Cặp rắn cao gần 4 mét, con thuyền đi biển của ngư dân,
cầu khỉ, khóm lúa, rặng tre, mái nhà tranh... được kết từ hơn 120.000
chậu hoa hiện ra rực rỡ trên đường hoa và sẵn sàng đón người dân tới
tham quan tối 27 tháng Chạp.
> Đường hoa Nguyễn Huệ, văn hóa Tết của Sài Gòn / Khai hội hoa xuân lớn nhất TP HCM
|
|
Như thông lệ, đầu đường hoa Nguyễn Huệ là biểu tượng
con giáp của năm được thiết kế cách điệu. Tết Quý Tỵ, cặp rắn cao gần 4 m
được đặt ngay lối vào. Hai con rắn chụm đầu vào nhau, đuôi uốn tạo
thành hình trái tim - mang thông điệp "Xuân yêu thương". Thân rắn làm
bằng mút xốp, quấn vải màu vàng và được các nhân viên kỹ thuật ốp vỏ cây
tràm, hàn silicon rất tỉ mỉ, trông xa như từng chiếc vẩy. |
Một
điểm nhấn khác của đường hoa Nguyễn Huệ là con thuyền lớn dài gần 7 m,
mô phỏng kiểu thuyền đi biển của ngư dân Việt Nam. Thuyền được đặt ngay
đầu khu vực "Xuân biển đảo" ở cuối đường hoa. Chiếc thuyền đi biển này
được cách điệu với một biển hoa tươi, thể hiện mùa đi biển bội thu của
bà con, xa xa là hàng dừa xanh, bãi cát trắng, những chiếc thuyền
thúng...
Bên cạnh con thuyền là ao sen cùng cây cầu khỉ, đặc trưng của miền Tây sông nước.
Dàn bầu xanh ngắt cùng những tấm liếp phơi cũng xuất hiện giữa đường hoa.
Đồng
lúa xanh rì đang trĩu hạt, rặng tre cùng mái tranh thân thuộc của làng
quê Việt Nam cũng xuất hiện ở đô thị hiện đại Sài Gòn.
Những chiếc xe ngựa chở đầy hoa cũng là một hình ảnh quen thuộc.
Các
nghệ nhân đang hoàn thiện những công việc cuối cùng trước khi đường hoa
mở cửa cho người dân vào tham quan miễn phí từ tối mai.
Theo Trưởng ban tổ chức Trần Hùng Việt, năm nay đường hoa sẽ trưng bày hơn 120.000 chậu hoa các loại.
Việc
thiết kế giảm tối đa các vật liệu như sắt, thép, bêtông... mà tăng chất
mộc; phần lớn trang trí, tiểu cảnh sẽ được nâng lên ngang tầm người để
dễ ngắm và khách thưởng ngoạn đường hoa có thể ghi lại nhiều hình ảnh
đẹp.
Đường hoa sẽ mở cửa từ 19h tối 7/2 (27 tháng Chạp) đến 22h ngày 13/2 (mùng 4 Tết).
Hữu Công