Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2017

ẢNH ĐẸP TỪ CUỘC THI ẢNH THIÊN VĂN INSIGHT ASTRONOMER OF THE YEAR 2017

Đài thiên văn hoàng gia Greenwich vừa công bố danh sách những ứng cử viên cho giải thưởng ảnh thiên văn thường niên Insight Astronomer of the Year với những hình ảnh hết sức ấn tượng với nhiều chủ đề khác nhau, từ cực quang, những ngôi sao huyền ảo, Mặt Trời cho tới những tinh vân xa xôi. Năm nay là lần thứ 9 liên tiếp cuộc thi được diễn ra. Dưới đây là danh sách được tuyển chọn ra từ các tác phẩm dự thi của 3800 nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lẫn không chuyên đến từ 91 quốc gia trên toàn cầu. Những người thắng cuộc sẽ được công bố vào 14/9 sắp tới.


anh_thien_van_2017_Tinhte_1.jpg
Trăng lưỡi liềm trên hải đăng Needles, Ainsley Bennett, Anh
Bức ảnh đẹp mắt ghi lại cảnh tượng Trăng lưỡi liềm 7% nằm lơ lửng trên bầu trời đêm, bên dưới là ngọn hải đăng Needles nằm ở mũi phía tây của đảo Wight. Mặt dù Mặt Trăng hôm đó khá khuyết nhưng phần còn lại của nó vẫn có thể nhìn thấy nhờ vào một phần ánh sáng Mặt Trời phản chiếu từ bề mặt Trái Đất.

anh_thien_van_2017_Tinhte_2.jpg
Aurora Over Svea, Agurtxane Concellon (Tây Ban Nha)
Những tia sáng tím và xanh của cực quang trên bầu trời thành phố mỏ than Svea, thuộc quần ảo Svalbard. Cảnh quan bên dưới bầu trời lấp lánh được chiếu sáng bởi những ánh đèn công nghiệp tại bến tàu của Svea.

anh_thien_van_2017_Tinhte_6.jpg
Eastern Prominence, Paul Andrew, Anh
Một đám mây khí phát sáng cỡ lớn bùng lên trong từ trường từ bề mặt Mặt Trời vào cuối tháng 8/2016. Đây là một hoạt động của Mặt Trời có tên là prominence và trên thực tế, người ta đã quan sát được nhiều kiểu prominence khác nhau. Trong bức ảnh này là prominence “hàng rào” được tạo thành từ “bụi cây” ghép lại.

anh_thien_van_2017_Tinhte_3.jpg
Solar Trails Above the Telescope, Maciej Zapior (Ba Lan)
Bức ảnh được chụp bằng một máy ảnh pinhole để chụp Mặt Trời trong thời gian dài. Hình ảnh cho thấy chuyển động của Mặt Trời qua Viện thiên văn học của Viện hàng lâm khoa học Séc, Prague trong suốt nửa năm (từ 21/12/2015 tới 21/6/2016). Để tạo được bức ảnh này, người ta đã dùng những tờ giấy rọi đen trắng (một loại vật liệu nhạy sáng). Sau khi phơi sáng xong, âm bản được scan và xử lý bằng các chương trình chỉnh sửa đồ họa để điều chỉnh màu sắc, độ tương phản. Những màu sắc cầu vòng của các vệt sáng là do sự biến đổi của các tờ giấy nhạy sáng khi tiếp xúc với các nhiệt độ và độ ẩm khác nhau.

anh_thien_van_2017_Tinhte_5.jpg
Ghostly Sun, Michael Wilkinson Anh
Đây là hình ảnh Mặt Trời được chụp bởi ánh sáng Calcium phổ K, mô tả quyển sắc bên trong của ngôi sao này. Đây là một lớp hí cùng với corona tạo thành bầo không khí bên ngoài của một Mặt Trời. Với cách hiển thị màu sắc trên thì bề mặt Mặt Trời được biểu thị dưới dạng âm bảng với các vệt đen là các chấm sáng. Vùng bên ngoài đường bao (quầng) được tăng độ tương phản, highlight để cho thấy một đợt bùng nổ prominence nằm ở phía bên phải.

anh_thien_van_2017_Tinhte_7.jpg
Beautiful Tromsø, Derek Burdeny, Mỹ
Một cảnh tượng cực quang đẹp mắt trên bến cảng ở Tromsø, Thuy Điển. Nhiếp ảnh gia Derek Burdeny cho biết ông thậm chí còn không biết mình đã chụp nó cho tới 6 tháng sau, khi xem lại bức ảnh này.

anh_thien_van_2017_Tinhte_8.jpg
Sh2-249 Jellyfish Nebula, Chris Heapy, Anh
Nằm ở chòm sao Song Tử (Gemini), IC443 là một phần bong bóng tàn dư siêu tân tinh, đám mây hình thành do một ngôi sao có thể đã phát nổ từ 30 ngàn năm trước. Vẻ ngoài hình cầu của nó khiến người ta còn gọi nó là tinh vân con sứa.

anh_thien_van_2017_Tinhte_9.jpg
Fall Milk, Brandon Yoshizawa, Mỹ
Bức ảnh ngoạn mục về tuyết che phủ đỉnh núi ở phía đông Sierra, bên trên là cả thiên hà Milky Way.

anh_thien_van_2017_Tinhte_10.jpg
Hustle and Peaceful, Prisca Law (Hong Kong)
Ảnh chụp từ The Peak, ngọn núi cao nhất Hong Kong, cho thấy những sự xô bồ của thành phố đối lập với bầu trời sao yên bình.

anh_thien_van_2017_Tinhte_11.jpg
ISS Daylight Transit, Dani Caxete, Tây Ban Nha
Trạm không gian quốc tế ISS đang vút qua Mặt Trăng, chụp trong điều kiện ánh sáng ban ngày. Đây là một bức ảnh chụp thực sự, không hề có cắt ghép. Phát sáng với độ sáng -3.5, ISS được soi chiếu bởi Mặt Trời tại độ cao 9 độ.

anh_thien_van_2017_Tinhte_12.jpg
Mr. Big Dipper, Nicholas Roemmelt, Đan Mạch
Một nhà thám hiểm đang quan sát chòm sao Bắc Đẩu với góc chụp như lọt vào trong lối ra vào hang động băng tuyết ở Engadin, Thụy Sĩ. Bức ảnh này trông như có 2 bức ảnh lồng vào nhau, một bức ảnh bầu trời sao và bức ảnh tiền cảnh của hang động. Nhiếp ảnh gia cho biết tất cả các yếu tố đều cùng nhau diễn ra trong một không gian và thời điểm thích hợp.

anh_thien_van_2017_Tinhte_26.jpg
Near Earth Object 164121 (2003 TYI), Derek Robson, Anh
Ảnh chụp vào đêm Halloween 2016, thiên thạch 164121 (2003 YT1) tiếp cận gần Trái Đất, cách chỉ khoảng 5 triệu km.

anh_thien_van_2017_Tinhte_13.jpg
NGC 2023, Warren Keller, Mỹ
Tinh vân 2023 trong chòm sao Orion, cách Trái Đất 1467 năm ánh sáng. Đây là vật thể thường được chụp hình nhất bên cạnh tinh vân đầu ngựa nổi tiếng, tuy nhiên đối với bức ảnh này, nhiếp ảnh gia đã chụp lại nó với độ chi tiết đáng kinh ngạc.

anh_thien_van_2017_Tinhte_14.jpg
Reflection, Beate Behnke, Đức
Những ánh cực quang màu xanh Borealis trên bầu trời đêm được phản chiếu xuống bên dưới bãi biển sóng vỗ Skagsanden. Để chụp được hiệu ứng bề mặt bên dưới như đang phát sáng, nhiếp ảnh gia Beate Behnke phải đứng giữa những con sóng, canh lúc nước rút xuống thấp nhất thì mới bắt được cảnh tượng đẹp mắt này.

anh_thien_van_2017_Tinhte_15.png
A Brief Rotation of Mount Olympus, Avani Soares, Brazil
Chuỗi những hình ảnh sao Hỏa được chụp từ 1-3/6/2016, cho thấy sự hiện diện của đỉnh núi Olympus tại 3 vị trí khác nhau. Còn tên gọi khác là Olympus Mons, đây là ngọn núi lửa cao nhất trong hệ Mặt Trời.

anh_thien_van_2017_Tinhte_16.jpg
Orion’s Gaseous Nebulae, Sebastien Grech, Anh Quốc
Nằm cách Trái Đất 1300 năm ánh sáng, tinh vân Nebula nằm ở vị trí kiếm của chòm sao Lạp Hộ (Orion) nổi tiếng. Tinh vân Nebula là một trong những vật thể được chụp ảnh và nghiên cứu nhiều nhất trên bầu trời đêm. Tinh vân này có kích thước khoảng 24 năm ánh sáng và có khối lượng gấp 2000 lần Mặt Trời.

anh_thien_van_2017_Tinhte_17.jpg
An Icy Moonscape, Kris Williams, Anh
Một nhà nghiên cứu sao đang ngồi một mình trên đỉnh ngọn núi Castell-Y-Gwynt (lâu đài gió) tại núi Glyder Fach, Snowdonia, Bắc Wales, bên trên là một bầu trời sao trong cái lạnh giữa mùa đông.

anh_thien_van_2017_Tinhte_18.jpg
A Battle We Are Losing, Haitong Yu, Trung Quốc
Thiên hà Milky Ways trên một kính thiên văn nhỏ thuộc hệ thống quan sát Mật Vân, thuộc Đài quan sát thiên văn quốc gia Trung Quốc, gần Bắc Kinh. Bức ảnh cho thấy thực trạng ô nhiễm ánh sáng đang ngày càng tăng hiện nay, kết hợp với nhiễu điện từ đã biến nhiều đài quan sát quang học và radio gần các thành phố lớn gần như mù và điếc.

anh_thien_van_2017_Tinhte_19.jpg
Ignite the Lights, Nicolas Alexander Otto, Đức
Đi bộ từ cabin nhỏ đến Kvalvika, đảo Lofoten, Na Uy, nhiếp ảnh gia Nicolas Alexander Otto đã đến được một triền dốc nhìn ra bãi biển lúc nửa đêm. Trong quá trình ông đi bộ lên núi, cực quang đã xuất hiện nhưng hơi yếu, nhưng sau đó thì nó bắt đầu đạt đỉnh điểm, cho thấy một bầu trời đầy màu sắc, từ xanh đến tím,…

anh_thien_van_2017_Tinhte_20.jpg
Shooting Star and Jupiter, Rob Bowes, Anh Quốc
Một vệt sao băng ngang bầu trời trong khung cảnh núi non ở Portland, Dorset. Bức ảnh được tạo từ kỹ thuật phơi sáng kép, một bức cho bầu trời và một bức cho cảnh những ngọn núi đá.

anh_thien_van_2017_Tinhte_21.jpg
Star Track in Kawakarpo, Zhong Wu, Trung Quốc
Bức ảnh cho thấy cảnh tượng những ngôi sao “bắn” xuống đằng sau ngọn núi tuyết Meili, còn gọi là núi Hoàng tử tuyết, những đỉnh núi cao nhất tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

anh_thien_van_2017_Tinhte_22.jpg
Super Moon, Giorgia Hofer, Ý
Bức ảnh ghi lại cảnh tượng siêu trăng soi sáng cả một vùng trời đằng sau ngọn Marmarole, trung tâm của Dolomites, Ý. Vào buổi tối ngày 14/11/2016, Mặt Trăng cách tâm Trái Đất chỉ 360 km, vị trí gần nhất tính từ năm 1948 và phải tới 2034 thì mới lại gần như thế. Vào đêm đó, trăng sáng hơn bình thường 30% và to hơn 14%.

anh_thien_van_2017_Tinhte_23.jpg
Winter Ice Giant Uranus, Martin Lewis, Anh
Đây là lần đầu tiên sao Thiên Vương, nằm cách Trái Đất 2,6 tỷ km (vị trí gần nhất), được lọt vào danh sách đề cử cuộc thi.

anh_thien_van_2017_Tinhte_24.jpg
The Road Back Home, Ruslan Merzlyakov, Latvia
Những đám mây hoàng hôn tuyệt đẹp giăng trên bầu trời Thụy Điển, soi sáng bởi Mặt Trời đã lặn xuống bên dưới đường chân trời, phía xa là một người chạy xe máy trong hành trình về nhà đầy ấn tượng.

anh_thien_van_2017_Tinhte_25.jpg
Auroral Crown, Yulia Zhulikova
Trong một lần đi chụp ảnh thiên văn tại miền Murmansk, nhiếp ảnh gia đã ghi lại cảnh cực quang như đang nằm trên những cành cây bám đầy tuyết. Những cành cây được chiếu sáng bởi đèn đường bên dưới, mang sắc hồng hòa quyện với những cuộn cực quang xanh tím như một màn trình diễn ánh sáng đẹp mắt.
Tham khảo Ibtimes, Standard, Mirror, Theguardian, RMG

https://tinhte.vn/threads/anh-dep-tu-cuoc-thi-anh-thien-van-insight-astronomer-of-the-year-2017.2713809/

 

 

 

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

NHỮNG DỤNG CỤ ĐỰNG THỨC ĂN CÓ THỂ DÙNG TRONG LÒ VI SÓNG

Hàng ngày bạn phải sử dụng lò vi sóng để rã đông, hâm nóng và đôi khi là nấu chín thức ăn. Bạn có thể sử dụng thành thạo tất cả các chức năng của lò vi sóng vào việc nấu ăn nhưng chưa chắc bạn đã biết cách sử dụng thật an toàn.
Nguyên nhân chính là ở những dụng cụ mà bạn đang dùng để đựng thức ăn trong lò vi sóng. Hãy tham khảo những lưu ý của DienmayXANH.com để biết nên dùng loại dụng cụ nào trong lò vi sóng thật an toàn.

Nên:

- Chỉ nên dùng những dụng cụ được sản xuất chuyên dụng để đựng thức ăn trong lò vi sóng, kể cả với những vật dụng bằng thủy tinh, sứ hay nhựa cao cấp.
 Chỉ dùng những dụng cụ được sản xuất chuyên dụng trong lò vi sóng
Chỉ dùng những dụng cụ được sản xuất chuyên dụng trong lò vi sóng
- Màng bọc thực phẩm, túi đựng thực phẩm, giấy sáp (giấy nến), giấy thấm dầu, giấy ăn màu trắng dùng trong lò vi sóng là những thứ an toàn khi quay trong lò vi sóng. Chú ý không để giấy bóng dính vào thực phẩm trong khi quay.
Màng bọc thực phẩm có thể sử dụng trong lò vi sóng
Màng bọc thực phẩm có thể sử dụng trong lò vi sóng

Không nên:

Chỉ nên dùng hộp đựng chuyên dụng cho lò vi sóng
Chỉ nên dùng hộp đựng chuyên dụng cho lò vi sóng
- Những loại hộp như hộp đựng kem, hộp đựng thức ăn bán sẵn hay loại hộp sử dụng 1 lần tuyệt đối không nên dùng trong lò vi sóng vì những vật dụng này sẽ dễ bị chảy hoặc biến dạng, thậm chí còn có thể làm thức ăn bị nhiễm các chất hóa học độc hại.
Không dùng hộp đựng thức ăn bán sẵn trong lò vi sóng
Không dùng hộp đựng thức ăn bán sẵn trong lò vi sóng
- Không dùng các loại túi nylon mỏng, túi mua hàng, túi giấy, báo hay giấy bạc để bọc thực phẩm khi quay trong lò vi sóng.
Không dùng túi nylon trong lò vi sóng
Không dùng túi nylon trong lò vi sóng
- Không sử dụng hộp đựng bằng kim loại, vì nhiệt độ cao trong lò có thể làm bắn ra tia lửa và gây hoả hoạn.
Không dùng hộp đựng kim loại vì dễ gây hoả hoạn
Không dùng hộp đựng kim loại vì dễ gây hoả hoạn

Lưu ý:

- Để kiểm tra xem vật dụng mà bạn muốn đặt trong lò vi sóng có an toàn hay không, hãy làm như sau: Đặt một cốc nước và một chiếc hộp không mà bạn muốn thử vào trong lò vi sóng. Bật lò ở nhiệt độ cao trong khoảng 1 phút. Nếu sau đó chiếc hộp vẫn mát, bạn có thể dùng nó để đựng thức ăn trong lò vi sóng. Nếu hộp bị nóng lên, chứng tỏ nó có chứa chì hoặc kim loại và không nên sử dụng trong lò.