Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

QUẢNG NAM ĐÀ NẴNG QUA CÁC ĐỊA DANH (PHẦN 1)

A Sông bắt nguồn từ hướng tây bắc xã Atieng, huyện Hiên (nay thuộc Tây Giang), chảy theo hướng bắc nam, đổ vào sông Bung theo chiều dọc của hai huyện Tây Giang và Đông Giang. Trên đôi bờ của sông A Vương là những buôn làng của người Cơ tu vùng trung và vùng cao cánh phía Nam. Nhà máy thủy điện lớn trên sông này có công suất 210MW đã được khởi công vào quý 3/2003 và được phát điện lên lưới điện quốc gia năm 2008.
Ái Nghĩa
Làng
thuộc tổng Đức Hạ, huyện Đại Lộc đầu thế kỷ XX.
Ái Nghĩa
Thị trấn
huyện lỵ thuộc huyện Đại Lộc thành lập ngày 14/3/1984 theo Quyết định số 40/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở trích một phần đất các xã Đại Phước, Đại Hiệp, Đại An, Đại Hòa và Đại Nghĩa.
An Điềm
Đồn
biên phòng do thực dân Pháp thiết lập ở thượng nguồn sông Con, phía tây bắc huyện Đại Lộc, nhằm kiểm soát việc giao lưu giữa thương lái ở đồng bằng và vùng dân tộc ít người Cơ tu. Sau ngày giải phóng tại nơi đây, một nhà máy thủy điện mang tên An Điềm công suất 5000KW được xây dựng.
Amaravati
Vùng đất
với tên gọi bằng tiếng Sanscrit do Louis Finot phát hiện đầu tiên trên một văn bia Mỹ Sơn, được phiên âm bằng mẫu tự Latin để chỉ vùng lãnh thổ thuộc Quảng Nam ngày nay. Trong tác phẩm “Vương quốc Chăm pa” xác định Amaravati chính là địa bàn tỉnh Quảng Nam ngày nay.
 An Hải
Thành
nằm bên bờ phía đông sông Hàn, đối ngạn với thành phố Điện Hải, nay thuộc phường An Hải Đông, quận Sơn Trà. Ban đầu thành được đắp bằng đất vào năm Gia Long thứ 12. Năm Minh Mạng thứ 11 (1830) được xây lại bằng gạch sự điều khiển của Phó đô thống chế trung dinh Đồng Văn Trương với 3000 biền binh từ Thanh Nghệ vào làm việc trong nhiều tháng.
An Hòa
Cửa biển
còn có tên là Hiệp Hòa, Đại Áp (Đại Nam nhất thống chí) nơi các dòng sông Bến Ván, Tam Kỳ và Trường Giang đổ nước ra biển, thuộc huyện Tam Kỳ, nay là huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
An Hòa
Làng biển
thuộc tổng An Hòa, phủ Tam Kỳ đầu thế kỷ XX.
An Hòa
Khu kỹ nghệ
đặt ở miền Tây huyện Duy Xuyên, bên phía hữu ngạn sông Thu Bồn do chuyên gia Mỹ, Đức thiết kế, bắt đầu xây dựng vào năm 1960. Theo đồ án, khu kỹ nghệ có một nhà máy điện một vạn kw chạy bằng than anthracite Nông Sơn. Do chiến tranh ác liệt, khu kỹ nghệ nằm trong khu vực tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch nên đến năm 1965, kế hoạch bị đình lại. Đến năm 1973, các thiết bị được dỡ chuyển đi, chỉ còn lại tường rào và nền móng một số nhà cửa.
An Nông
Huyện
trong số 5 huyện thuộc phủ Điện Bàn ở thế kỷ 18, gồm 2 tổng, 34 làng, 7 phường, 1 man.
An Tân
Sông
bắt nguồn từ dãy núi Răng Cưa phía tây nam (ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi), chảy qua thị tứ An Tân, tục danh là Bến Ván, đổ ra cửa biển Đại Áp, nay là cửa An Hòa thuộc huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
An Tân
Cầu
, tên của hai cầu ôtô và cầu xe lửa ở cạnh nhau, nằm song song bắc qua sông An Tân, dài 75m thuộc thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
Cổng TTĐT thành phố

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét