Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

Những khoảnh khắc thú vị của nhiếp ảnh gia

(Dân trí) - Để có được những bức ảnh đẹp và góc chụp ưng ý, đôi khi các nhiếp ảnh gia phải đứng ở những vị trí khó, thậm chí là cả những tư thế “khó đỡ”.
“Chuyên gia” chụp trộm?

Chấp nhận hiểm nguy để có bức ảnh đẹp

Dù người có ướt thì máy vẫn phải giữ khô ráo

“Vũ khí” đầy đủ

“Làm mẫu” để chụp ảnh

Nhìn đường qua ống kính

Cận cảnh để có hình ảnh chân thực

Zoom cận cảnh

“Đạo quân” nhiếp ảnh gia

Tư thế khó

“Hàng” khủng

Khi nhiếp ảnh gia là phái đẹp

Ngụy trang

Đồng lòng chung sức

Chụp cận cảnh

Chăm sóc máy ảnh hơn bản thân

Tình huống khó nghĩ?

“Hàng” siêu khủng

“Súng ống” sẵn sàng để bắt lại mọi khoảnh khắc của trận bóng

Trang bị “tận răng”

Tư thế khó để có bức ảnh đẹp

Vất vả vì người mẫu

“Siêu” ống kính?

Tư thế khó xử

Những tư thế chụp ấn tượng

Khi khỉ cũng trở thành… nhiếp ảnh gia

Phạm Thế Quang Huy

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

Vĩnh biệt nhạc sĩ "Nỗi buồn hoa phượng"

TTO - 14g30 ngày 4-4, nhạc sĩ Thanh Sơn, người nổi tiếng với những tình khúc buồn đi sâu vào lòng người như Nỗi buồn hoa phượng, Lưu bút ngày xanh, Hạ buồn... đã từ giã cõi đời, sau hơn một năm chống chọi với bệnh tật.
Nhạc sĩ Thanh Sơn - Ảnh: Tư liệu
Gia đình nhạc sĩ Thanh Sơn cho biết nhạc sĩ Thanh Sơn mắc chứng tai biến mạch máu não từ năm ngoái. Hơn một năm qua, ông bị liệt nửa người và sức khoẻ giảm sút nhanh chóng. Thời gian điều trị kéo dài khiến bệnh tình thêm nặng với các biến chứng về tiểu đường...
Cách nay nửa tháng, ông cũng từng phải cấp cứu tưởng chừng không qua khỏi. Do vậy người nhà của nhạc sĩ dường như đã chuẩn bị trước tâm lý cho ngày ra đi của ông.

Lễ nhập quan nhạc sĩ Thanh Sơn sẽ được tổ chức vào 6g30 ngày (5-4) tại nhà riêng (số 100/40/14 Đinh Tiên Hoàng, Q. Bình Thạnh).
Vào 6g30 sáng thứ Hai, gia đình sẽ đưa linh cữu của nhạc sĩ về nghĩa trang công viên Chánh Phú Hoà, Bến Cát, Bình Dương.

Nhạc sĩ Thanh Sơn tên thật là Lê Văn Thiện, sinh ngày 1-5-1938 (trong giấy khai sinh là năm 1940) tại Sóc Trăng, là con thứ mười trong một gia đình có 12 anh chị em.
Được học nhạc từ nhỏ với nhạc sĩ Võ Đức Phấn (em ruột nhạc sĩ Võ Đức Thu) nên máu văn nghệ đã ngấm sâu vào tâm hồn ông.
Ca khúc đầu tiên của ông là "Tình học sinh", ra đời năm 1962, tuy nhiên không tạo được tiếng vang lớn. Ca khúc đầu tiên đã làm cho tên tuổi ông sống mãi trong lòng khán giả chính là Nỗi buồn hoa phượng.
Ngay khi ra đời, ca khúc đã trở thành một trong những ca khúc nổi tiếng nhất viết về mùa hè, mùa chia tay. Sau đó, ông tiếp tục phát huy thế mạnh này của mình qua hàng loạt ca khúc viết về đề tài học sinh như: Ba tháng tạ từ, Màu áo hoa phượng, Lưu bút ngày xanh, Hạ buồn, Ve sầu mùa phượng.., ngoài ra còn có nhạc trữ tình: Nhật ký đời tôi, Trả lại thời gian, Mùa hoa anh đào..., này được nhiều tầng lớp khán giả đón nhận.
Năm 1959, ông đoạt giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của Đài phát thanh Sài Gòn và khởi nghiệp con đường ca hát của mình trong ban Tiếng tơ đồng của Hoàng Trọng. Năm 1963, ông bỏ hẳn nghề ca sĩ để chuyên tâm sáng tác. Giai đoạn đầu nhạc sĩ sáng tác các ca khúc nổi tiếng về tuổi ô mai. Sau đó ông chuyển sang viết những giai điệu về tình yêu nam nữ, về quê hương. Ông từng biên tập cho trung tâm Rạng Đông suốt một thời gian dài, dìu dắt rất nhiều ca sĩ vào nghề. Những sáng tác của ông từ những năm 1970 đến 1990 đã làm nhiều lớp khán giả mê đắm với những giai điệu bolero mượt mà và ngọt ngào. ( http://vnexpress.net/gl/van-hoa/guong-mat-nghe-sy/2012/04/tac-gia-noi-buon-hoa-phuong-qua-doi/ )
MINH TRANG

Đoạn clip "Charlie Bit My Finger!" thu về 500.000 USD

(Dân trí) - Đoạn clip "Charlie Bit My Finger!" quay cảnh cậu anh trai Harry dũng cảm và nhẫn nhịn để cậu em Charlie cắn tay mình đã giúp gia đình 2 nhóc con này thu về 500.000 USD, khoảng hơn 10 tỷ đồng tiền quảng cáo trên YouTube chỉ trong 5 tháng.
Chia sẻ trên kênh truyền hình Nightline của ABC, cha của hai cậu bé cho biết mọi chuyện thật bất ngờ kể từ khi ông tải đoạn clip lên trang YouTube năm 2007 để gửi cho cha đỡ đầu của bọn trẻ sống ở Colardo xem.
Đoạn video đạt nhiều triệu lượt xem chỉ trong vòng vài tháng.
Ông bố cho biết thời điểm đó, ông định gỡ đoạn video xuống nhưng sau đó lại thôi bởi vì ông nhận thấy đã có nhiều trang video khác lấy về đăng tải trên website của họ. Ngay khi đoạn video đạt 50 triệu lượt xem thì gia đình ông bắt đầu nhận được tiền chia lợi nhuận từ quảng cáo trên YouTube và trên truyền hình. Và sau 5 tháng, đoạn clip đã giúp gia đình thu về 500.000 USD, tương đương hơn 10 tỷ đồng.
Hai anh em trong đoạn clip nổi tiếng trên YouTube.
 
Với hơn 436 triệu lượt xem, video đã trở thành một hiện tượng trên Internet, và là clip có lượt người xem nhiều thứ 2 trong lịch sử trên YouTube, chỉ sau clip chính thức về World Cup 2010.
Sau khi trở thành những nhân vật nổi tiếng “bất đắc dĩ”, gia đình hai cậu bé đã bắt đầu cập nhật về cuộc sống hàng ngày của chúng trên blog, Twitter, Facebook và tạo cả một kênh riêng trên YouTube. Cậu anh Harry Davies-Carr năm nay đã lên 8 tuổi, và cậu em nghịch ngợm lên 6, cả hai đang sống cùng gia đình ở Thames Valley, Anh.
 
Video "Charlie Bit My Finger" kiếm tiền tỷ trên YouTube:
   
Xem thêm một số video "ăn theo" Charlie Bit My Finger:

Charlie bit me 50yrs later 

http://www.youtube.com/watch?v=3v0zS0GMBzk&feature=player_embedded 


 
 
 
 
Khôi Linh 
http://dantri.com.vn/c119/s119-582112/video-rung-dong-youtube-thu-ve-hon-10-ty.htm 

Khám phá 10 địa danh bí ẩn nhất trên Google Maps

(Dân trí) - Google Maps là công cụ bản đồ được nhiều người sử dụng nhất hiện nay, tuy nhiên có những địa điểm đã bị làm mờ đi trên bản đồ Google Maps vì những lý do khác nhau. Dưới đây là 10 địa danh “bí ẩn” nhất mà không thể nhìn thấy trên Google Maps.
Hình ảnh trên Google Maps được chụp lại từ vệ tinh và được Google cập nhật thường xuyên, sẽ giúp người dùng quan sát được mọi địa danh trên toàn thế giới từ máy tính của mình. Tuy nhiên, không ít địa điểm trên Google Maps đã bị làm mờ đi vì các lý do an ninh, đặc biệt là những khu vực quan trọng.

Dưới đây là 10 địa danh “bí ẩn” nhất mà không thể được nhìn thấy trên Google Maps:

Cung điện Hoàng gia Amsterdam tại Hà Lan đã bị làm mờ đi trên Google Maps vì liên quan đến sự an toàn của gia đình Hoàng gia ở Hà Lan sống tại Cung điện này.

Sân bay quốc tế Buffalo Niagara ở thành phố New York (Mỹ) mặc dù không bị làm mờ đi, tuy nhiên đã được tăng độ sáng lên, khiến cho các chi tiết được nhìn thấy trên bản đồ không được rõ ràng. Lý do của việc này có thể vì lo ngại các nguy cơ khủng bố nhằm vào sân bay.

Vườn Quốc gia Tantauco ở Chile chỉ có thể được nhìn thấy như một điểm đánh dấu trên Google Maps. Đây là khu rừng đang bảo tồn nhiều loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, do vậy cần phải được che dấu nghiêm ngặt.

Con đập ngăn nước Keowee ở hồ thủy điện Lake Keowee, bang Nam Carolina cũng bị làm mờ đi trên bản đồ Google Maps.

Không ai rõ lý do vì sao khu vực bí ẩn này trên vùng Siberi của Nga lại bị làm mờ đi trên bản đồ Google Maps, đặc biệt là khi đây là một khu vực lãnh nguyên (vùng Bắc cực trơ trụi, bằng phẳng và rộng lớn, nơi tầng đất đã bị đóng băng vĩnh cửu).

Sân bay Minami Torishima nằm ở bờ biển phía đông Nhật Bản được tăng độ sáng để không được nhìn rõ trên Google Maps. Hiện sân bay này đang được sử dụng bởi không quan thuộc Lực lượng tự vệ Hàng hải Nhật Bản.

Tương tự, khu vực Dugway Proving Ground ở bang Utah, Mỹ cũng đã được làm trắng trên bản đồ Google Maps. Đây là khu vực được quân đội Mỹ sử dụng để thử nghiệm hệ thống vũ khí sinh học và hóa học, nên đã bị che dấu vì lý do an ninh. 

Đại học Nhiệt điện và năng lượng Cornell ở thành phố Ithaca, New York, được mở cửa vào năm 2010, cũng đã được làm mờ đi trên Google Maps. Đây là trường đại học công nghệ cao, được hình thành với mục đích nghiên cứu và xây dựng các hệ thống điện tạo ra từ khí đốt tự nhiên để nhằm làm giảm lượng khí thải CO2. Hiện không rõ lý do gì trường đại học này phải được che mờ trên bản đồ Google Maps.

Thành phố Babylon ở Iraq hiển thị trên bản đồ Google Maps giống như một vùng đất hoang tàn chứ không phải là một thành phố nhộn nhịp.

Cung điện Hoàng gia không phải là địa điểm duy nhất bị làm mờ tại Hà Lan, mà khu vực bể chứa dầu ở thành phố Vlissingen cũng được hiển thị dưới dạng rất đặc biệt trên bản đồ Google Maps. Đây cũng là khu vực đóng quân của quân đội và không quân Hà Lan, do vậy, việc che dấu khu vực này nhằm lý do an ninh.

Phạm Thế Quang Huy