Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

ĂN TẾT VỚI THỰC PHẨM VIETGAP

SGTT.VN - Ngoài những loại thực phẩm truyền thống, tết Giáp Ngọ năm nay thị trường xuất hiện thêm các dòng sản phẩm theo quy chuẩn VietGap…


Tết này người dùng lần đầu tiên được ăn gà thảo mộc.

Thay vì thúc ép tăng trọng lượng để kịp bán tết, những ngày này, trại gà thảo mộc 20.000 con của bà Cao Thị Ten, xã Phú Ngọc, Định Quán, Đồng Nai lại đang bị “ép” cho giảm cân. Bà Ten giải thích mục đích của cách nuôi này là giúp cho con gà giảm mỡ, chắc thịt. Để làm được điều này, bên cạnh các loại thức ăn cơ bản như cám, gạo, bắp, những con gà chỉ có trọng lượng tối đa từ 1,3 – 1,7kg còn được ăn độn thêm một loại dược liệu nhập khẩu từ Đài Loan. Ngoài ra, phải có không gian cho gà vận động...

Sản phẩm sạch được bao tiêu
Trại gà của bà Ten được cấp giấy chứng nhận VietGap. Bà lấy luôn tên gọi là “gà thảo mộc” làm thương hiệu quảng bá. Theo đánh giá của một số chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi, thịt gà thảo mộc nuôi tại trang trại bà Ten săn chắc, có hương vị thơm ngọt, bổ dưỡng.

Thấy được tiềm năng của con gà thảo mộc, công ty San Hà, một doanh nghiệp kinh doanh, giết mổ gia cầm tại TP.HCM đã nhanh chân ký hợp đồng bao tiêu độc quyền với mức giá ổn định 68.000 đồng/kg. 
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, giám đốc công ty San Hà, tết Nguyên đán năm nay, ngoài việc kinh doanh các sản phẩm gia cầm bình thường, công ty này lần đầu tiên sẽ tung ra thị trường khoảng 10.000 con gà thảo mộc với giá khoảng 120.000 đồng/kg. Hiện nay, qua khảo sát, gà thảo mộc đã được đưa vào kinh doanh tại các hệ thống siêu thị và cửa hàng với bao bì nhận diện khá đặc trưng và bắt mắt. “Chúng tôi đưa ra thị trường bán thử cách nay hơn tháng. Bước đầu người dùng tiếp nhận khá tích cực, sản lượng mỗi ngày một tăng”, bà Hà nói.

Việc bà Ten hay một số nông dân khác thay vì sản xuất theo kiểu truyền thống bắt đầu lưu tâm đến làm ra sản phẩm sạch, có truy xuất nguồn gốc nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng đang là xu hướng chăn nuôi mới hiện nay.

Theo ông Đặng Văn Được, một trong số 12 xã viên HTX chăn nuôi heo sạch Tiên Phong, Củ Chi, TP.HCM, nuôi heo sạch theo tiêu chuẩn VietGap có giá thành cao hơn nuôi thường từ 30 – 40% bởi phải “gánh” thêm các chi phí đầu tư chuồng trại, nhà kho trữ thức ăn, hầm bioga… bài bản; chi phí quản lý, chi phí kỹ thuật và đặc biệt là không sử dụng thuốc kích thích tăng trọng, vắcxin một cách bừa bãi. Dù có chi phí cao, nhưng bù lại vào dịp lễ tết, người dân thường tìm mua sản phẩm lạ, có nguồn gốc, chất lượng cao hơn nên sản phẩm heo VietGap của HTX sẽ đáp ứng được nhu cầu này.

Theo ông Trầm Quốc Thắng, phó chủ nhiệm HTX chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong (Củ Chi), dự án nuôi heo an toàn được HTX này triển khai cách nay hai năm, hiện có 12 hộ chăn nuôi ở huyện Củ Chi và Hóc Môn đang áp dụng. Tết Giáp Ngọ năm nay, lần đầu tiên sau nhiều năm bán trôi nổi, đàn heo sạch khoảng trên 3.000 con của HTX sẽ được công ty Vissan bao tiêu toàn bộ với mức giá thị trường. Ông Thắng nói rằng, năm nay có công ty Vissan bao tiêu rồi nên bà con chỉ việc chuyên tâm nuôi cho đúng quy trình kỹ thuật để có nguồn thịt chất lượng bán tết mà không cần bận tâm đến đầu ra nữa.

Cần hỗ trợ giá cả, nhận diện

Làm ra được sản phẩm sạch nhưng khi ra thị trường phải được người dùng nhận diện, chấp nhận trả giá cao hơn, đó mới là mong muốn của cả người sản xuất và kinh doanh. Ông Trầm Quốc Thắng cho biết, mặc dù công ty Vissan đã ký hợp tác bao tiêu toàn bộ heo của Tiên Phong, nhưng thực tế hiện nay chưa có sản phẩm thịt heo VietGap nào của HTX đến tay người tiêu dùng với chứng nhận thịt sạch, có xuất xứ rõ ràng. Chính điều này, theo ông, đang gây khó khăn trong việc triển khai mô hình chăn nuôi heo VietGap ở Tiên Phong bởi do chưa được nhận diện thịt an toàn, giá bán ngang bằng với thịt heo chăn nuôi thông thường nên lợi nhuận mang lại cho bà con không cao, không thu hút được đầu tư mở rộng tăng đàn.

Tương tự, bà Cao Thị Ten cũng cho hay, với mức giá 68.000 đồng/kg gà thảo mộc tại trại mà công ty San Hà đang bao tiêu, chưa mang lại lợi nhuận vững bền cho gia đình, bởi để nuôi được một con gà thảo mộc chất lượng, chi phí tốn kém hơn nhiều lần so với nuôi gà ta. “Trong khi đó, gà ta nuôi chi phí thấp hơn, nhưng giá tại trại hiện nay cũng trên dưới 100.000 đồng/kg. Tôi nghĩ ngoài việc cần đầu ra ổn định thì giá bán cũng phải ở mức hợp lý cho người nuôi sống được”, bà Ten nói.

Đồng ý với quan điểm này, ông Đặng Văn Được, cho rằng quy trình nuôi có kiểm soát là khâu khó khăn nhất thì bà con đã làm được nên sẽ rất lãng phí nếu như sản phẩm đưa ra thị trường không có thương hiệu nhận diện, không có đầu ra ổn định. Từ suy nghĩ này, ông Được kiến nghị sau này lượng heo nuôi của bà con sản xuất ra đi vào ổn định thì công ty bao tiêu nên có kế hoạch giết mổ, đóng bao bì, ghi xuất xứ hàng hoá để người dùng nhận diện. Từ đó giá bán mới có thể đem lại lợi nhuận đảm bảo cho người chăn nuôi.

bài và ảnh:      Hoàng Bảy

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

40 NĂM “BÀI THÁNH CA BUỒN”

Hằng năm cứ mỗi dịp gần Noel, vào độ cuối đông tiết trời se lạnh, dường như đã trở thành thông lệ, chúng ta lại nghe thấy giai điệu quen thuộc của “Bài thánh ca buồn” vang lên khắp nơi. Gần nửa thế kỷ trôi qua, vào dịp lễ Giáng sinh, bản tình ca ấy vẫn cứ thản nhiên len lỏi vào tâm thức từ người dân đô thị đến những chòm xóm nhỏ, thậm chí còn quen thuộc hơn cả Thánh ca Giáo đường.
Đã 40 năm trôi qua, giờ đây khi đặt câu hỏi, trong số các bài hát việt về Giáng sinh, ca khúc nào phổ biến nhất, câu trả lời chắc chắn sẽ là “Bài thánh ca buồn” của nhạc sĩ Nguyễn Vũ, văn không ngừng ngân vang trong những đêm lành.
Thực ra, Elvis Phương không phải là ca sĩ đầu tiên thể hiện “Bài thánh ca buồn”, và có lẽ cũng chẳng phải là người cuối cùng, nhưng anh đã là người mặc định cho ca khúc một vị trí hoàn hảo, thổi vào đó dạt dào những cảm xúc từ khung trời kỷ niệm pha trộn giữa mùa Noel xưa và nay, một chút gì tiếc nuối, xa vắng, kết hợp sử lý giọng hát ở không gian cao, rộng, khoan thai, phát âm ca từ rõ ràng, lắng đọng, để rồi đẩy ca khúc lên trở thành một tuyệt tác mà qua biết bao nhiêu thế hệ người nghe, nó vẫn luôn là bài ca Giáng sinh được yêu mến nhất.
Nguyen Vu 2Quay trở lại với nhạc phẩm “Bài thánh ca buồn” thì vốn là một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Vũ. Ông sáng tác ca khúc này vào năm 1972, tức cách đây đúng 40 năm và được hãng đĩa Sơn Ca mua độc quyền, nam ca sĩ Thái Châu là người đầu tiên thể hiện.
Nhạc sĩ Nguyễn Vũ tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh, sinh năm 1944 tại Hà Nội nhưng suốt thời thơ ấu ông sống ở Đà Lạt. Chính thành phố sương mù này đã tác động nhiều đến bước đường nghệ thuật của ông.
Năm 12 tuổi (1956), cậu bé Tuấn Khanh từng đoạt giải nhất đơn ca thiếu nhi do đài phát thanh Đà Lạt tổ chức. Năm 23 tuổi, Nguyễn Vũ có bản nhạc đầu tay “Huyền thoại chiều mưa”… Hiện tại, ông có 4 người con gái đều đã trưởng thành nhưng không có ai theo nghiệp âm nhạc của cha. Hiện ông đang mở lớp dạy đàn, dạy nhạc tại Sài Gòn.
Mỗi ca khúc đều có một số phận, nhưng sau hơn 40 năm khi ca khúc ra đời, cha đẻ của Bài thánh ca buồn – nhạc sĩ Nguyễn Vũ – vẫn còn nguyên sự phấn khích : “Tôi không nghĩ ca khúc này lại được nhiều khán giả yêu mến đến thế. Khi viết ca khúc ấy, đơn giản tôi đang hoài niệm quãng thời trai trẻ của mình. Cái thời mà tôi chỉ dám ngắm nhìn người tôi mến, không dám mở lời làm quen”.
Ông kể rằng năm 14 tuổi, ông bị mê đắm bởi một cô gái người công giáo tại thành phố Đà Lạt sương mù. Tình cảm ấy khiến ông cứ lẽo đẽo theo cô trên đường đến nhà thờ. Trong một lần tan lễ, trời mưa rất to, cả hai đành phải trú mưa chung dưới một hiên nhà. Lúc ấy cũng đúng ngày lễ Giáng Sinh. Cô gái và người nhạc sĩ đều im lặng. Khi nghe ca khúc Silent Night (Đêm thánh vô cùng) phát ra từ nhà bên cạnh, cô gái lẩm nhẩm hát theo, hình ảnh ấy cứ ám ảnh người nhạc sĩ cho đến nhiều năm sau đó,Nguyen Vu 3 “trái tim của một gã trai mới lớn thổn thức đến tội nghiệp nhưng lại không có can đảm để làm quen”, vào năm 1972, Nguyễn Vũ đã viết lại cảm xúc của mình”. Và “Bài Thánh Ca Buồn” đã ra đời.
Đối với một tác phẩm nổi tiếng, chúng ta không chỉ xem xét, khẳng định khía cạnh tài năng của người sáng tác, mà còn phải quan tâm tới những nhân tố làm nên sở thích ở người nghe.“Bài thánh ca buồn” quả thực là một ca khúc đã vượt qua sự thử thách của thời gian để trở thành hiện tượng văn hóa, chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật, nhân văn, thẩm mỹ, lịch sử, khiến cho tác phẩm phẩm vì thế được cả những người Thiên Chúa giáo, lẫn những người ngoại đạo đều yêu thích. Một câu chuyện tình lãng mạn nhưng tinh tế và chân thật của một mùa Noel kỷ niệm, hơi phảng phất buồn, nhưng không bi lụy.
Ở Việt Nam, dù không chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12. Ngày nay, ngoài việc cộng đồng công giáo tổ chức lễ Noel theo những nghi lễ của tôn giáo nghiêm trang của mình, lễ Giáng sinh còn là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhộn nhịp của nhiều tầng lớp dân chúng nói chung, và đối với họ, Noel là một ngày Hội hơn là một ngày Lễ.
Đã 40 năm kể từ khi ca khúc “Bài thánh ca buồn” ra đời, đến nay nó vẫn được nhiều người nghe, thích và tiếp tục hát, thậm chí đang có xu hướng trẻ hóa dần dần. “Bài thánh ca buồn” đã thực sự trở thành một trong những ca khúc pop-ballad được nhiều người Việt ưa chuộng vào mỗi dịp Giáng sinh.
Xuân Mai chuyển tiếp 

ÁO LỤA HÀ ĐÔNG




Áo Lụa Hà Đông là một bài hát nổi tiếng của Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, được phổ Nhạc từ bài Thơ cũng rất nổi tiếng của
Thi sĩ Nguyên Sa (Trần Bích Lan). Ai trong chúng ta cũng từng một lần hát bài hát trên, nhưng ít người biết xuất xứ bài Thơ từ một cuộc thi Hoa hậu đầu tiên ở Viet Nam. Vào năm 1930, xứ Bắc kỳ tổ chức cuộc thi Hoa hậu ở Hanoi, cho bất cứ ai, làm nghề gì, không kể tuổi tác.. miễn là khi đi thi phải mặc Áo Lụa Hà Đông. Cuối cùng, người được đăng quang trong cuộc thi là người đẹp Lý Lệ Hằng. Cô xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo ở Thái Bình, vì mưu sinh phải trôi nổi lên Hanoi kiếm sống và làm nghề hát Cô đầu cho các quán rượu.
Sau khi thay đổi cuộc đời, Cô trở nên nổi tiếng và là niềm ước mơ của bao Công tử nhà giàu trong cả nước. Tuy nhiên chẳng ai có thể với tới được người đẹp “chân lấm, 9 Ngo Thuy Mien 2tay bùn” này và chỉ một thời gian sau Lý lệ Hằng trở thành người tình của Quốc Vương Bảo Đại.
Có lẽ cũng như bao chàng trai si mê sắc đẹp khác, dù đã trải qua hơn 20 năm sau, nhà thơ Nguyên Sa vẫn mơ tưởng đến nụ cười, ánh mắt khuynh đảo của Hoa hậu đầu tiên và buộc Ông phải viết bài thơ ca ngợi người đẹp mặc áo lụa ấy.
Mãi đến năm 1969, khi nghe câu chuyện về Hoa hậu “thuần nông” phút chốc trở thành người yêu của ông Vua cuối cùng Việt Nam, chàng trai Ngô Thụy Miên đã viết nên ca khúc nổi tiếng “Áo Lụa Hà Đông” khi mới 21 tuổi, được phổ lời từ bài Thơ của Nguyên Sa như để ngưỡng mộ những cô gái tựa như đóa sen vươn lên từ đầm lầy.
Và đây là nguyên văn bài Thơ: Áo Lụa Hà Đông:
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát / bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông / anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng / thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng / anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn  / mà mua thu dài lắm ở chung quanh / linh hồn anh vội vã vẽ chân dung / bay vội vã vào trong hồn mở cửa / gặp một bữa, anh đã mừng một bữa gặp hai hôm thành nhị hỹ của tâm hồn / 9 Nguyen Sa 1thơ học trò anh chất lại thành non và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu / em không nói đã nghe từng gia điệu / em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh / anh trông lên bằng đôi mắt chung tình / với tay trắng, em vào thơ diễm tuyệt
Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết / trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu / nhưng sao đi mà không bảo gì nhau / để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại / để anh giận, mắt anh nhìn vụng dại / giận thơ anh đã nói chẳng nên lời  em đi rồi, sám hối chạy trên môi / những tháng ngày trên vai buồn bỗng nặng / em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn / giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông/ anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng / giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng.
Xin mời thưởng thức một bài hát hay “Áo lụa hà Đông” thơ Nguyên Sa, nhạc Ngô Thụy Miên qua tiếng hát của Duy Trác. Thực hiện video: Vân Nguyễn :
Vậy Lụa Hà Đông xuất xứ ra sao mà đã đi vào Thơ Nhạc lãng mạng như thế ?
Cách Hanoi 10km có một làng chuyên nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước, là Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông. Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều vẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình…
Làng Vạn Phúc vốn có tên Vạn Bảo, do kị húy nhà Nguyễn nên đã đổi thành Vạn Phúc. Theo truyền thuyết, cách đây khoảng 1200 năm, có bà A Lã Thị Nương là vợ của Thái Thú Giao Chỉ là Cao Biền, từng sống ở trang Vạn Bảo, đã từng dạy dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Bà Lã Thị Nga, vốn người Hàng Châu (nơi có thương hiệu lụa Hàng Châu nổi tiếng), theo chồng chinh chiến khắp nơi rồi ở lại nơi này.8 Lua Ha Dong 1 Thấy dải đất trù phú ven sông Nhuệ xanh trong, bà dạy người dân trồng dâu, nuôi tằm rồi cho những người thợ lành nghề nhất đến dạy ươm tơ, dệt vải. Từ một ấp nhỏ, Vạn Phúc đã phát triển thành làng nghề sôi động, nức tiếng gần xa. Sau khi mất, bà được phong làm Thành hoàng Làng.
Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1932), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp. Trong tổng số 18 thợ thủ công lành nghề Việt Nam được vinh danh trong 2 cuộc triễn lãm trên, thì có 3 người là con của đất tơ tằm Vạn Phúc (trong đó có cụ Nguyễn Chấp Chung, cụ nội nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh hôm nay, người đang làm lụa khá nổi tiếng tại Vạn Phúc). Từ 1958 sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên Thế giới. Đến ngày nay, làng Vạn Phúc có khoảng hơn 1000 khung dệt, trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại. 8 Lua Ha Dong 2 



Lụa Vạn Phúc có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam và từng được chọn may trang phục cho Triều đình.
Đặc biệt, theo Ca dao truyền miệng, nổi tiếng nhất trong các loại lụa Vạn Phúc có lẽ là lụa Vân – loại lụa mà hoa văn nổi vân trên mặt lụa mượt.
The La, lĩnh Bởi, chồi Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn.
Lụa Vân nói riêng và lụa Vạn Phúc nói chung có đặc điểm ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Hoa văn trang trí trên vải lụa rất đa dạng như mẫu Song hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý…
Tóm lại, với đặc tính mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông, nhẹ nhàng, mềm mại làm nên giá trị vật chất của Lụa thì cái hồn cốt, cái in dấu trong lòng người từ bao năm qua lại nằm ở cái tình mà người Làng lụa gửi gắm đến chúng ta hôm nay : “Tiếng thơ buồn vọng lại…” (theo Nguyễn Tất Tiến)
Huỳnh Văn Yên chuyển tiếp 

BỘ ẢNH: THU BIỂN HỒ TRONG MẮT TÔI

Dã quỳ khoe sắc vàng rực rỡ trên những cánh đồi xa, len lỏi trong bóng thông xanh, e ấp bên con đường dẫn vào Biển Hồ - “mắt ngọc” trên cao nguyên xanh… Dã quỳ vô tình tạo cho khung cảnh Biển Hồ vào thu trở nên đẹp rực rỡ hơn bao giờ hết.
Không chỉ đánh dấu sự kết thúc của mùa mưa, hoa dã quỳ nở còn là thời điểm du khách tìm về thành phố Pleiku, để được hòa mình với khung cảnh hoang sơ, lãng mạn của Biển Hồ mùa thu và hơn cả là để đắm chìm trong màu vàng hoang dại của dã quỳ. Dã quỳ ở Biển Hồ mọc thành bụi nên khi bung nở đã tạo nên một thảm vàng rực rỡ. Sắc vàng ấy cùng ánh mặt trời làm mê hoặc bất kỳ ai lạc bước ngang qua.

Cùng ngắm bộ ảnh "Thu Biển Hồ trong mắt tôi" được tác giả Doan Vinh thực hiện vào những ngày cuối tháng 10/2013 :



Tại Biển Hồ - "mắt ngọc" trên cao nguyên xanh, vào mỗi sáng mai hay chiều xuống, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên hư ảo của những làn sương vương vấn mặt hồ ánh bạc, hít thở không khí trong lành, thả người dài trên trảng cỏ ngắm bầu trời trong xanh, cao vút.






Nếu tản bộ ven hồ, bạn sẽ thấy những thảm hoa dã quỳ khoe sắc vàng rực rỡ. Lác đác đó đây là những thảm hoa mua màu tím, hoa ngải vàng rơm và hoa Ê Pang phủ kín triền đồi thoai thoải một màu xanh lục. Còn đi dọc các lùm cây lau sậy sát bờ, bạn sẽ khám phá được nhiều loài chim đẹp như sin sít, cuốc đen, d’rao, bói cá.


Cuối con đường, leo lên các bậc tam cấp bằng đá, bạn sẽ đặt chân vào ngôi nhà lồng lộng gió được xây trên một đồi cao ăn ra lòng hồ. Từ đây, phong cảnh Biển Hồ giữa trập trùng đồi núi cao nguyên sẽ nằm gọn trong tầm mắt bạn.


Đây cũng là địa điểm lý tưởng để chiêm ngưỡng phố núi Pleiku cùng những quả đồi đất đỏ badan, những đồi chè, đồi cà phê trĩu quả. Sau phút giây mãn nhãn với cảnh sắc thiên nhiên, đừng quên thuê thuyền dạo chơi một vòng trên lòng hồ êm ả để cảm nhận khoảng cách rất gần giữa biển biếc và trời xanh.




 
http://tingialai.vn/news/Goc-Anh-Dep/Bo-Anh-Thu-Bien-Ho-trong-mat-toi-7277/

ĐỘC CÔ CẦU BẠI



Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

WATER LIFE (2008)

Water Life (2008)
Water Life (2008)
Nội dung:
01.A World of Water – Thế giới nước
02.Where Water is Born – Cội Nguồn Của Nước
03.Water’s Pulse – Nhịp Đập Của Nước
04.Uncertain.Water – Tính Thất Thường Của Nước
05.The Big Blue -Đại Dương Xanh
06.Under the Sea – Dưới Đáy Biển
07.The Underwater City -Thành Phố Dưới Nước
08.The Frontier of the Sea – Ranh Giới Của Biển
09.On The Seaside -Trên Bờ Biển
10.The Wandering Water -Sự Vận Động Của Nước
11.The Quiet Flow – Dòng Nước Êm Đềm
12.Protective Water – Sự Bảo Vệ Của Nước
13.Fleeting Water – Nguồn Nước Thoảng Qua
14.Jungle Water – Nước Của Rừng
[tab name='720p']
Water Life (2008) 720p BluRay x264-HDxT (14 Tập đã mux sẵn phụ đề Việt)
[/tab]
[end_tabset]

  • 01
  • 01.A.World.of.Water.720p.BluRay.x264-HDxT.KhoHD.mkv
    1.5 GB