Hàng năm cứ mỗi độ tết đến xuân về vào ngày mùng chín tháng giêng đông đảo dân làng Triều Khúc ( Thanh Trì, Hà Nội ) lại tưng bừng mở lễ hội truyền thống của Làng mình. Rước đức Thành Hoàng của làng là đức vua Phùng Hưng hay còn được biết đến trong dân gian với tên gọi Bố Cái Đại Vương. Trong đó nổi bật trong lễ hội có một điệu múa nổi tiếng từ lâu đã làm nên “thương hiệu” của lễ hội dân gian Làng Triều khúc thu hút đông đảo dân làng và du khách đến tham dự những ngày đầu xuân, đó chính là màn múa “ Con Đĩ Đánh Bồng “.
Theo tục lệ xưa còn được khắc trên văn bia tại đình làng kể lại rằng: “ xưa kia vào năm Tân Dậu ( 781) Đức Phùng Hưng đã cho cử hành đại lễ tế cờ xuất quân, tập hợp các anh hùng nghĩa sĩ quanh vùng tại tại gò Lĩnh Hán của Trang Khúc Giang ( nay thuộc làng Triều Khúc - xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội ) để khởi nghĩa bao vây, đánh tan đạo Quân tay sai nhà Đường" Cuộc khởi nghĩa thành công thắng lợi đức Phùng Hưng lên ngôi và được nhân dân tôn xưng là Bố Cái Đại Vương. Trong suốt cuộc khởi nghĩa để khích lệ tướng sĩ và cũng là để giải trí cho nghĩa quân đánh giặc nhà vua đã cho binh lính ăn mặc trang điểm sặc sỡ đeo trống múa bồng giả làm gái để mua vui. Sau này khi đức vua băng hà, nhằm tưởng nhớ công ơn của người nhân dân đã lập miếu thờ và tôn xưng làm thành hoàng làng. Hằng năm tổ chức long trọng lễ rước đức thành hoàng Phùng trong đó tiết mục tái hiện lại điệu múa “Con Đĩ Đánh Bồng” luôn là điểm nhấn khó bỏ qua của hội làng Triều Khúc bao đời nay
Ngay từ sớm ngày mùng chín tháng giêng trước khi lễ hội chính thức được bắt đầu các trục đường chính diễn ra lễ rước kiệu đức Thành Hoàng Phùng đã tấp nập cờ, lọng với không khí tươi vui của những ngày đầu xuân
Khắp làng các bậc cao niên thì ăn mặc chỉnh tề với áo dài khăn đóng nô nức tới dự lễ
Các bé nhỏ cũng được cha mẹ cho theo cùng nhằm ôn lại và giáo dục những nét văn hoá đặc sắc của dân làng
Phía trong sân Đình các thanh niên trong làng đang hăng say trình diễn các điệu múa Rồng đẹp mắt nhằm chuẩn bị bắt đầu lễ rước kiệu vua
Các mâm cỗ được chuẩn bị mang vào trong đình để dâng hương và thỉnh đức Thành Hoàng xin phép bắt đầu lễ hội
Các bậc cao niên và ban tổ chức thành kính làm lễ bên trong đình
Cùng chỉnh trang trang phục lần cuối trước khi bắt đầu nghi lễ
Dù đều là nam song để múa điệu "đĩ đánh bồng" họ đều được hóa trang giả nữ với son phấn, váy áo mớ ba mớ bảy... đội khăn xếp bên trong khăn mỏ quạ.
Các chàng trai sau khi trang điểm trở nên xinh đẹp không thua gì con gái.
Mọi công tác chuẩn bị đều được tiến hành một cách trang trọng và tôn nghiêm
Đúng 14h chiều 13/2 (mùng 9 tháng Giêng), một bậc cao niên thổi một tràng Tù và bằng ốc đánh dấu việc lễ hội "Con Đĩ đánh bồng" có tuổi đời gần trăm năm ở làng Triều Khúc chính thức được bắt đầu
Nghệ nhân lớn tuổi Triệu Đình Hồng ( người cuối cùng của làng Triều khúc còn dạy được điệu múa độc đáo này ) đang giúp chỉnh trang trang phục cho các nam nhân đóng vai "con đĩ" nhảy điệu múa bồng.
Một trong những phần đặc sắc nhất của lễ hội được người dân mong chờ nhiều nhất chính là điệu múa " Con Đĩ Đánh Bồng" được biểu diễn bởi các trai Làng Triều khúc. nhằm tái hiện lại giai thoại về điệu múa nổi tiếng gắn liền với cuộc khởi nghĩa của Bố Cái Đại Vương - đức Thành Hoàng của Làng
Nét độc đáo của điệu múa được mệnh danh là một trong 10 điệu múa dân gian của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến đó chính là sử dụng các chàng trai được trang diểm đậm, sặc sỡ má hồng son đỏ xúng xính trong những chiếc váy đụp, áo tứ thân mớ ba mớ bảy đan xen nhau, chít khăn mỏ quạ khoác trống bồng trước ngực nhảy các điệu múa cực kỳ lả lơi quấn quýt nhau
Để có được vinh dự tham gia biểu diễn điệu múa nổi tiếng này trong lễ hội đặc sắc của làng mình các chàng trai đều phải trải qua những khâu tuyển lựa gắt gao. Đó đều phải là những trai tân chưa vợ, những người có gốc gác nhiều đời ở làng Triều Khúc, mặt mũi khôi ngô tuấn tú và học hành giỏi giang, con nhà gia giáo
Mỗi lần biểu diễn điệu múa phải có it nhất "6 con đĩ" cùng nhảy những vũ điệu cực kì phóng khoáng mạnh mẽ linh hoạt nhưng ko kém phần mềm mại và uyển chuyển. Để có thể phát huy và hiệp đồng nhip nhàng với nhau các thanh niên Triều Khúc phải tập luyện thường xuyên cùng nhau suốt thời gian dài
Khi biểu diễn các chàng phải nhảy múa uốn éo, thể hiện sự lẳng lơ bông đùa để gây sự chú ý của người xung quanh, đặc biệt phải kết hơp với ánh mắt đong đưa trìu mến với bạn diễn của mình. Chính những ánh mắt, cử chỉ và điêu múa này mà câu nói dân gian “lẳng lơ như đĩ đánh bồng” xuất phát từ đây
Ngoài điệu múa lễ hội làng Triều Khúc còn được biết đến với màn rước kiệu đức Thành Hoàng hết sức long trọng và trang nghiêm. Lễ hội có sự tham gia với phần lớn người dân làng trong những trang phục truyền thống xa xưa của ông cha
Trong lễ rước kiệu, Long bào và các di vật sẽ được đoàn rước đi đầu là quan bảo vệ cầm thanh đao uy nghiêm hộ tống một vòng qua các trục đường chính quanh làng trong không khí náo nhiệt nhưng vẫn rất tôn nghiêm
Đoàn rước di chuyển đến đâu cũng đều thu hút theo lượng lớn dân làng và du khách thập phương đi theo quan sát và chiêm bái tạo nên bầu không khí rất huyên náo. Nhiều người còn trèo hẳn lên gốc Đa đầu làng để theo dõi và chụp ảnh cho dễ
Đặc biệt người dân trong làng luôn dành cho vị Thành Hoàng làng mình một sự tôn kính rất lớn đoàn rước đi đến đâu các bậc cao niên khó khăn trong việc di chuyển không tiện đi theo thì đứng chắp tay cầu khấn rất thành kính
Nhiều người còn dựng hẳn bàn thờ với đầy đủ lễ vật rất trang trọng đợi đoàn rước di chuyển ngang qua
Họ chăm chú theo dõi mọi diễn biến của kiệu rồng trong đoàn rước và thành tâm cầu nguyện cùng đức Thành Hoàng
Bên cạnh đó đoàn rước còn được hoạt náo bởi những màn múa Lân, Rồng đẹp mắt trải dài suốt hành trình rước kiệu ngài
Năm nay những chú Rồng còn được "nâng cấp" với những viên pháo màu trong miệng tạo nên những cảnh tượng hết sức đẹp mắt trong bầu không khí tuyệt vời của lễ hội
Ngoài ra sẽ là thiếu sót nếu không kể đến những điệu múa truyền thống được thực hiện bởi các thiếu nữ hết sức xinh đẹp và duyên dáng
Nụ cười "toả nắng" của một thiếu nữ trong đoàn múa ngày khai hội
Đây cũng là năm đầu tiên lễ hội truyền thống tại làng Triều khúc được vinh dự công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và đón nhận bằng khen của bộ Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch
Những nụ cười thật tươi của các bậc cao niên tay trong tay vẫy chào như một lời tạm biệt tốt đẹp cho một mùa lễ hội thành công tốt đẹp ở làng Triều Khúc. Hi vọng những vũ điệu những nét văn hoá đặc sắc như điệu múa "Con Đĩ Đánh Bồng" sẽ tiếp tục được giữ gìn và phát huy tạo nên những hình ảnh đẹp cho ngày đầu năm mới
Vậy là những ngày đón tết cổ truyền đã chấm dứt nhưng các cụ đã nói " tháng giêng là tháng ăn chơi" mùa lễ hội vẫn còn đang tiếp diễn hãy cùng chia sẻ cho bọn mình và mọi người các hình ảnh đẹp và ý nghĩa của các lễ hội quê các bạn và đừng quên cuộc thi ảnh "Tết 2019 " do Camera Tinh Tế phát động sẽ hết hạn vào ngày 22/2/2019 (24 tháng Chạp tới 18 Tết Kỷ Hợi) này. Hãy cùng chia sẻ những hình ảnh đẹp của mọi người với nhau và lấy lộc về đầu năm các bạn nhé
https://tinhte.vn/threads/anh-dau-xuan-xem-hoi-con-di-danh-bong-tai-lang-trieu-khuc.2915131/