Tôm là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể được nhiều
người sử dụng trong các bữa cơm hàng ngày của gia đình. Nhưng nhiều
người không biết rằng, trong một số trường hợp ăn tôm không mang lại kết
quả tốt như chúng ta nghĩ, thậm chí còn không tốt cho sức khỏe. Dưới
đây là những quan niệm sai lầm về tôm mà lâu nay chúng ta vẫn “tin sái
cổ”.
Vỏ tôm cứng nên chứa nhiều canxi nhất, chính vì quan niệm này mà
nhiều người thường cố gắng ăn cả vỏ tôm. Nhưng sự thật thì hoàn toàn
khác, vỏ tôm không hề giàu canxi mà chỉ là chất kittin, thành phần tạo
nên vỏ của các loại giáp xác mà thôi. Nếu ăn vỏ tôm, chúng sẽ bài tiết
ra ngoài.
Nguồn canxi chính của tôm tập trung chủ yếu ở thịt, chân và càng.
Vì vậy, chúng ta đừng cố bắt trẻ ăn vỏ tôm vì chúng chẳng có mấy canxi mà lại có thể gây hóc.
Nhiều người cho rằng, mắt tôm chứa rất nhiều chất tốt cho mắt nhưng
chưa có nghiên cứu cụ thể và đáng tin cậy nào chứng minh được điều đó.
Thực tế thì phần đầu của con tôm có rất ít chất dinh dưỡng. Ngoài ra,
nếu ăn đầu tôm đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ ăn cả túi chất thải của
tôm nằm ngay trên đầu nữa. Chỉ nghĩ thôi bạn cũng thấy khó nuốt nổi rồi
phải không.
Trong trường hợp, bị đau mắt đỏ, việc ăn tôm sẽ khiến cho tình trạng của chúng ta trở nên trầm trọng hơn.
Phụ nữ mới sinh con ăn tôm sẽ lạnh bụng
Nhiều người cho rằng, sản phụ sau khi sinh nếu ăn tôm sẽ bị lạnh bụng, đau bụng và người sinh mổ ăn tôm sẽ bị sẹo lồi. Thực
tế, việc bị sẹo lồi sau khi mổ là do cơ địa của từng người chứ chưa có
nghiên cứu nào chứng mình việc ăn tôm ảnh hưởng tới vết sẹo cả.
Theo các chuyên gia, tôm rất giàu protein, giúp cho các sản phụ phục
hồi sức khỏe nhanh chóng. Ngoài ra, tôm còn giàu canxi nên khi người mẹ
ăn tôm, con sẽ được cung cấp canxi qua sữa mẹ.
Nhưng ăn nhiều tôm có thể gây khó tiêu hóa, nên sản phụ sau khi sinh chỉ nên ăn với lượng vừa phải.
Người bị ho vẫn có thể ăn tôm nếu bỏ vỏ
Chúng ta đều biết, bị ho mà ăn tôm sẽ khiến cho bệnh ngày càng nặng
hơn, nhưng nhiều người cho rằng chỉ cần bóc bỏ vỏ tôm thì sẽ không bị
ảnh hưởng gì. Điều này là hoàn toàn sai lầm bởi bởi hệ hô hấp của những
người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, điều này sẽ khiến
tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi.
Tốt nhất khi bị ho, chúng ta nên kiêng tôm cho đến khi khỏi hẳn.
Có thể nấu canh tôm cùng với bất kỳ loại rau, củ nào
Tôm chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5, chất này không gây độc cho cơ
thể nhưng nếu kết hợp với vitamin C thì asen hóa trị 5 chuyển thành
asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) là chất rất độc có thể gây chết
người.
Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên nấu
chung tôm với các loại rau, củ giàu vitamin C như mướp đắng, rau ngót..
hoặc ăn các loại quả giàu vitamin C như cam, chanh, cà chua, nho... ngay
sau khi ăn tôm.
Chụp phơi sáng là một kỹ thuật không còn quá
xa lạ với giới nhiếp ảnh, nhưng để thực hiện được một tấm ảnh phơi sáng
hoàn hảo và có tính thẩm mỹ cao lại là một yếu tố hoàn toàn khác.
Phơi sáng là kỹ thuật được sử dụng nhằm tăng tính sáng tạo và
nghệ thuật cho bức ảnh thông qua việc kéo dài thời gian mở của màn trập
hơn so với khi chụp bình thường, mục đích để ánh sáng đi vào nhiều hơn.
Đây cũng được coi là một kỹ thuật "cao" trong nhiếp ảnh, với những ưu
điểm của ảnh chụp đó là chụp ban đêm sáng hơn mà ảnh rất mịn, không bị
nhiễu hạt và đặc biệt là không cần dùng đến flash.
Tuy nhiên trong khi đa số nhiếp ảnh gia trên thế giới chỉ chụp phơi
sáng ở khoảng thời gian ngắn (từ vài giây cho tới vài phút), thì bộ ảnh
dưới đây lại cho thấy sự khác biệt khi ta chụp phơi sáng từ 30 phút cho
đến cả tiếng đồng hồ.
Chụp một đoàn tàu điện sử dụng kỹ thuật phơi sáng thời gian dài.
Chụp phơi sáng đèn giao thông.
Ảnh chụp phơi sáng chuyển động của các ngôi sao trong đêm.
Chụp phơi sáng lại cảnh một chiếc máy bay hạ cánh xuống sân bay.
Ảnh chụp một đàn đom đóm trong rừng trúc tại Nhật Bản sau khi phơi sáng.
Hình ảnh vô cùng ấn tượng khi thực hiện thao tác phơi sáng kết hợp cùng zoom ống kính.
Ít ai nghĩ rằng côn trùng dưới ánh đèn điện cũng có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật.
Ảnh phơi sáng của pháo hoa
Ảnh phơi sáng ghi lại chuyển động của một máy bay trực thăng khi cất cánh.
Bức ảnh ấn tượng ghi lại chuyển động của đu quay tại công viên giải trí.
Ảnh phơi sáng chụp tại một ga tàu điện ở Budapest, Hungari với hơn 30,000 bóng đèn LED
Người dân Nhật Bản đang trong tuần lễ đánh dấu sự kiện 72 năm kể từ ngày
gánh chịu thảm họa của chiến tranh hạt nhân ở 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki
khiến cho hơn 200.000 thường dân phải thiệt mạng. Bức ảnh đám mây hình
nấm khổng lồ sừng sững giữa không trung đã trở thành biểu tượng cho sự
hủy hoại cực kỳ khủng khiếp của bom nguyên tử
kể từ thời điểm đó, ảnh này đã đi vào lịch sử giai đoạn đen tối nhất
của xã hội loại người. Tác giả của bức ảnh là nhiếp ảnh gia Charles Levy
sẽ kể cho chúng ta câu chuyện đằng sau sự kiện lịch sử này.
Phi hành đoàn trên chuyến Bockscar
Vào tháng 8 năm 1945, cuộc chiến ở châu Âu kết thúc, Đức đã chính thức
đầu hàng vào ngày 08/5 và quá trình tái thiết các thành phố bị phá hủy ở
châu Âu đã bắt đầu diễn ra. Trong khi đó thì chiến tranh Thái Bình
Dương vẫn còn đang tiếp tục với cường độ oanh tạc ngày càng tăng của Mỹ
vào các thành phố của Nhật Bản, bao gồm cả Nagasaki.
Trước đó vào ngày 26 tháng 7, liên minh các nước Mỹ, Anh và Trung Quốc
đã đưa ra đề nghị đầu hàng không điều kiện dành cho Nhật Bản trong Tuyên
bố Potsdam kèm theo tối hậu thư nếu Nhật không thuận theo thì sẽ nước
này sẽ phải gánh chịu một sự huỷ diệt tàn khốc (Thông tin về những quả bom nguyên tử vẫn được giữ bí mật và không hề được đả động gì trong bản tuyên bố).
Thủ tướng Nhật khi đó là ông Kantaro Suzuki đã không chấp nhận lời kêu
gọi đầu hàng này, mặc dù sau đó có nghi ngờ cho rằng việc liệu ông từ
chối bình luận có bị hiểu nhầm là thái độ phớt lờ lời đề nghị từ khối
liên minh.
Trước đó nữa thì khối liên minh cũng đã có kế hoạch về một chiến dịch
chinh phạt Nhật Bản với tên gọi “Operation Downfall” sẽ diễn ra vào
tháng 10/1945. Tuy nhiên theo ước tính thì quân đội Hoa Kỳ cũng sẽ phải
chịu thiệt hại khá nặng nề trong chiến dịch này. Thay vào đó, Mỹ và Anh
đã đồng ý sử dụng vũ khí nguyên tử, được phát triển bởi chương trình do
chính phủ các nước liên minh tài trợ trong Dự án Manhattan.
Thành phố đầu tiên được chọn để đánh bom là thành phố công nghiệp
Hiroshima, nơi cung cấp vũ khí cho quân đội Nhật Bản và cũng là nơi đặt
nhiều doanh trại quân đội, có dân số khoảng 350.000 người.
Vào ngày 6 tháng 8, máy bay ném bom B-29 Superfortress, đã cất cánh từ
căn cứ không quân trên đảo Tinian, một hòn đảo ở Thái Bình Dương và mang
một quả bom có biệt danh là "Little Boy" - chứa 64kg Uranium, nổ tung
khắp trung tâm thành phố. Vụ nổ và đám cháy gây ra đã giết chết khoảng
70.000 người, làm bị thương một số lượng người tương đương đồng thời phá
hủy 69% các công trình của Hiroshima.
Quả Little Boy
Trong một thông báo sau đó vài giờ, Tổng thống Truman tuyên bố rằng một
quả bom nguyên tử đã được thả vào Nhật Bản và cảnh báo rằng nếu Nhật
không đầu hàng, họ có thể sẽ tiếp tục đón nhận thêm một cơn mưa huỷ diệt
từ không trung, như chưa bao giờ được thấy trên địa cầu này. Tuy nhiên
thì những hậu quả từ thành phố Hiroshima vẫn chưa đủ để khiến cho Hội
đồng Chiến tranh Nhật Bản chấp nhận yêu cầu đầu hàng vô điều kiện của
Tuyên bố Potsdam.
Ngày 09/8, một chiếc máy bay B-29 khác tên là Bockscar, đã rời khỏi
Tinian nhắm đến thành phố Kokura là mục tiêu chính, Nagasaki khi đó là
một cảng quan trọng ở miền nam Nhật Bản chỉ là mục tiêu thứ yếu. Chiếc
máy bay này mang một quả bom có biệt danh là "Fat man", chứa 6.4kg
plutoni.
Bockscar được hộ tống bởi hai chiếc B-29 khác (The Great Artiste và Big Stink)
để đo đạc, do thám và ghi hình lại nhiệm vụ. Một trong số những người
trên tàu The Great Artiste là trung úy Charles Levy, 26 tuổi, đến từ
Philadelphia đã sử dụng một máy ảnh cỡ 5x4 để ghi lại vụ nổ bom. Charles
Levy khi đó đã được ngồi ở khoang trước mũi máy bay hoàn toàn trong
suốt, một vị trí thuận lợi ở độ cao hơn 5.000 so với Thái Bình Dương,
cho ông một cái nhìn toàn cảnh bao quát theo cả chiều ngang và chiều dọc
để ghi lại bức ảnh đã đi vào lịch sử của nhân loại.
Khi máy bay bay ngang qua Kokura thì thành phố lại bị che phủ bởi mây mù
dày đặc, điều này đã ngăn cản tầm nhìn xác định mục tiêu, sau 3 lần đảo
quanh thành phố và lo sợ sẽ cạn kiệt nhiên liệu nên họ đã quyết định
chuyển hướng sang mục tiêu Nagasaki. Chỉ vài phút sau 11 giờ sáng, quả
bom 'Fat Man' mang lõi khoảng 6,4 kg Plutonium 239 được thả xuống thành
phố. 43 giây sau, nó nổ ở khoảng cách 500m so với mặt đất. Vụ nổ có
nhiệt độ cao nhất đạt được là 3.871°C và sức gió vào khoảng 1.000
km/giờ.
Quả Fat Man
Lúc bom nổ, có khoảng 200 ngàn người trong thành phố. Quả bom thả vội
vàng đã nổ ở đoạn giữa hai mục tiêu chính, xưởng thép và vũ khí ở phía
bắc và xưởng thủy lôi ở phía nam. Nếu bom rơi chếch về phía nam, vùng
thương mại và dân cư của thành phố có thể bị thiệt hại nặng nề hơn
nhiều. Thêm nữa do địa hình của Nagasaki có nhiều đồi núi nên đây là
những yếu tố chủ yếu lý giải vì sao quả bom này có kích thước cũng như
sức công phá lớn hơn quả "Little Boy" ở Hiroshima nhưng gây thiệt hại ít
trầm trọng hơn.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 1945 với tờ Free Lance-Star, Levy nhớ lại khoảnh khắc khi quả bom phát nổ: "Tất
cả chúng tôi nhanh chóng chộp lấy kính bảo hộ dành cho thợ hàn đeo vào
để chống chói, mặc dù đang là ban ngày nhưng ánh sáng từ vụ nổ mạnh đến
mức khiến cho mắt bạn nhức nhối. Ánh sáng chói chang khắp cả khoang máy
bay. Và khi bỏ kính ra, chúng tôi thấy một cột khói lớn đủ màu sắc đang
bùng lên trên bầu trời. Nó có đủ màu sắc từ tím, đỏ, trắng …. y như cà
phê đun sôi, trông rất sống động ... Và tất cả chúng tôi khi ấy đều cảm
thấy rất sợ”
Một quả cầu lửa khổng lồ như thể vọt lên từ lòng đất và một cột lửa
khổng lồ màu tím cao khoảng 3000m lao thẳng lên trời với tốc độ cực
nhanh. Cột này sau đó biến thành hình đầu nấm và sôi lên sục sục như lớp
bọt kem màu trắng, sau đó trồi dần lên đến độ cao khoảng 18.000m và
được thay thế bởi một đám mây nấm khác.
Khi đám mây nấm đầu tiên hạ xuống thì nó chuyển thành màu xanh và thay
đổi hình dạng giống như một bông hoa, cánh hoa khổng lồ cong xuống, bề
mặt màu trắng kem, bên trong màu hồng. Nó vẫn giữ nguyên hình dạng như
thế cho đến khi chúng tôi nhìn thấy lần cuối cùng ở khoảng cách hơn
300km”
Levy đã chụp khá nhiều hình ảnh của vụ nổ ở các giai đoạn khác nhau,
nhưng hình ảnh mạnh mẽ nhất chính là cảnh tượng đáng sợ khi đám mây nấm
vượt qua tầng bình lưu, chiếc mũ nấm khổng lồ của nó nổi bật lên nền
tối. Đây là hình ảnh của quả bom mà nước Mỹ đã cho cả thế giới thấy,
trong khi những bức ảnh của thành phố bị tàn phá và hàng chục ngàn người
dân thường thiệt mạng thì ít khi được nhìn thấy hơn.
Mặc dù quả bom đã bỏ lỡ mục tiêu ở khoảng cách hơn 3km và một phần của
thành phố đã được che chắn bởi những ngọn đồi xung quanh, nhưng vụ nổ
cũng ngay lập tức giết chết khoảng 40.000 người và để lại hậu quả nặng
nề với chục ngàn người chết vì chấn thương hoặc do nhiễm độc phóng xạ
sau đó.
Cuộc tranh luận về vấn đề liệu việc sử dụng vũ khí nguyên tử có cần
thiết vẫn còn tiếp tục, nhưng hiệu quả tức thời của quả bom thả xuống
Nagasaki (kết hợp với cuộc đổ bộ của Liên Xô trong cùng một ngày)
đã buộc Hoàng đế Hirohito tuyên bố đầu hàng vào ngày 15 tháng Tám. Thế
chiến thứ hai chính thức kết thúc vào ngày 2 tháng 9 khi Nhật đầu hàng
được chính thức chấp nhận.
Charles Levy đã giải ngũ từ Không quân Hoa Kỳ vào cuối tháng đó để trở
về Philadelphia với công việc là một nhân viên kinh doanh. Sau đó ông
trở thành một thanh tra bên chữa cháy và qua đời vào năm 1997 ở tuổi 79.
Ngày nay, tên của ông chủ yếu được nhớ đến dưới tư cách là sử gia nhiếp
ảnh và quân đội. Hình ảnh mang tính biểu tượng của ông vẫn là một biểu
tượng ớn lạnh về sức mạnh hủy diệt của vũ khí hạt nhân.
Cập nhật: Lựa chọn mục tiêu ném bom và các lý do để Mỹ quyết định sử dụng bom nguyên tử (trích từ Wikipedia)
Vào đêm 12/8, rạng sáng ngày 13/8 (theo giờ Việt Nam), sẽ xảy ra trận
mưa sao băng Perseids - với mật độ lên tới 60 - 100 vệt/giờ là một
trong 2 trận mưa sao băng lớn và đẹp nhất trong năm.
Theo các chuyên gia, trận mưa sao băng năm nay khó có thể "bùng nổ"
như năm ngoái, có thể chỉ có khoảng 40 vệt/giờ vào đêm cực điểm. Nguyên
nhân là do trận mưa sao băng năm nay rơi vào thời điểm trăng khuyết chỉ
sau trăng tròn vài ngày, nên ánh sáng của trăng có thể khiến khả năng
quan sát bị giảm.
Mưa sao băng Perseids diễn ra vào tháng 8 hàng năm và có nguồn gốc từ
sao chổi Swift-Tuttle (hay 109P/Swift-Tuttle) - quay quanh Mặt trời với
chu kỳ 135 năm.
Khi Trái Đất đi ngang qua đuôi bui của sao chổi Swift-Tuttle có đường
kính 27km, khiến một đám lớn các mảnh thiên thạch từ ngôi sao chổi này
sẽ lao vào khí quyển Trái đất. Chúng sẽ cọ xát với không khí và bốc cháy
tạo thành các vệt sáng được gọi là sao băng.
Cách quan sát mưa sao băng
Để có thể ngắm sao băng trọn vẹn, người xem chỉ cần quay mặt về hướng Đông Bắc, tìm chòm sao Perseus.
Thời điểm xem sao băng tốt nhất sẽ là khoảng 1 - 4 giờ sáng ngày 13/8, khi bầu trời quang mây.
Hoàn toàn có thể quan sát mưa sao băng Perseus bằng mắt thường.
Vì khoảng thời gian giữa các sao băng có thể kéo dài từ vài giây cho
tới nhiều phút nên bạn cần kiên nhẫn để đón những vệt sao băng lấp
lánh.
Hãy họn vị trí quan sát có góc nhìn rộng, cao và không có ánh đèn để dễ quan sát hơn.
Và cuối cùng, hãy cầu mong cuối tuần này trời quang mây, và không mưa nhé.
Category: Landscape
Country: United States
State: Virginia
City: Great Falls
GPS Latitude: 38.998165
GPS Longitude: -77.288315
Directions:
The Virginia side is accessible through McLean, VA on either Georgetown
Pike or Old Dominion Drive. You will pass through some of the most
beautiful mansions on the way to the entrance of the park.
Photo Spot Details
This
is a very popular location for visitors from all over the world.
Consequently, it is extremely crowded. On weekends, the wait to get into
the parking lot may be an hour or so. If you must visit on a weekend, I
think the best time to visit is around 6:00 PM, right in the middle of
the golden hour. By that time the crowd has thinned out a bit so you can
do some peaceful shooting without getting scorns from other people for
hogging the most photogenic spot.
Tripods
are allowed and encouraged. I found that getting the right exposure for
both the sky and the shaded fall was a bit tricky so I just stuck with
panoramas and stitched two different exposures: one for the falls and
one for the sky. I really think this place deserves a panorama. You
can’t really capture the grandeur with a single snap.
Overlook 1
is the most photogenic. There is also a way to get down closer to the
waters. There are plenty of people down there so you don’t have to worry
about being that one photographer who breaks park rules. I saw a man
fishing down there, so you taking pictures would be the least of worries
for the rangers.
This is also and excellent hiking spot so when you’re done taking photos of the falls, take some time and explore the trails.
“Google Maps” giúp mọi người có cơ hội quan
sát hầu như toàn bộ bề mặt trái đất từ trên cao. Cũng bằng ứng dụng này,
cộng đồng mạng đã khám phá ra rất nhiều “vật thể lạ”, ở các ngóc ngách
trên thế giới, mà không ít trong số đó, đến nay vẫn khiến các nhà khoa
học phải đau đầu.
Những kết cấu hình kim tự tháp
bị vùi lấp một phần dưới tuyết tại Nam Cực, được ghi lại bởi Google
Maps, đã gây ra rất nhiều tranh cãi của dư luận, lẫn các nhà khoa học.
Theo đó, nhiều người cho rằng, đây chính là di sản của một nền văn minh
cổ từng tồn tại ở châu lục lạnh giá nhất trái đất.
Nhiều người đã thực sự ngạc nhiên khi
trông thấy hình ảnh một chiếc du thuyền ngay giữa những tòa cao ốc. Trên
thực tế, đây không phải là hậu quả của một trận sóng thần hay một
thuyền trưởng “lái ẩu”, mà đó là một trung tâm thương mại ở Hongkong có
thiết kế y hệt một con thuyền.
Khi quan sát ở khoảng cách xa hơn nữa, mê
cung bằng cây này trông y hệt như dấu chân của một người khổng lồ. Được
biết, nhiều người cũng đã bị đánh lừa, trước khi kịp phóng to khu vực
này lên.
Thực chất đây không phải là một người
khổng lồ đang nằm trên mái nhà, mà là khu vui chơi của trẻ em tại thành
phố Valencia, Tây Ban Nha vốn có thiết kế mô phỏng nhân vật Gulliver.
Nếu đến tận nơi của những viên đá cuội
trong hình, bạn sẽ biết được rằng, đó thực ra là những hồ làm muối của
một ngôi làng với khoảng 50 hộ gia đình ở châu Phi.
Thổ Nhĩ Kỳ đã cho sơn hẳn lá cờ
của mình lên một sườn núi với kích thước khủng, để có thể quan sát bằng
Google Maps ở khoảng cách cực xa, và đây cũng chính là một niềm tự hào
của người dân đất nước này.
Đây chính là hình ảnh mà bạn
quan sát được bằng Google Maps, tại ranh giới giữa Nam Mỹ và châu Nam
Cực. Nhiều nhà khoa học cho rằng, đã có một va chạm mạnh giữa thiên
thạch và bề mặt trái đất, làm đứt gãy phần cầu nối mỏng manh giữa hai
lục địa này.
Mô hình người nổi trên mặt nước này thậm
chí có thể quan sát được từ ngoài vũ trụ. Trên thực tế, đây là một tổ
hợp trò chơi trên nước của trẻ em tại một bãi biển của Úc.
Bức ảnh về chú cua khổng lồ
được ghi lại bằng Google Maps này hiện vẫn là một bí ẩn lớn chưa có lời
giải. Theo ước tính, nếu sinh vật này là có thật thì bề rộng của nó phải
lên tới 16 mét.