Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

CHÙA HƯƠNG MÙA HOA GẠO

Hàng năm cứ vào tháng 3, tháng 4 hoa gạo lại bừng nở dọc hai bên suối Yến lối vào Chùa Hương tạo nên khung cảnh mùa xuân rực rỡ.
Từng đoàn thuyền chở du khách nối đuôi nhau nô nức trảy hội Chùa Hương, hai bên bờ thỉnh thoảng lại bắt gặp những cây gạo nở đỏ một góc trời.
Tháng ba là thời điểm hoa gạo nở rực rỡ nhất, trảy hội chùa Hương thời điểm này du khách vừa ngồi trên thuyền trôi nhẹ trên dòng suối Yến, vừa được ngắm những tán hoa gạo hai bên bờ.
Hoa gạo như một điểm nhấn trong khung cảnh hữu tình của cảnh vật Hương Sơn.
Những cây gạo nở đỏ rực bên sườn núi.
Màu đỏ hoa gạo làm đắm say lòng du khách.
Hoa gạo nở báo hiệu thời điểm chuyển mùa từ xuân sang hạ, những bông hoa đỏ thắm như những đốm lửa giữa trời.
Khung cảnh từng đoàn thuyền nối đuôi nhau trên dòng suối Yến, phía trên là hoa gạo bừng nở.
Thời gian hoa gạo nở thường kéo dài 2 - 3 tuần cuối tháng 3 đầu tháng 4. Loài hoa này gắn liền với những làng quê Bắc Bộ và kỷ niệm tuổi thơ của những đứa trẻ thôn quê.

VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN CỦA GOOGLE STREET VIEW

Với việc Google phát triển tính năng Street View 360 độ, du khách khắp nơi có thể khám phá các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam như Sapa, Hạ Long, Huế, Nha Trang... chỉ bằng công cụ Google Maps.
Hồ Sapa, Lào Cai với công nghệ chụp 360 độ tuy chưa thật sự hoàn hảo nhưng giúp du khách có thể nhìn ngắm toàn cảnh về điểm đến. Tính năng Street View phổ biến từ lâu trên Google Maps và mới được cập nhật các hình ảnh về Việt Nam.
Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. Khi truy cập tính năng Street View trên Google Maps, người dùng có thể gõ điểm mình muốn đến sẽ thấy nó được hiển thị dưới dạng chấm đỏ. Bấm vào đó, bạn sẽ thấy được ảnh 360 độ của các địa danh.
Nhà thờ lớn Hà Nội. 
Cầu Trường Tiền, Huế. Tính năng Street View không chỉ cho người dùng có cái nhìn toàn cảnh về điểm đến mà còn tạo cảm giác như đang có mặt tại đó và di chuyển ngắm nhìn mọi phía.
Cầu Rồng lung linh trong đêm Đà Nẵng.
Bình yên phố cổ Hội An, Quảng Nam.
Tháp bà Po Nagar, Nha Trang, Khánh Hòa.
Vườn hoa thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.
Nhà thờ Đức Bà, TP HCM.
Thiền viện Chơn Không là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở thành phố biển Vũng Tàu.

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

VĨNH BIỆT BÈ TRE

TT - 100 ngày trên biển kể từ ngày rời Nhật Bản, lúc này chiếc bè trông như một xưởng tự chế dây nhợ. Chúng tôi phải tìm cách chặn sao cho những cây tre không lỏng tụt ra rồi trôi đi mất.
Quyết định khó khăn nhất
Thả một dây xuống nước qua khe hở giữa các cây tre ở giữa mảng, rồi dùng cái nêm mở một rãnh kế bên để chờ dòng chảy đưa sợi dây sang bên và nếu nhìn thấy sẽ dùng cọng dây thép cứng câu đầu dây lên. Cách này cho phép chúng tôi buộc thêm được một vài cây tre nhưng chưa đủ. Chúng tôi tập trung vào phần sàn mũi vì tại đó dễ dàng tiếp cận với bề mặt của thân mảng, và cũng tại đó những mối dây mây buộc bị thối rữa nhiều nhất. Chúng tôi cần biết rằng đã có vật liệu và biết cách sửa chữa mảng bởi vì điều đó cho chúng tôi một sự chọn lựa. Nếu không có gì có thể sửa chữa mảng thì chúng tôi chỉ đơn giản là bắt buộc phải di tản khỏi chiếc bè đang tan rã này. Và chúng tôi miễn cưỡng cảm thấy rằng mình đã hết cách.
Chiếc bè càng ngập sâu xuống nước càng trở nên kém ổn định. Thanh ngang không còn cố định chắc chắn vào những thanh tre bên dưới. Các dây mây buộc đã thối rữa hết. Tôi biết rằng chúng tôi có thể tiếp tục chiến đấu tiến về phía trước, cố gắng giữ cho mảng nổi. Nhưng để làm gì? Để đến được châu Mỹ trên một chiếc bè được gắn buộc với nhau bằng những sợi thừng bện từ dây nilông hiện đại à? Điều đó sẽ phá hỏng quan điểm của cuộc thí nghiệm này.
Tôi nói: “Mục đích của chuyến du hành này là khảo cứu, chế tạo, vận hành một chiếc mảng tre, những trải nghiệm thật sự các điều kiện mà những thủy thủ bè mảng xưa kia từng trải qua, cuộc sống thật của đại dương, và ghi chép lại tất cả mọi điều mà chúng ta có thể làm được. Ngoại trừ những cảnh kết thúc, các bạn đã thực hiện mọi việc rất tốt, và công việc giờ đã hoàn thành. Là thuyền trưởng, tôi có trách nhiệm về sự an toàn của tất cả chúng ta. Và trong lúc mọi người chuẩn bị đồ đạc cá nhân, theo ý kiến của tôi, chúng ta phải di tản khỏi mảng”.
Giọng nói của tôi trở nên thiếu mạch lạc. Tôi cố giữ thái độ khách quan và trình bày rõ ràng nhưng đôi mắt đau nhói tràn nước mắt. Rời bỏ mảng là một quyết định đúng, bởi vậy tôi lại ngạc nhiên khi thấy mình xúc động mạnh như thế. Ngay từ ngày đầu tiên thực hiện dự án này, tôi đã luôn chấp nhận thực tế là chuẩn bị tình huống di tản khỏi bè tre, vậy tại sao tôi lại xúc động như vậy trước quyết định này. Có thể bởi vì dự án đã trở thành một kinh nghiệm máu thịt của tôi, từ khi tìm kiếm tre luồng trên rừng núi Việt Nam, lúc đóng bè mảng trên bãi biển Sầm Sơn, những ngày sống giữa đại dương, hay vô số kinh nghiệm khác không thể nào đếm được. Cuối cùng, chuyến du hành này đã hoàn toàn thâu tóm hết cuộc sống của tôi nên tôi khó mà tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi kết cục của nó.
Là thủy thủ cao tuổi nhất đoàn, Trondur sau một hồi dài ngập ngừng bỗng nói: “Tôi tin là anh nói đúng, Tim ạ. Thật buồn khi phải rời bỏ mảng này giữa biển nhưng chúng ta đã có một chuyến đi tốt đẹp. Tôi thấy thật sung sướng sống trên đại dương”. Tôi định giải thích quyết định của tôi cho Lợi hiểu nhưng thấy không cần thiết. Lợi đã thấy khuôn mặt chúng tôi ra sao. Cậu ta như đau thắt trong tim. “Buồn! Sad! Sad!” - cậu ta thốt ra. “No America”. Có lẽ với Lợi quyết định này là khó khăn nhất. Cậu ta phải trở về Sầm Sơn và giải thích ra sao với những người đã tham gia đóng mảng là tại sao lại không tới được châu Mỹ. “Buồn! Sad!” - Lợi lặp lại.
Bây giờ bè tre ở đâu?
Dùng máy tính xách tay, tôi gõ một thông báo gửi trung tâm thông tin của lực lượng tuần duyên tại Alameda bang California, báo vị trí chính xác của chúng tôi và giải thích rằng vì thấy mảng của chúng tôi nay không còn an toàn nên quyết định di tản khỏi mảng. Tôi gửi điện hai lần, một cho các bạn của tôi tại Bảo tàng Người đi biển nhờ họ chuyển cho lực lượng tuần duyên và một trực tiếp cho lực lượng tuần duyên. Bốn giờ sau, chúng tôi nhận được tin một tàu container Nhật có tên là California Galaxy đã nhận tới giúp.
Vào ngày 16-11, ngày thứ 105, trong khi chúng tôi đang gói những thứ đồ cuối cùng thì Rex hô lớn: “Tàu kìa!”. Và đúng thế, đó là một chiếc tàu container đang thẳng hướng về phía chúng tôi. Người trên tàu nói qua VHF rằng không thể dùng xuồng cứu sinh để đón chúng tôi được. Họ sẽ cố lái cho tàu cặp mạn rồi trực tiếp đưa chúng tôi lên tàu.
Dây phía đuôi đã được cắt. Tất cả chúng tôi đã an toàn, giờ là lúc chiếc mảng của chúng tôi tiếp tục con đường của nó. Tàu California Galaxy bắt đầu lách lên tiến về phía trước và từ từ mảng vượt khỏi mép của chùm ánh sáng đèn rọi rồi chìm trong bóng tối phía sau. Vào lúc đó, cả ba cánh buồm đều no gió và bắt đầu dịch chuyển nhẹ nhàng trên biển. Nó đang tiếp tục hướng về phía châu Mỹ. Cùng với cả năm anh em an toàn, lành lặn trên tàu container, tôi biết rằng đã quyết định đúng khi rời bỏ mảng, nhưng đây là lúc đau buồn kinh khủng. Mảng đã phục vụ chúng tôi suốt 5.500 dặm đường. Giờ là lúc nó ra đi một mình không có chúng tôi. Bóng dáng nó mờ dần trong màn đêm.
Tàu container mất chín ngày để hoàn tất đoạn đường về Tokyo, cùng khoảng cách mà chiếc mảng của chúng tôi phải cần tới 105 ngày. Tại Tokyo chúng tôi tổ chức một bữa tiệc chia tay không phải ở một nhà hàng hay quán bar nào đó mà ngay tại ngôi nhà nhỏ Nina đã mướn. Ngày hôm sau buổi chia tay, Joe đưa Lợi ra tận sân bay Tokyo để kiểm tra xem cậu ta có đi được đúng chuyến bay, và để báo cáo rằng Lợi, một người dân Sầm Sơn chưa bao giờ từng đi xa, đã đi tản bộ thong dong trên sân bay quốc tế. Joe đi tiễn cậu ta với một bản báo cáo y tế kèm theo một yêu cầu viết tay cho các bác sĩ Việt Nam: đề nghị bác sĩ kiểm tra y tế toàn diện cho Lợi tại một bệnh viện và kiểm tra phổi vì e rằng có thể bị nhiễm trùng tiềm ẩn. Vài tuần sau, Trúc gửi cho tôi thông báo rằng Lợi đã khỏe và đã trở về làng như một người hùng.
Khi mọi người đã an toàn trên đường trở về, tôi cũng đáp máy bay về nhà. Khi máy bay rời khỏi phi trường Tokyo, tôi tự hỏi liệu có cơ hội thực hiện cuộc du hành xuyên Thái Bình Dương một lần nữa không? Câu trả lời là không: cuộc du hành đó thật sự là một chuyến đi tốt đẹp, thật thú vị biết bao, đáng nhớ biết bao mà mọi thêm thắt chỉ làm giảm tác dụng.
Bây giờ bè tre đang ở đâu? Đó là câu hỏi mà tôi lặp đi lặp lại nhiều tháng sau đó.
Vào buổi chiều cuối cùng nhìn thấy tàu California Galaxy, tôi đã có thời gian tìm vài tờ giấy mà tôi dùng ghi nhật ký, loại giấy đặc biệt, khó phân hủy. Dùng loại mực không thể xóa được, tôi viết một số bản với cùng một nội dung. Sau đó Rex gài cố định vào một vài bộ phận bè trước khi chúng tôi từ bỏ nó.
Nội dung thông báo như sau: “Đây là mảng tre mà chúng tôi đã rời khỏi ngày 16-11-1993 tại tọa độ 31,41 bắc 148,27 tây, cách bờ châu Mỹ 1.000 dặm, sau khi đã vượt 5.500 dặm từ Hong Kong. Toàn bộ thủy thủ đoàn an toàn. Ai tìm thấy mảng xin liên lạc với Bảo tàng người đi biển tại NewPort News, Virginia, Hoa Kỳ, thông báo rõ vị trí và ngày tìm thấy. Các ghi chép hay ảnh về tình trạng của mảng sẽ được hoan nghênh. Cảm ơn. Tim Severin, người chỉ huy chuyến du hành”.
Kể từ đó, không ai nghe thấy tin tức gì khác về nó!
TIM SEVERIN 
(ĐỖ THÁI BÌNH - VŨ DIỆU LINH dịch)
_____________
Kỳ tới: Gặp lại giữa Sài Gòn
 ------------------------------------
* Tin bài liên quan:

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

[The Big Picture] Thành phố St. Petersburg nhìn từ trên cao

s_s07_00SPB012. ​

Mới đây, nhiếp ảnh gia Amos Chapple đã có khoảng thời gian làm việc ở Saint Petersburg, thành phố lớn thứ hai của nước Nga. Sử dụng một chiếc máy bay không người lái nhỏ để mang máy ảnh lên cao và chụp lại hình ảnh của những ngôi nhà thờ, cung điện và pháo đài tuyệt đẹp của thành phố này. Chapple đã chia sẻ lại một số hình ảnh về St. Petersburg, mời các bạn cùng xem.

[​IMG]
Nhà thờ Savior on Spilled Blood vào một buổi sáng mùa Thu. Đây chính là nơi Nga hoàng Alexander II bị ám sát.

[​IMG]
Thiên thần trên đỉnh cây cột Alexander. Xây dựng sau chiến thắng của Nga trước Napoleon, cây cột đá granite nặng 600 tấn này được đặt vào vị trí của nó bởi 2.000 binh sĩ.

[​IMG]
Cung điện Hermitage Pavilion tráng lệ trong một buổi sớm tinh sương. Đây là một trong những công trình được đánh giá là sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo nhất thế giới. Công trình này không chỉ là niềm tự hào của riêng nước Nga mà là của cả châu Âu.

[​IMG]
Pháo đài Peter & Paul, là thành luỹ đầu tiên của St. Petersburg. Khi Peter Đại đế chiếm các vùng đất dọc theo sông Neva năm 1703, ông quyết định để xây dựng một pháo đài để bảo vệ khu vực này khỏi bị tấn công bởi quân đội và hải quân Thụy Điển. Pháo đài được thành lập trên một hòn đảo nhỏ ở đồng bằng sông Neva vào ngày 27 tháng năm 1703 (ngày 16 tháng 5 theo lịch cũ) và ngày hôm đó đã trở thành ngày thành lập thành phố St. Petersburg. Chính giữa pháo đài là nhà thờ Peter & Paul, nơi chôn cất các Sa hoàng từ Peter I đến Alexander III.

[​IMG]
Nhà thờ Savior on Spilled Blood được xây dựng chỉ để làm lăng mộ cho Nga hoàng Alexander II đã bị ám sát và mục đích ban đầu là không dành cho công cộng. Một mảng đường nơi mà Alexander đã ngã xuống được bảo quản bên trong nhà thờ, và hiện tại đã mở cửa cho khách tham quan.

[​IMG]
Du khách đi dạo bộ trên những đám lá vàng tại Khu vườn mùa Hè, ở công viên trung tâm St. Petersburg. Vườn Mùa hè bắt đầu được xây dựng vào năm 1704 theo lệnh của Peter Đại đế. Những nhà thiết kế vườn cảnh nước ngoài danh tiếng đã được huy động để xây dựng khu vườn mang phong cách Hà Lan - Baroque này. Thiết kế của khu vườn tuân theo những nguyên tắc hình học chặt chẽ. Năm 1725, việc xây dựng Vườn Mùa hè hoàn tất. Ba năm sau, người ta đặt một trăm bức tượng bằng đá cẩm thạch dọc theo các lối đi trong vườn. Các bức tượng đó đều là tác phẩm của các nhà điêu khắc nổi tiếng như Baratta, Marino Gropelli, Alvise Tagaliapietra và những nhà điêu khắc của vùng Venetia (Italia). Đến cuối thế kỷ XX, chỉ còn lại 90 bức tượng và người ta đã chuyển chúng vào khu trưng bày trong nhà, thế chỗ chúng ngoài vườn là các bức tượng bản sao. Ngoài các bức tượng cẩm thạch tuyệt đẹp, Vườn Mùa hè còn thu hút du khách nhờ các đài phun nước mô tả những hoạt cảnh trong các câu truyện ngụ ngôn của Aesop - đây là các đài phun nước cổ nhất ở Nga.

[​IMG]
Lâu đài Mikhailovsky, do Hoàng đế Paul I yêu cầu xây dựng. Nỗi khiếp đảm tồi tệ nhất trong đời của Sa Hoàng Paul là luôn sợ bị ám sát. Để cố gắng tự bảo vệ mình khỏi những đe dọa ám sát, Paul đã xây dựng cho mình tòa lâu đài kiên cố này. Tuy nhiên, chỉ 40 ngày sau khi chuyển vào ở bên trong lâu đài, Paul bị cận vệ Hoàng gia ám sát ngay tại phòng riêng của mình.

[​IMG]
Nhà thờ Thánh Peter & Paul ở Peterhof, phía sau là cung điện và các khu vườn. Xa xa là Vịnh Phần Lan bị sương mờ bao phủ. Trong Thế chiến thứ hai, quân Đức đã chiếm đóng Peterhof, phá huỷ gần như hoàn toàn nhà thờ khi rút lui.

[​IMG]
Cung điện ở Peterhof, nằm trên một con dốc nhìn ra biển cách trung tâm Saint Petersburg chừng 30km.

[​IMG]
Nhà thờ Saint Isaac, đang được trùng tu một phần. Nhiều người thợ Phần Lan đã tham gia vào quá trình xây dựng ngôi nhà thờ này, vốn kéo dài đến 40 năm và đầy bất trắc. Kết quả là người Phần Lan đã có cả một câu thành ngữ “Xây như nhà thờ St. Isaac”, để chỉ những thứ kéo dài quá lâu so với dự định.

[​IMG]
Tu viện Smolny lúc hoàng hôn. Toà nhà này vốn được xây dựng để làm trường học cho các nữ tu của Nga.

[​IMG]
Nhà thờ Saints Peter & Paul dưới lớp sương giá mùa Đông.