Bắc Bán Cầu đã bước vào mùa thu hoạch hàng năm với những sản phẩm như lúa, ngô, rau quả, trái cây và nhiều loại nông sản khác. Với những người nông dân thì mùa thu hoạch là thời điểm để đền đáp lại bao công sức mà họ đã bỏ ra trong cả một mùa vụ. Nhìn thành quả mà mình đã tạo ra được, chắc chắn là một niềm hạnh phúc lớn lao. Sau đây là những hình ảnh về mùa thu hoạch năm nay tại một số quốc gia trên thế giới kể từ giữa mùa Hè.
Ông Gordon Kenison cầm một trái bắp trên tay trong một ngày thu hoạch tại nông trại Kenison, ở Levan, Utah, 05/10/2013.
Thanh niên Nhật Bản gặt lúa trên một cánh đồng tại một nông trại ở thành phố Isumi cách thủ đô Tokyo chừng 80km về phía Đông, thuộc quận Chiba, 08/09/2013. Trong khi hơn 4,63 triệu ha ruộng lúa ở Nhật Bản hầu hết là do những nông dân trên 65 tuổi canh tác, thì hiện có một số thanh niên trẻ và các gia đình ở thành thị đang tham gia vào việc trồng lúa và thu hoạch, như là một phần trong nỗ lực tìm lại cảm giác của cuộc sống nông thôn, theo báo chí Nhật Bản cho biết.
Sinh viên thu hoạch củ cải đường trên cánh đồng của nông dân Igor Pakush gần làng Putniki, cách thủ đô Minsk của Belarus chừng 40km về phía Tây Bắc, 02/10/2013. Sinh viên thường giúp thu hoạch mùa màng tại các nông trại tư nhân để kiếm tiền trang trải cho việc học.
Công nhân nhập cư từ Mexico và Nicaragua thu hoạch thuốc lá Burley trồng bởi nông trại Tucker trước khi treo lá thuốc lên các nhà kho để bắt đầu 6 tuần sơ chế ở Pleasureville, Kentucky, 09/09/2013.
Anh Lloyd Giles leo lên chiếc máy liên hợp để thay thế cho cô vợ Tara, người đã lái máy trong suốt buổi chiều vào mùa gặt hàng năm, trêm một cánh đồng rộng 160 mẫu Anh (64,7 ha) nằm ở phía Nam sông High, Alberta, 28/09/2013.
Robert Stanford, 16 tuổi, chuyền một quả bí ngô ra phía sau khi cậu giúp đỡ bốc dỡ hàng ngàn quả bí ngô từ một xe moóc ở nhà thờ Asbury United Methodist ở Corpus Christi, Texas.
Anh Basheer Habaybeh người Palestine giần hạt vừng mới thu hoạch trên cánh đồng của anh ở làng Sanour, thuộc Bờ Tây, gần Jenin, 07/09/2013.
Một chiếc máy liên hợp thu hoạch lúa mạch trên cánh đồng gần thị trấn Benesov, cách thủ đô Prague của CH Séc chừng 50km về phía Nam. Mùa thu hoạch ở CH Séc bị chậm khoảng 14 ngày do điều kiện thời tiết xấu, nhưng những người nông dân hy vọng là sẽ được mùa hơn so với một năm về trước.
Herve Zarka, một diêm dân, đi thu hoạch muối ở L’Epine, trên đảo Noirmoutier, miền Tây nước Pháp, 18/07/2013. Khoảng 100 diêm dân làm được chừng 2.500 tấn muối mỗi năm ở đảo Noirmoutier.
Một nông dân người Palestine leo lên cây để hái trái chà là một nông trại ở Deir El Balah, phía Nam Dải Gaza, 07/10/2013. Mùa thu hoạch cọ thường bắt đầu vào đầu tháng Mười, sau trận mưa đầu tiên.
Don Merry, một người nuôi hến, đổ hến lên boong thuyền của anh trên Vịnh Duxbury, ở Duxbury, Massachussetts, 12/09/2013.
Một nhóm người tham gia thu hoạch nho cho xưởng sản xuất rượu Champagne Koza-Janot, ở Buxeuil, Pháp, 24/09/2013.
Những quả táo mới thu hoạch ở nông trại Turkey Knob chờ để đưa đến nhà máy xử lý nơi chúng sẽ được làm sạch, phân loại, bọc lại và mang ra chợ, 24/09/2013, gần Timberville, Virginia.
Layren McDaniel, 11 tuổi, nhảy trên những bó cỏ khô lớn trong ngôi làng trẻ thơ ở lễ hội Ngày mùa (Harvest Festival) tại làng Shaker thuộc Pleasant Hill, gần Harrodsburg, Kentucky, 28/09/2013.
Đàn ông địa phương thu hoạch nho ở gần làng Kachreti, cách thủ đô Tbilisi của Georgia chừng 80km về phía Đông, 22/09/2013. Rượu là một trong những sản phẩm xuất khẩu hàng đầu của Georgia.
Quả bí khổng lồ được đặt trên một kệ gỗ tại sự kiện Royal Horticultural Society (RHS) Harvest Festiva, diễn ra ở London, Anh, 09/10/2013. Những người nông dân Anh đã mang tới những sản phẩm rau củ quả tốt nhất mà họ trồng được để tới trình diễn ở RHS Horticultural Hall.
Những chiếc đĩa đựng những quả táo giành chiến thắng được trưng bày tại sự kiện Royal Horticultural Society (RHS) Harvest Festival, ở London, 09/10/2013.
Sajed Mohammed, anh nông dân người Afghanistan đứng trên cánh đồng bông vào mùa thu hoạch, ở gần Kunduz, 05/10/2013.
Phụ nữ Palestine lựa trái chà là tại một nông trại ở Deil El Balah, phía Nam Dải Gaza, 07/10/2013.
Một nữ công nhân mang những nhánh chuối mới rửa sạch tại đồn điền chuối Santa Cruz, ở Ciudad Hidalgo, Chiapas, Mexico, 02/08/2013. Trái cây từ những đồi điền ở bang Chiapas, Mexico được thu hoạch hàng năm và chuyển cho các khách hàng ở trong nước, hoặc xuất sang Mỹ, trong đó có Chiquita, nhà phân phối chuối lớn ở Mỹ.
Công nhân Kosovo thu hoạch khoai tây trên một cánh đồng ở làng Pestova, Tây Nam Prishtina, 23/09/2013. Ngôi làng này đã tổ chừng Ngày khoai tây vào ngày 01/10 bằng cách thu hoạch khoai và bán chúng cho một xưởng sản xuất khoai tây chiên địa phương để hỗ trợ một nền kinh tế vẫn còn rất mong manh.
Một nông dân thuộc bộ lạc Khasi thu hoạch bắp cải trên một cánh đồng ở làng Smith, ngoại ô thành phố Shilong, thủ phủ bang Meghalaya, Ấn Độ, 30/09/2013. Nông nghiệp là nghề chính của người Khasi, phần lớn sống ở bang Meghalaya.
Một nông dân giám sát việc chuyển hoa màu lên trên chiếc xe tải dưới trời mưa tại hội chợ nông nghiệp hàng năm Husker Harvest Days, ở Grand Islanad, Nebraska, 11/09/2013.
Những người thất nghiệp thu hoạch cà rốt tại một cánh đồng của nông dân Igor Pakush gần làng Malashki, cách thủ đô Minsk chừng 40km Tây Bắc, 02/10/2013.
Ngư dân Ba Lan kéo lưới trên hồ Milickie vào mùa kéo cá chép truyền thống ở làng Grabownica, Tây Nam Ba Lan, 08/10/2013. Theo truyền thống thì mùa thu hoạch cá chép bắt đầu vào tháng 10.
Một công nhân làm việc ban đêm đi hát nho lúc bình minh vào ngày đầu tiên của mùa thu hoạch ở vùng Beaujolais, 24/09/2013, trên cánh đồng nho “Moulin a Vent”, gần Chenas, Beaujolais, miền Đông nước Pháp. Mùa thu hoạch nho ở vùng Beaujolais kéo dài tới 20/10.
Một chiếc máy liên hợp đang thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở gần làng Divnoye, cách Stavropol chừng 190km về phía Đông Bắc, ở miền Nam nước Nga, 04/07/2013.
Những tình nguyện viên theo Đạo Cơ đốc tham giam một buổi thu hoạch nho tại khu người Do Thái ở Bờ Tây, thuộc Har Bracha, gần Nablus, 03/09/2013. Các tình nguyện viên này thuộc những tổ chức Cơ đốc giáo và đến từ nhiều nước khác nhau, họ đến để hỗ trợ những nông dân ở khu người Do Thái ở Bờ Tây, tham gia vào mùa thu hoạch hàng năm.
Người dân Kashmiri đập lúa sau khi thu hoạch xong ở làng Boras, cách Srinagar chừng 40km về phía Đông Bắc, Ấn Độ, 02/10/2013.
Một công nhân làm việc trên cánh đồng nho Riesling ở gần Johannisberg, miền Trung nước Đức, 26/08/2013.
Một phụ nữ H’mông thu hoạch lúc trên ruộng bậc thang ở Mù Căng Chải, Yên Bái, Tây Bắc Việt Nam.
Một nông dân Palestine thu hoạch trái chà là ở Khan Yunis, phía Nam Dải Gaza, 03/10/2013.
Brett Keninson, 7 tuổi, xem thu hoạch hoa màu trên cánh đồng nhà Keninson, ở Levan, Utah, 05/10/2013.
Trẻ em nằm ngủ trên những trái bắp đang được phơi khô ở thành phố Jiaozhou, tỉnh Shandong, Trung Quốc, 04/10/2013.
Máy liên hợp thu hoạch lúa mì trên một cánh đồng ở nông trại tư nhân Yubileiny, gần làng Lakino, cách thành phố Krasnoyarsk chừng 95km về phía Bắc, thuộc vùng Siberia, nước Nga, 24/09/2013.
Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013
Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013
MỘT BÀI VIẾT VỀ ỐNG KÍNH CANON
Một bài viết về ống kính Canon
- Có rất ít bài dịch trên 4r này, em thử một lần xem sao (chỉ là lược dịch thui), pots luôn ở đây vì bài viết này không có hình vẽ, đây là bài viết của tác giả NK Guy, Version 0.9.6. 6 January, 2007, địa chỉ http://photonotes.org/articles/beginner-faq/
- Bài viết này chỉ thích hợp cho các bác beginner đang phân vân giữa rừng ống kính.
- Chủ yếu nói về ống kính của Canon.
- Các bậc tiền bối, các lão làng, các bác hải ngoại (tiếng Anh nhanh như tiếng Việt)...thì không cần mất thì giờ ghé đây làm gì.
- Khó khăn nhất khi dịch sang tiếng Việt là chọn thuật ngữ nhiếp ảnh thuần Việt, bác nào có kinh nghiệm xin hạ cố chỉ giáo.
- Người dịch không có nhiều ống kính, các ống kính nói trong bài viết phần lớn chưa từng được nghía, nếu có gì sai sót, các bác cứ tự nhiên biên tập lại.
- Bài viết gồm các phần (người dịch tự chia phần):
I. Những khái niệm cơ bản
II. Các loại ống kính
III. Lựa chọn ống kính
IV. Các đặc tính của ống kính
V. Các câu hỏi thường gặp về ống kính
- Các tiêu đề đôi khi được biên tập lại, vì dịch đến đâu pots đến đấy, nên hôm nay tạm phần đầu tiên.
THẾ GIỚI CỦA ỐNG KÍNH
I. Những khái niệm cơ bản
I.1. Tại sao máy ảnh của tôi lại không kèm theo một ống kính? Nó chẳng rẻ hơn sao?
Không, đây thực sự là một điểm lợi. Thứ nhất, các máy ảnh thay thế được ống kính cho phép bạn gắn bất kỳ ống kính nào bạn cần. Không như các máy du lịch đơn giản với ống kính không thể tháo rời bạn không bị hạn chế bởi nhà sản xuất thân máy. Thứ hai, mỗi người đều có nhu cầu và ngân sách khác nhau bởi vậy thông thường mong muốn không dừng lại ở một ống kính, bạn có thể chọn các ống kính phù hợp với mình. Thứ ba, điều gì xảy ra khi bạn mua một máy ảnh khác? Bạn sẽ có hai ống kính giống hệt nhau.
Canon bán nhiều máy ảnh EOS kèm theo ống kính. Những ống kính này gọi là ống kính bộ, nhưng thẳng thắn mà nói không phải tất cả chúng đều là các ống kính chất lượng cao. Thường thường, bạn thích mua thân máy phù hợp với mình và tìm những ống kính tốt gắn lên nó.
I.2. Thế nào là ống kính góc rộng (wide), ống kính tiêu chuẩn (normal) và ống kính tiêu cự dài (tele)?
Bạn đang cố chụp một số người bạn nhưng bạn không thể đưa tất cả mọi người vào trong ảnh. Bạn bước lùi lại phía sau nhưng có một bức tường, một vách đá hoặc cái gì đó khiến bạn không thể làm được điều này, vì vậy bạn phải bảo mọi người xích lại gần nhau hơn. Hoặc bạn nhìn thấy một con chim ở phía xa, bạn vồ lấy máy ảnh và bạn sẽ có một bức ảnh bầu trời với một đốm tí xíu vô vọng ở giữa khung ảnh.
Trong mỗi trường hợp trên, trường nhìn tạo ra bởi ống kính không phù hợp với chủ đề của bạn. Trường hợp thứ nhất, ống kính của bạn không đủ “rộng” để lấy toàn cảnh và trong trường hợp thứ hai ống kính của bạn không đủ “dài”. Có ba loại ống kính chính được phân chia theo “lượng cảnh vật” mà chúng thu được, và trường nhìn của mỗi loại được xác định bởi một đặc tính quang học gọi là chiều dài tiêu cự của ống kính.
Một ống kính được gọi là normal nếu trường nhìn tương tự như trường nhìn của mắt người. Thông thường, một ống kính normal trên máy phim 35 mm có chiều dài tiêu cự là 50 mm hoặc tương đương. Ống kính normal phù hợp để chụp gần nhưng không tiến được quá gần vào đối tượng, như khi chụp một ảnh bán thân trong một căn phòng bình thường.
Một ống kính góc rộng có thể tạo được một vùng cảnh vật lớn hơn. Điều này có hai điểm lợi- thứ nhất bạn có thể có một vùng phong cảnh rộng lớn và thứ hai là bạn chụp được một khu vực rộng hơn trong một căn phòng bình thường. Nếu bạn chụp một nhóm bạn bè trong một bữa tiệc tối bạn sẽ cần một ống kính góc rộng trừ khi bạn có thể lùi ra xa để chụp được tất cả mọi người. Trên máy ảnh 35 mm, ống kính góc rộng có chiều dài tiêu cự là 35 mm hoặc nhỏ hơn.
Nhìn qua một ống kính tiêu cự dài (tele) tựa như nhìn qua một kính viễn vọng vậy, nó làm hẹp góc nhìn và làm đối tượng có cảm tưởng gần lại hơn trong thực tế. Một ống kính tiêu cự dài có chiều dài tiêu cự khoảng 70 mm trên máy ảnh phim 35 mm.
Đây chỉ là sự phân loại chung chung, tất nhiên có rất nhiều chủng loại ống kính trong mỗi nhóm trên. Chẳng hạn, bạn có thể có một ống kính 28mm, là ống góc rộng vừa phải không đắt tiền, hoặc bạn có thể có ống kính 14 mm rất đắt có thể chụp cả một vùng cảnh lớn, rất tốt khi mô tả bầu trời rộng lớn. Tương tự bạn có thể gắn ống kính 85 mm lên máy ảnh để chụp chân dung, hoặc bạn có thể bán ôtô của mình đi để tậu một ống kính 600 mm mà muốn mang đi đâu bạn phải có cả một va li to đùng nhưng cho phép bạn chụp khuôn mặt của một chú chim từ khoảng cách xa lắc.
I.3. Sự khác biệt giữa ống kính đa tiêu cự (zoom) và ống kính một tiêu cự (prime).
Ống kính một tiêu cự là ống kính mà trường nhìn (và chiều dài tiêu cự) không thể điều chỉnh được, chỉ có một cách để chụp được nhiều hay ít đối tượng là bạn phải tiến lại gần hay lùi xa khỏi vật chụp (đôi khi gọi là zoom bằng chân, dù kỹ thuật này không tạo ra hiệu quả giống hệt như khi thay đổi chiều dài tiêu cự) hoặc phải mang theo rất nhiều ống kính với các chiều dài tiêu cự khác nhau để thay thế chúng tuỳ tình huống chụp.
Một ống kính đa tiêu cự là ống kính mà trường nhìn có thể thay đổi. Chẳng hạn nếu bạn không thể chụp hết nhóm bạn của mình, bạn chỉ cần xoay vòng zoom trên ống kính cho đến khi đạt được yêu cầu, hoặc khi con chim ở quá xa bạn có thể quay ngược lại để kéo nó lại gần hơn.
Cho đến cuối những năm 1980, ống kính một tiêu cự vẫn là loại được bán chủ yếu bởi vì từ khía cạnh quang học việc chế tạo ống kính một tiêu cự chất lượng cao chụp được những bức ảnh sắc nét vẫn rẻ hơn nhiều so với chế tạo một ống kính đa tiêu cự loại thường thường. Nhưng ống kính một tiêu cự rõ ràng là bất tiện vì bạn sẽ phải đi tới đi lui khi chụp hình. Cuối những năm 80, ống kính đa tiêu cự càng ngày càng thông dụng hơn. Giờ đây rất khó tìm các ống kính một tiêu cự giá thấp vì mọi người đều thích ống kính đa tiêu cự hơn.
Vậy tại sao bạn vẫn muốn ống kính một tiêu cự ? Do ống kính một tiêu cự dễ sản xuất hơn và có ít nhóm thấu kính hơn nên ống kính một tiêu cự thường cho một bức ảnh sắc nét hơn phần lớn các ống kính đa tiêu cự. Hoặc nếu bạn muốn có nhiều ánh sáng hơn qua ống kính để có thể chụp ngay tại các vị trí thiếu sáng thì ống kính một tiêu cự sẽ phù hợp hơn vì rất khó sản xuất ống kính đa tiêu cự thoả mãn yêu cầu này. Một số nhiếp ảnh gia nhiều tuổi, khó tính cho rằng sử dụng ống kính một tiêu cự rất quan trọng đối với các nhiếp ảnh gia trẻ tuổi vì buộc họ phải học về chiều dài tiêu cự và luật phối cảnh.
Bạn luôn muốn có một ống kính nhỏ, nhẹ, đa tiêu cự, thu nhận được nhiều ánh sáng, tạo ra một bức ảnh tương phản tốt, không bị biến dạng và phải rẻ, nhưng đáng buồn là trong thực tế không thể có một ống kính như vậy.
Phần lớn dân nghiệp dư chọn sự linh hoạt của các ống kính đa tiêu cự giá vừa phải chấp nhận chất lượng ảnh trung bình, nhiều người chơi ảnh nghiệp dư khó tính hơn chọn chất lượng ảnh cao hơn và chấp nhận các bất tiện của ống kính một tiêu cự, dân chuyên nghiệp thường tậu các ống kính đa tiêu cự chất lượng cao nặng hàng tấn và trị giá cả một gia tài.
I.4. Vậy ống kính nào nên mua cho chiếc máy ảnh của mình?
Khi chúng ta mua một cái máy ảnh có rất nhiều thứ cần phải cân nhắc đến, bởi vậy câu hỏi này không thể có câu trả lời nếu bạn không giải quyết được các vấn đề sau:
- Chính xác thì bạn muốn chụp ảnh gì?
Mục đích chụp ảnh của bạn sẽ ảnh hưởng đến mọi quyết định khác. Bạn sẽ chụp phong cảnh? Chân dung? Con cái bạn hay các vật nuôi? Hoa? Chim chóc hoang dã? Thể thao? Kiến trúc? Giao thông?...
- Bạn có thể chi bao nhiêu tiền?
Bạn có thể chi cả đống tiền cho ống kính, bởi vậy quyết định ngân sách của bạn là điều rất quan trọng.
- Bạn muốn mua các ống kính mới hay đã sử dụng?
Câu hỏi này cũng đặt ra khi bạn mua một máy ảnh mới.
- Bạn muốn ống kính đa tiêu cự hay một tiêu cự?
Ống kính một tiêu cự nói chung có chất lượng quang học cao hơn ống kính đa tiêu cự trừ những ống kính đa tiêu cự chuyên nghiệp và rất đắt tiền, tuy nhiên các ống kính một tiêu cự thường khiến bạn phải đi vòng vòng để đóng khung đối tượng chụp.
- Bạn muốn có một ống kính nhanh không?
Liệu bạn có muốn chụp trong những hoàn cảnh thiếu sáng mà không cần chân máy hay flash? hay chụp chân dung với hiệu ứng làm mờ nền? những yêu cầu này cần một ống kính nhanh cho phép nhiều ánh sáng hơn đi qua.
- Bạn muốn mua một ống kính của Canon hay của hãng khác?
Các nhà sản xuất ống kính độc lập cho ra rất nhiều ống kính chất lượng nhưng cũng có nhiều ống không được như vậy, bạn sẽ phải cân nhắc và nghiên cứu. Những ống kính này có vấn đề về sự tương thích với máy ảnh của bạn cả hiện tại và trong tương lai.
- Bạn quan tâm đến tính tiện lợi hay chất lượng sản xuất?
Một ống kính lấy nét chậm hoặc bất tiện khi sử dụng thường có chất lượng quang học hơn các ống kính khác trang bị động cơ nhanh. Các động cơ USM dạng vòng tốc độ nhanh, êm và có thể thay thế hoàn toàn lấy nét tay nhưng các ống kính có động cơ này thường đắt hơn các ống kính khác.
- Chất lượng quang học nào là quan trọng đối với bạn?
Độ sắc nét và tương phản được hầu hết chúng ta quan tâm, nhưng còn độ méo hình thì sao? Nhiều ống kính đa tiêu cự rẻ tiền gây méo hình rất nhiều và không thích hợp khi chụp kiến trúc, chúng cũng dễ gây hiện tượng loé hình (làm giảm tương phản và tạo ra các điểm sáng loé trong ảnh khi luồng sáng mạnh như mặt trời chẳng hạn nằm gần hoặc trên khung hình)
I.5. Ống kính nào nên mua cho chiếc máy ảnh EOS?
Có hai điều nên lưu tâm:
Thứ nhất, máy ảnh số EOS rất đắt tiền nên bạn không nên chỉ chú tâm tìm những ống kính rẻ nhất có thể. Nếu bạn đã bỏ ra rất nhiều tiền để mua thân máy thì việc mua một ống kính rẻ tiền là điều không kinh tế chút nào, điều này chẳng khác gì bạn bỏ ra cả đống tiền để mua một dàn CD và âm ly chất lượng cao để rồi cắm vào chúng một cặp loa đồ chơi vậy, chất lượng âm thanh cuối cùng thật khập khiễng với cặp loa này cũng như chất lượng ảnh thật khập khiễng với các ống kính rẻ tiền. Nên tránh mua các ống kính thuộc loại “quá rẻ”.
Thứ hai, trừ vấn đề về hệ số thu nhỏ (crop factor) việc lựa chọn ống kính cho máy KTS giống hệt cho máy phim. Bạn chụp loại ảnh nào? Bạn có cần ống kính góc rộng chụp phong cảnh không? hay cần ống kính đa tiêu cự tốc độ lấy nét nhanh cho chụp thể thao? Một ống kính đa tiêu cự ngắn và nét để chụp chân dung? Bạn sẵn sàng mang theo mình bao nhiêu kg khi chụp ảnh?...
Khác biệt lớn đối với các máy ảnh KTS là hệ số thu nhỏ hay còn gọi là hệ số nhân chiều dài tiêu cự (crop factor), trừ máy EOS 1Ds, 1Ds mark II và 5D có cảm biến ảnh bằng khung hình của phim 35 mm, phần lớn các máy KTS khác có cảm biến ảnh nhỏ hơn khung hình phim 35 mm. Nếu máy ảnh của bạn có hệ số thu nhỏ là 1,6x thì có nghĩa là ống kính 50 mm lắp trên máy này sẽ có hiệu quả y như ống kính 80 mm vậy (=50x1.6), chiều dài tiêu cự không đổi nhưng hiệu quả tạo ra thì thay đổi.
Điều này tạo ra hai lợi thế, bạn có thể sử dụng ống kính 50mm rẻ tiền để sử dụng chụp chân dung và bạn có thể gắn một ống kính đa tiêu cự vào máy và nó sẽ có hiệu quả như một ống kính có chiều dài tiêu cự lớn hơn. Tất nhiên sẽ có điểm thiệt thòi, bạn phải sử dụng ống kính góc rộng hơn để chụp một tấm hình có góc nhìn tương đương khi chụp bằng máy phim, điều này thực sự là vấn đề nan giải đối với nhiều người, chính vì lý do này bạn cần các ống kính góc rộng hơn so với ống kính của máy phim, nếu bạn dùng ống kính 28-105mm trên máy phim thì bạn phải sử dụng ống kính 24-85mm trên máy KTS để cho hiệu quả tương đương.
I.6. Thế nào là ống kính EF-S?
Kể từ khi giới thiệu máy ảnh EOS năm 1987 đến năm 2003, Canon đã tiêu chuẩn hoá các ngàm lắp ống kính cho tất cả các máy ảnh SLR đó là ngàm lắp ống kính EF (ngàm lắp ống kính lấy nét điện tử).
Đến năm 2003, Canon giới thiệu một máy ảnh số mới, chiếc EOS 300D sử dụng ngàm lắp ống kính mới được gọi là EF-S. Tất cả các máy EOS tầm thấp và tầm trung được sản xuất từ đó đều tương thích với cả EF và EF-S, nhưng không một máy phim nào tương thích với EF-S. Bạn phải luôn nhớ rằng thân máy ảnh số với ngàm EF-S đều tương thích với tất cả các ống kính EF thông dụng, tuy nhiên một ống kính EF-S thì chỉ tương thích với các thân máy có ngàm EF-S.
Thân máy EF-S có hộp gương nhỏ khoảng 2/3 so với các máy ảnh EOS khác (hệ số thu nhỏ 1,6x) vì chúng sử dụng cảm biến ảnh nhỏ hơn khung phim 35mm. Các máy ảnh này và các máy ảnh APS đều được gọi là máy ảnh khung hình nhỏ (subframe), máy phim 35 mm và máy KTS dùng khung hình tương đương phim 35mm gọi là các máy ảnh khung hình tiêu chuẩn (full frame)
Máy ảnh EF-S hỗ trợ cho các ống kính với khoảng tiêu cự phía sau ngắn hơn (shorter) so với ống kính EF, đây là lý do vì sao có ký hiệu “S” – các ống kính EF-S có khoảng tiêu cự phía sau ngắn hơn (tức là phần sau của ống kính có thể dịch lại gần mặt cảm biến hơn vì gương lật có kích thước nhỏ hơn). Đặc điểm này khiến Canon có thể sản xuất các ống kính góc rộng rẻ hơn thích hợp với các định dạng ảnh nhỏ của máy ảnh khung hình nhỏ vì rất khó chế tạo các ống kính góc rộng mà khoảng cách tiêu cự phía sau lớn.
Canon sản xuất vô số ống kính EF-S, từ các ống kính bộ rẻ tiền đến các ống kính chất lượng cao với cơ cấu ổn định hình ảnh, cả những ống kính cận cảnh 60mm với ngàm dạng EF-S. Ống kính siêu rộng EF-S 10-22mm 3.5-4.5 USM (tương đương ống kính 16-35mm trên máy khung hình tiêu chuẩn) rất có giá trị cũng như EF-S 17-55mm 2.8 IS USM một ống kính cỡ L thực sự chỉ khác chất lượng sản xuất và tên tuổi.
Vấn đề băn khoăn chính của ống kính EF-S là giá trị của nó trong tương lai, hiện tại cảm biến ảnh khổ rộng tương đương phim 35mm rất đắt tiền nên nhiều máy ảnh sử dụng cỡ cảm biến nhỏ hơn, nhưng trong tương lai khi giá thành sản xuất giảm xuống, số phận của EF-S sẽ ra sao? Bao giờ điều này mới xảy ra và liệu bạn có thể khai thác triệt để sự đầu tư của mình với ống kính EF-S trước khi nó diễn ra không? Vấn đề đầu tiên thì chẳng ai trả lời được, còn vấn đề thứ hai chỉ có chính bạn trả lời được mà thôi.
I.7. Những máy ảnh nào có thể sử dụng ống kính EF-S?
Bất kỳ máy ảnh EOS nào có một chấm đỏ trên ngàm gắn ống kính đều có thể sử dụng ống kính EF, các máy có cả chấm đỏ và một hình vuông trắng đều dùng được cho cả hai loại ống kính EF và EF-S.
Những câu hỏi xung quanh chiều dài tiêu cự của ống kính EF và EF-S có thể làm bạn vô cùng bối rối nếu bạn là người mới bắt đầu, nhưng chỉ cần nhớ một điều quan trọng rằng dù sử dụng ống kính nào đi nữa thì bất kỳ những gì bạn nhìn thấy qua ống ngắm chính là những thứ lưu lại trên tấm ảnh của bạn (what you see is what you get!). Chỉ có một vấn đề nên lưu tâm là hệ số thu nhỏ khi bạn muốn so sánh góc thu hình của một ống kính EF trên máy ảnh khung hình tiêu chuẩn so với khi lắp trên máy ảnh khung hình nhỏ (hoặc so với một ống kính EF-S trên máy ảnh khung hình nhỏ).
I.8. Phân biệt ống kính EF và EF-S.
Thân máy và ống kính EF thông dụng có một chấm đỏ để căn chỉnh giữa ống kính và thân máy. Thân máy EF-S có một hình vuông trắng, khi lắp phải thẳng hàng với hình vuông trắng của ống kính EF-S. Các ống kính EF-S cũng có một vòng cao su phía đuôi gắn với thân máy, đây không phải là phớt chắn nước như của ống kính L, nhưng nó cũng giúp giảm lượng bụi vào thân máy, và theo hãng Canon. vòng cao su này giúp giảm thiểu các rủi ro nếu bạn cố gắng lắp một ống kính EF-S lên một thân máy chỉ dùng ống kính EF.
I.9. Ống kính EF-S và máy ảnh phim.
Không có máy phim 35mm nào sử dụng khung hình nhỏ hơn 36x24 mm, bởi vậy không có máy ảnh 35mm nào hỗ trợ ống kính EF-S. Ngay cả nếu gương lật không chạm vào đuôi ống kính thì hình ảnh sẽ bị mờ bên rìa vì ống kính EF-S không thể tạo ra vòng tròn ảnh lớn đủ cho khung hình của phim 35mm. Về mặt lý thuyết, Canon có thể sản xuất máy ảnh APS hỗ trợ ống kính EF-S vì đây cũng là máy ảnh sử dụng khung hình nhỏ nhưng thực tế thì không vì máy ảnh APS hầu như không sử dụng trong thương mại nữa. Tất cả các máy ảnh có ngàm EF-S đều là các máy ảnh số.
I.10. Đẽo gọt ống kính EF-S.
Vì ống kính EF-S không được thiết kế cho máy chỉ dùng EF, nếu ta cố tình (và dũng cảm!) cắt ngắn nó đi hoặc tháo phần đuôi ra, nó cũng lắp vừa cho mọi máy ảnh EOS, nhưng với các thân máy có kích thước hộp gương lật tiêu chuẩn thì khi chụp, gương lật sẽ va chạm với phần đuôi ống kính. Chính vì điều này, ống kính EF-S chỉ làm việc được trên các máy EOS đời cũ như D30, D60 và 10D, nhưng ngay cả như vậy cũng vấn có vấn đề phát sinh. Chẳng hạn, ống kính EF-S 10-22mm ở góc nhìn rộng nhất sẽ va vào gương của thân máy không hỗ trợ EF-S, kể cả khi hộp gương nhỏ (vì vậy EF-S dù đã “chặt” bớt vẫn không thể dùng trên máy hệ số thu nhỏ 1.3x như 1D chẳng hạn).
I.11. Những ký hiệu ghi trên thân ống kính
Mọi ống kính đều có các ký hiệu ghi trên thân chứa đựng những thông tin quan trọng về đặc điểm của nó. Khi bạn mua ống kính phải rất cẩn thận, hai ống kính tên có vẻ giống nhau nhưng có thể khác nhau một trời một vực kể cả giá tiền.
Ví dụ:
CANON LENS EF 28-80mm 1:3.5-5.6 Φ58mm
EF- Ký hiệu ống kính dạng EF, chỉ thích hợp cho máy Canon EOS mà gần như không lắp được lên máy khác.
28-80mm- Chiều dài tiêu cự của ống kính, trong trường hợp này có hai giá trị vì ống kính là đa tiêu cự có thể thay đổi giá trị từ 28mm ở góc rộng nhất đến 80mm ở góc hẹp nhất, những số này đo bằng milimét biểu thị góc thu hình của ống kính.
1:3.5-5.6- Chỉ khẩu độ lớn nhất mà ống kính đạt được. Đây là ống kính đa tiêu cự có hai giá trị khẩu độ- f/3.5 và f/5.6, trên thực tế đây là ống kính giá rẻ khẩu độ lớn nhất là f/3.5 ở góc rộng nhất (28mm) nhưng khẩu độ lớn nhất chỉ còn là f/5.6 ở góc hẹp nhất (80mm), một ống kính tương đối chậm, nó không thể cho nhiều ánh sáng đi qua ngay cả khi đã mở hết cỡ.
Không có ký hiệu loại động cơ lấy nét tự động, nghĩa là ống kính này sử dụng các động cơ thông thường (loại AFD hoặc loại siêu nhỏ- micromotor drive) chậm và ồn hơn so với động cơ siêu thanh (USM).
Φ58mm- Chỉ đường kính vòng lắp kính lọc, nói cách khác, kính lọc đường kính 58mm lắp vừa trên ống kính này.
CANON LENS EF 200mm 1:2.8L II USM. Ø72mm.
EF- Ký hiệu ống kính dạng EF.
200mm- Chiều dài tiêu cự của ống kính, có một giá trị vì ống kính là ống một tiêu cự.
1:2.8- Chỉ khẩu độ lớn nhất mà ống kính đạt được. Đây là ống kính khá nhanh vì giá trị khẩu độ f/2.8 tương đối lớn, nhất là với ống kính 200mm.
L- Chỉ loại ống kính dạng L “luxury” của Canon, nói chung đây là dạng ống kính tốt nhất của Canon, chúng được đánh dấu bằng đường viền đỏ trên đuôi ống.
II- Chỉ phiên bản thứ hai của ống kính này với cùng các đặc tính tương tự.
USM- nghĩa là ống kính này sử dụng động cơ siêu thanh (ultrasonic) để lấy nét. Các ống kính sử dụng USM không thuộc dòng L được đánh dấu bằng đường viền vàng trên đuôi ống. Thường thì các ống kính dòng L đều sử dụng USM nhưng chỉ có một viền đỏ (viền đỏ được ưu tiên và đừng mất thì giờ đi tìm ống kính có hai đường viền !)
Φ72mm- Chỉ đường kính vòng lắp kính lọc, nói cách khác, kính lọc đường kính 72mm lắp vừa trên ống kính này.
GIẢI THÍCH Ý NGHĨA TÊN GỌI CÁC LOẠI LENS MÁY ẢNH
Bạn thường ngơ ngác các tay nhiếp ảnh thao thao bất tuyệt về những
chiếc ống hình trụ gắn vào chiếc camera của họ? Bạn cũng chẳng biết tại
sao chúng được phân loại và tại sao có nhiều bức hình lại có hiệu ứng
tuyệt vời thế? Bài viết sau sẽ giải đáp cho bạn.
Lens Kit
Lens Kit là một lọai lens “vào nghề” của một số người chơi, được bán kèm với body máy có giá và và các chi tiết kĩ thuật của loại lens này nằm ở mức low-end của gia đình lens máy DSLR. Thông thường thì các lọai máy DSLR dòng entry-level sẽ được bán kèm lens kit. Một chiếc lens kit có thể là lens fixed, lens zoom nhưng thường là lens zoom để phù hợp nhiều nhu cầu.
Lens Prime (còn gọi là Lens Fixed)
Đây là một loại lens rất đặc biệt và trở nên dần hiếm hoi trong làng nhiếp ảnh, nơi mà những chiếc lens zoom càng ngày càng phổ biến với dải tiêu cự đa dạng. Một chiếc được gọi là Prime vì nó có tiêu cự cố định (được fixed), vì thế bạn chỉ có thể zoom bằng chân. Rất nhiều người thích sử dụng lens này để chụp chân dung và đồ vật. Chính vì một số lợi thế như ít thấu kính, chất lượng quang học tốt và cho bokeh đẹp là lợi thế của loại lens này. Nhược điểm của loại lens này là bất tiện khi tiêu cự không thể thay đổi. TestLab HDvietnam cũng dùng chủ yếu là lens prime.
Dải tiêu cự thường thấy ở lens prime là 20mm, 24mm, 28mm, 35mm, 50mm, 85mm, 105mm, 200mm, 300mm, 400mm, 600mm,…
Lens Zoom
Một chiếc lens zoom sẽ có tiêu cự có thể thay đổi. Đây chính là dòng lens có đông đảo con cháu nhất trong gia đình ống kính DSLR với rất nhiều sản phẩm khác nhau từ tiêu cự, khẩu độ cho đến tính năng trang bị. Lens zoom có chức năng là để zoom (hiển nhiên), ở nhiều dải tiêu cự từ 18 cho đến 300mm. Thông thường thì một chiếc lens zoom như Canon EF 24-70mm f2.8 L huyền thoại có thể đáp ứng được hầu hết các nhu cầu thông thường từ chụp phong cảnh, chân dung, thể thao cho đến macro.
Lens Telephoto
Nếu bạn hay coi thể thao thì thường thấy các nhiếp ảnh gia cầm một chiếc DSLR với quả lens trắng to như nòng đại bác đúng không? Đấy có thể chính là lens tele. Tiêu cự của lens tele có nhiều dải, lens có tiêu cự từ 50mm trở lên thì đã được tính là lens (một số loại tiêu cực rất lớn như cỡ 1400mm thì người ta gọi là Super Tele). Công dụng của loại lens này để chụp xa, chụp thể thao và ảnh động vật hoang dã. Giá thành của loại lens này thường ở mức vài nghìn đô với cái loại tiêu cực lớn, còn loại tiêu cự nhỏ thì sẽ rẻ hơn. Giá tiền cũng tỉ lệ thuận theo khẩu độ và một tính năng khác.
Lens góc rộng
Nếu bạn ở trong một căn phòng và có rất nhiều người, bạn muốn lấy hết hình ảnh của họ, mình khuyên bạn nên dùng một chiếc lens góc rộng. Theo tiêu chuẩn truyền thống, một ống kính góc siêu rộng thường có tiêu cự dưới 20mm. Một ống kính góc rộng thường có tiêu cự 21-35mm. Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp máy ảnh, các nhà sản xuất đã cho ra đời các ống kính đặc biệt với tiêu cự 10-24mm trên các máy DSLR tầm trung (Crop 1.6X).
Ngoài ra còn có một số ống kính đạt tiêu cự siêu rộng, chỉ 8mm. Loại ống kính này được sử dụng để chụp ảnh nội thất, phong cảnh hoặc ảnh kiến trúc. Hoặc cũng có thể dùng để chụp ảnh tập thể, một nhóm đông người đứng dàn trải. Giá cả thì cũng không hề rẻ tí nào với tiêu cực càng nhỏ.
Một số loại lens khác không dựa vào tiêu cự để phân nhóm
Lens Macro
Loại lens hầu như có trong túi của rất nhiều nhiếp ảnh gia, từ rẻ đến mắc gì có cả. Đây là lens đặc biệt cho phép lấy nét chủ thể rất gần, gần hơn so với bình thường và cho tỉ lệ ảnh 1:1. Những chiếc lens này được dùng để chụp côn trùng, ảnh thiên nhiên hoang dã hoặc những thứ mắt thường con người không thể thấy rõ chi tiết.
Lens Fish-eye (mắt cá)
Loại lens cho ra ảnh tròn và cảm giác lồi, rất đặc biệt trong gia đình các loại ống kính. Fish-eye là loại lens có góc rộng và cho cái nhìn toàn cảnh, ảnh có hình cầu. Trung tâm ảnh sẽ lồi ra và viền ảnh sẽ bị méo đi. Những chiếc lens này tạo hiệu ứng đặc biệt và cho ảnh góc rộng hơn so với ống kính góc rộng bình thường.
Lens Tilf-shift
Một loại ống kính đặc biệt khác và thường cho trải nghiệm thú vị là loại tilt-shift. Đây là loại lens có cơ chế quay và trượt ống kính tạo một mặt phẳng song song với mặt phẳng của ảnh, giúp chụp được chính xác hình dạng của chủ thể, thường được dùng trong chụp kiến trúc. Ngoài ra len còn cho ra ảnh mà chủ thể trong đó có cảm giác nhỏ hơn thông thường. Chỉ phần tiêu cự được làm rõ còn lại sẽ mờ đi, tạo cảm giác như đang xem bức chụp macro một mô hình. Giá của loại lens này mắc khỏi chê luôn, thông thường thì người ta dùng Photoshop để làm tilt-shift cũng rất nhiều
Lens Kit
Lens Kit là một lọai lens “vào nghề” của một số người chơi, được bán kèm với body máy có giá và và các chi tiết kĩ thuật của loại lens này nằm ở mức low-end của gia đình lens máy DSLR. Thông thường thì các lọai máy DSLR dòng entry-level sẽ được bán kèm lens kit. Một chiếc lens kit có thể là lens fixed, lens zoom nhưng thường là lens zoom để phù hợp nhiều nhu cầu.
Lens Prime (còn gọi là Lens Fixed)
Đây là một loại lens rất đặc biệt và trở nên dần hiếm hoi trong làng nhiếp ảnh, nơi mà những chiếc lens zoom càng ngày càng phổ biến với dải tiêu cự đa dạng. Một chiếc được gọi là Prime vì nó có tiêu cự cố định (được fixed), vì thế bạn chỉ có thể zoom bằng chân. Rất nhiều người thích sử dụng lens này để chụp chân dung và đồ vật. Chính vì một số lợi thế như ít thấu kính, chất lượng quang học tốt và cho bokeh đẹp là lợi thế của loại lens này. Nhược điểm của loại lens này là bất tiện khi tiêu cự không thể thay đổi. TestLab HDvietnam cũng dùng chủ yếu là lens prime.
Dải tiêu cự thường thấy ở lens prime là 20mm, 24mm, 28mm, 35mm, 50mm, 85mm, 105mm, 200mm, 300mm, 400mm, 600mm,…
Lens Zoom
Một chiếc lens zoom sẽ có tiêu cự có thể thay đổi. Đây chính là dòng lens có đông đảo con cháu nhất trong gia đình ống kính DSLR với rất nhiều sản phẩm khác nhau từ tiêu cự, khẩu độ cho đến tính năng trang bị. Lens zoom có chức năng là để zoom (hiển nhiên), ở nhiều dải tiêu cự từ 18 cho đến 300mm. Thông thường thì một chiếc lens zoom như Canon EF 24-70mm f2.8 L huyền thoại có thể đáp ứng được hầu hết các nhu cầu thông thường từ chụp phong cảnh, chân dung, thể thao cho đến macro.
Lens Telephoto
Nếu bạn hay coi thể thao thì thường thấy các nhiếp ảnh gia cầm một chiếc DSLR với quả lens trắng to như nòng đại bác đúng không? Đấy có thể chính là lens tele. Tiêu cự của lens tele có nhiều dải, lens có tiêu cự từ 50mm trở lên thì đã được tính là lens (một số loại tiêu cực rất lớn như cỡ 1400mm thì người ta gọi là Super Tele). Công dụng của loại lens này để chụp xa, chụp thể thao và ảnh động vật hoang dã. Giá thành của loại lens này thường ở mức vài nghìn đô với cái loại tiêu cực lớn, còn loại tiêu cự nhỏ thì sẽ rẻ hơn. Giá tiền cũng tỉ lệ thuận theo khẩu độ và một tính năng khác.
Lens góc rộng
Nếu bạn ở trong một căn phòng và có rất nhiều người, bạn muốn lấy hết hình ảnh của họ, mình khuyên bạn nên dùng một chiếc lens góc rộng. Theo tiêu chuẩn truyền thống, một ống kính góc siêu rộng thường có tiêu cự dưới 20mm. Một ống kính góc rộng thường có tiêu cự 21-35mm. Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp máy ảnh, các nhà sản xuất đã cho ra đời các ống kính đặc biệt với tiêu cự 10-24mm trên các máy DSLR tầm trung (Crop 1.6X).
Ngoài ra còn có một số ống kính đạt tiêu cự siêu rộng, chỉ 8mm. Loại ống kính này được sử dụng để chụp ảnh nội thất, phong cảnh hoặc ảnh kiến trúc. Hoặc cũng có thể dùng để chụp ảnh tập thể, một nhóm đông người đứng dàn trải. Giá cả thì cũng không hề rẻ tí nào với tiêu cực càng nhỏ.
Một số loại lens khác không dựa vào tiêu cự để phân nhóm
Lens Macro
Loại lens hầu như có trong túi của rất nhiều nhiếp ảnh gia, từ rẻ đến mắc gì có cả. Đây là lens đặc biệt cho phép lấy nét chủ thể rất gần, gần hơn so với bình thường và cho tỉ lệ ảnh 1:1. Những chiếc lens này được dùng để chụp côn trùng, ảnh thiên nhiên hoang dã hoặc những thứ mắt thường con người không thể thấy rõ chi tiết.
Lens Fish-eye (mắt cá)
Loại lens cho ra ảnh tròn và cảm giác lồi, rất đặc biệt trong gia đình các loại ống kính. Fish-eye là loại lens có góc rộng và cho cái nhìn toàn cảnh, ảnh có hình cầu. Trung tâm ảnh sẽ lồi ra và viền ảnh sẽ bị méo đi. Những chiếc lens này tạo hiệu ứng đặc biệt và cho ảnh góc rộng hơn so với ống kính góc rộng bình thường.
Lens Tilf-shift
Một loại ống kính đặc biệt khác và thường cho trải nghiệm thú vị là loại tilt-shift. Đây là loại lens có cơ chế quay và trượt ống kính tạo một mặt phẳng song song với mặt phẳng của ảnh, giúp chụp được chính xác hình dạng của chủ thể, thường được dùng trong chụp kiến trúc. Ngoài ra len còn cho ra ảnh mà chủ thể trong đó có cảm giác nhỏ hơn thông thường. Chỉ phần tiêu cự được làm rõ còn lại sẽ mờ đi, tạo cảm giác như đang xem bức chụp macro một mô hình. Giá của loại lens này mắc khỏi chê luôn, thông thường thì người ta dùng Photoshop để làm tilt-shift cũng rất nhiều
http://www.hdvietnam.com/diendan/169-thiet-bi-ghi-hinh/406954-giai-thich-y-nghia-ten-goi.html
1. Lens kit là lens thường được bán kèm với body, không nhất thiết là low end, có những lens kit huyền thoại như Nikon 18-70, Canon 24-105L, Olympus 14-54II, Pana 20 1.4... bây giờ vẫn còn được săn lùng & giá không hề rẻ. Lens kit không nhất thiết là lens zoom, có rất nhiều kit fixed.
2. Lens prime càng ngày một nhiều & được nâng cấp thường xuyên, tác giả dựa vào đâu mà nói là "dần hiếm hoi". Máy dòng X mới của Fujifilm toàn dùng lens fixed nhé, chưa có cái zoom nào.
3. Lens tele: chẳng có gì đến mức thần thánh vài nghìn đô cả, chỉ có những lens tiêu cự thật lớn với khẩu độ rộng mới thật mắc tiền, mấy chú 55-200 hay 75-300 f4 trở lên già chỉ vài trăm $$
4. Lens tilt-shift: công dụng chính là để chụp kiến trúc cho không bị méo bởi góc chụp (vd đứng dưới đất chụp 1 tòa nhà chắc chắn sẽ ra hình thang), hiệu ứng "Miniature" chỉ là tác dụng phụ.
1. Lens kit là lens thường được bán kèm với body, không nhất thiết là low end, có những lens kit huyền thoại như Nikon 18-70, Canon 24-105L, Olympus 14-54II, Pana 20 1.4... bây giờ vẫn còn được săn lùng & giá không hề rẻ. Lens kit không nhất thiết là lens zoom, có rất nhiều kit fixed.
2. Lens prime càng ngày một nhiều & được nâng cấp thường xuyên, tác giả dựa vào đâu mà nói là "dần hiếm hoi". Máy dòng X mới của Fujifilm toàn dùng lens fixed nhé, chưa có cái zoom nào.
3. Lens tele: chẳng có gì đến mức thần thánh vài nghìn đô cả, chỉ có những lens tiêu cự thật lớn với khẩu độ rộng mới thật mắc tiền, mấy chú 55-200 hay 75-300 f4 trở lên già chỉ vài trăm $$
4. Lens tilt-shift: công dụng chính là để chụp kiến trúc cho không bị méo bởi góc chụp (vd đứng dưới đất chụp 1 tòa nhà chắc chắn sẽ ra hình thang), hiệu ứng "Miniature" chỉ là tác dụng phụ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)