện của sông Elbe.
Tàu di chuyển giữa hai dòng kênh phải di chuyển một quãng đường vòng 12 km, từ kênh đào Mittelland thông qua điểm trung chuyển nâng thuyền tại Rothensee vào dòng Elbe, sau đó đi xuôi xuống hạ lưu sông, trước khi vào kênh đào Elbe-Havel qua kè Niegripp. Mực nước thấp trong song Elbe thường hạn chế các sà lan di chuyển và đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian giảm tải hàng hóa cho tàu.
http://sheetpileinvietnam.blogspot.com/2011/09/chiec-cau-danh-cho-tau-thuyen-ky-dieu-o.html
Bến cũ ngày giáp Tết
Nguyễn Thị Hậu
Tác giả
Qua cầu Xóm Củi (còn gọi là cầu Chà Và vì khu vực này xưa có nhiều người gốc Ấn), quẹo phải sát chân cầu đi cặp theo kênh Tàu Hũ là đường bến Bình Đông. Đi mãi đi mãi… tới đường bến Mễ Cốc. Đi hoài đi hoài… đến đoạn kênh Tàu Hũ gặp Rạch Cát thì hết đường.
Đoạn bến Bình Đông phía bên quận 5, quận 6 là đại lộ Đông Tây, còn bến Mễ Cốc phía bên kia là Phú Định – một làng cổ thuộc xóm lò gốm Sài Gòn xưa.
Ngỡ ngàng khi gặp một nhà quê yên bình đến thế. Đám dừa nước rậm rạp, trên chiếc ghe nhỏ bếp cà ràng đỏ lửa chiều, khói quẩn trên ngọn dừa cao cao in bóng xuống dòng kinh… Vùng này còn mấy cây cầu sắt cũ từ thời Tây, chênh vênh mỗi cây mỗi kiểu, lót ván gập ghềnh, nay chỉ dành cho người đi bộ.
Cầu (cũ) kênh ngang số 3
Chắc không lâu nữa rồi những chiếc cầu ấy sẽ được thay bằng những cây cầu bê tông vững chắc nhưng vô hồn bởi chúng rất giống nhau, ngang bằng, đơn điệu.
Hồi xưa, trên bến kinh này từ trước ngày rằm tháng chạp ghe chở “ông lò” (bếp lò đất) đã về. Ngày 23 cúng ông Táo nhà nào nhà nấy đốt than trong ông lò mới cầu mong cho nhà cửa luôn ấm êm, hạnh phúc. Sau ngày Ông Táo những “ông lò” cũ đem đặt ngoài vườn, dưới gốc cây hay ven hàng rào… lâu ngày ông lò hóa thổ, trở về với đất, như con người…
Những chiếc ghe lớn chở than đước ngày nào cũng cặp bến, lái mua than cả cần xé chở đi khắp thành phố cũng có mà người mua lẻ vài ba ký cũng có. Mấy anh bán than mặt mày đen nhẻm, đôi mắt như biết nói, mải miết vác than chọn than tốt cho người mua.
Còn ghe chiếu nữa, chất đầy chiếu bông chiếu trắng đương bằng những cọng lát tròn bóng thơm mùi gió chướng, mùi đất phèn miền Tây… Trưa vắng khách văng vẳng câu vọng cổ nghe buồn chí xứ “chiếu này tôi chẳng bán đâu, tìm cô không gặp… tôi gối đầu mỗi đêm…”.
Mấy năm rồi vắng bóng ghe than ghe chiếu… mà phải thôi, bây giờ ở thành phố còn mấy nhà chụm than bếp lò, mấy nhà còn trải chiếu Cà Mau…
Chợ nhỏ buôn bán trên bến Bình Đông
Sau 23 tháng chạp là ghe trái cây về san sát, chuyển hàng lên bến khỏi cần bắc ván làm cầu.
Nhưng độc đáo nhứt ở bến Bình Đông là chợ mai, tắc kiểng dài suốt con đường. Không hiểu sao nhìn chợ hoa Tết bao giờ cũng thấy buồn, nghĩ đến trưa 30 chợ hết, tiếc hoa, thương người trồng hoa, tội người bán hoa…
Từ năm ngoái ghe kiểng về không đậu bên kia vì bến Hàm Tử đã giải tỏa làm đại lộ Đông Tây. Năm nay bến Bình Đông là bến chính. Đoạn đường hẹp lổn nhổn ổ gà, dãy nhà phố một trệt một lầu mái ngói thâm đen tường vôi loang lổ. Tầng trệt còn buôn bán mà những cánh cửa gỗ xộc xệch trên lầu hình như đã lâu lắm không được mở ra…
Bạn bè ngồi lai rai trong quán nhỏ, nhìn qua bên kia nhà cao tầng đại lộ 8 làn xe vun vút chạy, nhìn lại bên này cầu cũ, kinh đen, nhà xưa, ghe nhỏ… rồi tránh nhìn nhau, cảm giác như thấy người thân yêu xa dần mà không có cách gì níu giữ…
Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011
Annual Japan America Kite Festival ngày hội thả diều của người Nhật Bản ở Mỹ
Hàng năm, vào đầu tháng 10, người Mỹ gốc Nhật lại tổ chức ngày hội thả diều (Annual Japan America Kite Festival) trên bãi biển Seal Beach (bang California, Mỹ). Năm nay là năm thứ 15, ngày hội diễn ra hôm Chủ nhật 9-10-2011.
Japanese Kite Festival in Seal Beach 9-10-2011 |
+ Nguồn: Internet (Xin cảm ơn tác giả).
+ Người tìm chọn và chia sẻ: KIẾN LƯỢM LẶT (Maryland 28-10-2011)
Mùa thu đẹp lãng mạn trên khắp thế giới
Mùa thu đẹp lãng mạn trên khắp thế giới
|
Những chiếc lá vàng nổi bật giữa màu xanh của nước tại vùng hồ Titi của Đức. |
|
Mùa thu vàng ở Anh. |
|
Mùa thu rực rỡ ở Canada |
|
Mùa thu Hàn Quốc |
|
Mùa thu tuyệt đẹp ở Mỹ |
|
Mùa thu Paris |
|
Tân Cương, Trung Quốc |
|
Đầm lầy với loài tảo đỏ đặc biệt ỏ Liêu Ninh. |
|
Cây dương chuyển lá vàng. |
|
Hồ nước mùa thu trong vắt và xanh biếc. |
|
Cửu Trại Câu |
|
Rừng lá phong đỏ ở Liêu Ninh |
|
|
* Nguồn: Internet (xin cảm ơn tác giả)
* Người tìm chọn và chia sẻ: AN NGỌC QUANG (Oklahoma 24-10-2011)
http://www.trunghockientuong.com/relax/111024_anngocquang_muathu_langman_thegioi.htm
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)