Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

NHẠC SĨ LAM PHƯƠNG - TÀI HOA MỘT ĐỜI

Sở dĩ con người của Lam Phương như vậy là bởi tuổi thơ của ông ở miền quê Rạch Giá: nghèo nàn, thiếu thốn nhưng rào rạt yêu thương.
Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh ngày 20/3/1937 tại Rạch Giá. Ông là con trai trưởng trong một gia đình gồm 6 người con. Các em của ông không ai theo con đường âm nhạc hay nghệ thuật gì cả.
Thời Thế Chiến thứ 2, miền quê miền Nam VN thường bị phi cơ của quân đội Đồng Minh (the Allied Forces) dội bom để đánh Nhật (lúc đó đang chiếm đóng toàn cõi Đông Dương). Nhiều gia đình đã phải lánh nạn, đàn ông đi trước dò đường tìm nơi định cư rồi trở về đón gia đình đi theo. Ba của Lam Phương cũng bỏ Rạch Giá lên Saigon tìm đường sinh sống nhưng . . . ông không trở về đón vợ con. Ông ở lại và có nhiều gắn bó với những người đàn bà khác. Kết quả là Lam Phương có rất nhiều em cùng cha khác mẹ.
Bởi vậy, Lam Phương rất thương mẹ. Ông đã dồn hết lòng thương yêu cho người mẹ nghèo nàn, quê mùa đau khổ nhưng thương con vô cùng. Và cũng bởi lòng yêu thương người mẹ hiền mà Lam Phương đã quyết tâm vượt mọi trở ngại để thành công cho bằng được trong sự nghiệp âm nhạc của mình.
Cách đây 3 năm, Lam Phương đã tâm sự bằng giọng miền Nam chân chất và nụ cười hiền hòa : – Tôi thương má tôi lắm. Má tôi là một người đàn bà quê mùa nhưng mà thực lòng thương tôi lắm. Con trai lớn mà ! Má tôi nói một câu thôi mà tôi đã ráng làm muốn chết luôn !
Hình ảnh người mẹ hiền lúc nào cũng phảng phất trong lời ca đơn sơ của ông, nhất là những nhạc phẩm đầu tiên vào giữa thập niên 50. Năm 1947, cuộc sống của gia đình ở miền quê Rạch Giá quá khó khăn nên người con trai trưởng đầu còn xanh chỉ mới 10 tuổi đã phải bơ vơ lên Saigon một mình bỏ lại mẹ và các em để kiếm ăn và . . . để giúp gia đình.
9 Lam Phuong 2Lam Phương đến tá túc tại nhà một người dì ở Tân Định. Khi tạm ổn định, mẹ ông dẫn các em lên theọ Cả gia đình dọn về một ngôi nhà mướn tồi tàn, chật hẹp trong một căn hẻm lầy lội tăm tối ở vùng Da Kao. Những đêm mưa dù không lớn, nước chảy vào nhà, từ trên mái xuống, từ ngõ trước vào và cũng trong một đêm mưa năm 1954 như vậy, Lam Phương đã quá tủi thân cho cảnh cơ cực, bi đát của gia đình nên sáng tác bản “Kiếp Nghèo”. Lúc đó, Lam Phương còn đang học Trung Học.
Đây là thời kỳ Lam Phương bi quan nhất. Suốt tuổi thanh niên, Lam Phương đã sống trong cơ cực nên từ đó tư tưởng bi quan đã hằn sâu trong đầu óc ông. Ta có thể tìm thấy sự bi quan này trong rất nhiều tác phẩm của Lam Phương trong thập niên 60, 70 và sau này ở hải ngoại. Một nhạc phẩm nữa cũng được Lam Phương sáng tác để nói lên cảnh nghèo của gia đình thời còn ở Đa Kao : “Đèn Khuya”, sáng tác năm 1958. Cả hai bài KN và ĐK đều được Thanh Thúy (là ca sĩ ăn khách số 1 của miền Nam lúc đó) trình bày và đều là top ten đầu thập niên 60.
Riêng bài KN thì đã bị dân gian sửa lời Thật ra, Lam Phương là nhạc sĩ tân nhạc có sáng tác bị dân gian sửa lời nhiều nhất trong suốt 68 năm tân nhạc VN (1938 – 2001). 80% sáng tác của ông, nếu không bị Trần văn Trạch, Tùng Lâm, Phi Thoàn và các hề cải lương sửa lời thì cũng bị các anh hùng hè phố, đạp xích lô sửa lời. Lý do: nhạc Lam Phương đã đi vào lòng của giới nghèo.
Sự nghiệp âm nhạc của Lam Phương bắt đầu bằng tấm lòng thương mẹ. Lúc mới mười mấy tuổi, mẹ ông thường nói với ông niềm mơ ước nhỏ bé được có một nơi trú ngụ… đỡ tồi tàn hơn. Câu nói của mẹ là ngọn lửa nung đúc Lam Phương trong thập niên 50 khi Lam Phương chập chững bước vào âm nhạc với quyết tâm là ông sẽ nuôi mẹ và các em bằng âm nhạc. (It was very lucky that he did it because in VN then, you simply couldn’t).
(Ngày nay, tuy đã hơn 60 tuổi nhưng mỗi lần nhắc đến mẹ là ông xúc động và bật khóc nức nở. Ông khóc thành tiếng, những giọt nước mắt chảy đầm đìa xuống đôi gò má khiến người nào đối diện cũng phải mủi lòng. 9 Lam Phuong 3Mẹ ông qua đời năm 1979). Bởi tính tình chất phác, Lam Phương được một thầy “lang băm” tân nhạc thương hại rồi dạy miễn phí căn bản nhạc lý. Tuy nhiên, Lam Phương học ông thầy này thì ít nhưng “học lóm” thì nhiềụ Thế mà cho đến nay, Lam Phương lúc nào cũng nhắc nhở và nhớ ơn vị thầy tốt bụng này cả.
Với chút vốn liếng, năm 1952, Lam Phương sáng tác nhạc phẩm đầu tay của mình tên “Chiều Thu Ấy” và dĩ nhiên là chẳng ai muốn biết đến. Năm 1954, “Chuyến Đò Vĩ Tuyến” và “Kiếp Nghèo” mới thực sự tạo tên tuổi cho ông. Từ đó, sự nghiệp của LP chắp cánh.
Ban đầu, cùng với Hoàng Thi Thơ, Lam Phương chuyên sáng tác loại dân ca theo thể điệu mambo của Nam Mỹ. Điều lạ lùng là loại nhạc mới này đi vào mọi tầng lớp quần chúng thật nhanh. Có người độc miệng gọi đó là “dân ca mắm bò”. It was the lucky break for Lam Phương. Có lẽ trời không muốn phụ lòng kẻ thương mẹ.
Đây là những bản nhạc thịnh hành của LP theo điệu mambo thời đó : Khúc Ca Ngày Mùa, Trăng Thanh Bình, Nhạc Rừng Khuya. Những bản nhạc của Lam Phương có số bán rất chạy vào cuối thập niên 50 như : Chuyến đò vĩ tuyến, Đoàn Người Lữ Thứ, Sầu Cố Đô, Lá Thư Miền Trung, Bức Tâm Thư.
“Nắng Đẹp Miền Nam” (NĐMN) Bài này do Hồ Đình Phương đặt lời, HDP là một thi sĩ gốc người Huế, làm thơ không được nổi tiếng lắm nhưng đặt lời nhạc thì phải nói là tuyệt. Thanh Nam (nhà văn cũng là chồng nữ văn sĩ Tuý Hồng, Không phải Túy Hồng, ca sĩ kiêm kịch sĩ mà sau này là vợ thứ 1 của Lam Phương) và HDP là 2 chuyên gia đặt lời thời đó. Họ đặt lời cho Hoàng Trọng (vua Tango), Văn Phụng (vua Blue đen), Nguyễn Hiền, Nhật Bằng, Châu Kỳ, Lam Phương.
Bài NĐMN nhờ ca sĩ Kim Hoàng (từ cải lương nhảy qua tân nhạc) hát lần đầu tiên tại Đại Nhạc Hội mà nổi tiếng như cồn. Sau đó dĩa hát vòng có bài này được bán chạy như tôm tươị Và cũng từ đó, Lam Phương thoát khỏi “Kiếp Nghèo”.
Năm 1958, Lam Phương nhập ngũ. Từ đó, ông xoay qua sáng tác nhạc lính (những bản nhạc nổi tiếng như “Chiều Hành Quân”, “Tình Anh Lính Chiến”, “Kiếp Tha Hương“). Năm 1959, ông giải ngũ rồi gia nhập ban văn nghệ Bảo An và đoàn Hoa Tình Thương. Sau đó, Lam Phương cộng tác với Đài Phát Thanh Quân Đội, Saigon, Biệt Đoàn Văn Nghệ.
Ngoài việc sáng tác, Lam Phương còn cộng tác với những ban nhạc trên các đài phát thanh như ban Hoàng Lang, Võ Đức Tuyết, Văn Phụng, ban kịch Thẩm Thúy Hằng và ban kịch Sống của kịch sĩ Tuý Hồng (vợ Lam Phương). Một chi tiết ít người biết là ông thường trình diễn vào ban đêm tại một Club dành cho sĩ quan Mỹ trên lầu rạp Rex ở Saigon vào cuối thập niên 60 (lúc mới lập gia đình với Túy Hồng).
9 Tuy Hong 1Ở đây xin mở ngoặc để nói sơ về Túy Hồng một chút. Túy Hồng ban đầu chỉ biết đóng kịch và là một kịch sĩ nổi tiếng của ban thoại kịch Tân Dân Nam và Kim Cương, sau nhờ Túy Hồng chỉ dẫn nên hát rất nghề. Những bản nổi tiếng của Túy Hồng như “Chiều Tàn”, “Đèn Khuya”, “Mộng Ước”, “Tình Nghĩa Đôi Ta Chỉ Thế Thôi” và nhất là “Phút Cuối” được Túy Hồng trình bày thật truyền cảm. Giọng Túy Hồng trong nhưng hơi chát. Túy Hồng ngân rất điêu luyện. Tiếc là khán giả chỉ mến kịch sĩ Túy Hồng chứ không mến ca sĩ Túy Hồng.
Như đã nói ở trên, cuộc sống vật chất của Lam Phương đã sáng sủa hơn rất nhiều một thời gian sau khi nhạc phẩm “Nắng Đẹp Miền Nam” được tung ra và lại càng sáng sủa hơn sau “Tình Anh Lính Chiến” và “Chiều Hành Quân”. Đây là 2 nhạc phẩm do chính Lam Phương xuất bản và tự phát hành. Số lượng bán 2 nhạc phẩm này phải nói là kỷ lục. Lúc này, ông đã có xe gắn máy (Lambretta) để chạy rồi (và cũng để giao nhạc lẻ cho các sạp bán nhạc rời ở Saigon).
Cuối thập niên 60 là giai đoạn vàng son nhất của Lam Phương. Ông đã bớt bi quan. Trước sự thành công của ông, một số nhà xuất bản xúm nhau lại “đánh hội đồng” tẩy chay không phổ biến những tác phẩm của ông. Tuy nhiên, khi thấy Lam Phương tự xuất bản và phát hành mà vẫn thành công và tên tuổi lại càng đi lên thì sau đó nhiều nhà phát hành lớn đã thương lượng để mua những tác phẩm của ông với giá thật cao. Trong thời gian này, Lam Phương đã mua được một căn nhà khang trang trong cư xá Lữ Gia rồi đến năm 1972, ông mua thêm được một căn nhà khác trên đường Nguyễn Tri Phương. Thế là ước mơ của mẹ ông gần 20 năm trước đã được toại nguyện.
Ngày 30/4/1975, ông rời VN trên tàu Trường Xuân cùng với gần 4,000 người khác và là một trong những người Việt Nam đầu tiên đến định cư ở Mỹ. Sau một thời gian cư ngụ tại California, Lam Phương qua Paris sống một thời gian.
Ra hải ngoại, dòng nhạc LP có rất nhiều thay đổị Trước hết, trong thời gian ở Paris, khung cảnh mới lạ mang tính chất lãng mạn và cổ kính của thành phố đó đã ảnh hưởng sâu xa đến dòng nhạc của ông. Ông cảm thấy thoải mái hơn trong việc sáng tác, có dịp sống thật với chính mình và không bị vướng bận về vấn đề thương mại, sinh kế như khi còn ở VN. Trong thời gian này, nhiều nhạc phẩm đặc sắc ra đời như : Mùa Thu Yêu Đương, Tình Hồng Paris, Cho Em Quên Tuổi Ngọc, v.v… Lời nhạc của Lam Phương ở hải ngoại có vẻ bóng bẩy hơn khi còn ở trong nước. Đối tượng của ông bây giờ không còn là giới bình dân nữạ
9 Tuy Hong 2Ông bảo lãnh Túy Hồng sang đoàn tụ. Sau đó không lâu, cuộc hôn nhân giữa Lam Phương và Túy Hồng tan vỡ. Lời nhạc của ông bắt đầu hiện rõ nét chua xót, đắng cay như bài “Tình Vẫn Chưa Yên” chẳng hạn. Sự ngao ngán, thất vọng về cuộc đời, tình người đã khiến Túy Hồng, một người hiền từ, ăn nói nhỏ nhẹ, cư xử thật khiêm tốn phải xúc cảm để có những lời nhạc thống thiết, uất ức như trong bài “Lầm”.
Sau sự đổ vỡ này, LP đã sống những chuỗi ngày thật đau khổ. Cũng nhờ đó mà ông đã cho ra đời nhiều sáng tác đặc sắc mà điển hình là bài “Một Đời Tan Vỡ”.
Sau đó, Túy Hồng tìm được nguồn an ủi trong một cuộc tình rồi biến thành cuộc hôn nhân mới với người vợ tên Diệu cho đến hôm naỵ Lam Phương như tìm lại sức sống mới. Từ đó, những nhạc phẩm như “Từ Ngày Có Em Về”, “Tình Đẹp Như Mơ” ra đờị Dòng nhạc Lam Phương không những phong phú mà còn tha thiết, sống động hơn như ta có thể tìm thấy trong “Bài Tango Cho Em”, “Cỏ Úa”, “Một Mình”.
Cuối thập niên 90, Lam Phương bị bệnh tiểu đường và có lượng cholesterol cao. Ngày 13/3/1999, do biến chứng của bệnh tiểu đường, ông đã phải vào bệnh viện cấp cứu và từ đó Lam Phương bị liệt. Biến cố này đã đưa LP về lại với nỗi bi quan vốn đã đeo đuổi theo ông từ thuở còn thanh niên. (theo hoangvu)
Lan Hương chuyển tiếp

Ca nhacNhững ca khúc của nhạc sĩ Lam Phương

- Chuyến đò vĩ tuyến – Giao Linh
- Đèn Khuya – Thanh Thúy
- Một mình – Quang Dũng
- Chuyến đò vĩ tuyến – Hoàng Oanh
- Bức tâm thư – Tuấn Vũ & Ngọc Đan Thanh
Quế Phượng (tổng hợp) 

MỘ CỔ TRONG CÔNG VIÊN TAO ĐÀN THUỘC DÒNG TỘC NS LAM PHƯƠNG

Sau khi trang du lịch Rough Guides (Anh) tung tin công viên Tao Đàn ở Sài Gòn (trước đây có tên vườn Bờ-Rô, vườn Ông Thượng) là một trong những địa điểm bị ma ám ”ghê rợn nhất thế giới”, nhiều người đã liên tưởng, thậm chí thêm thắt chuyện về cụm mộ bí ẩn đã tồn tại rất lâu tại công viên này.
Phóng viên báo chí đã lần theo nhiều dấu vết tìm hiểu và phát hiện những điều thú vị, giải đáp bí mật của cụm mộ cổ này. Đi cùng phóng viên là Phó giáo sư - tiến sĩ Phạm Đức Mạnh, Trưởng Bộ môn Khảo cổ học, Khoa Lịch sử, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH-NV), ĐH Quốc gia thành phố.
Di tích cổ hơn trăm năm ít người biết đến
Mộ có các vòng tường bao vây vòng, ngăn ngang tạo thành ba lần cổng vào lăng mộ. Mộ bao gồm tiền sảnh – sân thờ và nhà mộ. 9 Co mo 1 Lối vào mộ có các trụ cột đài sen hình khối chữ nhật. Mặt trước và phía trong của thân trụ có ô khuông trang trí hình chữ nhật lồng vào nhau. Tuy nhiên, hiện bên trong không còn dấu vết chữ viết hay hoa văn trang trí.  Giữa sân trước có bức bình phong tiền hình chiếu thư đặt trên bệ đỡ.
Nhà bia thể hiện kiểu nhà một gian hai chái. Mái ngói ống đổ trước – sau theo trục mộ với mỗi mái 11 ống ngói. Dọc đòn nóc thể hiện hai khối tượng voi phục châu đầu vào mộ. Nhà mồ liên kết nhà bia qua một rãnh máng nước. Mái lợp 10 ống ngói, viền đòn nóc và đặc biệt có đắp gờ hình đầu rồng và ngẫu tượng voi phục cách điệu.
Những  ngôi mộ này nằm ở phần phía tây bắc của công viên Tao Đàn, cách đường Trương Định khoảng 35 m về phía bên phải, cách giao lộ Nguyễn Thị Minh Khai – Trương Định khoảng 55 m về phía tây bắc. Đây là vị trí rất dễ dàng nhìn thấy với những ai đi qua công viên Tao Đàn. Tuy nhiên, nhiều người dân thường dạo chơi hay người bán hàng ở đây mỗi ngày, thậm chí bảo vệ làm việc từ lâu năm, hầu như đều không biết lai lịch ngôi mộ của ai, có từ khi nào. Điều đó đã tạo nên sự bí ấn và nhiều câu hỏi quanh cụm mộ ở công viên Tao Đàn.
Nhìn tổng thể bên ngoài những ngôi mộ này, Phó giáo sư Phạm Đức Mạnh đánh giá : Mộ có cấu trúc lăng song táng một nấm mộ dạng lăng, quy mô mộ lớn. Có thể thấy, từ bình phong hậu đến trụ cổng ngoài của ngôi mộ dài nhất 11,2 m; rộng nhất là 7,6 m. 9 Co mo 2Ngoài ra, kiến trúc của ngôi mộ khép kín, cầu kỳ.
“Đặc biệt, mộ xây dựng bằng hợp chất, còn gọi là mộ Ô dước – loại nhựa cây đặc sản của rừng Trường Sơn và nông thôn Việt Nam”, Phó giáo sư Phạm Đức Mạnh cho biết.
Theo nghiên cứu, phân tích, Phó giáo sư Phạm Đức Mạnh xác định đây thuộc loại hình mộ phổ biến trong văn hóa Việt từ thế kỷ 15 - đầu thế kỷ 20.
“Ở miền Bắc, loại mộ này chỉ dành cho hoàng gia (như lăng mộ vua Lê Dụ Tông, hoàng hậu, vợ chúa, công chúa,…). Riêng ở Nam bộ, mộ này cũng có trong lăng Hoàng Gia (Gò Công, Tiền Giang), Lăng Mạc Cửu (Hà Tiên, Kiên Giang), Lăng Thoại Ngọc Hầu (Châu Đốc, An Giang).
Tại Sài Gòn, mộ dạng này phổ biến gắn với nhiều danh tướng – danh sĩ - danh nhân thời các Chúa Nguyễn và Vua Nguyễn (nhiều nhất 2 thế kỷ 18-19). Có thể thấy kiểu mộ này ở mộ anh em tổng đốc Lê Văn Duyệt, Lê Văn Phong, Phó tổng trấn Gia Định Huỳnh Công Lý, Thượng thư Trần Văn Học, Võ Di Nguy, Trương Tấn Bửu và kể cả dạng mộ tưởng niệm dành cho quận công Võ Tánh (trên đường Hồ Văn Huê, Q.Phú Nhuận)…”, ông Mạnh phân tích thêm.
Cổ mộ của ai ?
Đi quanh, tìm hiểu thêm ngôi mộ, ông Mạnh chỉ cho chúng tôi tấm bia mộ hiện còn một số chữ Hán. Ông Mạnh cho biết, hai bia mộ này do các con lập. Một bia đề : “Hiển khảo trọng giang (?) Ất Mùi (vị) (?) thu quyên (?) chủ húy tự trường Lâm Tam Lang chi mộ”  tức mộ cha là con trai thứ ba Lâm gia.
9 Co mo 3Bia kế bên là : “Hiển tỷ… chủ lâm nguyên thất… chi mộ”  - dịch nghĩa là mộ mẹ… vợ nhà họ Lâm.
Ông Mạnh cho biết, theo truyền tụng, đây là mộ ông Lâm Tam Lang tự “Nguyên thất” mất vào mùa thu Ất Mão (1795) và bà Mai Thị Xã - vợ ông. Họ Lâm người gốc Quảng Đông.
Đặc biệt, hậu duệ đời thứ 4 của ông Lâm Tam Lang là cụ Lâm Quang Ky - Phó lãnh binh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Phó lãnh binh Lâm Quang Ky là người đã góp phần không nhỏ trong trận chiến thắng Nhật Tảo.
Hậu duệ đời thứ 7 của ông Lâm Tam Lang là ông Lâm Đình Phùng - chính là nhạc sĩ nổi tiếng Lam Phương.
Sát vách tường bao bên phải còn một mộ nhỏ tương truyền là của thuộc tướng bị bại trận đã tự sát chôn theo chủ nhân mộ chính.
Trong khi đó, lần dỡ thêm một đầu mối khác thì theo Danh mục kiểm kê di tích lịch sử-văn hóa trên địa bàn Sài Gòn giai đoạn 2010-2020 của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch (VH-TT-DL), mộ cổ mang họ Lâm trong công viên Tao Đàn, được xây dựng năm Ất vị (1895).
“Tổng thể công trình kiến trúc được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Đây là một trong những ngôi mộ hợp chất có diện tích lớn và kiến trúc đẹp còn lại ở Sài Gòn”, đánh giá hiện trạng di tích trong Danh mục kiểm kê di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn Sài Gòn giai đoạn 2010-2020.
dmv1381563462Qua đó, theo Sở VH-TT-DL : “Sự tồn tại của mộ cổ mang họ Lâm góp phần đáng kể cho ngành khảo cổ học và nghiên cứu khoa học về loại hình mộ cổ của Việt Nam”.
“Cụm mộ trên là một trong những kỷ niệm cuối cùng của những thế hệ tiền hiền - hậu hiền trong nhiều lớp lương dân đi “mở nước” và xây đắp lãnh thổ và lãnh hải trên các nẻo đường thiên lý hướng về Nam”, Phó giáo sư – tiến sĩ Phạm Đức Mạnh kết luận.
Vì vậy, theo ông Mạnh, các ngôi mộ trong công viên Tao Đàn mang ý nghĩa linh thiêng. Cụm mộ ở đây cũng như rất nhiều công trình cổ mộ khác vẫn được người dân Sài Gòn và Nam bộ tôn thờ và nhang khói thường niên, là biểu trưng cho truyền thống đạo lý “thờ cúng tổ tiên”, “uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt Nam. Cùng với đình chùa, những ngôi mộ cổ là đối tượng cần bảo tồn, gìn giữ. (theo Viên An)

CHIẾC TÀU BIỂN LỚN NHẤT THẾ GIỚI LẦN ĐẦU TIÊN ĐƯỢC HẠ THỦY

original.

Con tàu Prelude đã trở thành chiếc tàu biển lớn nhất trên thế giới khi nó vừa rời khỏi nhà máy đóng tàu tại Hàn Quốc và được hạ thủy lần đầu tiên. Prelude có chiều dài tổng thể khoảng 488m, nếu được dựng đứng thì nó còn cao hơn cả tòa tháp đôi Petronas Tower ở Malaysia. Tuy nhiên, chiếc tàu khổng lồ này được chế tạo không phải là để đi biển, mà nó chủ yếu được dùng để... bơm, vận chuyển và xử lý khí đốt. Chiếc tàu vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và Samsung Heavy Industries chính là nhà thầu chịu trách nhiệm chế tạo nó.

Con tàu này sẽ sớm được di chuyển đến một mỏ khai thác khí tự nhiên ở ngoài khơi vùng biển gần Broome, Western Australia. Prelude sẽ phục vụ quá trình khai thác khí tự nhiên hóa lỏng (FLNG) của hãng dầu khí khổng lồ Shell trong chu kì 25 năm tới. Chiếc tàu biển này có chiều dài khoảng 488m, chiều rộng khoảng 74m và tổng trọng tải của nó là 600.000 tấn. Chiếc tàu hóa lỏng khí tự nhiên này cũng sẽ trở thành phương tiện di chuyển trên mặt nước lớn nhất trên thế giới khi nó được hoàn thiện vào năm 2017.

shell-comparison.

Khí đốt được khai thác bên dưới đáy biển và vận chuyển lên tàu, tại đây chúng sẽ được hóa lỏng ở nhiệt độ -162 độ C, thể tích của chúng sẽ được giảm xuống đến 600 lần. Sau đó, lượng khí hóa lỏng này sẽ được chuyển lên những chiếc tàu vận chuyển khác đến đến nơi tiêu thụ trên toàn thế giới. Theo ước tính thì Prelude sẽ sản xuất khoảng 3.9 triệu tấn khí hóa lỏng trong thời gian 25 năm.




http://www.tinhte.vn/threads/chiec-tau-bien-lon-nhat-the-gioi-lan-dau-tien-duoc-ha-thuy.2218081/

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

TỔNG HỢP CÁC MÓN NGON Ở PHAN THIẾT

Tổng hợp các món ngon ở Phan Thiết

một thành phố được mệnh danh là “Thủ đô Resort” quanh năm luôn có khách du lịch. Vì vậy, ăn uống là nhu cầu không thể thiếu. Món ăn ở Phan Thiết rất đa dạng từ những món sang trọng đến món ăn dân dã, bình dị luôn, đáp ứng nhu cầu của tất cả thực khách. Vì thế, thực khách chỉ cần dạo quanh một vòng tại trung tâm thành phố Phan Thiết chắc chắn sẽ tìm cho mình một món ăn khoái khẩu, làm giàu thêm bộ “sưu tập” ẩm thực của mình.

Nếu bạn đang chuẩn bị đi du lịch ở Phan Thiết , bạn sẽ tự hỏi là "Đến Phan Thiết thì ăn uống chỗ nào ngon ?". Dienanuong365 sẽ mách cho bạn một số địa điểm ăn ngon cho bạn bỏ túi sẵn khi đi du lịch Phan Thiết cùng gia đình hoặc bạn bè.

Danh sách các món ngon, địa điểm ăn uống ngon ở Phan Thiết:

1. Bánh tráng cuốn dẻo

Là món này được bán cùng với các quán bánh tráng mắm ruốc nướng ở lề đường. Thành phần thì đơn giản lắm: Bánh tráng dẻo + mắm ruốc + tóp mỡ + trứng cút. Mọi thứ được cuộn lại rất ngon và hấp dẫn. Món ăn này thường được bán vào buổi chiều tối.

* Địa chỉ tham khảo: Ngã tư Trần Hưng Đạo và Thủ Khoa Huân (Gần cafe Mận Gai); Ngay ngã ba Tam Biên, gần cafe Tiếng Xưa, Phan Thiết.

2. Bánh canh

Là món ăn đơn giản, bổ dưỡng. Bạn có thể dùng bánh mỳ để chấm với nước bánh canh, có nhiều kiểu như bánh canh chả cá, bánh canh chả hấp. Đặc biệt món này tại Phan Thiết hơi ngọt, có thể bạn sẽ không quen, nhưng hãy thưởng thức một lần xem sao! Ngoài bánh canh ra, các bạn cũng có thể ăn thêm món bánh mỳ chấm với xíu mại rất là ngon !

* Địa chỉ tham khảo: Quán bánh canh Xíu - Số 1 HA Đường Kim Đồng - Hẻm giữa Nhà sách Trần Quốc Toản và Cửa Hàng BiTi vào sâu 30 mét. Thời gian phục vụ của quán từ 14h00 đến 22h00; Quán Bánh canh trên đường Hải Thượng Lãn Ông (gần Trung tâm SKCB). Thời gian phục vụ của quán từ 16h00 đến 19h00.

3. Gỏi cá

Một món gỏi không thể không thưởng thức khi bạn đã đến với Phan Thiết - Mũi Né.

* Địa chỉ tham khảo: Các quán nhậu ở khu vực bờ kè ven sông Cà Ty; Quán Cây Bàng ở Mũi Né (giá hơi mắc 1 tý ).

4. Mì quảng Phan Thiết

Một món ăn rất ... là đặc trưng của Phan Thiết, bạn hãy ăn thử 1 lần để thấy được sự khác biệt của mỳ xứ Quảng và Phan Thiết!

* Địa chỉ tham khảo: Số 129 Trần Phú. Chỗ này bàn mỳ quảng giò heo rất ngon. Quán bán cả sáng lẫn tối; Quán mỳ quảng bà Phượng - đối diện tay phải trường Tuyên Quang, giá hơi cao bên kia chút xíu, nhưng ăn rất là ok, giành cho bạn nào có khẩu vị mặn mà của dân Phan Thiết; Quán Mỳ quảng gần trường Phan Bội Châu. Bạn đi từ đường Lê Hồng Phong, đi qua cổng trường Phan Bội Châu khoảng 200 mét, bạn nhìn về phía tay trái sẽ thấy một quán bán cơm gà và mỳ quảng! Quán chỉ bán vào buổi sáng thôi nhé!

5. Bánh xèo

Cái này thì dễ rồi, vì món này nổi tiếng cả một con đường mà.

* Địa chỉ tham khảo: Số 49 Tuyên Quang, Bình Hưng, Phan Thiết, hay bạn có thể ăn bất kỳ tiệm nào trên con đường này.

6. Bánh căn Phan Thiết

Món này ở Phan Thiết bán nhiều nơi lắm, thường họ bán vào chiều tối, địa chỉ bạn cứ hỏi mấy anh taxi và xem ôm họ chỉ liền. Trên đường Thủ Khoa Huân(đường ra Mũi Né đó các bạn) có nhiều lắm.

* Địa chỉ tham khảo: Từ Cầu Lê Hồng Phong hướng về chợ Phan Thiết, bạn đi thẳng xuống sẽ thấy mắt kính Eden, vào buổi tối, chỗ này cho bà bán bánh căn cực ngon, nhưng ngồi giữa vỉa hè ăn thui nhé; Quán bánh căn Lân Nguyệt - Số 8 đường Hải Thượng, chỗ này thì có bàn ghế hẳng hoi, ngồi ăn lịch sự. Nhưng không ngon bằng chỗ kia.....

7. Bánh rế Phan Thiết

Một món bánh đặc sản của Phan Thiết, mùi vị và màu sắc rất hấp dẫn, đây là món bánh ngọt, bảo quản lâu.

Vốn dĩ loại bánh rế Phan Thiết được làm từ nguyên liệu chủ yếu là khoai lang Ngọc Dương – một loại khoai rất thơm ngon. Tuy nhiên về sau loại khoai này ít dần và người ta thay thế bằng khoai lang thường hay củ sắn.

* Địa chỉ tham khảo: Bạn có thể mua món này ở Chợ Phan Thiết hoặc các tiệm bán đặc sản nằm dọc sông Cà Ty và ở Mũi Né.

8. Cá lồi xối mỡ

Món này cuốn bánh tráng ăn ngon không kém gì gỏi cá mai, nếu ra Phan Thiết mà không thưởng thức món này thì rất là tiếc đó nha .

* Địa chỉ tham khảo: Quán Xuân Vàng - Đường Phạm Văn Đồng - Phan Thiết và các quán năm trên khu vực Mũi Tàu (Bờ Kè) sát cầu Trần Hưng Đạo - Phan thiết (Nếu các bạn tới Phan Thiết vào buổi trưa thì ăn ở quán này); Quán Thu Tỷ, quán Tư Minh : Cũng nằm trên khu vực bờ kè sông Cà Ty luôn , nếu bạn muốn ăn món này vào buổi chiều tối .

9. Bánh quai vạc

Đây là món ăn rất bình dân , nhưng hương vị thì rất đậm đà. Món này được nhiều người gánh hàng rong bán ở biển Đồi Dương, hoặc các bạn có thể thưởng thức tại khu bán đồ ăn ở giữa chợ Phan Thiết.

* Địa chỉ tham khảo: Quán bánh canh Xíu (vừa bán bánh canh vừa bán bánh quai vạc)Địa điểm: Đường Kim Đồng - Hẻm giữa Nhà sách Trần Quốc Toản và Cửa Hàng BiTi vào sâu 30 mét; Kios bán bánh quai vạc Ánh Minh tại chợ Phan Thiết , nơi đây họ đóng gói trong hộp để bạn mang đi xa , rất vệ sinh và sạch sẽ.

10. Gỏi ốc giác

Món này vừa là món nhậu vừa là món ăn chơi rất được ưa thích của các bạn học sinh. Nói thật thì giờ ốc giác hiếm lắm.

* Địa chỉ tham khảo: Món này được bán tại khu Sở Y Tế ngay gần Ga Phan thiết vào buổi chiều tầm 3 giờ chiều đến 7 giờ tối. Tại đây còn bán nhiều món ốc khác nữa.....

11. Bún bò Phan Thiết

Nếu nói đến món bún bò thì các bạn nghĩ ngay đến món bún bò Huế, nhưng liệu bạn có biết Phan Thiết cũng có món bún bò rất riêng của mình. Với mùi vị hoàn toàn khác lạ, đặc biệt là sợi bún nhỏ chứ không lớn như bún bò Huế trong Sài Gòn.

* Địa chỉ tham khảo: Quán Bún bò Nguyệt số 134 Thủ Khoa Huân (Bán lúc 4 giờ chiều tới tối); Quán bún bò chỗ ga Phan Thiết (Gần gỏi ốc)

12. Các món hải sản khác

Ngoài những món đặc sản trên, nếu các bạn muốn thưởng thức những món hải sản, ngon rẻ, thì các bạn đến khu vực bờ kè gần sông Cà Ty (Cái này taxi ai cũng biết). Đừng vào những nhà hàng nhé, sẽ mắc lắm đó. Ở đó quán mình thấy ok nhất là Quán Tư Minh, Thu Tỷ hay quán Xuân Vàng (Nếu các bạn muốn ăn vào buổi trưa thì ăn ở quán này nhé).

13. Phở khuya Lạc Hà

Đến Phan Thiết, đôi khi bạn đi chơi khuya về cùng với bè bạn, bụng đói .... Lúc đó nếu bạn thưởng thức 1 tô phở nóng hổi hấp dẫn thì không còn gì bằng. Phở Lạc Hà là tiệm phở khuya rất lâu năm ở Phan Thiết, nằm trên mặt tiền trục đường chính Trần Hưng Đạo. Rất nhiều du khách gần xa biết đến tiệm phở khuya này. Quán bán từ 16 giờ chiều - 3 giờ sáng hôm sau.

* Địa chỉ tham khảo: Số 365 Đường Trần Hưng Đạo - TP Phan Thiết.

14. Răng mực nướng

Răng mực là cục tròn tròn, nhỏ xíu trên phần đầu mực thường bị nhiều người nhầm tưởng là mắt mực hay miệng mực. Trước đây, khi chế biến mực, người ta thường bỏ đi vì cho rằng không ăn được nhưng dần trở thành một thức đặc sản của Phan Thiết. Đây là một món ăn rất được các bạn học sinh Phan Thiết yêu thích.

* Địa chỉ tham khảo: Quán răng mực nướng gần Ga Phan Thiết (Bán vào khoản 3 giờ chiều đến gần tối); Các quán răng mực nướng trên đường Nguyễn Tất Thành (đường ra biển Đồi Dương).

15. Bánh tráng mắm ruốc nướng

Một món đặc sản được biến tấu từ món bánh trắng chấm mắm ruốc truyền thống, món ăn này được rất nhiều bạn học sinh yêu thích.

* Địa chỉ tham khảo: Ngã tư Thủ Khoa Huân và Trần Hưng Đạo, nằm phía dưới quán cafe Mận Gai một tý; Góc Trần Hưng Đạo và ngã ba Tam Biên.

16. Bánh tráng chấm mắm ruốc

Món ăn đặc sản và truyền thống của Phan Thiết, nó gắn liền với tuổi thơ của hầu hết người dân Phan Thiết.

* Địa chỉ tham khảo: Các gánh hàng rong ở biển Đồi Dương, và rất nhiều chổ bán ở khắp Phan Thiết; Có một quán nữa nằm ở biển Đồi Dương luôn, đó là bạn đi theo lối đường bê tông từ chỗ gửi xe ra biển, hướng về khách sạn Novotel, đến hết đường bạn sẽ thấy có 1 quán cóc nhỏ bán trái cây, ổi xoài..... Tại đó bạn có thể mua mắm ruốc mang về luôn.

17. Lẩu cá

Ra Phan Thiết mà không thưởng thức món lẩu cá cùng gia đình và bè bạn thì thật là thiếu sót!

* Địa chỉ tham khảo: Lẩu cá Tỷ bên hông tòa án TP Phan Thiết, trên đường Trần Hưng Đạo; Quán lẩu cá Ngọc Lan số 11 A đường Phan Đình Phùng.

18. Bánh mỳ xíu mại trứng

Rất nhiều người thực khách đến với Phan Thiết rất thích món bánh mỳ nhân xíu mại và trứng vịt luộc.

* Địa chỉ tham khảo: Quán bánh mỳ hai chị em nằm ở đầu đường Nguyễn Huệ, một địa điểm bán bánh mỳ rất nổi tiếng ở Phan Thiết, nơi rất nhiều người mua, chờ đợi 15 phút để có được 1 ổ bánh mỳ là chuyện thường. Nơi này bắt đầu bán vào tầm chiều tối cho đến khuya.

19. Bánh bèo Phan Thiết

Nhắc đến bánh bèo ,người ta nghĩ ngay đến bánh bèo Huế nổi tiếng khắp nơi . Riêng ở Phan Thiết cũng có món bánh bèo, bánh bèo ở đây rất khác biệt so với bánh bèo Huế.

* Địa chỉ tham khảo: Bạn có thể đến thưởng thức món ăn này ở trong Chợ Phan Thiết hoặc là các hàng gánh rong.

20. Trứng vịt lộn

Tất nhiên ở nơi đâu, tỉnh thành nào cũng có bán trứng vịt lộn, nhưng ở Phan Thiết món trứng này lại có một sự khác biệt trong cách ăn .

* Địa chỉ tham khảo: Bạn có thể thưởng thức món ăn này ở các hàng quán dọc lề đường ở Phan Thiết vào mỗi buổi tối.

21. Bánh bò Phan Thiết

Nhắc đến bánh bò thì ai cũng biết mùi vị của món ăn này thế nào rồi! Nhưng riêng với bánh bò ở Phan Thiết thì có hình dáng và màu sắc khác khác tý .

* Địa chỉ tham khảo: Bánh được bán rất nhiều ở chợ Phan Thiết và chợ Phường.

22. Xôi vò bánh chiên

Nhắc đến xôi vò thì đâu đâu cũng có món này, nhưng nếu ăn chung với bánh chiên thì chắc chỉ có ở Phan Thiết :)

* Địa chỉ tham khảo: Cô bán xôi ở ga xe lửa khúc Cao Thắng và Lê Hồng Phong; Bán ở chợ Phương, có mấy bác xôi ngay đầu đường hẻm băng qua đường Thủ Khoa Huân.

23. Khoai lang hầm

Là một món ăn rất dân dã giống như các món xôi khác. Khoai lang hầm là món ăn gắn liền với nhiều kỷ niệm tuổi thơ của biết bao người dân Phan Thiết - Bình Thuận. Khoai lang hầm thường được bán vào mỗi buổi sáng.

* Địa chỉ tham khảo: Gần ga xe lửa , khúc Cao Thắng và Lê Hồng Phong có cô bán xôi và khoai lang hầm vào buổi sáng; Chợ Phường , bán vào buổi sáng phía trước cái đường hẻm băng qua đường Thủ Khoa Huân.

24. Chả nướng

Có thể nói rằng đây là món ăn chơi rất đơn giản từ cách làm cho tới cách ăn. Tuy đơn giản như vậy nhưng vị ngon và hương vị của nó thì sẽ làm bạn phải ngạc nhiêu khi thưởng thức món này đó nha. Món ăn này thường được bán vào buổi chiều tối

* Địa chỉ tham khảo: Ngã tư Trần Hưng Đạo và Thủ Khoa Huân (Gần cafe Mận Gai); Đầu đường Võ Hữu, và quán khác nữa...

Bản đồ ẩm thực Phan Thiết (open new tab để xen hình lớn hơn):

Du lịch, GO! - Theo Phanthietvn.com + internet
http://dulichgo.blogspot.com/2013/03/tong-hop-cac-mon-ngon-o-phan-thiet.html

MỘT SỐ KINH NGHIỆM SAU CHUYẾN DU LỊCH MŨI NÉ (BỤI) 3 NGÀY

Một số kinh nghiệm sau chuyến du lịch Mũi Né (bụi) 3 ngày

(Update) Chuyến đi hoàn toàn ngẫu hứng, y như những gì trong web Du lịch, GO! đã có: Tôi xem thời tiết thấy sẽ đẹp trong vài ngày, việc nhà thu xếp ổn, phone hỏi xe: có chổ tốt, theo giờ mình muốn, hỏi phòng trọ cũng có luôn!
Vậy là bà xã lục tục xếp túi, ba lô rồi 5 giờ sau: Lên đường!

Lần du lịch này cho tôi biết bao nhiêu kinh nghiệm xương máu, chắc chắn rằng các chuyến sau sẽ hoàn hảo hơn nhiều các bạn à > Đi một ngày học một sàng khôn quả là không sai tý nào.

Phương tiện đi:

Xe thì nhiều lắm, tại trung tâm thành phố: Bạn tới khu Phạm Ngũ Lão (Phố tây ba lô) có các xe Open bus như (Xem trang Các Cty Xe Khách, Open bus).

Tôi không ghi giờ giấc khởi hành vì thật tế hiện nay: các xe tăng chuyến theo mùa - Trong dịp hè, cuối tuần hay ngày lễ sẽ có thêm nhiều chuyến tăng cường vào các giờ giấc khác nhau. Để biết và đặt chổ, bạn chỉ cần phone cho họ một nhát là xong ngay. Giá đổ đồng TP HCM - Mũi Né - Hòn Rơm hiện nay là 90 ngàn/người/một lượt.

Lưu ý:
- Nhiều hãng xe không chỉ tới Mũi Né, Hòn Rơm mà còn chạy thẳng tới Nha Trang. Hi, coi chừng ngủ quên trên xe sẽ tới bến cuối luôn đó nghen!
- Nếu bạn đi các chuyến đêm, tới Mũi Né vào lúc.. 1 giờ đêm thì có 2 phương án (nếu nhà trọ, nhà nghỉ xa):
Vì giờ này ngoài đường không một bóng người ngoài các ông xe ôm - Gan một tý thì bạn trả giá và họ chở đến nơi mình muốn. Thật ra cũng không cần quá e ngại: tác giả từng tới 1 giờ đêm, bước ít bước để bỏ bớt "đuôi" xe ôm rồi đi xế ôm từ chợ tới Gành Mũi Né với giá 10 ngàn, chở 3.
Nếu "sợ ma": bạn kêu tài xế cho xuống ngay các văn phòng của xe Open bus bạn đã đi, nơi này có người (nhân viên) và ghế ngồi để bạn chờ... sáng.
- Xe Tâm Hạnh hơi cũ, nếu là tôi thì tôi không đặt TH vào diện chọn lựa đầu tiên.
- Đa số các xe nêu trên đều có thể dừng bất kỳ chổ này (trên tuyến) để bạn xuống. Việc này giúp bạn không phải đi bộ quá nhiều hay tốn tiền xe ôm để tới nhà nghỉ, KS. Bạn hãy nói trước với lơ xe hay tài xế - Có thể họ sẽ hỏi trước khi bạn hỏi đấy: tốt cho khách cũng để nâng cao chất lượng cạnh tranh mà.
- Loại xe có giường nằm, WC... khá tiện lợi: xe ít ghé các điểm nghỉ hơn vì khách không cần xuống giải quyết "bầu tâm sự" nên bạn uống nước thoải mái. Giường có thể kéo lên hạ xuống, nếu đi đường dài thì tuyệt vời.

Phương tiện về:
Y như list ở trên có ghi bến và ĐT của nhà xe tại Mũi Né, Hòn Rơm, bạn hãy phone trước cho nhà xe khi muốn về.
Tại Hòn Rơm, Nhà thờ Tin Lành Mũi Né (góc đường Huỳnh Tấn Phát - Huỳnh Thúc Kháng) hay khu Hàm Tiến: thậm chí bạn có thể chờ, lựa và... ngoắc xe dù không đặt vé trước, nếu còn chổ: họ sẽ đón bạn ngay. Nguyên do vì khách có thể xuống các trạm trước nên trống chổ. Tôi từng lên xe Phương Nam tại ngay nhà thờ Tin Lành (chổ này có quán ăn - nhà chờ của Tâm Hạnh) về thành phố HCM. Xe giường nằm, toilet sạch sẽ với giá 90 ngàn, phẻ! Tới Sài gòn còn đề nghị họ cho xuống ngay bến xe buýt tại Hàm Nghi nữa chứ, khỏi phải đi bộ xa.

Phương tiện đi lại
- Xe nhà:
Với một số nhà xe (ví dụ như Tâm Hạnh), bạn có thể gởi theo xe gắn máy. Họ sẽ để nó trong hầm xe nếu còn chổ, cước cũng không cao. Đây là phương tiện tuyệt với để bạn "quần nát" cả Bình Thuận đấy.

- Xe buýt: Mũi Né có xe buýt Suối Cát chạy từ Phan Thiết tới khu Hàm Tiến (Nguyễn Đình Chiểu) - Mũi Né (Huỳnh Thúc Kháng - Hồ Xuân Hương - Tinh lộ 706) tới tận Hòn Rơm. Giá vé từ 4 đến 7 ngàn (nếu từ Phan Thiết).
Xe buýt dừng theo bến, bến có bảng, có những vạch vôi màu vàng nằm chéo trên đường. Nếu bạn đang trên đường 706 mới mở chạy theo ven biển: bạn có thể ngoắc để họ dừng đón bạn; còn trong nội ô thì không bao giờ xe buýt dừng bậy đâu.

- Xe ôm: Tùy xa gần, với lộ trình gần, chở 2 thì có thể tương đương hay nhỉnh hơn một tý so với xe buýt; đường xa thì xe buýt rẻ hơn. Bạn cứ ngã giá thoải mái, không sao cả.

- Lô ca chân: Đi bộ cũng là một cái thú đấy, nó giúp bạn thấy rõ hơn, thâm nhập sâu hơn vào cảnh quan, cuộc sống chung quanh bạn. Tuy nhiên bạn cần biết lộ trình mình đi sẽ dài bao nhiêu để lượng sức:
# Nếu tính từ TT Tắm bùn khoáng khu Hàm Tiến đến Nhà thờ Tin Lành là 8.5Km, đến chợ thêm 200m nữa.
# Từ chợ tới Suối Hồng là 2.2 Km, tới đồi Cát thêm 100m nữa.
# Từ Gành Mũi Né tới đồi Cát là 2.8 Km, tới Hòn Rơm thêm 3.5Km.
# Từ Gành tới bùng binh bưu điện là 1.4Km, tới chợ thêm 300m nữa.
Nói chung: nếu trời mát, thích đi bộ thì đi tới đâu cũng đến cả. Bạn chỉ cần mang giày dép nhẹ, nước uống là cứ thẳng tiến thôi.

- Thuê xe: So với các nơi khác (ví dụ như Nha Trang, Đà Lạt) thì dịch vụ thuê xe này tại Mũi Né không phổ biến bằng. Tuy nhiên bạn vẫn có thể thuê xe gắn máy tại khu Hàm Tiến, Hòn Rơm. Giá không cao (khoảng 150ngàn/ngày), thế giấy tờ cá nhân - bạn hỏi ngay tại điểm trú ngụ.

Ở đâu: Vì đây là dạng du lịch bụi, tự túc nên tôi không đề cập tới các resort, khách sạn mắc tiền. Trong thực tế hiện tại thì các bạn có thể kiếm cho mình phòng trọ, nhà nghỉ với các tiện nghi như toilet trong phòng, quạt, truyền hình cáp với giá chỉ từ 150 - 250ngàn/ngày. Thấp hơn nữa là lều: giá thuê ngày chỉ 70 đến 80 ngàn với toilet chung (khá sạch sẽ), tắm nước nghọt miễn phí ở khu vực Hòn Rơm.
Hòn Rơm là khu vực tập trung các bạn trẻ, gia đình đông vui và là nơi ình xèo nhất kể cả ăn uống nhưng với người thích yên tĩnh thì nơi này xô bồ.

Tại ngay khu cao cấp Hàm Tiến cũng thế: song song với đường Nguyễn Đình Chiểu ven biển là các resort - khách sạn cao cấp nhưng nếu tinh ý bạn cũng tìm thấy các nhà nghỉ với giá chỉ 200 ngàn/ngày. Khu vực này có nhiều khách nước ngoài, nếu bạn thích luyện thêm ngoại ngữ thì bạn có thể thuê phòng ở đây -

Nếu muốn giá rẻ hơn nữa: bạn tìm những phòng nghỉ đối điện bên kia đường > phía không có mặt tiền biển có những phòng chỉ 100 ngàn, tiện nghi vẫn đủ; chỉ có ra biển xa hơn một tý vì phải băng qua đường. Không hề gì, tour bụi mà bạn, rẻ vẫn phẻ hơn. À, ở diện này cần hỏi trước chủ phòng trọ để biết đường xuống biển gần nhất nhé: thường thì ta sẽ "tắm ké", "tắm lụi" (nếu không muốn mua vé) biển của các các KS phía biển nếu nằm xa các đường dân sinh ra bãi.
Hi, tác giả đã từng tỉnh như Ăng lê xuống biển qua cổng một resort cao cấp. Thật ra thì biển là của chung chứ chả riêng ai cả, họ thuê đất kinh doanh ven biển chứ có thuê bờ biển bao giờ?

Với các đôi tình nhân hay những người thích yên tĩnh thì Gành mũi Né là điểm đến. Khu này vắng khách du lịch, ít nhà nghỉ, không khách sạn (Siva resort làm chưa xong). Phòng 2 người tại Gành có giá 250 ngàn/ngày mùa cao điểm (toilet nơi này cáu bẩn lắm nghen) - Phòng máy lạnh 350ngàn, sạch sẽ hơn vì xây sau - Cạnh đó có nhà nghỉ thuộc khu du lịch Thiên Hà - Thiên Thảo rộng lớn nhưng ít khách, vắng như chùa bà đanh, giá có thể rẻ hơn. Khu vực này không có dịch vụ cho thuê lều ngoại trừ bạn có lều riêng.
Riêng tại khu vực Hòn Rơm 2 (từ khu hòn Rơm chạy tới thêm 2Km nữa) trước kia nhiều nơi xây dựng dỡ dang thì nay đã khá hoàn chỉnh với các resort, nhà nghỉ, khu dã ngoại cùng biển rất sạch, bạn thử một lần đến xem!

Ăn gì: Ăn thì đương nhiên trong chợ Mũi Né là rẻ và phong phú nhất, giá 10 đến 15 ngàn/ tô, dĩa. Đoạn đường Hồ Xuân Hương có nhiều hàng bình dân bán cho dân địa phương thức ăn sáng với giá như trên với nhiều món như cơm sườn, mì Quảng, phở, hủ tiếu, bánh xèo mini (2 ngàn/cái)... à, đoạn này thường bán cho người dân địa phương - dân Mũi Né thích vị ngọt, nếu bạn không quen sẽ thấy các món mặn đều giống như... chè đó nghen!
Tại bùng binh bưu điện, góc đường HXH - Huỳnh Thúc Kháng có khu ăn đêm bán đủ thứ từ phở, gỏi cuốn, hột vịt lộn (5 ngàn/trứng - tặng thêm đồ chua, tỏi ngâm), mì, kem, sinh tố... với giá bình dân. Có quán cà phê Sương uống một ly cà phê đá giá 6 ngàn, hương vị tuyệt vời nhớ mãi - trà đá tráng miệng nơi này cũng thơm nồng khó quên.

Ăn chơi ăn vặt ngay bờ biển thì nhiều lắm tại hòn rơm. Khu này cho dù bạn không có thuê phòng ốc gì tại đó nhưng cứ điềm nhiên bước qua các cổng nhà nghỉ, KS... để xuống bãi. Ghế đá, ghế bố miễn phí ngồi ngắm biển nhưng thức ăn, bia bọt thì cao hơn cái chợ "bình dân" trên bãi cát.
Chợ này kéo dài hàng trăm thước trên bãi biển, bán hà rầm từ đồ giải khát, cà phê... đến các loại bún, mì, mực, ghẹ, sò Điệp. Món ăn nước thì phổ biến nhất là bún riêu miệt Bình Thuận. Món này không có mảng riêu cua như ở thành phố mà được thay thế bằng các loại chả cá, giò heo. Nếu khéo chọn lựa chổ: bạn sẽ được thưởng thức một tô chất lượng chỉ với giá 15 ngàn, thậm chí 10 ngàn cũng khá ngon.

Chơi ở đâu:
Không kể các bãi biển thì các nơi sau bạn nên đến:

Suối Hồng - Nằm ngay góc đường tỉnh lộ 706B, đường 706, mé biển; đối diện bên kia là đồi cát. Nơi này bạn sẽ thích và tiếc vì một khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời được tạo hóa ban tặng để cho con người... phá hủy!

Suối Hồng là một con suối thiên nhiên trong rừng phi lao, rừng dương dày đặc với dòng nước trong trong đôi khi nhuộm màu đỏ của đất chảy quanh năm ra biển (dĩ nhiên là mùa kiệt thì ít nước, nó chỉ còn một lạch nhỏ), ven bờ suối là những nhũ sa, đá cát bị thiên nhiên xói mòn tạo nên vô vàn các rãnh nhỏ từ trên xuống dưới. Nhũ sa có màu đẹp khó tả được, đỏ đỏ cam cam y như màu đất tại nơi ấy.
Đáng tiếc là do không được quản lý tốt, suối Hồng đang bị tàn phá do dân địa phương lẫn du khách. Nhiều nhũ sa bị khắc tên, đạp đổ (đá cát mềm mà), rác vương vãi nhìn tiếc đứt cả ruột.
Một kiệt tác thiên nhiên, nó vẫn đẹp nhưng chữ "đẹp" này sẽ mất hẳn trong một thời gian ngắn nếu suối Hồng vẫn còn bị Bình Thuận bỏ bê như bây giờ.

Suối Tiên: Là một dòng nước mát lạnh màu đỏ cam chảy cắt ngang TL706B, Huỳnh Thúc Kháng rồi hòa với biển sau khi chui qua cây cầu nhỏ cùng tên. Mé trái của suối (nếu đi từ đường Huỳnh Thúc Kháng vào) là những đồi nhủ đá liên tiếp có màu đỏ và trắng nhuộm ửng cả một không gian rộng lớn. Nhủ đá bị mưa gió bào mòn nên có nhiều hình thù kỳ lạ với hàng ngàn nhủ đá mềm lô nhô hướng thẳng lên trời như đỉnh tháp đẹp tuyệt vời.

Từ trên cao nhìn xuống vào lúc chiều tối, khu vực này giống như một vùng lâu đài thành quách bị lãng quên. Giữa những đỉnh nhọn có những khe, hẻm nhỏ để người ưa thám hiểm leo trèo nhưng lối nào cũng hẹp chỉ đủ một bàn chân. Nước mát lạnh từ trong đồng và những đồi cát tích tụ chảy xuống thành dòng quanh năm.

Vào đây, bạn chỉ cần gởi xe (chỉ vài ngàn) ở một nhà nhỏ ngay mặt đường Huỳnh Thúc Kháng, bỏ luôn giày dép tại đó nếu muốn lội suối (chắc chắn là phải muốn rồi) rồi cứ theo lối mòn vào trong.

Đồi cát - Còn có tên gọi là "Đồi cát bay", nơi này nằm ngay bên trái tỉnh lộ 706 đối diện biển. Đồi cát trải dài nhiều cây số với màu cát đỏ cam, luôn thay đổi thiên hình vạn trạng. Tuần này bạn leo lên và thấy chổ này là đồi cao nhất nhưng chỉ một tuần sau thì nơi khác sẽ là đỉnh cao nhất đấy.
Dưới thấp tĩnh lặng nhưng gió rất mạnh khi bạn lên cao. Tại các điểm cao nhất: gió vi vút bên tai, vạt áo hay dây đeo túi xách của bạn run giật phành phạch; gió cuốn cát bay lửng lơ trên đồi như một màn sương mỏng, quất vào bắp chuối rát cả chân  luôn đấy.
Thích trượt thì thuê miếng nhựa của các em nhỏ giá 2 ngàn. Các em này được một số mạnh thường quân dạy tiếng Anh nên có thể giao tiếp với khách nước ngoài thuận tiện.

Đồi cát này cũng chính là nơi nhiều bức ảnh đoạt giả thưởng lớn ra đời, còn gì tuyệt vời hơn với phông nền một sa mạc cát hoang sơ không vết chân.
À, bạn đừng nghĩ là nơi đây khô cằn như sa mạc nhé, phía dưới có nhiều nước đấy; nước này cung cấp cho dòng suối Hồng bên kia đường. Nếu không tin: bạn cứ dùng tay cào thử - qua lớp cát mịn và khô trên mặt thì phía dưới là lớp cát ẩm, ẩm nước ngọt chứ không phải nước mặn đâu vì nước không gây rít tay. Có lẽ độ ầm này có được do cát tích tụ từ không khí mát lạnh trong đêm.
Thời gian thích hợp nhất để thăm đồi cát là giấc sáng sớm hay chiều tà, cảnh bình minh hay hoàng hôn trên ấy đẹp vô cùng.

Bãi đá Hòn Rơm: Theo TL706 đến Hòn Rơm, sau khi qua các nhà nghỉ - resort và khu du lịch thì sẽ gặp ngã 3 > rẽ phải để ra khu Suối Nước. Cách ngã 3 ngày chừng 200m có đường mòn bên phải ra bãi đá và lên đỉnh Hòn Rơm. Bãi đá với rất nhiều tảng hình thù kỳ lạ, đối diện biển. Còn Hòn Rơm là một núi thấp nhô ra khơi với 3 mặt giáp biển Đông, có chiều cao trên 110m.

Mùa mưa, cả ngọn núi phủ cỏ xanh rì. Mùa nắng, cỏ vàng úa, nhìn từ xa tựa như ụ rơm khổng lồ nếu trông từ phía biển nên dân chài địa phương gọi là Hòn Rơm.
Đây là chốn ngắm cảnh và chụp hình đẹp.

Ghềnh đá Mũi Né - Nơi nhiều mũi đá chồm ra biển đối chọi với sóng biển ì ầm ngày đêm, cảnh vật đẹp và hùng vĩ. Xen kẽ giữa bãi đá dài hơn cây số là một bãi cát nhỏ nhưng bạn không nên tắm vì sóng lớn, có đá ngầm. Phía trên đỉnh là miếu Bà Vàng của dân địa phương, ngút tầm mắt cuối bãi là Lăng ông Thạch Long thoáng mát, cảnh vật nên thơ. Ghềnh đá Mũi Né cũng là nơi câu cá Nhồng, cá Đuối vào ban đêm.

Để ra nơi này, bạn có thể men theo đường bộ qua những lối mòn nhưng sẽ qua khu nghĩa trang đó nghen. Dễ nhất là bạn đi theo bãi biển tại Gành rồi theo lối mòn đi lên, bạn nhớ tránh mang giày dép trơn vì đá sắc cạnh và cứng lắm đấy. Lối mòn qua một ít mộ nhưng tại đây đã được địa phương bốc đi hết rồi - mà việc gì phải ngại nhỉ, sống chết gì cũng là con người mà thôi.

Bàu Trắng - Bàu Sen là hai hồ nước ngọt thiên nhiên cách Hòn Rơm khoảng 18Km, cách TP Phan Thiết 65Km. Hồ nằm giữa mấy đồi cát trắng mênh mông mịn màng, quanh năm soi mình dưới ánh nắng. Để đến nơi này, bạn phải có xe gắn máy hay đi xe ôm.

Bàu Trắng hay còn gọi là Bàu Ông giáp phía tây bắc là động cát, phía tây nam là chân rừng, lòng hồ có nơi sâu nhất tới 19m, cạn dần mé bờ. Vào mùa hè hoa sen ven hồ nở rộ trên một vùng rộng lớn tô điểm thêm cho đồi cát trắng những sắc màu rực rỡ.

Đón bình minh cùng đồi cát đang là một loại hình du lịch rất độc đáo ở đây. Khoảng 4 giờ sáng, trên đồi Trinh Nữ, ban mai ánh nên đồi cát trắng những tia nắng vàng rực rỡ tạo ra một vẻ đẹp không gian huyền ảo. Đến Bàu Trắng không chỉ chiêm ngưỡng những tia nắng ban mai, cảm thụ không gian tĩnh lặng buổi sớm, mà còn cùng con thuyền nhỏ dạo chơi trên mặt hồ, hái sen, câu cá và cảm nhận nét thơ mộng của hồ nước mênh mông giữa vùng cát trắng.

Bàu Sen - Còn gọi là Bàu Bà rộng mênh mông như biển hồ, mặt nước xanh thẳm trải dài 3km, nơi rộng nhất 500m, độ sâu trung bình 5m, diện tích khoảng 70ha, được bao bọc bởi những động cát. Ðộng cát ở đây đẹp và thuần khiết với một màu trắng tinh anh, mịn màng. Hệ sinh vật ở Bàu Sen khá phong phú, có nhiều loại cá nước ngọt. Trong hồ hiện nay còn có loại cá trắm cỏ nặng đến 30kg. Hoa Sen ở đây mọc tự nhiên rất nhiều. Phía bờ Bắc hồ có khu rừng dương mát rượi.

Nguồn nưóc mát quanh năm của hai hồ đã làm dịu đi cái không khí nóng bỏng vùng đồi cát mênh mông, không chỉ là nơi cung cấp nguồn nước ngọt quý giá mà còn là thắng cảnh đẹp của Phan Thiết.
 
Tháp Chàm - Pôshanư là một nhóm di tích đền tháp Chăm quý giá còn sót lại của Vương Quốc Chăm Pa xưa, nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hải, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về phía Đông Bắc.

Nhóm tháp này có phong cách kiến trúc Hòa Lai - một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Vương quốc Chămpa. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng nó chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Nhóm đền tháp Pôshanư là một trong những cụm tháp Chàm còn tương đối nguyên vẹn. Lầu Ông Hoàng, một di tích tham quan khá nổi tiếng cũng nằm tại đây.

Để tới đây từ hòn Rơm, Mũi Né, Hàm Tiến - bạn đón xe buýt suối Cát với giá vé từ 4 đến 7 ngàn (tùy điểm lên xe). Nhớ nói bác tài cho xuống tháp Chàm rồi bạn đi bộ vào, chỉ vài ba trăm mét thôi.

Quái vật miệt biển:
Con bù mắt (hay mù mắt)
thì miệt biển nào cũng có nhưng tháng 6, 7 dương lịch có nhiều. Muỗi tại Mũi Né cũng nhiều nhưng vết cắn so với mù mắt chả bỏ bèn gì. Con vật nhỏ xíu bằng đầu kim này có màu đen, đuôi trắng bay quanh mé biển. Nó âm thầm chích, bạn chỉ thấy nhói một cái rồi thôi nhưng vài giờ sau: những vết cắn sưng phù, bầm tím, bọng nước và ngứa rân trời! Hậu quả này sẽ kéo dài với bạn đến cả tuần đấy, một số trường hợp nó còn để lại sẹo nhớ đời. Mà đâu phải một con: có bạn bị mấy mấy chục vết điếng cả người, chân tay lốm đốm thấy ghê!
Tránh Mù Mắt thì không có phương cách gì ngoài cách hoạt động tay chân liên tục khi ở bãi biển. Lá Nha Đam nếu có: bạn vò lấy nước xức vào vết chích sẽ giảm ngứa.

Muỗi có thể tránh dễ dàng bằng chai thoa Soffell, nhang muỗi thì không si nhê với bọn này. Tuy nhiên muỗi ở Mũi Né chích ngứa trong một hai giờ thôi, không làm độc.

Sứa có nhiều trong tháng 5 ~ 6 âm lịch do đúng hướng gió biển dạt vào, các tháng khác hiếm gặp. Sứa Mũi Né to bằng cái dĩa lớn, trắng đục, ít tua. Trị vết sứa cắn bằng giấm ăn hay vò lá cây muống biển (cây này hay mọc dại trên bờ biển, lá dày, tròn, có hoa màu xanh tím) chà nhẹ nên vết cắn.
Tháng 8 âm lịch thì có "Bóng nước" nhưng loài vật này (tròn như viên chocolat m&m, trong suốt, vỏ bọc vàng đậm) không gây hại gì ngoại trừ cho ta cảm giác như nước bẩn.

Bạn sẽ ít gặp các loại quái vật trên nếu tắm ở Hòn Rơm. Khu này đông người, ít gì cũng chia sẻ hết hà. Gành Mũi Né thì nhiều lắm chắc do người dân phơi cá, rừng Dương nhiều trong khi người lại vắng nên chắc chắn bạn sẽ được chúng ưu tiên chiếu cố vào mùa rộ.

Điền Gia Dũng
http://dulichgo.blogspot.com/2010/08/mot-so-kinh-nghiem-sau-chuyen-du-lich.html 


1.
Theo ngư dân Phan Thiết, dịch tảo đỏ là hiện tượng thiên nhiên thường diễn ra khoảng một tuần vào tháng 6 âm lịch hàng năm tại các bờ biển Bình Thuận .
Thủy triều đỏ được tạo ra bởi loại thực vật có tên Phaeocystis of globosa. Khi có dịch này thì các bãi tắm ngập màu đỏ của trứng báng (hoa tảo). Xác cá chết và rong tảo bị đánh trôi vào bờ bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường.
Có nhiều khách du lịch trẻ tuổi, vì tiếc chuyến du lịch cuối tuần ở Phan Thiết đã liều mình xông xuống biển tắm nhưng cũng chỉ vài phút là lên bờ vì không chịu được mùi hôi thối và ngứa ngáy do tảo đỏ.

Các bạn cẩn thận hỏi trước để tránh vụ này, hỏng cả chuyến đi.

2.
Chào bạn. Nhóm của bạn hoàn toàn có khả năng "ở rẻ và ăn rẻ" tại Mũi Né.
Trước tiên, bạn nên xem bài này (nhớ lật thêm trang sau):
http://dulichgo.blogspot.com/2012/05/h10-trong-cai-hoa-co-cai-may.html

Về nơi ở, bạn thuê phòng tại đây (xem bản đồ):
http://wikimapia.org/#lat=10.9432198&lon=108.2971022&z=18&l=38&m=b

Mình từng thuê phòng cho 2 người ở nhà nghỉ Yến Nhi - đối diện resort Năm Châu với giá 350k cho... 2 ngày 2 đêm (phòng máy lạnh, thông thường là 200k/ngày nhưng nếu thấy vắng cứ trả giá), nếu muốn rẻ hơn thì thuê phòng quạt, chỉ từ 120 đến 150k/ngày. Phòng sạch, có WC, TH cáp, quạt...
Thuê một phòng 2 giường ở luôn 5 người giá chỉ từ 300k đỗ lại.

Ăn không nên nấu (để thời gian đi chơi) mà vào chợ Mũi Né (Chợ nằm trên đường Huỳnh Thúc Kháng): giá tô dĩa chỉ tầm 20k là vừa no.
Đối diện chợ Mũi Né có khu ẩm thực đêm kéo dài đến bùng binh, giá cũng mềm nhưng cứ hỏi giá trước rồi kêu. Ngay bùng binh có quán cà phê Quyên Sương ngon, 7k ly cà phê đá (chỉ bán sáng và chiều tối).

Bãi tắm có ngay trước nhà nghỉ, nếu muốn hoang sơ hơn thì lên khu Suối Nước:
http://wikimapia.org/#lat=10.9620641&lon=108.339052&z=16&l=38&m=b
hay ra Gành Mũi Né:
http://wikimapia.org/#lat=10.9246377&lon=108.2946131&z=17&l=38&m=b

Những chốn có cảnh đẹp khác tại Mũi Né là Suối Tiên, đồi Cát, đỉnh Hòn Rơm, Bàu Trắng...
Bạn tìm thêm thông tin bằng phần search.

Chúc bạn có chuyến đi vui.


3.
Xe Open Bus đi Mũi Né - Nha Trang từ SG tập trung ở Phạm Ngũ Lão, Đề Thám gồm các thương hiệu xe như Sinh Café, TM Open, Phương Trang, Hạnh Café, An Phú Bus, Mai Linh...
Các chuyến chạy đêm thường là xe giường nằm (do tuyến Nha Trang - Mũi Né không xa).
Bạn có thể chọn và đặt vé bất kỳ xe nào kể cả xe đi Nha Trang (ngang Mũi Né họ sẽ dừng cho mình xuống ngay đoạn được đề nghị). Riêng xe Mai Linh chỉ dừng ở bến xe Phan Thiết, bạn phải đón xe buýt Suối Cát để ra Mũi Né.

Liên lạc nhà xe (Đề Thám là đường cắt ngang Phạm Ngũ Lão, ngay khu phố tây ba lô):

Sinh Café - 246 - 248 Đường Đề Thám, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại: (08). 38367338 - 38376833

Hạnh Cafe - 227 Phạm Ngũ Lão, Q1.
Điện thoại: (08) 39205679 - 38376429.

Phương Trang - 272 Đề Thám, quận 1.
Điện thoại: (08) 38375570
v.v...

Từ resort, để đi các địa điểm như Đồi Cát Bay, Bàu Trắng... có vài phương tiện:
- Xe buýt (có đề cập trên bài viết). Nhưng lộ trình không đến Bàu Trắng.
- Xe Jeep của resort: Đây là phương tiện đi Bàu Trắng và Mũi Hồng Chính nhưng hơi hao.
- Thuê xe gắn máy của resort: cái này thực tế và tự do nhất.

Trên đường Nguyễn Đình Chiểu có chợ Hàm Tiến (chợ Rạng) gần ngã 3 vào UBND phường Hàm Tiến. Còn chợ Mũi Né nằm trên đường Huỳnh Thúc Kháng - cách chợ Hàm Tiến 5km về phía Tây.
Thông tin về Mũi Né có nhiều trong Du lịch, GO!, bạn search bằng từ khóa Mũi Né.

Chúc nhóm bạn có chuyến đi vui vẻ.


4.
Ngoài những resort cao cấp, tại khu Hàm Tiến lúc này cũng có nhiều nhà nghỉ - khách sạn khác có giá thấp hơn nhiều (chỉ khoảng từ 300k/ ngày trở lại cho phòng hai người + bé) nhưng vẫn đủ các tiện nghi cơ bản như giường, máy lạnh, truyền hình cáp, một số chỗ có cả wifi và giặt ủi). Những nơi này thường nằm bên mé trái đường Nguyễn Đình Chiểu, mé trong đất liền, không giáp biển.

Tuy không giáp biển nhưng bạn vẫn có thể xuống biển chơi hoặc tắm bình thường vì họ thường liên kết với các resort đối diện, khách tắm không mất tiền (bạn hỏi nhà nghỉ nhé, họ sẽ chỉ ngay). Chỉ có điều tắm xong thì mình đi bộ lên và về nhà nghỉ tắm lại.

Một số nhà nghỉ ở khu vực này để bạn tham khảo:

Nhà nghỉ Châu Linh - 93 Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thiết
Điện thoại: (062) 3847161
Di động: 0907634363
Nằm ở vị trí trung tâm của khu Mũi Né, gần resort Sài Gòn – Mũi Né.

Nhà nghỉ Vườn Xoài - Số 05 đường Nguyễn Đình Chiểu, Hàn Tiến, Phan Thiết
Điện thoại: (062) 3741.401
Di động: 01655163836
Nhà nghỉ nằm ở đoạn đầu của khu Hàn Tiến, gần nhà hàng Cây Bàng.

Nhà nghỉ Duy An - 87A,Huỳnh Thúc Kháng, Khu Phố 4, Hàm Tiến, Phan Thiết
Điện thoại: (062).3847799
Fax : (062)3.847799
Di động: 0918.563205
www.duyanguesthouse.com

Nhà nghỉ Gió Biển - 117B Nguyễn Đình Chiều, Hàm Tiến, Phan Thiết
Điện thoại: (062) 2210567 – 3847636
Di động: 0906675235
Email: giobienguesthouse@yahoo.com.vn

Muine Lodge Resort - 150 Nguyễn Đình Chiểu, Hàm Tiến, Mũi Né, Phan Thiết
Khu nghỉ mát Muine Lodge Resort nằm đối diện biển, nhỏ bé nhưng cũng có 15 phòng nghỉ đẹp dưới những hàng dừa chạy dài theo bờ cát trắng. Giá dưới 500k/ngày
Phone (062) 3740397
Fax (062) 623740397

Thứ 6 chưa phải là ngày cuối tuần, tương đối ít khách nên bạn có thể thoải mái lựa chọn và xem phòng. Đừng ngại hỏi xong rồi bỏ đi tìm nơi khác: đâu đâu cũng thuận mua vừa bán mà.
Trên đường Nguyễn Đình Chiểu có chợ Hàm Tiến (chợ Rạng) gần ngã 3 vào UBND phường Hàm Tiến. Ăn bữa trong chợ sẽ rẻ hơn bên ngoài. Đi hết đường Nguyễn Đình Chiểu sẽ là đường Huỳnh Thúc Kháng: khúc này có Suối Tiên rất đẹp (gần, bạn đi bộ hay đi xe buýt), vào không mua vé.
Những địa điểm khác, bạn xem ở bài trên hoặc tìm thêm trong Du lịch, GO! bằng từ khóa 'Mũi Né'.

Chúc bạn có chuyến đi vui vẻ.



5.
Mũi Né ngày nay gồm 5 khu vực chính:
- Khu Hàm Tiến: trải dài trên trục đường Nguyễn Đình Chiểu với vô số các resort và khách sạn, có nhiều khách nước ngoài. Giá mỗi nơi mỗi khác, tùy theo tiện nghi của từng resort... và đã là resort thì có lẽ không sợ thiếu sạch sẽ.
Đây là khu vực có chợ Hàm Tiến, có Suối Tiên khá đẹp.
- Khu vực Gành Mũi Né: nằm cận chóp mũi hướng ra biển Đông. Nơi đây chỉ có KDL Gành (rộng nhưng không sạch), KDL Siva Mũi Né (cao cấp hơn) và một vài resort khác. Biển tại đây hoang sơ nhưng có vài tháng nặng mùi do gần làng chài, người ta phơi cá.
- Khu vực biển gần đồi cát: gồm nhiều resort cao cấp đến các nhà nghỉ bình dân - ra biển hay lên đồi cát bay đều gần.
- Khu vực Hòn Rơm: Nhiều KS và nhà nghỉ với giá chấp nhận được, có khu vực bán hải sản dưới bãi biển. Đây là nơi đông khách trong những ngày cuối tuần.
- Khu vực Suối Nước: vắng, tĩnh lặng nhưng vẫn có nhiều resort cao cấp (có thể giá tương đối do... vắng). Biển và bãi đá Hòn Rơm rất hoang sơ.

Nói chung, các resort hay KDL: nếu bạn kỹ tính thì hay vào xem phòng trước (chủ yếu WC có sạch không, nước mạnh không, thoát nước tốt không - kiểm tra giường, máy lạnh...) rồi hãy thuê.



6.
Đầu tháng 10 đã vào mùa thấp điểm rồi, lúc đó khách hàng sẽ là phó thượng đế (mùa cao điểm, ta chỉ là phó thường dân thôi) - tức là giá cả phòng ốc, sinh hoạt sẽ mềm hơn. Tuy nhiên, với chi phí 600k/ng thì bạn cũng không nên vào resort vì nhiêu đó sẽ chui vào chi phí 'ở' gần hết.

Thôi thì cứ trực chỉ vào khách sạn hay nhà nghỉ là ổn: lựa trên đường Lê Lợi mà mình chỉ trong comment trên. Xem cái hotel or nhà nghỉ nào kha khá (nhiều lắm, tha hồ lựa và... trả giá - cò kè nhé, do bạn đi số đông), thuê phòng giường đôi (4 người hay 6 người - giá không thể hơn 400k/phòng), WC sạch sẽ, wifi tốt - nếu mùa này mát mẻ có thể tiết giảm luôn việc xài máy lạnh sẽ bớt được dăm bảy chục ngàn/phòng đấy, còn nóng thì cứ chơi thả ga. Phí tổn nhẹ hơn resort nhiều, thừa sức cho đoàn của bạn 'măm' thêm nhiều thứ đặc sản Phan Thiết.

Những khách sạn trên đường này ra biển rất gần (tầm trăm mét thôi), hỏi chủ KS đi ngõ nào tối ưu nhất.
Ầm thực Phan Thiết bạn xem thêm bài này: Tổng hợp các món ngon ở Phan Thiết