Ngày đăng: 21/3/2012
"...Có
bao giờ bạn nghĩ đến cuộn băng nhạc to đến thế này? Sự thật, những cuộn
băng nhạc lớn như vậy đã từng phổ biến lan tràn trên thị trường Việt
Nam vào thập niên 1950s, còn gọi là Akai hay Magnetic...."
Kỹ
thuật càng tân tiến các nhà sản xuất ngày càng tranh nhau đưa ra những
dòng sản phẩm vừa đa chức năng, nhỏ gọn và nhẹ, tiện dụng cho việc mang
đi lại (dòng portable). Lần ngược về quá khứ bạn sẽ thấy chúng có kích
thước và khối lượng ngoài sức tưởng tượng, ví dụ như dòng máy tính xách
tay.
NEC: Do hảng Nippon Electric Co -Nhật sản xuất thập niên 19560s , sóng ngăn (sw), pin 9 volt
Chiếc radio này
anh vô tình mua lại được khi đi khu vực bán hàng lạp xoong, nó được chọn
mua vì nó là món đồ mà anh thấy trong gia đình khi còn nhỏ.
Và điều tương tự như vậy cũng diễn ra cho các thiết bị nghe nhạc, có bao giờ bạn nghĩ đến cuộn băng nhạc to đến thế này?
Sự
thật, những cuộn băng nhạc lớn như vậy đã từng phổ biến lan tràn trên
thị trường Việt nam vào thập niên 1950s, còn gọi là Akai hay magnetic.
Còn đĩa hát với kích cỡ ngoại hạng dưới đây thì sao?
Hiện
nay những “thiết bị khổng lồ” đó rất hiếm thấy vì đã đi vào quên lãng.
Tuy nhiên không phải ai cũng lãng quên chúng, như anh Nguyễn Hoàng
Tâm-một tay sưu tầm đồ cổ tổng hợp (máy hát, radio, xe cổ...v.v..), ở
nhà anh, bạn dễ dàng tìm thấy những “gã khổng lồ” nói trên (thiết bị âm
thanh).
Dàn máy hát băng Akai và các đĩa đá/than các loại
(Máy hát đĩa với đầu kim có thể thay đổi để đọc nhiều loại đĩa khác nhau)
Là một người cầu
toàn nên anh Tâm đầu tư rất chắc lọc, từ máy đến loại đĩa nghe, hiện anh
đang sở hữu rất nhiều băng Akai và đĩa chất lượng, giá trị liên thành.
Đĩa
hát với các siêu sao thời mới nổi: Ông hoàng nhạc pop Michael Jackson,
Madonna hay Lionel Richie, Nhạc vàng với Duy Khánh,Thanh Tuyền, Chế
Linh,...(Hình bên phải là băng Akai còn cả dây “garantee-bảo đảm”).
Sợ băng akai để lâu có bụi, làm giảm tuổi thọ của dàn máy chính, anh Tâm trang bị thêm máy sơ cua để chạy băng cho sạch.
Máy chiếu phim với màn ảnh rộng cũng không “lọt” khỏi vùng phủ sóng của anh
Băng Charlie chaplin (Sặc lô)
Đĩa hát với tên tuổi nổi tiếng trong làng cải lương : Văn Hường, Thanh Tuấn, Minh Vương, Mỹ Châu..cũng nằm trong bộ sưu tập.
“Làm sao mà anh còn có cái băng cối Tìm lại cuộc đời này vậy?"- Câu hỏi ngạc nhiên của nghệ sỹ cải lương Thanh Tuấn khi ký tặng cho anh Tâm trong một buổi giao lưu.
Ngoài ra anh Tâm còn sưu tầm radio-hát đĩa đủ các loại
Zenith R7000-1 sản xuất năm 1979 va là dòng cuối cùng của loại Trans-Oceanic. Máy này đặc biệt xem được giờ thế giới và la bàn, trước đây chỉ có hàng “tướng tá” mới sở hữu được
Và nhiều dòng khác:
\
Sau một
vòng ngắm nghía thỏa thích bộ sưu tập đa dạng của anh Tâm, chuẩn bị ra
về, bước tới cửa chính rồi mà tôi vẫn không thể rời chân đi, điều gì giữ
chân tôi ở lại? Thì ra lại là “hình ảnh chú chó ngồi nhìn vào loa kèn”.
Logo này thường thấy trên máy hát đĩa dây thều của hãng RCA.
Chiếc máy Nipper này sản xuất vào những năm 1900s (chú chó “Nipper” ngồi trước chiếc máy hát cùng khẩu hiệu “His mater’s voice”, Bức
tranh “Chó nghe máy hát” nguyên gốc có tên là “Dog looking at and
listening to a Phonograph” do họa sỹ Francis Barraud người Anh vẽ năm
1898 để tưởng nhớ chú chó mang tên Nipper của ông. Sau này bức tranh đổi
tên là “His Master’s Voice” và bán cho RCA 1902.)
Xin chân thành cám ơn anh Tâm đã
cung cấp những tư liệu quý để độc giả chúng tôi có cơ hội tìm hiểu những
vết son trong khoa hoc kỹ thuật .....Tạm biệt những “gã khổng lồ còn xót lại với thời gian”. Hẹn gặp lại kỳ khác.
T.T-anne
Ngày: 21/3/2012 - Theo: www.24tin.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét