Sở dĩ con người của Lam Phương như vậy là
bởi tuổi thơ của ông ở miền quê Rạch Giá: nghèo nàn, thiếu thốn nhưng
rào rạt yêu thương.
Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng,
sinh ngày 20/3/1937 tại Rạch Giá. Ông là con trai trưởng trong một gia
đình gồm 6 người con. Các em của ông không ai theo con đường âm nhạc hay
nghệ thuật gì cả.
Thời Thế Chiến thứ 2, miền quê miền Nam
VN thường bị phi cơ của quân đội Đồng Minh (the Allied Forces) dội bom
để đánh Nhật (lúc đó đang chiếm đóng toàn cõi Đông Dương). Nhiều gia
đình đã phải lánh nạn, đàn ông đi trước dò đường tìm nơi định cư rồi trở
về đón gia đình đi theo. Ba của Lam Phương cũng bỏ Rạch Giá lên Saigon
tìm đường sinh sống nhưng . . . ông không trở về đón vợ con. Ông ở lại
và có nhiều gắn bó với những người đàn bà khác. Kết quả là Lam Phương có
rất nhiều em cùng cha khác mẹ.
Bởi vậy, Lam Phương rất thương mẹ. Ông đã dồn hết lòng thương yêu cho người mẹ nghèo nàn, quê mùa đau khổ nhưng thương con vô cùng. Và cũng bởi lòng yêu thương người mẹ hiền mà Lam Phương đã quyết tâm vượt mọi trở ngại để thành công cho bằng được trong sự nghiệp âm nhạc của mình.
Bởi vậy, Lam Phương rất thương mẹ. Ông đã dồn hết lòng thương yêu cho người mẹ nghèo nàn, quê mùa đau khổ nhưng thương con vô cùng. Và cũng bởi lòng yêu thương người mẹ hiền mà Lam Phương đã quyết tâm vượt mọi trở ngại để thành công cho bằng được trong sự nghiệp âm nhạc của mình.
Cách đây 3 năm, Lam Phương đã tâm sự bằng
giọng miền Nam chân chất và nụ cười hiền hòa : – Tôi thương má tôi lắm.
Má tôi là một người đàn bà quê mùa nhưng mà thực lòng thương tôi lắm.
Con trai lớn mà ! Má tôi nói một câu thôi mà tôi đã ráng làm muốn chết
luôn !
Hình ảnh người mẹ hiền lúc nào cũng phảng
phất trong lời ca đơn sơ của ông, nhất là những nhạc phẩm đầu tiên vào
giữa thập niên 50. Năm 1947, cuộc sống của gia đình ở miền quê Rạch Giá
quá khó khăn nên người con trai trưởng đầu còn xanh chỉ mới 10 tuổi đã
phải bơ vơ lên Saigon một mình bỏ lại mẹ và các em để kiếm ăn và . . .
để giúp gia đình.
Lam
Phương đến tá túc tại nhà một người dì ở Tân Định. Khi tạm ổn định, mẹ
ông dẫn các em lên theọ Cả gia đình dọn về một ngôi nhà mướn tồi tàn,
chật hẹp trong một căn hẻm lầy lội tăm tối ở vùng Da Kao. Những đêm mưa
dù không lớn, nước chảy vào nhà, từ trên mái xuống, từ ngõ trước vào và
cũng trong một đêm mưa năm 1954 như vậy, Lam Phương đã quá tủi thân cho
cảnh cơ cực, bi đát của gia đình nên sáng tác bản “Kiếp Nghèo”. Lúc đó, Lam Phương còn đang học Trung Học.
Đây là thời kỳ Lam Phương bi quan nhất.
Suốt tuổi thanh niên, Lam Phương đã sống trong cơ cực nên từ đó tư tưởng
bi quan đã hằn sâu trong đầu óc ông. Ta có thể tìm thấy sự bi quan này
trong rất nhiều tác phẩm của Lam Phương trong thập niên 60, 70 và sau
này ở hải ngoại. Một nhạc phẩm nữa cũng được Lam Phương sáng tác để nói
lên cảnh nghèo của gia đình thời còn ở Đa Kao : “Đèn Khuya”, sáng
tác năm 1958. Cả hai bài KN và ĐK đều được Thanh Thúy (là ca sĩ ăn
khách số 1 của miền Nam lúc đó) trình bày và đều là top ten đầu thập
niên 60.
Riêng bài KN thì đã bị dân gian sửa lời
Thật ra, Lam Phương là nhạc sĩ tân nhạc có sáng tác bị dân gian sửa lời
nhiều nhất trong suốt 68 năm tân nhạc VN (1938 – 2001). 80% sáng tác của
ông, nếu không bị Trần văn Trạch, Tùng Lâm, Phi Thoàn và các hề cải
lương sửa lời thì cũng bị các anh hùng hè phố, đạp xích lô sửa lời. Lý
do: nhạc Lam Phương đã đi vào lòng của giới nghèo.
Sự nghiệp âm nhạc của Lam Phương bắt đầu
bằng tấm lòng thương mẹ. Lúc mới mười mấy tuổi, mẹ ông thường nói với
ông niềm mơ ước nhỏ bé được có một nơi trú ngụ… đỡ tồi tàn hơn. Câu nói
của mẹ là ngọn lửa nung đúc Lam Phương trong thập niên 50 khi Lam Phương
chập chững bước vào âm nhạc với quyết tâm là ông sẽ nuôi mẹ và các em
bằng âm nhạc. (It was very lucky that he did it because in VN then, you
simply couldn’t).
(Ngày nay, tuy đã hơn 60 tuổi nhưng mỗi
lần nhắc đến mẹ là ông xúc động và bật khóc nức nở. Ông khóc thành
tiếng, những giọt nước mắt chảy đầm đìa xuống đôi gò má khiến người nào
đối diện cũng phải mủi lòng. Mẹ
ông qua đời năm 1979). Bởi tính tình chất phác, Lam Phương được một
thầy “lang băm” tân nhạc thương hại rồi dạy miễn phí căn bản nhạc lý.
Tuy nhiên, Lam Phương học ông thầy này thì ít nhưng “học lóm” thì nhiềụ
Thế mà cho đến nay, Lam Phương lúc nào cũng nhắc nhở và nhớ ơn vị thầy
tốt bụng này cả.
Với chút vốn liếng, năm 1952, Lam Phương sáng tác nhạc phẩm đầu tay của mình tên “Chiều Thu Ấy” và dĩ nhiên là chẳng ai muốn biết đến. Năm 1954, “Chuyến Đò Vĩ Tuyến” và “Kiếp Nghèo” mới thực sự tạo tên tuổi cho ông. Từ đó, sự nghiệp của LP chắp cánh.
Ban đầu, cùng với Hoàng Thi Thơ, Lam
Phương chuyên sáng tác loại dân ca theo thể điệu mambo của Nam Mỹ. Điều
lạ lùng là loại nhạc mới này đi vào mọi tầng lớp quần chúng thật nhanh.
Có người độc miệng gọi đó là “dân ca mắm bò”. It was the lucky break for
Lam Phương. Có lẽ trời không muốn phụ lòng kẻ thương mẹ.
Đây là những bản nhạc thịnh hành của LP theo điệu mambo thời đó : Khúc Ca Ngày Mùa, Trăng Thanh Bình, Nhạc Rừng Khuya. Những bản nhạc của Lam Phương có số bán rất chạy vào cuối thập niên 50 như : Chuyến đò vĩ tuyến, Đoàn Người Lữ Thứ, Sầu Cố Đô, Lá Thư Miền Trung, Bức Tâm Thư.
“Nắng Đẹp Miền Nam” (NĐMN) Bài này
do Hồ Đình Phương đặt lời, HDP là một thi sĩ gốc người Huế, làm thơ
không được nổi tiếng lắm nhưng đặt lời nhạc thì phải nói là tuyệt. Thanh
Nam (nhà văn cũng là chồng nữ văn sĩ Tuý Hồng, Không phải Túy Hồng, ca
sĩ kiêm kịch sĩ mà sau này là vợ thứ 1 của Lam Phương) và HDP là 2
chuyên gia đặt lời thời đó. Họ đặt lời cho Hoàng Trọng (vua Tango), Văn
Phụng (vua Blue đen), Nguyễn Hiền, Nhật Bằng, Châu Kỳ, Lam Phương.
Bài NĐMN nhờ ca sĩ Kim Hoàng (từ cải
lương nhảy qua tân nhạc) hát lần đầu tiên tại Đại Nhạc Hội mà nổi tiếng
như cồn. Sau đó dĩa hát vòng có bài này được bán chạy như tôm tươị Và
cũng từ đó, Lam Phương thoát khỏi “Kiếp Nghèo”.
Năm 1958, Lam Phương nhập ngũ. Từ đó, ông xoay qua sáng tác nhạc lính (những bản nhạc nổi tiếng như “Chiều Hành Quân”, “Tình Anh Lính Chiến”, “Kiếp Tha Hương“).
Năm 1959, ông giải ngũ rồi gia nhập ban văn nghệ Bảo An và đoàn Hoa
Tình Thương. Sau đó, Lam Phương cộng tác với Đài Phát Thanh Quân Đội,
Saigon, Biệt Đoàn Văn Nghệ.
Ngoài việc sáng tác, Lam Phương còn cộng tác với những ban nhạc trên các đài phát thanh như ban Hoàng Lang, Võ Đức Tuyết, Văn Phụng, ban kịch Thẩm Thúy Hằng và ban kịch Sống của kịch sĩ Tuý Hồng (vợ Lam Phương). Một chi tiết ít người biết là ông thường trình diễn vào ban đêm tại một Club dành cho sĩ quan Mỹ trên lầu rạp Rex ở Saigon vào cuối thập niên 60 (lúc mới lập gia đình với Túy Hồng).
Ngoài việc sáng tác, Lam Phương còn cộng tác với những ban nhạc trên các đài phát thanh như ban Hoàng Lang, Võ Đức Tuyết, Văn Phụng, ban kịch Thẩm Thúy Hằng và ban kịch Sống của kịch sĩ Tuý Hồng (vợ Lam Phương). Một chi tiết ít người biết là ông thường trình diễn vào ban đêm tại một Club dành cho sĩ quan Mỹ trên lầu rạp Rex ở Saigon vào cuối thập niên 60 (lúc mới lập gia đình với Túy Hồng).
Ở
đây xin mở ngoặc để nói sơ về Túy Hồng một chút. Túy Hồng ban đầu chỉ
biết đóng kịch và là một kịch sĩ nổi tiếng của ban thoại kịch Tân Dân
Nam và Kim Cương, sau nhờ Túy Hồng chỉ dẫn nên hát rất nghề. Những bản
nổi tiếng của Túy Hồng như “Chiều Tàn”, “Đèn Khuya”, “Mộng Ước”, “Tình Nghĩa Đôi Ta Chỉ Thế Thôi” và nhất là “Phút Cuối”
được Túy Hồng trình bày thật truyền cảm. Giọng Túy Hồng trong nhưng hơi
chát. Túy Hồng ngân rất điêu luyện. Tiếc là khán giả chỉ mến kịch sĩ
Túy Hồng chứ không mến ca sĩ Túy Hồng.
Như đã nói ở trên, cuộc sống vật chất của Lam Phương đã sáng sủa hơn rất nhiều một thời gian sau khi nhạc phẩm “Nắng Đẹp Miền Nam” được tung ra và lại càng sáng sủa hơn sau “Tình Anh Lính Chiến” và “Chiều Hành Quân”.
Đây là 2 nhạc phẩm do chính Lam Phương xuất bản và tự phát hành. Số
lượng bán 2 nhạc phẩm này phải nói là kỷ lục. Lúc này, ông đã có xe gắn
máy (Lambretta) để chạy rồi (và cũng để giao nhạc lẻ cho các sạp bán
nhạc rời ở Saigon).
Cuối thập niên 60 là giai đoạn vàng son
nhất của Lam Phương. Ông đã bớt bi quan. Trước sự thành công của ông,
một số nhà xuất bản xúm nhau lại “đánh hội đồng” tẩy chay không phổ biến
những tác phẩm của ông. Tuy nhiên, khi thấy Lam Phương tự xuất bản và
phát hành mà vẫn thành công và tên tuổi lại càng đi lên thì sau đó nhiều
nhà phát hành lớn đã thương lượng để mua những tác phẩm của ông với giá
thật cao. Trong thời gian này, Lam Phương đã mua được một căn nhà khang
trang trong cư xá Lữ Gia rồi đến năm 1972, ông mua thêm được một căn
nhà khác trên đường Nguyễn Tri Phương. Thế là ước mơ của mẹ ông gần 20
năm trước đã được toại nguyện.
Ngày 30/4/1975, ông rời VN trên tàu
Trường Xuân cùng với gần 4,000 người khác và là một trong những người
Việt Nam đầu tiên đến định cư ở Mỹ. Sau một thời gian cư ngụ tại
California, Lam Phương qua Paris sống một thời gian.
Ra hải ngoại, dòng nhạc LP có rất nhiều
thay đổị Trước hết, trong thời gian ở Paris, khung cảnh mới lạ mang tính
chất lãng mạn và cổ kính của thành phố đó đã ảnh hưởng sâu xa đến dòng
nhạc của ông. Ông cảm thấy thoải mái hơn trong việc sáng tác, có dịp
sống thật với chính mình và không bị vướng bận về vấn đề thương mại,
sinh kế như khi còn ở VN. Trong thời gian này, nhiều nhạc phẩm đặc sắc
ra đời như : Mùa Thu Yêu Đương, Tình Hồng Paris, Cho Em Quên Tuổi Ngọc, v.v…
Lời nhạc của Lam Phương ở hải ngoại có vẻ bóng bẩy hơn khi còn ở trong
nước. Đối tượng của ông bây giờ không còn là giới bình dân nữạ
Ông
bảo lãnh Túy Hồng sang đoàn tụ. Sau đó không lâu, cuộc hôn nhân giữa
Lam Phương và Túy Hồng tan vỡ. Lời nhạc của ông bắt đầu hiện rõ nét chua
xót, đắng cay như bài “Tình Vẫn Chưa Yên” chẳng hạn. Sự ngao
ngán, thất vọng về cuộc đời, tình người đã khiến Túy Hồng, một người
hiền từ, ăn nói nhỏ nhẹ, cư xử thật khiêm tốn phải xúc cảm để có những
lời nhạc thống thiết, uất ức như trong bài “Lầm”.
Sau sự đổ vỡ này, LP đã sống những chuỗi
ngày thật đau khổ. Cũng nhờ đó mà ông đã cho ra đời nhiều sáng tác đặc
sắc mà điển hình là bài “Một Đời Tan Vỡ”.
Sau đó, Túy Hồng tìm được nguồn an ủi trong một cuộc tình rồi biến thành cuộc hôn nhân mới với người vợ tên Diệu cho đến hôm naỵ Lam Phương như tìm lại sức sống mới. Từ đó, những nhạc phẩm như “Từ Ngày Có Em Về”, “Tình Đẹp Như Mơ” ra đờị Dòng nhạc Lam Phương không những phong phú mà còn tha thiết, sống động hơn như ta có thể tìm thấy trong “Bài Tango Cho Em”, “Cỏ Úa”, “Một Mình”.
Sau đó, Túy Hồng tìm được nguồn an ủi trong một cuộc tình rồi biến thành cuộc hôn nhân mới với người vợ tên Diệu cho đến hôm naỵ Lam Phương như tìm lại sức sống mới. Từ đó, những nhạc phẩm như “Từ Ngày Có Em Về”, “Tình Đẹp Như Mơ” ra đờị Dòng nhạc Lam Phương không những phong phú mà còn tha thiết, sống động hơn như ta có thể tìm thấy trong “Bài Tango Cho Em”, “Cỏ Úa”, “Một Mình”.
Cuối thập niên 90, Lam Phương bị bệnh
tiểu đường và có lượng cholesterol cao. Ngày 13/3/1999, do biến chứng
của bệnh tiểu đường, ông đã phải vào bệnh viện cấp cứu và từ đó Lam
Phương bị liệt. Biến cố này đã đưa LP về lại với nỗi bi quan vốn đã đeo
đuổi theo ông từ thuở còn thanh niên. (theo hoangvu)
Lan Hương chuyển tiếp
Những ca khúc của nhạc sĩ Lam Phương
- Chuyến đò vĩ tuyến – Giao Linh
- Đèn Khuya – Thanh Thúy
- Một mình – Quang Dũng
- Chuyến đò vĩ tuyến – Hoàng Oanh
- Bức tâm thư – Tuấn Vũ & Ngọc Đan Thanh
Quế Phượng (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét