Rạn Nam Ô - Đà Nẵng
Rạn Nam Ô Đà Nẵng
là một địa điểm du lịch khá mới mẻ với nhiều du khách gần xa bởi lẽ
trong hầu hết các trình khám phá Đà Nẵng ít có công ty du lịch đưa Rạn
Nam Ô vào lộ trình tham quan và khám phá. Tuy nhiên, Rạn Nam Ô luôn gợi sự tò mò, thích thú cho những ai đã từng đặt chân đến đây
Rạn Nam Ô thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng. Rạng rộng chừng 2ha chia thành hai cụm là rạn Cả và rạn Con. Cụ thể: rạn Cả chạy theo hướng tây tây bắc - đông đông nam, dài chừng 300m, rộng độ 50m, có đá ngầm phân bố dày đặc, đá chồng lên đá, lô nhô có chỗ sâu vài mét, có hòn cao cách mặt nước chừng non sải tay. Rạn Con nhỏ hơn, nằm song song và bằng nửa rạn Cả. Đặc biệt, giữa 2 rạn có một lạch con, người dân địa phương gọi là “lòng thong” rộng chừng 20m. Vùng nước này rất êm, hiền hòa và vô cùng hấp dẫn.
Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa có vợ chồng ông bà thợ trời được Ngọc Hoàng Thượng Đế sai đào biển đắp non. Chồng tên Ba Viên, vợ tên Bà Nà. Hai người cần cù gánh đá từ biển phía đông về núi phía tây, ngày qua ngày, núi càng cao, càng lớn.
Một hôm, bà đã gánh đến chân núi mà chưa thấy bóng dáng ông đâu, bèn để đôi sọt đầy đất đá chống đòn gánh đứng chờ. Bỗng nghe từ biển vang lên tiếng ầm ầm như động đất, bà bỏ quang gánh vội chạy về phía biển xem sao. Đến nơi thấy ông cầm chiếc đòn gánh gãy, miệng mếu như khóc, bà hỏi vì sao? Ông bảo: Thấy núi bà đắp đã cao mà núi tôi còn thấp, tôi bèn tăng lượng đá lên gấp đôi nên đòn gánh gãy...
Chuyện đắp non bất thành, hai vợ chồng bị Thượng Đế triệu hồi về thiên đình. Hai đầu gánh đá đổ giữa đường, một đầu thành làng Nam Ô với núi đá Xuân Dương và núi Ghềnh Nam Ô (gành Nam Ô), đầu kia thành rạn Cả và rạn Con.
Trong ký ức của người dân địa phương, ngày xưa Rạn Nam Ô là một ngư trường lý tưởng cho ngư dân Nam Ô cũng như ngư dân các quận, huyện lân cận. Nơi đây một thời cá về trú ẩn rất nhiều do rạn mọc nhiều rong tảo, trở thành nơi sinh sản và trú ngụ của nhiều loại cá theo mùa - từ loại cá dò, cá cơm, cá ve người dân đánh bắt về làm mắm, mắm cái đến các loại cá lớn như cá nhám, cá thu cũng theo những luồng nước tìm về.
Nằm ở vị trí khá đẹp, từ bãi biển Xuân Thiều có thể nhìn thấy từng con sóng nhấp nhô nơi Rạn Nam Ô cách đó không xa. Cảnh quan rạn Nam Ô đôi lúc khiến du khách dễ cảm nhận sự đơn độc nhưng mang một vẻ đẹp đầy thử thách, bởi rạn đá ngầm ẩn hiện những mỏm đá lô nhô bất kể lúc nào cũng có thể hất tung những đợt sóng biển đang cố trào tới. Dù vậy khi sóng đã tan và lùi dần ra biển lớn, lại để lộ dải đá nằm tĩnh lặng hiền hòa mang nét phong trần của thời gian đầy quyến rũ, cùng bờ cát tinh nhuyễn hơi ngả màu như làm duyên mỗi khi ráng chiều phủ xuống.
Thời gian gần đây, nhiều bạn trẻ cùng chiếc máy ảnh đã chọn nơi này làm điểm tạo dáng chụp hình thơ mộng và lý tưởng. Nếu nghĩ xa hơn, các công ty du lịch nếu biết kết hợp việc thăm thú cảnh quan Rạn Nam Ô cùng hành trình khám phá làng nước mắm Nam Ô, khu du lịch Xuân Thiều có thể tạo thành hành trình thưởng ngoạn thú vị và nhiều bổ ích.
Theo Dulichdanang.biz, ảnh internet
Du lịch, GO!
Rạn Nam Ô thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng. Rạng rộng chừng 2ha chia thành hai cụm là rạn Cả và rạn Con. Cụ thể: rạn Cả chạy theo hướng tây tây bắc - đông đông nam, dài chừng 300m, rộng độ 50m, có đá ngầm phân bố dày đặc, đá chồng lên đá, lô nhô có chỗ sâu vài mét, có hòn cao cách mặt nước chừng non sải tay. Rạn Con nhỏ hơn, nằm song song và bằng nửa rạn Cả. Đặc biệt, giữa 2 rạn có một lạch con, người dân địa phương gọi là “lòng thong” rộng chừng 20m. Vùng nước này rất êm, hiền hòa và vô cùng hấp dẫn.
Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa có vợ chồng ông bà thợ trời được Ngọc Hoàng Thượng Đế sai đào biển đắp non. Chồng tên Ba Viên, vợ tên Bà Nà. Hai người cần cù gánh đá từ biển phía đông về núi phía tây, ngày qua ngày, núi càng cao, càng lớn.
Một hôm, bà đã gánh đến chân núi mà chưa thấy bóng dáng ông đâu, bèn để đôi sọt đầy đất đá chống đòn gánh đứng chờ. Bỗng nghe từ biển vang lên tiếng ầm ầm như động đất, bà bỏ quang gánh vội chạy về phía biển xem sao. Đến nơi thấy ông cầm chiếc đòn gánh gãy, miệng mếu như khóc, bà hỏi vì sao? Ông bảo: Thấy núi bà đắp đã cao mà núi tôi còn thấp, tôi bèn tăng lượng đá lên gấp đôi nên đòn gánh gãy...
Chuyện đắp non bất thành, hai vợ chồng bị Thượng Đế triệu hồi về thiên đình. Hai đầu gánh đá đổ giữa đường, một đầu thành làng Nam Ô với núi đá Xuân Dương và núi Ghềnh Nam Ô (gành Nam Ô), đầu kia thành rạn Cả và rạn Con.
Trong ký ức của người dân địa phương, ngày xưa Rạn Nam Ô là một ngư trường lý tưởng cho ngư dân Nam Ô cũng như ngư dân các quận, huyện lân cận. Nơi đây một thời cá về trú ẩn rất nhiều do rạn mọc nhiều rong tảo, trở thành nơi sinh sản và trú ngụ của nhiều loại cá theo mùa - từ loại cá dò, cá cơm, cá ve người dân đánh bắt về làm mắm, mắm cái đến các loại cá lớn như cá nhám, cá thu cũng theo những luồng nước tìm về.
Nằm ở vị trí khá đẹp, từ bãi biển Xuân Thiều có thể nhìn thấy từng con sóng nhấp nhô nơi Rạn Nam Ô cách đó không xa. Cảnh quan rạn Nam Ô đôi lúc khiến du khách dễ cảm nhận sự đơn độc nhưng mang một vẻ đẹp đầy thử thách, bởi rạn đá ngầm ẩn hiện những mỏm đá lô nhô bất kể lúc nào cũng có thể hất tung những đợt sóng biển đang cố trào tới. Dù vậy khi sóng đã tan và lùi dần ra biển lớn, lại để lộ dải đá nằm tĩnh lặng hiền hòa mang nét phong trần của thời gian đầy quyến rũ, cùng bờ cát tinh nhuyễn hơi ngả màu như làm duyên mỗi khi ráng chiều phủ xuống.
Thời gian gần đây, nhiều bạn trẻ cùng chiếc máy ảnh đã chọn nơi này làm điểm tạo dáng chụp hình thơ mộng và lý tưởng. Nếu nghĩ xa hơn, các công ty du lịch nếu biết kết hợp việc thăm thú cảnh quan Rạn Nam Ô cùng hành trình khám phá làng nước mắm Nam Ô, khu du lịch Xuân Thiều có thể tạo thành hành trình thưởng ngoạn thú vị và nhiều bổ ích.
Theo Dulichdanang.biz, ảnh internet
Du lịch, GO!