Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRONG VƯỜN NHÀ

Thứ sáu, ngày 20 tháng bảy năm 2012

Cách nhân giống hoa Dạ Yến Thảo bằng cành

Dạ yến thảo là loài hoa lý tưởng để trồng trong giỏ treo và trên ban công. Với nhiều mầu sắc rực rỡ và dễ chăm sóc, Dạ yến thảo trở nên thật tuyệt đối với bất kỳ người làm vườn nào muốn tô điểm cho giỏ treo, chậu hoa hay ban công của họ. Một thông tin tuyệt vời là hoa Dạ yến thảo cũng có thể dễ dàng nhân giống.
Sau đây là hướng dẫn làm thế nào để nhân giống thêm nhiều chậu hoa Dạ yến thảo đẹp tuyệt vời nữa.
Bạn cần chuẩn bị những vật dụng sau:
Đất trồng chất lượng tốt
Chậu có lỗ thoát nước
Dụng cụ đào lỗ tra hạt / bút chì / hoặc cán thìa
Kéo sắc
Chậu hoa Dạ yến thảo khỏe mạnh và tưới đủ nước
Ca nước
Bạn cắt một ngọn Dạ yến thảo Chú ý cắt dưới đốt lá và đảm bảo rằng phải còn lại ít nhất 3 đốt lá trên ngọn.
Giữ cho các ngọn vừa cắt luôn tươi bằng cách cắm chúng ngay vào ca nước trong khi bạn làm thao tác khác.
Tỉa bỏ các lá gần vết cắt. Ngắt bỏ hết hoa nếu bạn muốn các ngọn này tập trung năng lượng để phát triển rễ trước.
Đổ đất vào chậu. (Mẹo: Đổ đầy đất vào chậu, sau đó ấn nhẹ đất xuống, đất sẽ lấp rất đều)
Dùng dụng cụ tra hạt tạo một vài lỗ trên đất trong chậu.
Cho từng ngọn Dạ yến thảo vào từng lỗ.
Lấy dụng cụ tra hạt gạt đất vào phía ngọn hoa sao cho các lỗ được lấp kín.
Tưới nước thật đẫm đất và ngọn hoa. Điều này giúp đất nén đều quanh ngọn hoa.
Đặt các ngọn hoa ở nơi thông thoáng và có lưới che. Vị trí thông thoáng và râm mát cũng tốt. Không được đặt các ngọn hoa trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc dưới điều kiện quá nóng và khô. (Có thể dung mái che nếu cần thiết tạo bóng râm.)
Các ngọn hoa còn chưa có rễ, vì thế nó rất dễ bị mất nước. Cần tưới nước thường xuyên đẫm cả ngọn hoa và đất hàng ngày. Vào ngày nóng, cần tưới nước đẫm vào buổi sáng và tưới lại vào buổi tối. Vào ngày mát, chỉ cần tưới nước đẫm vào buổi tối.
Các ngọn hoa sẽ bị mềm, héo đi một chút, nhưng chúng không bao giờ gục hẳn. Nếu chúng bị gục hẳn, có thể là do bạn không tưới đủ nước hoặc vị trí đó quá nóng.
Khoảng 2-3 tuần sau, các ngọn hoa bắt đầu tươi trở lại. Điều này là một dấu hiệu cho thấy rễ đã bắt đầu mọc ra và các ngọn hoa đã có thể bắt đầu hút nước từ đất.
Bạn có thể nhấc nhẹ nhàng một ngọn ra để kiểm tra. Nhúng xuống nước để rơi hết đất và kiểm tra xem rễ đã phát triển thế nào. Sau đó bạn lại nhẹ nhàng trồng chúng lại vào đất và tưới đẫm nước để đảm bảo rằng đất lại bọc kín xung quanh ngọn hoa.
Trong trường hợp không có rễ, cắm nhẹ nhàng ngọn hoa trở lại đất và đợi đến tuần tiếp theo. Chừng nào các ngọn hoa chưa chết, nó vẫn có khả năng mọc rễ. Một vài ngọn sẽ cần nhiều thời gian để mọc rễ hơn các ngọn khác.
Trong trường hợp có một ít rễ, điều này thật tuyệt vời. Bạn hãy cắm chúng nhẹ nhàng trở lại đất và để chúng tiếp tục phát triển đến tuần tiếp theo. Đến thời kỳ các ngọn hoa nhìn rất khỏe và phát triển rễ mạnh, bạn đừng ngại tách chúng trồng vào chậu khác hay giỏ treo.
Luôn tưới đẫm nước một vài ngày đầu sau khi bạn trồng chúng ra chỗ mới, để chúng có thời gian phục hồi và thích nghi với chậu mới.
Chúc các bạn có được thêm nhiều chậu hoa Dạ yến thảo đẹp!
Bài viết được Ban Quản Trị Hội Người Yêu Hoa Dạ Yến Thảo - Petunia Lovers Association (PLA) dịch từ trang mytutorlistblogspotcom.
Website: http://hoadayenthao.com

Thứ sáu, ngày 15 tháng sáu năm 2012

Trang trí - làm đẹp ngôi nhà bằng giàn leo

Không cần nhiều diện tích, bạn vẫn có thể đưa thiên nhiên vào nhà bằng các loại dây leo mềm mại. Cây xanh giúp con người giải tỏa căng thẳng và sống gần nhau hơn.
Trong điều kiện nhà phố chật hẹp, khó tìm được diện tích đất đủ rộng dành cho cây cối. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tô điểm, làm mát ngôi nhà bằng giàn dây leo mềm mại, duyên dáng.
Không chiếm nhiều diện tích như các loại cây cảnh khác, dây leo chỉ cần ô đất nhỏ để bám rễ. Thân, cành, lá sẽ bò trên giàn hoặc bám vào tường, ban công.
Khi thiết kế giàn dây leo, bạn có thể chọn nhiều chất liệu như sắt, lưới thép, gỗ... Nếu có điều kiện, nên làm giàn bằng gỗ. Kiểu này vừa chắc chắn, sang trọng vừa gần gũi với thiên nhiên.
 Dây leo dễ sống nhưng bạn cần lưu ý một số kỹ thuật chăm sóc. Nên tưới nước vào sáng sớm và chiều muộn, tránh thời điểm nắng gắt. Lượng nước tưới nhiều hơn bình thường do không gian dành cho rễ cây hấp thụ bị hạn chế. Vào mùa mưa, nên bón phân có nhiều chất đạm để giúp lá phát triển. Mùa khô, bón nhiều phân ka-li rất tốt cho thân và cành. Sau dây là một số loài dây leo thường gặp:
Hoa móng rồng: Thường được cho leo tường, nóc cổng hoặc ban công và cũng có thể làm  giàn. Loại cây hoa leo này không ưa đất sũng nước và cần nhiều ánh sáng. Hoa móng rồng có thể được nhân giống bằng cách lấy hạt của quả chín và đem gieo ngay. 
  Hoa chùm ớt: Loại cây này cho hoa chùm rủ xuống như chùm ớt chín. Nó có thể chịu những địa điểm cớm nắng và ẩm ướt. Hoa chùm ớt đẹp vào đầu xuân và suốt mùa hè, mùa thu. Bạn có thể trồng bằng cách giâm cành. 
Hoa thiên lý: Nở thành chùm vào mùa hè và toả hương thơm dịu nhẹ vào đêm và sáng sớm. Thiên lý cũng là loại cây leo ưa ánh sáng và đất tốt, thường được làm giàn leo trước nhà hay leo trên ban công. Bạn có thể trồng hoa thiên lý bằng cách cắt các đoạn thân to dài 30 - 35cm và đem giâm vào mùa xuân.
 Hoa Kim Ngân: Được trồng để leo giàn hoặc leo ban công. Hoa Kim Ngân mang mùi hương dễ chịu, ưa khô ráo, có thể trồng ở những vị trí cớm nắng. Loại hoa leo này nở đẹp vào mùa hè, có thể nhân giống bằng cách giâm cành vào mùa xuân hoặc mùa thu. 
 Sử quân tử (Hoa giun): Sở dĩ gọi là hoa giun vì quả của nó được dùng làm thuốc trị chứng giun đũa. Cây giun xanh tốt quanh năm, hoa đỏ thẫm và mang mùi hương rất nhẹ nhàng. Loại này không kén đất nhưng ưa ánh sáng và không chịu được úng ngập.
Hoa tigon: Cho hoa quanh năm nhưng rộ nhất vào mùa hè và thu. Tigon cần được leo trên giàn thưa vì thân leo chằng chịt và phát triển rất khoẻ. Nó cũng không kén đất, không cần nhiều nước, thích hợp trồng trên cao như sân thượng để lấy cảnh đẹp và bóng mát. Bạn có thể trồng tigon bằng cách gieo hạt hoặc bứng cây con từ gốc cây mẹ.

Thứ năm, ngày 14 tháng sáu năm 2012

Trồng và chăm sóc cây hoa leo

Với những nơi có diện tích nhỏ như cột cổng hay một khoảng vách, nên trồng các loại cây leo buông rủ mềm mại như vạn liên thanh lá nhỏ, bìm bìm, hoa giun, hoa sao, vảy ốc. Hoa giun, mai hoàng yến, ti gôn, bìm bìm rất phù hợp trang trí vòm cổng.

Muốn chơi cây leo quanh năm, bạn có thể chọn huỳnh anh hoa vàng, mai hoàng yến, bìm bìm, hoa sao hay hoa móng rồng. Tuy nhiên hoa móng rồng không đẹp lắm, thường được trồng để lấy bóng mát.

Chăm sóc hoa leo cũng tùy loại cây mà có cách chăm sóc riêng nhưng nếu muốn cây có nhiều hoa và đẹp thì nên trồng nơi có nhiều nắng, khi hoa nở thì hạn chế bón phân đạm để không cản trở việc ra hoa. Cây hơi cằn thường cho nhiều hoa, màu sắc đậm và đẹp hơn cây được chăm sóc quá mức.
Tránh trồng cây leo ở nơi có quá nhiều cây cũng như những vật có thể chắn sáng. Nên thường xuyên nhặt lá vàng hoặc lá, cành khô để tạo diện tích cho cây leo. Lá vàng, úa cũng gây mất thẩm mỹ cho giàn leo và là nơi vi khuẩn gây bệnh phát triển. Với những cành lá không theo hình dạng hoặc rối thì nên cắt tỉa, để tập trung cho những dây to khỏe có điều kiện phát triển.

Hoa leo thưòng rậm rạp, có thể trồng trước cửa nhà lấy bóng mát, nhưng nếu quá nhiều sẽ tạo cho căn nhà có cảm giác tối, âm u. Theo thuật phong thủy, cây trồng trước nhà là cây phải có hoa, lá tươi tắn không được ủ rũ, lá không có hình kim, cũng không được dày quá (không che phủ, âm u phía trước nhà.) Cây cối tốt nhất là có màu xanh và hoa có màu sặc sỡ. 

Thứ năm, ngày 07 tháng sáu năm 2012

Dây Hoa Tóc Tiên - Hàng rào tươi mát cho ngày hè

Hoa Tóc Tiên có tên khoa học là Ipomoea quamoclit . Hoa này có trên 500 loài , hầu hết đều được gọi là Morning Glory. Hoa Tóc Tiên thường được dùng để làm dây leo quanh hàng rào. Tóc Tiên thuộc loại thân thảo, có cành mỏng, nhẵn mềm xanh. Lá sẻ giống dạng lông vũ.
Hoa Tóc Tiên cực kì dễ trồng , chỉ cần gieo ít hạt vào đất, làm giàn cho cây con leo . Sau 5 đến 10 ngày thì chúng ta đã có một giàn hoa Tóc Tiên cho vườn nhà.

Tóc Tiên dùng để leo cổng chào, hàng rào hoặc cho nó leo trên khung kiểu nghệ thuật bằng các chất liệu sắt, gỗ ..vvv chứ không cho leo giàn vì khi nở hoa, hoa chỉ hướng lên trời không thưởng thức vẻ đẹp của nó được.

Tóc Tiên rất dễ trồng, nhưng phải đảm bảo nhu cầu nước tưới suốt thời kỳ tăng trưởng, nếu để khô 2-3 ngày nó sẽ ra hoa sớm trong khi dây còn ngắn và chưa phủ hết khung sườn. Vì vậy, tưới nước đều mỗi ngày cho tới khi nó phủ hết khung sườn, ta ngừng tưới nước 2-3 ngày là nó sẽ nở hoa một loạt rất đẹp.
Có một mẹo nhỏ là hãy ngâm hạt giống trong nước ấm có pha một chút thuốc kích thích tăng trưởng Atonik cho có màu vàng nâu là được, ngâm trong một giờ rồi đem gieo, khi cây lên được khoảng một mét thì tiến hành bấm đọt để cây đẻ nhiều nhánh mới, thỉnh thoảng phun Atonik cho nó phát triển tốt.
 Tóc Tiên thường bị rệp sáp, rệp vảy và rệp muội phá hoại, các Bác dùng Pegasus, Polytrin, Actara v.v. các loại thuốc này có hiệu quả kéo dài khoảng một tháng và thuốc ít hôi, phun một lần là cả tháng không có con rệp nào, đừng dùng Supracide nó hôi mà hiệu lực chỉ có vài ngày. Tóc tiên có nhược điểm là sau đợt ra hoa thì cây lụi tàn phải trồng lại nhưng vẻ đẹp mà nó mang lại thì cũng không bõ công trồng

Thứ ba, ngày 05 tháng sáu năm 2012

Chăm sóc cây trồng trong nhà

Để cây sống khỏe mạnh, bạn phải có chế độ chăm sóc thường xuyên. Những việc tưởng chừng đơn giản nhất như tưới tắm, lau lá cây không phải ai cũng biết.

Tưới cây
Cây trồng trong nhà có nhiều loại, phải tùy loại mà tưới. Điều quan trọng là phải tưới thường xuyên, không được nhiều quá hay ít quá. Để biết chậu cây có cần tưới hay không, bạn dùng một con dao gõ vào thành chậu. Nếu nghe tiếng đục có nghĩa là chậu không bị khô và như vậy là chưa cần tưới. Nếu nghe tiếng thanh, bạn cần cung cấp nước cho cây.
Tuy nhiên, cũng có những loại cây cần tưới ít nước, vài ngày mới tưới một lần như loại cây bonsai. Nước tưới cây phải phù hợp với nhiệt độ trong nhà, không quá lạnh cũng không quá nóng.
Tắm cho cây
Hàng ngày, cây trồng trong nhà dù đã được tưới nước, song thỉnh thoảng cũng nên tắm cây bằng cách đặt chậu cây vào nước (mực nước lên đến miệng chậu). Chờ đến khi không còn thấy bọt không khí nổi lên thì nhấc chậu ra.
Lau lá cây
Cây trồng trong nhà thường bị vàng lá do trao đổi không khí của lá với bên ngoài không được tốt. Dù tưới cây hàng ngày, thỉnh thoảng bạn phải lấy miếng mút thấm nước lau từng lá cây và xịt nước lên lá cây.
 
Bón phân
 
Cây trồng trong nhà cũng cần bón phân (vài tuần một lần), bón lượng dinh dưỡng vừa phải. Thường bón loại phân chuồng hay bánh dầu, hoặc có thể dùng bã trà, nước vo gạo cũng rất tốt. Để không bị mùi hôi trong nhà, bạn dùng vỏ quýt cho vào dung dịch phân bón, sẽ hết mùi.
Diệt sâu
Cây trồng trong nhà đôi khi có nhiều sâu từ trong đất bò lên. Làm thế nào trừ sâu mà không hại đến cây? Hãy lấy hạt cải (làm mù tạt) nghiền ra ngâm nước rồi tưới vào đất.
Để cây lớn nhanh hơn
Ngoài việc trồng cây và bón phân, bạn có thể dùng vỏ trứng đập nhỏ chôn vào đất trồng cây, cây sẽ lớn nhanh hơn bình thường.
 
Chăm sóc khi vắng nhà
- Có thể đặt một bình thủy tinh lớn đựng đầy nước bên cạnh chậu hoa cảnh, sau đó tìm một miếng vải dài có sức hút nước mạnh, một đầu ngâm vào trong bình nước, một đầu chôn trong đất chậu hoa, như vậy, ít nhất nửa tháng vẫn giữ được độ ẩm cho đất.
- Trước khi đi xa, cắt hết lá vàng, hoa, cành yếu… tập trung các chậu cảnh trên nền nhà có độ nghiêng 20 độ, chú ý môi trường không nên thông gió quá nhiều, chỉ nên cho nó tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Căn cứ vào lượng chậu cây nhiều hay ít, lấy dây kẽm làm một cái khung vừa đủ bao trùm các chậu, sau đó tưới đủ nước cho tất cả chậu, lấy khung chụp lại.

- Lấy một tấm ni lông trong suốt mỏng trùm lên khung kẽm, không trùm phía tiếp xúc mặt đất. Như vậy, tiểu khí hậu luôn ẩm ướt, giảm bốc hơi. Cách này cũng giúp cây phát triển bình thường trong nửa tháng.

Chủ nhật, ngày 03 tháng sáu năm 2012

Trồng và chăm sóc Lan Cẩm Cù

Cây cẩm cù (Hoya carnosa) còn gọi là cây lan sáp, lan cầu lông, lan câu, lan anh đào. Nguyên sản ở nam Trung Quốc, Đông Nam Á v à châu Đại Dương, thuộc cây dây leo, cao 7m. Thân mềm, các đốt có rễ. Lá dày, hình bầu dục, đầu lá nhọn, gân bên không rõ, mọc đối. Hoa mọc nách, rủ, hoa tự hình cầu nên còn gọi là lan cầu.

Hoa màu trắng, nhụy màu đỏ nhạt, có mùi thơm, tràng hoa tựa như hoa anh đào, xếp thành hình tán, nên còn gọi là lan anh đào. Cùng chi còn có nhiều loài như cẩm cù lùn (H. belta) cẩm cù thơm (H. zyi) cẩm cù úc (H. australis), và rất nhiều biến loại như cẩm cù 3 màu, cẩm cù cuốn Cây cẩm cù ưa nhiệt độ cao, ẩm và nửa bóng, chịu rét và chịu hạn cao.

Nhân giống cây cẩm cù bằng cách giâm cành và chiết cây. Chọn cành có 2-3 đốt, hái hết lá trên mắt, phía dưới chỉ cắt 1/2 lá rồi cắm vào cát hoặc đất chậu, sau 20 ngày ra rễ. Sau khi cây sống thì trồng vào chậu. Đất chậu thường dùng là đất lá mục, than bùn và cát thô. Mỗi chậu trồng 3-4 cây. Cây lớn mỗi năm ta thay chậu 1 lần.
Khi nuôi trồng cây cẩm cù ta chú ý điều chỉnh ánh sáng, nên để nơi có bóng râm. Mùa hè nhiệt độ cao cần bảo đảm độ ẩm cao mới sinh trưởng tốt, cần phun nước lên lá. Hai tháng tưới nước phân N 1 lần.

Cần hái ngọn để cho ra nhiều nhánh hái hoa héo để cho ra hoa mới. Hoa cẩm cù có lá và hoa rất đặc thù, màu thanh nhã; gần đây người ta treo trong nhà tạo nên cây cảnh đẹp. Cả cây có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.

Loài Cẩm cù: Hoya carnosa (Asclepias carnosa) đây là loại hoa cảnh nhập nội.
Hầu hết những loài thực vật thuộc giồng Hoya đều thuộc Họ: Thiên lý Asclepiadaceae và Bộ: Long đởm Gentianales. Giống này chúng sống PHỤ SINH, leo, thân cuốn dài, phân nhiều cành nhánh và phủ lông tơ thưa; lá mọc đối , dày, nạc tròn ở gốc, tù hay mũi nhọn ở đỉnh. Cụm hoa hình tán, nhiều hoa dày đặc. Hoa lớn hình gáo, thơm, màu trắng phớt hồng hay tía, cứng có cuống dài. Tràng phụ hình trái xoan hơi lõm ở mặt trên, phồng ở mặt dưới, có mép cuộn xuống và đầu trong dựng thành mũi nhọn dài. Cây thường cho hoa nở rộ vào mùa hè (tháng 5 - 7).

Thứ bảy, ngày 02 tháng sáu năm 2012

Cách trồng Sen đá trong chậu hoa

Sen đá là cây thuộc họ thuốc bỏng, mọng nước, đa dạng và phong phú về màu sắc và kiểu dáng. Sen đá được rất nhiều bạn trẻ ưa chuộng bởi dễ trồng và dễ chăm sóc. Có người còn cho rằng sen đá là biểu trưng cho sự son sắt và vĩnh cữu trong tình yêu cũng như tình bạn. Một vài chậu sen đá trên bậu cửa sổ hay ở ban công, lan can sẽ tô điểm thêm cho ngôi nhà của bạn những màu sắc trẻ trung. Cách trồng sen đá trong chậu hoa cũng không quá khó.
1. Nhiệt độ, ánh sáng

Sen đá là một loại hoa ưa mát. Nhiệt độ tốt nhất để trồng sen đá là từ 15 đến 35 độ. Hầu hết sen đá đều cần ánh sáng để phát triển. Các bạn có thể đặt chậu hoa sen đá ở nơi có ánh sáng trực tiếp. Tốt nhất nên che giàn 30% cho sen đá phát triển tốt.
Nếu bạn đặt chậu sen đá ở văn phòng làm việc hay nơi ít nắng thì cần đem chậu sen đá ra 2 ngày một lần để cây phát triển tốt. Nên quan sát thường xuyên để biết cây có bị thiếu nắng không. Biểu hiện của việc thiếu nắng là lá cây rủ xuống và nhạt màu đi.
2. Tưới nước

Chỉ nên dùng nước máy hoặc nước giếng thông thường để tưới cho sen đá. Tưới nước cho ngấm đủ xuống rễ cây khoảng ¾ chậu hoa, không nên để nước đọng lại trên lá sen nếu các bạn để cây nơi nhiệt độ thấp dễ gây úng lá. Tùy thuộc vào thời tiết có thể tưới 2-4 lần\ngày nếu thời tiết khô. Những ngày mưa hoặc thời tiết mát mẻ chỉ cần tưới 1-2 lần /tuần. Lượng nước tưới nhiều hay ít cũng tùy thuộc vào loại đất trồng. Đất thịt như đất phù sa, đất mùn thì khả năng giữ nước tốt, thoát nước kém nên chỉ cần tưới nước 3-4 ngày một lần.
3.Đất trồng
Sen đá chủ yếu cần loại đất có khả năng thoát nước tốt. Các bạn có thể dùng hỗn hợp tro trấu trộn với phân bò với tỉ lệ 1:1. Cũng có thể dùng hỗn hợp các thành phần: tro, đất pha cát, phân bò. Hoặc đơn giản hơn các bạn có thể trộn cát, sỏi, đất pha cát và phân. Điều quan trọng là hỗn hợp đất này cần thoát nước tốt để không gây ngập úng cây.
4. Dinh dưỡng

Sen đá cũng như xương rồng không cần quá nhiều chất dinh dưỡng. Các bạn có thể bổ sung thêm cho chậu hoa sen đá phân bò, phân dê hoặc các loại phân tan chậm, phân bón qua lá hàng tháng. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, mỗi năm nên thay đất cho cây 1-2 lần.
Sen đá có nhiều loại và khá đa dạng về màu sắc để bạn lựa chọn. Sen đá là cây lâu năm, khoảng trên 5 năm thì sẽ ra hoa. Cách trồng sen đá trong chậu hoa cũng khá đơn giản chỉ cần chú ý đến việc tưới nước. Chúc các bạn sẽ có được chậu sen đá như ý muốn

Thứ sáu, ngày 01 tháng sáu năm 2012

Hoa Hướng Dương - Gửi tặng anh

Dưới ánh nắng ấm áp của mặt trời, muôn loài hoa nở rộ khoe sắc thắm, ong bướm bay lượn rập rờn hòa trong bản giao hưởng của trăm tiếng chim ca. Tất cả đều dành cho mặt trời tình cảm yêu thương nhất. Những bông hoa đều khoác lên mình màu sắc tươi đẹp, hương thơm quyến rũ để mong có được tình yêu của mặt trời...

Trong muôn nghìn bông hoa rực rỡ ấy có một bông hoa tên là Hướng Dương.



Hoa Hướng Dương nổi bật với vẻ đẹp rực rỡ, kiêu sa, luôn vươn mình về phía mặt trời.
Hoa đài các qui triều bao ánh sáng
Như trái tim thương nhớ hướng về anh
Hoa vẫn thế kiêu kỳ không thay đổi
Vẫn ngàn năm soi bóng ánh mặt trời


Hoa Hướng Dương mang theo mình ý nghĩa về niềm tin, hy vọng, luôn hướng về những điều tươi sáng nhất. Những ai yêu hoa hướng dương chắc hẳn là một người đầy tự tin, cá tính, mạnh mẽ, thông minh, kiêu sa và là người có lý tưởng sống.


Hoa hướng dương được sử dụng để làm xà phòng và mỹ phẩm. Dầu tinh chế từ hoa hướng dương rất giàu vitamin A, D, E, C.



Hoa còn là nguồn nhiên liệu chế biến thực phẩm và các loại dược liệu chữa được nhiều bệnh, như viêm xoang, viêm mũi.

Mùa hoa dài, có thể ra hoa mùa hè, tháng 10 đến tháng 4-5 năm sau cũng có thể ra hoa. Dường như hoa nở quanh năm. Hay gặp nhiều vào mùa Thu.







Đẹp quá !!!




Đóa hoa to lớn có những cánh vàng bao quanh một dĩa tròn màu vàng sẫm, nâu hay tím


Hướng dương hẳn luôn cảm thấy có quyền kiêu căng. vì lẽ nó là loại hoa cao lớn trồng trong vườn.


Hoa hướng dương luôn hướng về mặt trời và đón nhận những tia nắng ấm áp của mặt trời. Hoa hướng dương biểu tượng cho sự tự tin và thông minh, tượng trưng cho người có lý tưởng sống.




 
CHĂM SÓC VÀ TRỒNG HOA HƯỚNG DƯƠNG
Hướng dương ưa ấm, đất tơi xốp sợ ngập úng, nhiệt độ cao cây mọc kém, cây ngủ nghỉ. Cây hướng dương có thể trồng chậu, đất chậu thường dùng là đất lá rụng trộn với đất cát, thêm một ít bột xương. Mỗi năm thay chậu 1 lần vào tháng 8-9. Trước lúc thay chậu cần tỉa thưa, chỉnh hình, cắt bớt rễ. Hàng năm vào tháng 4 đem cây ra ngoài nơi thoáng gió. Để cho cây không ngừng ra hoa tăng cường tưới phân loãng, 10 ngày tưới 1 lần. Tưới nước bình thường không nên tưới nhiều nước. Đến mùa hè nóng cây bước vào ngủ nghỉ, nên đưa cây vào nhà bệ cây. Mùa thu là mùa ra hoa cần kết hợp tưới nước bón ít phân loãng. 

Thứ bảy, ngày 19 tháng năm năm 2012

Văn phòng xanh cho cuộc sống tươi đẹp hơn


Văn phòng xanh đang trở thành một khái niệm ngày càng phổ biến nhằm nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống của con người. Và bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra một văn phòng xanh cho mình với các loại cây xanh văn phòng xinh xắn, đa dạng.
Ngày nay, phần lớn thời gian của chúng ta là ở trong văn phòng và thường xuyên tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm từ máy photocopy, máy in, thiết bị điều hòa không khí… Điều này không chỉ ảnh hưởng đến làn da, sức khỏe của người phụ nữ mà quan trọng hơn, còn chi phối cảm nhận của họ về cuộc sống. 

Một nghiên cứu của Đại học bang Texas (Mỹ) khi khảo sát 450 nhân viên văn phòng ở Texas và Midwest đã cho thấy: tất cả những người làm việc trong văn phòng có cây xanh và cửa sổ đều cảm thấy hài lòng với chất lượng cuộc sống nói chung, trong khi có đến 58% những người làm việc trong văn phòng không có cây xanh và cửa sổ trả lời rằng họ cảm thấy khổ sở và bất mãn. 
Vậy bạn còn chần chừ điều gì mà không tạo ngay một không gian xanh bên bàn làm việc, vừa để tận hưởng cảm giác thư thái do thiên nhiên mang lại sau những giờ phút căng thăng, nạp thêm năng lượng cho thử thách mới, vừa tác động tốt lên sức khỏe, cho bạn cuộc sống tươi đẹp hơn.
Lựa chọn cây xanh trong văn phòng

Tùy khả năng thanh lọc không khí của từng loại cây và cách bố trí mà bạn chọn đưa cây xanh nào vào văn phòng. Nếu muốn đặt cây trong không gian rộng thì những cây cao trên 1m sẽ khá lý tưởng, nhưng nếu không có điều kiện để làm như vậy thì bạn vẫn hoàn toàn có thể tạo không gian xanh ngay góc làm việc của mình bằng những loại cây nhỏ để bàn.

Chọn cây xanh cho không gian rộng

Cây Huệ Hòa Bình rất được ưa chuộng vì chúng có hình dáng đẹp, lá xanh mướt, hoa trắng, mang lại cảm giác thư giãn trong văn phòng. Bạn không cần phải mất quá nhiều thời gian để chăm sóc, lại có tác dụng loại bỏ loại bỏ được cồn, acetone, trichloroethylene, benzene và formaldehyde, là những khí mang nguy cơ gây ung thư, có nhiều trong các máy móc in ấn, khói thuốc lá, vật liệu xây dựng (gỗ ép, sơn và dầu bóng, keo…).
Loại cây treo mềm mại thì có cây dây nhện với những chuỗi dây dài, cuối thân dây điểm hoa trắng nhỏ hình ngôi sao. Có giống lá xanh tuyền hoặc là xanh sọc trắng. Chỉ cần tưới nước khi nào đất gần khô. Năm 1984, Cơ quan Không gian Hoa Kỳ NASA đã khẳng định khả năng hút độc tố trong không khí của loại cây này và khiến nó trở nên nổi tiếng.
Trong trường hợp văn phòng của bạn có không khí hơi khô thì cây trầu bà tay Phật sẽ giúp cân bằng độ ẩm cần thiết. Ngoài khả năng hút formaldéhyde , cây này còn “thở” ra nhiều hơi nước. Cây này có đặc điểm là ưa nước và không cần nhiều ánh sáng.


(Cây Trầu bà tay Phật)
Chọn cây xanh cho góc làm việc

Lý tưởng nhất cho bàn làm việc là cây hoàng tâm diệp (cây tim vàng), có khả năng hút các chất phát xạ từ máy móc, dễ trồng, sống trong môi trường đất hoặc môi trường nước đều được.
Ít mất công chăm sóc hơn nữa là cây hoa đá, là loại cây sa mạc nên bạn chỉ cần tưới nước 2 lần/ tuần, tưới vừa thấm đất là được. Hoa đá có khả năng làm giảm các sóng điện từ có hại cho sức khỏe, đồng thời hút ammoniac nên cũng có thể đặt trong nhà vệ sinh.


(Cây hoa đá)

Cây xương rồng thì đã quá phổ biến rồi, nhưng ít ai biết rõ công dụng đặc biệt của nó. Xương rồng làm giảm tác hại của các phát xạ từ máy tính, hạn chế những cơn nhức đầu và căng thẳng do làm việc quá lâu với máy tính, giúp bạn lấy lại trạng thái cân bằng.


(Cây xương rồng)

Ngoài công dụng làm đẹp, cây lô hội (nha đam), loại lô hội nhỏ, trồng để bàn được, còn có công dụng loại bỏ phần lớn formaldehyde, benzene, toluene, và một số chất gây dị ứng khác trong không khí. Cách chăm sóc tương tự như cây hoa đá.

Cách chăm sóc cây xanh trong văn phòng

Cây xanh, dù có khả năng thanh lọc không khí và thích nghi tốt với không gian kín đến mức nào đi nữa thì vẫn cần có ánh sáng để tích hợp đủ dưỡng chất cho cây. Vì thế, ngoài việc tưới nước, bạn cũng cần phải chú ý đến điều kiện ánh sáng.
Với loại cây to đặt ở không gian rộng, tốt nhất là hãy đặt gần cửa sổ hoặc nơi nào có ánh sáng chiếu vào, giúp cây phát triển mạnh và lọc không khí tích cực hơn.
Với loại cây nhỏ để bàn, mỗi cuối tuần, trước khi ra về, bạn hãy mang cây đặt gần cửa sổ, hoặc ban công bên ngoài phòng làm việc, nơi có nhiều ánh sáng giúp cây quang hợp đủ chất dinh dưỡng để cung cấp cho bộ máy thanh lọc không khí hoạt động hiệu quả hơn trong tuần làm việc kế tiếp.

Cây xanh mang lại bầu không khí trong lành, hấp thụ hầu hết các chất thải có nguy cơ tổn hại đến sức khỏe con người. Màu xanh dịu mát của cây còn giúp tâm trạng trở nên thư thái, giải tỏa những căng thẳng công việc. Vì thế, khi làm việc trong một văn phòng xanh gần gũi với thiên nhiên, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống cũng “xanh” hơn, tươi đẹp hơn.

Bí quyết trồng cây trong nhà

Nếu yêu thích vẻ đẹp xanh tốt và tươi tắn của cây cối, dù nhà chật hay rộng thì bạn vẫn có bí quyết mang đến những góc nhỏ đáng yêu cho ngôi nhà bằng cách trồng cây xanh.
Khi trồng cây trong nhà, bạn nên lựa chọn những chiếc chậu vừa phải và phù hợp với phong cách thiết kế của ngôi nhà. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn những loại cây mà mình yêu thích, có kiểu dáng vừa phải, thích hợp với bất cứ góc nhỏ nào trong tổ ấm của bạn. Đôi khi, ngồi ngắm nhìn những khóm cây trong chậu luôn xanh tốt cũng sẽ tạo cảm giác thoải mái và tươi mát khi sống trong phòng.

Để trang trí trong nhà thật tự nhiên và bắt mắt, bạn có thể tham khảo thêm những loại cây thường trồng và dễ chăm sóc như sau:

Cây phát lộc
trong-cay-trong-nha.jpg

Ưu điểm lớn của cây phát lộc là chăm sóc rất dễ dàng, không cầu kỳ và tốn nhiều thời gian. Với những cây uốn nghệ thuật, bạn cũng nên chăm chút cẩn thận giúp cây được tốt tươi hơn. Bạn nên chú ý tưới cây đều đặn và không nên đặt cây dưới ánh nắng trực tiếp.

trong-cay-trong-nha.jpg

Loại cây xanh có nhiều đốt này thường được đặt trong phòng khách hoặc cửa sổ của các phòng. Những chậu cây phá lộc có thể đặt trên bàn làm việc, bàn trà phòng khách hay tiền sảnh, cửa ra vào vừa tạo không gian xanh trong nhà vừa có ý nghĩa mang tài lộc, may mắn vào nhà.

Trồng xương rồng

trong-cay-trong-nha.jpg

Xương rồng là loại cây dễ sống, luôn tốt tươi mà không cần chăm sóc thường xuyên. Với bất kỳ loại xương rồng nào, bạn đều có thể chọn một chiếc bát trồng với những gam màu sắc trẻ trung để không gian trong nhà thêm ấn tượng hơn. Hãy giúp từng góc nhỏ như bàn làm việc, tủ, kệ phòng ngủ thêm sức sống với chậu xương rồng sinh động...

trong-cay-trong-nha.jpg

Xương rồng ưa ánh sáng và cần sự thông thoáng nên rất thích hợp đặt ở cửa sổ, ban công, giá sách gần cửa sổ...
trong-cay-trong-nha.jpg

Để đảm bảo xương rồng phát triển tốt nhất, bạn nên chú ý khi đất trong chậu cây có dấu hiệu khô thì bạn nên tưới một lượng nước nhỏ. Thông thường, mùa đông nên tưới 1 lần/1 tuần, mùa hè cây hút nước nhanh hơn thì nên tưới 2 lần/1 tuần.

Chăm sóc cây quýt cảnh
trong-cay-trong-nha.jpg

Cây quýt cảnh có thể trồng trong chậu hoặc giỏ treo. Nếu bạn thích có 1 vài cây quýt trong nhà, bạn hãy mua đất hoặc lấy đất trong vườn để trồng cây. Quýt là loại cây ưa sáng, chịu ẩm ướt. Bạn nên tưới nước đều đặn, nhất là vào mùa khô để đảm bảo cây phát triển xanh tốt, không bị úa vàng.
trong-cay-trong-nha.jpg

Bên cạnh đó, nếu bạn muốn cây ra hoa kết trái, bạn nên chú ý đến việc bón phân và phòng trừ sâu bệnh định kỳ cho cây. Hiên nhà hoặc góc nhỏ trong phòng của bạn sẽ thêm tươi tắn và ấm áp với cây quýt sai quả.
Theo Archi
http://noithatnhavuon.blogspot.com/search/label/Tr%C3%B4%CC%80ng%20va%CC%80%20ch%C4%83m%20so%CC%81c%20c%C3%A2y%20trong%20v%C6%B0%C6%A1%CC%80n%20nha%CC%80