Mỗi chúng ta ai cũng đã một lần sử dụng túi chống ẩm này. Tuy nhiên,
khi sử dụng hết giá trị của chúng thì thường vứt thùng rác chứ không ai
còn giữ lại. Đừng bỏ qua chúng, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết
dưới đây để không bỏ phí những hạt chống ẩm này nhé
Theo nghiên cứu mới nhất, 1 thìa café hạt hút ẩm
có thể bao phủ ngang với cả 1 sân bóng đá, như vậy các bạn sẽ hình dung
ra những khoang trống bên trong những hạt chống ẩm là lớn thế nào
Hạt hút ẩm làm khô máy điện thoại bị rơi vào nước: Đây là kiến
thức thực sự cần thiết. Đã bao nhiêu lần bạn bị gặp nạn khi làm rơi điện
thoại xuống vũng nước, nhà vệ sinh hoặc những đứa trẻ hay chính bạn làm
rớt nước uống xuống điện thoại mà đó là nơi mà nước không được chào đón
trong bất cứ hoàn cảnh nào. Vậy để xử lý vấn đề trên thì bạn phải làm
như thế nào? Tháo pin và thẻ nhớ ra khỏi điện thoại càng nhanh càng tốt
sau đó bạn để điện thoại của mình vào cái bát đựng đầy hạt hút ẩm ít
nhất là qua đêm trước khi bật nó lên.
Hạt hút ẩm silica gel khử mùi ẩm hiệu quả:
Các túi hút ẩm còn có tác dụng hút mùi hiệu quả, bạn có thể đặt những
túi hút ẩm vào trong tủ quần áo hay giữa những chiếc khăn tắm để cảm
nhận hiệu quả của nó, không có 1 tí xíu mùi nào luôn.
Kéo dài tuổi đời của dao cạo râu: Oxi hóa và hơi ẩm là nguyên
nhân chính khiến dao cạo râu bị hỏng và không còn bén khi ngay cả khi
chưa được sử dụng. Một mẹo nhỏ giúp kéo dài thời gian sử dụng dao cạo là
sau khi cạo xong, làm sạch vết bẩn trên dao cạo râu và để dao cạo râu
vào trong hộp chứa với 4 hoặc 5 gói hút ẩm.
Gói hạt hút ẩm làm khô đồ trang điểm và túi du lịch:
Nếu bạn để một vài túi hạt chống ẩm vào trong túi đồ hàng trang của bạn
nó có khả năng chống lại hơi ẩm và làm khô thoáng hành trang của bạn.
Kính chắn gió bị mờ sương: Cất túi chống ẩm ở một nơi an toàn
trên ô tô, đặc biệt ở gần bảng điều khiển nó sẽ giúp giảm tối đa điểm mờ
sương trên kính chắn gió trong điều kiện ẩm ướt cao.
Mẹo hay đây: Nếu gói hút ẩm không còn khả năng sử dụng bạn nên để
nó trong điều kiện 100 độ C khoảng một giờ nó sẽ thoát hết hơi ẩm ra
ngoài và ta có thể tái sử dụng được chúng bình thường. Khi bạn chưa sử
dụng đến nó bạn nên bọc kín lại và tránh gió để bảo vệ hạt chống ẩm khỏi
hơi ẩm ở môi trường xung quanh.
http://www.techrum.vn/threads/hat-chng-m-va-nhng-ng-dung-trong-cuc-sng.52211/
Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017
Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017
ĐOÀN XE 'QUÁI THÚ' CỦA TỔNG THỐNG MỸ ĐỔ XĂNG VEN ĐƯỜNG Ở ĐÀ NẴNG
TTO - Sau khi rời sân bay Đà Nẵng, đoàn siêu xe của Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu lăn bánh về nơi tập kết. Đoàn xe dừng lại đổ xăng bên đường như nhiều xe khác ở Việt Nam.
Đoàn
siêu xe của tổng thống Mỹ lăn bánh rời sân bay Đà Nẵng và xe dừng đổ
xăng trên đường về điểm tập kết - Thực hiện: TOẠI NGUYÊN - HỮU KHÁ
Tuy nhiên, theo suy đoán của truyền thông Mỹ, Cadillac One sử dụng động cơ diesel Duramax V8 (8 xi lanh) thường thấy trên các xe bán tải hạng nặng của Cheverolet và GMC.
Lý giải cho suy đoán này dựa trên khả năng vận hành an toàn và độ dễ tìm của dầu diesel.
Mặc
dù bình nhiên liệu được bọc thép và có khả năng chống cháy, động cơ
diesel được cho là có ít khả năng cháy nổ hơn động cơ xăng.
Dầu diesel cũng sẵn có ở nhiều quốc gia, dễ hơn việc tìm các loại xăng không chì chất lượng cao.
Cũng
có nhận định khác cho rằng không phải tất cả Cadillac One đều sử dụng
động cơ diesel. Trong các chuyến công du nước ngoài của tổng thống, Mỹ
thường huy động ít nhất 2 chiếc Cadillac One ở mỗi điểm đến. Một chiếc
có thể sẽ sử dụng động cơ diesel, chiếc còn lại sẽ sử dụng động cơ xăng.
Nhiên liệu cho Cadillac One và nhiều loại phương tiện
khác như chuyên cơ Air Force One (Không lực Một), trực thăng Marine One
hoàn toàn do nước chủ nhà đảm trách.
Chưa ghi nhận trường hợp nào Mỹ chở cả nhiên liệu ra nước ngoài để phục vụ đoàn Tổng thống.
NÁT TAN NHỮNG XÁC BÈ NƠI TÂM BÃO QUÉT QUA
TTO - Bão số 12 đã qua nhiều ngày nhưng ở “mắt bão” Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, những con số đau buồn vẫn tăng lên từng ngày, cả số người chết lẫn tài sản...
Còn phía ngoài biển, hàng ngàn nhà bè nuôi hải sản, tàu thuyền của các hộ ngư dân bị đánh tan nát, trôi dạt vào các bờ.
Cách bờ biển Vạn Giã khoảng 5 hải lý, cảnh tượng hiện ra với la liệt xác tàu thuyền và nhà bè lớp chồng lớp.
Lác đác trên những chiếc bè lại thấy vài người đang cố gắng nhặt nhạnh những gì còn lại giữa đống đổ nát. Có người chỉ biết ngồi khóc bên chiếc thuyền xiêu vẹo, ngư cụ đã bị sóng gió vùi vào lòng biển...
NAM TRẦN - MAI VINH
Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017
'VƯƠNG QUỐC TÔM HÙM' NGƯỜI TRẮNG TAY, NGƯỜI LÂM CẢNH NỢ
TTO - Sau cơn bão số 12, những làng nuôi tôm hùm ở Phú Yên và Khánh Hòa trắng tay và lâm vào cảnh nợ nần. Ước tính, ở Vạn Ninh, bão quét mất hơn 27.000 tỉ.
Thôn
Vịnh Hòa, xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu (Phú Yên) được xem là "vương
quốc tôm hùm" của miền Trung sau bão hoang tàn, xơ xác.
Không còn một lồng tôm
Những lồng tôm bị sóng đánh, quăng quật đang nằm chồng chất, lộn xộn lên nhau. Hàng chục phụ nữ, trẻ em ra đứng trước bãi biển, ngóng trông theo thuyền thúng của các thanh niên trai tráng trong làng đang tìm kiếm những lồng tôm còn sót lại.
Chị Lê Thị Hiểu, ngồi trên bờ với khuôn mặt buồn thiu. Chị nuôi 13 lồng tôm, mỗi lồng hơn 200 con. Lứa ôm hùm nà đã được 9 tháng, chỉ còn chờ khoảng một vài tháng gần Tết thu hoạch.
Vậy mà cơn bão đến quét sạch với thiệt hại chừng 400 - 500 triệu đồng, mà tiền này, chị Hiểu cho biết, chủ yếu vay ngân hàng.
Anh Đỗ Thanh Dũng, Trưởng thôn Vịnh Hòa, kể về cơn sóng quá lớn đập vào như "nuốt chửng" hết cả một làng biển.
"Cơn sóng nào cũng trên 6m, như ngọn núi, cuốn hết những lồng tôm vào bờ, xếp chồng chất lên nhau. Sức tàn phá quá dữ dội, hàng loạt hộ dân gần như trắng tay hoàn toàn, mà tiền chủ yếu vay ngân hàng", anh Dũng nói.
60 hộ dân nuôi, mỗi hộ hơn 100 lồng nuôi tôm, mỗi lồng khoảng 200 con tôm, gần như mất trắng, thiệt hại ước tính khoảng 9,5 tỉ đồng.
Bà con mất sạch rồi!
Cách làng tôm Vịnh Hòa khoảng 100km về phía Nam, là một "vương quốc tôm hùm" khác ở thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) còn bị thiệt hại khốc liệt hơn.
Nơi đây, có khoảng 281 hộ dân nuôi thả tôm hùm và cá bằng lồng bè trên biển thì có đến 99% số hộ nuôi bị thiệt hại sau cơn bão số 12.
Có một điểm chung dễ nhận thấy của các hộ dân ở đây là gần như mất trắng, người ít thì vài trăm triệu đồng, người nhiều thì lên tới hơn chục tỉ.
Ông Lê Hồng Phương, Bí thư Đảng ủy thị trấn Vạn Giã, cho biết: "Đợt này số tiền thiệt hại của bà con phải tính bằng triệu đô chứ không thể tính bằng tiền Việt nữa đâu".
Sáng 11-6, Tuổi Trẻ Online quan sát thấy những ngọn dừa đổ ngã, đập nát các ngôi nhà khiến người dân bơ vơ trong cảnh màn trời chiếu đất. Tại một bãi đất trống cạnh bến cầu cảng, mùi tanh thối bốc lên từ những xác tôm hùm chết.
Chị Nguyễn Thị Lợi (40 tuổi, trú tại thị trấn Vạn Giã) ngồi lặng lẽ hàng tiếng đồng hồ, mắt hướng nhìn về phía biển, nơi gần chục lồng bè tôm hùm với gần 5.000 con tôm (trong đó có hơn 1.000 tôm thịt chuẩn bị xuất) của chị vừa bị bão số 12 cuốn trôi sạch sẽ.
Với gần 5.000 con tôm hùm và lồng bè nuôi bị mất, chị Lợi cho biết tổn thất hơn 5 tỉ đồng, số tiền hai vợ chồng phải đi vay mượn ngân hàng.
Đấy là chưa kể gần 4 tỉ đồng thức ăn nuôi tôm mà gia đình chị còn nợ của người khác nữa.
Cộng lại là một khoản nợ khổng lồ treo lơ lửng trên đầu gia đình chị.
"Giờ hai vợ chồng tôi giờ chỉ còn cái mạng mà thôi", chị Lợi nghẹn ngào.
"Chỗ này trước đây là nơi mà 281 hộ dân nuôi tôm hùm bằng bè. Giờ nhìn ra trống trơ, không thấy bóng dáng một cái bè nào nữa, chỉ thấy một màu trắng xóa thôi. Bà con ngư dân mất sạch rồi", ông Lê Hồng Phương, Bí thư Đảng ủy thị trấn Vạn Giã, trầm ngâm, mắt nhìn ra biển.
Ông Nguyễn Ngọc Ý, Trưởng phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh, cho biết toàn huyện có 12.400 lồng bè nuôi thủy sản và sau cơn bão số 12 gần như toàn bộ đều mất trắng.
Ước tính về thiệt hại nuôi trồng thủy sản là 27.280 tỉ đồng. Đây là tài sản người dân cầm cố vay mượn ngân hàng, nên giờ hoàn toàn trắng tay", ông Ý nói.
Không còn một lồng tôm
Những lồng tôm bị sóng đánh, quăng quật đang nằm chồng chất, lộn xộn lên nhau. Hàng chục phụ nữ, trẻ em ra đứng trước bãi biển, ngóng trông theo thuyền thúng của các thanh niên trai tráng trong làng đang tìm kiếm những lồng tôm còn sót lại.
Chị Lê Thị Hiểu, ngồi trên bờ với khuôn mặt buồn thiu. Chị nuôi 13 lồng tôm, mỗi lồng hơn 200 con. Lứa ôm hùm nà đã được 9 tháng, chỉ còn chờ khoảng một vài tháng gần Tết thu hoạch.
Vậy mà cơn bão đến quét sạch với thiệt hại chừng 400 - 500 triệu đồng, mà tiền này, chị Hiểu cho biết, chủ yếu vay ngân hàng.
Anh Đỗ Thanh Dũng, Trưởng thôn Vịnh Hòa, kể về cơn sóng quá lớn đập vào như "nuốt chửng" hết cả một làng biển.
"Cơn sóng nào cũng trên 6m, như ngọn núi, cuốn hết những lồng tôm vào bờ, xếp chồng chất lên nhau. Sức tàn phá quá dữ dội, hàng loạt hộ dân gần như trắng tay hoàn toàn, mà tiền chủ yếu vay ngân hàng", anh Dũng nói.
60 hộ dân nuôi, mỗi hộ hơn 100 lồng nuôi tôm, mỗi lồng khoảng 200 con tôm, gần như mất trắng, thiệt hại ước tính khoảng 9,5 tỉ đồng.
Bà con mất sạch rồi!
Cách làng tôm Vịnh Hòa khoảng 100km về phía Nam, là một "vương quốc tôm hùm" khác ở thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) còn bị thiệt hại khốc liệt hơn.
Nơi đây, có khoảng 281 hộ dân nuôi thả tôm hùm và cá bằng lồng bè trên biển thì có đến 99% số hộ nuôi bị thiệt hại sau cơn bão số 12.
Có một điểm chung dễ nhận thấy của các hộ dân ở đây là gần như mất trắng, người ít thì vài trăm triệu đồng, người nhiều thì lên tới hơn chục tỉ.
Ông Lê Hồng Phương, Bí thư Đảng ủy thị trấn Vạn Giã, cho biết: "Đợt này số tiền thiệt hại của bà con phải tính bằng triệu đô chứ không thể tính bằng tiền Việt nữa đâu".
Sáng 11-6, Tuổi Trẻ Online quan sát thấy những ngọn dừa đổ ngã, đập nát các ngôi nhà khiến người dân bơ vơ trong cảnh màn trời chiếu đất. Tại một bãi đất trống cạnh bến cầu cảng, mùi tanh thối bốc lên từ những xác tôm hùm chết.
Chị Nguyễn Thị Lợi (40 tuổi, trú tại thị trấn Vạn Giã) ngồi lặng lẽ hàng tiếng đồng hồ, mắt hướng nhìn về phía biển, nơi gần chục lồng bè tôm hùm với gần 5.000 con tôm (trong đó có hơn 1.000 tôm thịt chuẩn bị xuất) của chị vừa bị bão số 12 cuốn trôi sạch sẽ.
Với gần 5.000 con tôm hùm và lồng bè nuôi bị mất, chị Lợi cho biết tổn thất hơn 5 tỉ đồng, số tiền hai vợ chồng phải đi vay mượn ngân hàng.
Đấy là chưa kể gần 4 tỉ đồng thức ăn nuôi tôm mà gia đình chị còn nợ của người khác nữa.
Cộng lại là một khoản nợ khổng lồ treo lơ lửng trên đầu gia đình chị.
"Giờ hai vợ chồng tôi giờ chỉ còn cái mạng mà thôi", chị Lợi nghẹn ngào.
"Chỗ này trước đây là nơi mà 281 hộ dân nuôi tôm hùm bằng bè. Giờ nhìn ra trống trơ, không thấy bóng dáng một cái bè nào nữa, chỉ thấy một màu trắng xóa thôi. Bà con ngư dân mất sạch rồi", ông Lê Hồng Phương, Bí thư Đảng ủy thị trấn Vạn Giã, trầm ngâm, mắt nhìn ra biển.
Ông Nguyễn Ngọc Ý, Trưởng phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh, cho biết toàn huyện có 12.400 lồng bè nuôi thủy sản và sau cơn bão số 12 gần như toàn bộ đều mất trắng.
Ước tính về thiệt hại nuôi trồng thủy sản là 27.280 tỉ đồng. Đây là tài sản người dân cầm cố vay mượn ngân hàng, nên giờ hoàn toàn trắng tay", ông Ý nói.
Vạn Ninh đề nghị ngân hàng giãn nợ
Theo ông Võ Lục Phẩm, Phó chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh, trước những thiệt hại quá lớn về nuôi trồng hải sản - ngành kinh tế chủ lực của địa phương - huyện đã có kiến nghị gửi các cấp trên có chính sách hỗ trợ kịp thời, ngân hàng giãn nợ cho bà con nông dân.
Theo ông Võ Lục Phẩm, Phó chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh, trước những thiệt hại quá lớn về nuôi trồng hải sản - ngành kinh tế chủ lực của địa phương - huyện đã có kiến nghị gửi các cấp trên có chính sách hỗ trợ kịp thời, ngân hàng giãn nợ cho bà con nông dân.
LÂM THIÊN - THÁI THỊNH - UYÊN TRINH
Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2017
[BẠN CÓ BIẾT] THỜI ĐIỂM HIỆU QUẢ NHẤT ĐỂ UỐNG CÀ PHÊ SÁNG THEO KHOA HỌC
Chúng ta thường cố uống cà phê càng sớm càng tốt sau khi thức dậy vào buổi sáng nhưng các nhà khoa học khẳng định rằng đó chưa phải là thời điểm tốt nhất để uống cà phê.
Theo nhà thần kinh học Steven Miller, vào buổi sáng (từ 8-9h), nồng độ cortisol trong cơ thể người đạt mức cao nhất. Đây không chỉ là loại hormone có liên quan tới mức độ tỉnh táo của con người và nồng độ của nó trong cơ thể càng cao, sự tỉnh táo càng nhiều.
Do đó khi uống cà phê vào đúng khoảng thời gian mà tự bản thân chúng ta đã tỉnh táo sẵn thì vô tình, tác động tăng cường sự tỉnh táo của cà phê mang tới đã bị lãng phí.
Miller cho biết: “Một trong những nguyên tắc cơ bản trong dược học là dùng một loại thuốc khi cần (mặc dù chắc chắn các nhà khoa học có thể bảo rằng cà phê luôn cần). Nếu không làm thế thì chẳng nào chúng ta đang làm giảm tác dụng của một loại thuốc khác có cùng dược tính. Nói cách khác, uống thêm 1 ly cà phê vào buổi sáng trong khi cơ thể đã có sẵn tác dụng tương tự là hành động kém hiệu quả.”
Đồng thời, Miller cho biết rằng thời gian hiệu quả nhất để uống một ly cà phê là từ 9h30 tới 11h30 (ngoài ra còn một số khung giờ khác cần tránh uống cà phê để không bị “đụng” là từ trưa tới 13h và từ 17h30 tới 18h30 bởi đây là các khoảng thời gian nồng độ cortisol tăng lên).
Theo nhà thần kinh học Steven Miller, vào buổi sáng (từ 8-9h), nồng độ cortisol trong cơ thể người đạt mức cao nhất. Đây không chỉ là loại hormone có liên quan tới mức độ tỉnh táo của con người và nồng độ của nó trong cơ thể càng cao, sự tỉnh táo càng nhiều.
Do đó khi uống cà phê vào đúng khoảng thời gian mà tự bản thân chúng ta đã tỉnh táo sẵn thì vô tình, tác động tăng cường sự tỉnh táo của cà phê mang tới đã bị lãng phí.
Miller cho biết: “Một trong những nguyên tắc cơ bản trong dược học là dùng một loại thuốc khi cần (mặc dù chắc chắn các nhà khoa học có thể bảo rằng cà phê luôn cần). Nếu không làm thế thì chẳng nào chúng ta đang làm giảm tác dụng của một loại thuốc khác có cùng dược tính. Nói cách khác, uống thêm 1 ly cà phê vào buổi sáng trong khi cơ thể đã có sẵn tác dụng tương tự là hành động kém hiệu quả.”
Đồng thời, Miller cho biết rằng thời gian hiệu quả nhất để uống một ly cà phê là từ 9h30 tới 11h30 (ngoài ra còn một số khung giờ khác cần tránh uống cà phê để không bị “đụng” là từ trưa tới 13h và từ 17h30 tới 18h30 bởi đây là các khoảng thời gian nồng độ cortisol tăng lên).
Tham khảo NeuroscienceDC
https://tinhte.vn/threads/ban-co-biet-thoi-diem-hieu-qua-nhat-de-uong-ca-phe-sang-theo-khoa-hoc.2741701/
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)