"Ngao du trên mái nhà thế giới Ladakh – Ấn Độ một đất nước sở hữu những đặc tính kì dị đầy ngạc nhiên, là nơi dãy Himalaya hùng vĩ phủ đầy tuyết tạo nên một vùng ngoại vi hoàn hảo xung quanh khu vực phương Bắc. Himalaya trong tiếng Phạn có nghĩa là ngôi nhà tuyết và đồng thời là mái nhà của thế giới. Đó là nơi mà sự lộng lẫy của những ngọn núi cao nhất thế giới được nhân đôi trong vẻ đẹp gồ ghề và văn hóa độc đáo của những cộng đồng" NAG Bình Đặng chia sẻ về bộ ảnh.
Ladakh nằm trong vùng Trans Himalayan (tên của khu vực có độ dài 1600km thuộc vùng biên giới của cả Trung Quốc và Ấn Độ) và được biết đến với bầu không khí trong lành, bầu trời xanh thẳm và những trải nghiệm khó quên dành cho những ai từng đặt chân đến. Đây là một vùng đất với nhiều mảng kiến tạo địa chất được bao quanh bởi hai dãy núi hùng vĩ nhất, dãy Himalaya vĩ đại và dãy Karakoram, với cảnh quan núi non cằn cỗi, thô sơ, hoang vắng và xa xôi Ladakh đã từng là một trong những khu vực khó có thể tiếp cận và bị ngăn cấm, khi nhắc về nơi này dường như sự mô tả vẻ đẹp thuần khiết của vùng đất ít được nói đến hơn là những con đường cao nhất trên thế giới.
Nơi đây là một sự kết hợp hấp dẫn, giao thoa của các vùng đất cổ xưa, một lịch sử văn hóa phong phú và những ảnh hưởng dân tộc đa dạng thấm nhuần qua nhiều nhà truyền giáo, nhà thám hiểm và thương nhân đã từng đặt chân qua. Toàn bộ miền đất được nhúng trong những đỉnh núi tuyết lấp lánh, vẻ đẹp huyền bí nằm trong những hồ nước trong vắt, những dòng sông tạo bọt, đời sống Phật giáo sống động, cảnh quan, những tu viện cổ, những ngôi làng nhỏ và những rặng đá cao vút càng tăng thêm vẻ hấp dẫn.
Ladakh bao gồm hai huyện: Leh và Kargil, địa hình sa mạc lạnh trải rộng trên diện tích 58.000 km2 với điều kiện thời tiết khắc nghiệt tạo ra một khu vực cực hiếm mưa và là cao nguyên cao nhất của Ấn Độ, từ khoảng 2.750m tại Kargil đến 7.672, tại Sanger Kangri trong dãy Karakoram, khu vực cư trú của con người là 2.700m đến 4.500m.
Trong phương ngữ Ladakh, nó được gọi là Ladwig và Khachampa là một tên khác miêu tả tuyết và băng giá phủ kín – một trong những đặc tính nhận diện chính. Trong quá khứ đây là vùng đất được tìm kiếm nhiều nhất do vị trí chiến lược đáng thèm muốn và thường được gọi là Kim cương Trung Á trong khi do ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Tây Tạng, còn mang tên khác là Little Tibet (Tiểu Tây Tạng).
Lịch sử của Ladakh mang đầy sự thú vị và đa dạng như chính vị trí địa lý của mình. Đối với nhiều quốc gia, Ladakh được sử dụng như một tuyến thương mại giữa Punjab (khu vực biên giới với Pakistan) và các thị trấn Trung Á của Yarkand và Khotan (thuộc tỉnh Tân Cương của Trung Quốc). Các mặt hàng chính bao gồm khăn choàng pashmina, gia vị, nghệ tây, tơ thô, thảm, đá quý và thuốc phiện…tất cả đã là một phần của con đường tơ lụa nổi tiếng xưa kia.
Phần lớn người ta tin rằng những người định cư đầu tiên ở Ladakh là những tộc người sinh sống tại thung lũng Indus và Drass. Dards (tộc người Indo-Aryan xuất hiện trải dài từ phía đông Afghanistan, phía Bắc Pakistan và dải Kashmir) là những người du mục định cư và chăn thả gia súc tại các làng Da Hanu, Darchik và Garkhon của thung lũng Indus. Sau khi Dards đến Monks từ Himachal Pradesh định cư tại Gya (Manali-Leh Route) trước khi di cư đến Rong, Shyok, Sakti, Tangste và Durbarg và cuối cùng là những người Trung Á định cư tại nhiều nơi khác nhau của Ladakh hiện nay và cả Tây Tạng.
Chính sự phức hợp văn hóa từ các chủng tộc khác nhau đã để lại dấu ấn đậm nét và hình thành nên sự pha trộn thú vị trong văn hóa cũng như tôn giáo hiện tại bao gồm Tây Tạng – Phật giáo, Hồi giáo và Kitô giáo. Nhưng vì các rào cản địa lý của nó, Ladakh đã từng tách biệt về mặt đời sống và kinh tế. Chỉ sau năm 1962 khi đường cao tốc nối Srinagar và Leh – (thủ phủ) được xây dựng, sự mở rộng văn hóa và kinh tế mới thực sự bắt đầu, và sau đó vào năm 1974 khi khu vực này mở cửa cho du lịch với những địa danh nổi bật đã thu hút một số lượng lớn du khách. Việc mở cửa của một số khu vực hạn chế trước đây như thung lũng Nubra, mạch Dah-Hanu, hồPangong Tso và khu vực Rupshu vào năm 1994 cũng đã làm cho Ladakh ngày càng dễ tiếp cận hơn.
Biết và được khám phá Ladakh nhưng nhiều người trong số các du khách cũng có thể chưa từng được nghe về thảm họa lũ lụt đã từng xảy ra tại thủ phủ Leh vào tháng 8 năm 2010. Một khối mây khổng lồ mang theo mưa khủng khiếp xảy ra trên Leh và vùng lân cận, vào tối ngày 5 tháng 8 năm 2010, kéo theo một trận lũ cuốn trôi 71 ngôi làng, 255 người chết và hơn hai trăm người mất tích và gây thiệt hại nghiêm trọng cho toàn bộ khu vực.
Nhờ nỗ lực phối hợp của quân đội Ấn Độ, nhiều chính quyền khu vực và tổ chức phi chính phủ, nhân dân Ladakh và chính quyền trung ương Ấn Độ, nhiều người sống sót đã được tái định cư và phục hồi cuộc sống. Lũ lụt đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Ladakh trong năm 2010, đặc biệt tháng 8 là mùa du lịch cao điểm.
Về mặt thực tế, Ladakh được coi là vùng bán sa mạc ở độ cao cao nhất trên thế giới vì nó nằm trong khu vực ngăn gió mùa tiếp cận phía bắc do dãy Himalaya tạo ra. Lượng mưa trung bình hàng năm chỉ là 15 cm. ngay cả trong mùa đông mặc dù nhiệt độ có thể giảm xuống – 30 độ C, tuy nhiên gần như không có tuyết do thiếu hụt hơi nước.
Lũ lụt khủng khiếp tháng 8 năm 2010 xuất hiện kéo theo sau đó là lượng mưa tăng ở Ladakh trong một khoảng thời gian vài năm nay. Các trận lũ nhỏ đã trở thành những sự cố thường xuyên gây sạt lở các tuyến đường liên thông trong khu vực. Các tòa nhà Ladakhi truyền thống được làm từ gạch bùn khô cũng gánh chịu những hậu quả nặng nề do không thể hấp thụ được lưu lượng nước mưa tăng theo hàng năm gây ra những vấn đề khó khăn trong việc bảo tồn.
Lý do cho sự thay đổi khí hậu này vẫn chưa rõ ràng, có thể do nhiệt độ khu vực tăng mạnh làm đảo chiều các luồng không khí nhưng dù sao, một thực tế phải được chấp nhận rằng Ladakh không còn là nơi khô ráo nhất trên thế giới nữa. Những cơn mưa bất thường sẽ xảy ra vào đầu hoặc cuối giai đoạn gió mùa, dẫn đến suy đoán rằng dãy Himalaya vĩ đại sẽ không còn là rào cản đối với tiến trình ngăn cản những cơn gió mang hơi ẩm về phương bắc, và biết đâu đấy trong vòng nửa thế kỷ tới cảnh sắc nơi này lại một lần nữa thay hình đổi dạng.
Bình Đặng là một người hoạt động tài liệu với hơi hướng đương đại hoạt động tại Hà Nội. Tác phẩm của anh chia thành hai chiều hướng, tìm hiểu về các tác động xã hội vào đời sống con người hoặc khám phá các suy nghĩ cá nhân. Bên cạnh đó anh còn hoạt động chính trong mảng nhiếp ảnh thương mại.
Anh em có thể xem thêm những dự án/ hoạt động nhiếp ảnh của anh tại :
- Web cá nhân : https://binhdang.me
- Instagram : https://www.instagram.com/binhdangg/
- Facebook : https://www.facebook.com/binhdang.me