Bạn thật may mắn nếu có một mảnh
đất đủ để thỏa sức tung hoành cùng niềm đam mê hoa lá. Nhưng ngay cả khi
bạn chỉ có những ban công nho nhỏ, bởi vì bạn sống ở các tòa chung cư
hay căn nhà phố liền đường, và thậm chí bạn không có cả bồn hoa, thì bạn
vẫn có thể tạo cho mình những góc hoa xinh, biến không gian sống của
mình thành một nơi bình yên lãng mạn. Bài viết này sẽ đề cập một số giải
pháp tạo góc hoa cho ban công mà không lấn chiếm quá nhiều diện tích
sinh hoạt hay cản trở tầm nhìn của bạn. Mình xin mượn các hình ảnh của
gapphotos.com để minh họa cho bài viết.
1. Tận dụng chiều cao không gian thay cho diện tích sàn
Bạn có thể làm một chiếc thang hoa xinh xắn với các chậu hoa gắn vào từng bậc thang. Ý tưởng này không chỉ giúp bạn tiết kiệm diện tích mà còn đem đến một phong cách trẻ trung và độc đáo. Một lợi điểm nữa là bạn có thể thay đổi vị trí của chiếc thang này theo những cảm hứng bất chợt. Những chiếc kệ cao tầng cũng có tác dụng tương tự để bạn chồng các chậu hoa lên nhau mà không ảnh hưởng gì đến "sức khỏe" của chúng. Thỉnh thoảng, bạn có thể trang trí cho đám thang, kệ của mình bằng những dải nơ hay bóng bay nữa, và góc hoa của bạn sẽ thật là dễ thương.
Ở Gino có bán giá treo hoa nhiều tầng bằng sắt uốn sơn đen trông cũng gọn và xinh, có điều giá hơi mắc, đâu khoảng 500-600k gì đó. Những thứ này vẫn có thể tự đặt làm theo ý thích riêng của bản thân.
2. Biến bức tường thành một bức tranh thiên nhiên lãng mạn
Bạn vẫn có thể giữ nguyên diện tích sàn nếu không muốn lấn chiếm, nhưng vẫn có một không gian hoa lá để thư giãn. Hãy tận dụng bức tường với các loại chậu và kệ nhỏ gắn tường. Ngoài các hàng hoa kiểng có bán rất nhiều loại chậu có lỗ móc gắn tường. Tốt nhất bạn nên dùng chậu nhựa vì đặc tính nhẹ và không thấm nước để tránh làm hỏng bức tường của bạn. Những loại hoa và lá xanh buông rủ nhẹ nhàng rất thích hợp cho kiểu chậu treo tường này.
3. Làm chiếc hàng rào gọn xinh
Nếu ban công của bạn chẳng có hàng rào mà bạn lại muốn trồng những loại hoa dây leo thì sao nhỉ? Chẳng sao cả, một chiếc hàng rào gọn xinh dựng vào tường sẽ giúp bạn có một vách hoa như ý. Bạn hoàn toàn có thể trồng cây trong chậu và cho dây leo lên chiếc hàng rào di động này.
4. Vườn treo
Những giỏ treo với các hình dáng khác nhau, một tầng hoặc nhiều tầng, sẽ giúp bạn tận dụng khoảng không trên cao và đưa tầm mắt của bạn hướng về thiên nhiên. Vì ở trên cao nhiều nắng gió, bạn nên dùng chậu xơ dừa lồng trong khung sắt, vừa bền vững vừa giúp cây chống hạn lẫn chống úng. Với những chậu lớn, bạn có thể kết hợp nhiều loại hoa và lá xanh, lá màu để tạo sự phong phú. Bạn nên dùng vòi phun có thể chĩa lên tầm cao và có thể điều chỉnh chế độ phun để đưa nước vào vườn treo của bạn nhé.
5. Biến lan can thành giá đỡ cho các chậu hoa
Dù bạn có bồn hay không, thì thành lan can vẫn là cái giá đỡ lý tưởng để bạn gắn các chậu hoa hay flower box có móc lồng vào đó. Khung chậu tròn hay chậu chữ nhật bằng sắt sơn đen, trắng có bán nhiều ở Gino và các hàng hoa kiểng lớn, bạn có thể đặt chậu xơ dừa hay chậu nhựa vào đó, trồng một hoặc kết hợp nhiều loại hoa. Thích hợp để trồng theo kiểu này là những loại cây thân thấp hoặc dáng rủ. Sự tinh tế và giàu ý tưởng khi tạo những flower box sẽ làm sáng bừng cả không gian của bạn.
Rõ ràng là với những diện tích rất nhỏ, thậm chí 1m2, bạn vẫn có thể đặt một chiếc bàn con, một chiếc ghế, và ngồi đó thư giãn cùng hoa bên ly cafe nóng.
1. Tận dụng chiều cao không gian thay cho diện tích sàn
Bạn có thể làm một chiếc thang hoa xinh xắn với các chậu hoa gắn vào từng bậc thang. Ý tưởng này không chỉ giúp bạn tiết kiệm diện tích mà còn đem đến một phong cách trẻ trung và độc đáo. Một lợi điểm nữa là bạn có thể thay đổi vị trí của chiếc thang này theo những cảm hứng bất chợt. Những chiếc kệ cao tầng cũng có tác dụng tương tự để bạn chồng các chậu hoa lên nhau mà không ảnh hưởng gì đến "sức khỏe" của chúng. Thỉnh thoảng, bạn có thể trang trí cho đám thang, kệ của mình bằng những dải nơ hay bóng bay nữa, và góc hoa của bạn sẽ thật là dễ thương.
Ở Gino có bán giá treo hoa nhiều tầng bằng sắt uốn sơn đen trông cũng gọn và xinh, có điều giá hơi mắc, đâu khoảng 500-600k gì đó. Những thứ này vẫn có thể tự đặt làm theo ý thích riêng của bản thân.
2. Biến bức tường thành một bức tranh thiên nhiên lãng mạn
Bạn vẫn có thể giữ nguyên diện tích sàn nếu không muốn lấn chiếm, nhưng vẫn có một không gian hoa lá để thư giãn. Hãy tận dụng bức tường với các loại chậu và kệ nhỏ gắn tường. Ngoài các hàng hoa kiểng có bán rất nhiều loại chậu có lỗ móc gắn tường. Tốt nhất bạn nên dùng chậu nhựa vì đặc tính nhẹ và không thấm nước để tránh làm hỏng bức tường của bạn. Những loại hoa và lá xanh buông rủ nhẹ nhàng rất thích hợp cho kiểu chậu treo tường này.
3. Làm chiếc hàng rào gọn xinh
Nếu ban công của bạn chẳng có hàng rào mà bạn lại muốn trồng những loại hoa dây leo thì sao nhỉ? Chẳng sao cả, một chiếc hàng rào gọn xinh dựng vào tường sẽ giúp bạn có một vách hoa như ý. Bạn hoàn toàn có thể trồng cây trong chậu và cho dây leo lên chiếc hàng rào di động này.
4. Vườn treo
Những giỏ treo với các hình dáng khác nhau, một tầng hoặc nhiều tầng, sẽ giúp bạn tận dụng khoảng không trên cao và đưa tầm mắt của bạn hướng về thiên nhiên. Vì ở trên cao nhiều nắng gió, bạn nên dùng chậu xơ dừa lồng trong khung sắt, vừa bền vững vừa giúp cây chống hạn lẫn chống úng. Với những chậu lớn, bạn có thể kết hợp nhiều loại hoa và lá xanh, lá màu để tạo sự phong phú. Bạn nên dùng vòi phun có thể chĩa lên tầm cao và có thể điều chỉnh chế độ phun để đưa nước vào vườn treo của bạn nhé.
5. Biến lan can thành giá đỡ cho các chậu hoa
Dù bạn có bồn hay không, thì thành lan can vẫn là cái giá đỡ lý tưởng để bạn gắn các chậu hoa hay flower box có móc lồng vào đó. Khung chậu tròn hay chậu chữ nhật bằng sắt sơn đen, trắng có bán nhiều ở Gino và các hàng hoa kiểng lớn, bạn có thể đặt chậu xơ dừa hay chậu nhựa vào đó, trồng một hoặc kết hợp nhiều loại hoa. Thích hợp để trồng theo kiểu này là những loại cây thân thấp hoặc dáng rủ. Sự tinh tế và giàu ý tưởng khi tạo những flower box sẽ làm sáng bừng cả không gian của bạn.
Rõ ràng là với những diện tích rất nhỏ, thậm chí 1m2, bạn vẫn có thể đặt một chiếc bàn con, một chiếc ghế, và ngồi đó thư giãn cùng hoa bên ly cafe nóng.
Thứ tư, ngày 06 tháng sáu năm 2012
Góc ban công nhỏ mà không "nhỏ"
Một góc ban công nhỏ, hầu như nhà ai cũng có. Với diện tích tuy
vô cùng nhỏ bé, nhưng nếu khéo tay và tinh tế một chút, bạn có thể tạo
ra những chức năng rất hữu ích.
1. Tạo thành góc vườn nhỏ
Một công dụng của ban công được các gia đình sử dụng phổ biến nhất đó là biến chúng thành góc vườn trên cao. Chỉ một vài giỏ hoa, chậu cây, hay một ít thùng xốp được tận dụng trồng rau, bạn đã có ngay một khu vườn mini cực kỳ xinh xắn và góp một chút không khí trong lành cho ngôi nhà bạn, đặc biệt là với nhà chung cư, điều này rất cần thiết.
Một công dụng của ban công được các gia đình sử dụng phổ biến nhất đó là biến chúng thành góc vườn trên cao. Chỉ một vài giỏ hoa, chậu cây, hay một ít thùng xốp được tận dụng trồng rau, bạn đã có ngay một khu vườn mini cực kỳ xinh xắn và góp một chút không khí trong lành cho ngôi nhà bạn, đặc biệt là với nhà chung cư, điều này rất cần thiết.
Ban công chủ yếu được tận dụng thành góc vườn với hoa lá và rau xanh.
2. Nơi thư giãn
Chỉ với một chiếc ghế êm ái, một vài
chiếc gối ôm, một vài quyển sách, một bàn trà gọn gàng…, góc ban công
nhỏ này đã trở thành một không gian thư giãn riêng dành cho bạn.
3. Bàn ăn xinh xắn
Với một gia đình nhỏ, một chiếc bàn ăn xinh xắn ở góc ban công, giúp bạn tận hưởng bữa sáng và hít thở không khí trong lành là một ý tưởng rất thú vị.
Với một gia đình nhỏ, một chiếc bàn ăn xinh xắn ở góc ban công, giúp bạn tận hưởng bữa sáng và hít thở không khí trong lành là một ý tưởng rất thú vị.
4. Góc làm việc, học tập, đọc sách
Nơi làm việc hay học tập luôn cần nhiều ánh sáng và không khí trong lành để kích thích sự sáng tạo. Góc ban công này có thể trở thành góc để vẽ tranh, làm việc, hay đọc sách rất lý tưởng nếu bạn khéo sắp xếp.
Nơi làm việc hay học tập luôn cần nhiều ánh sáng và không khí trong lành để kích thích sự sáng tạo. Góc ban công này có thể trở thành góc để vẽ tranh, làm việc, hay đọc sách rất lý tưởng nếu bạn khéo sắp xếp.
5. Nơi lưu trữ
Nếu nhà bạn quá chật chội, hãy tận dụng ban công như góc chứa đồ rất hiệu quả. Chúng có thể dùng để cất trữ chén bát với những chiếc giá trên tường rất gọn, hoặc để cất trữ quần áo bẩn, giá sách, vv…
Thứ ba, ngày 05 tháng sáu năm 2012
Ban công – "vườn xanh" trong nhà phố
Một khoảng ban công nhỏ cũng đủ để tạo nên không gian sinh thái cần thiết và đẹp mắt cho ngôi nhà phố vốn chật hẹp.
Trong
kiến trúc hiện đại, ban công luôn được xem là nơi “diện tích nhỏ nhưng
công năng lớn”, với sự sáng tạo của chủ nhân họ có thể biến không gian
này thành góc thư giãn lý tưởng, nơi làm việc nhỏ xinh hay “kho” trữ đồ
tiện dụng… Tuy nhiên, giải pháp phổ biến nhất chính là tạo ‘vườn xanh”
mini để mang “hơi thở” thiên nhiên vào không gian sống của gia đình.
Mỗi
một kiểu dáng hay vị trí ban công phù hợp với cách décor khác nhau
nhưng cần đảm bảo sự thông thoáng, thẩm mỹ để ngôi nhà thêm duyên, trong
lành hơn và không khí trong ngoài nhà vẫn lưu thông một cách tích cực.
1. Giàn leo nhỏ gọn
Những giàn hoa lá xanh tươi là lựa chọn thông minh cho ban công nhà phố, nó tạo bóng râm mát lại không cần nhiều diện tích sàn. Với cách thiết kế này, bạn nên chọn giàn leo loại thang nhỏ (chỉ bố trí giàn ở một góc) để không gian thư giãn luôn khoáng đạt và ánh sáng dễ dàng tràn vào trong nhà. Kết hợp với các chậu hoa nhỏ trên thành lan can sẽ khiến góc ngoại thất thêm rực rỡ.
2. Tiểu cảnh sinh thái
Diện
tích khiêm tốn nhưng ban công vẫn có thể trở thành khu sinh thái thu
nhỏ thật yên bình với các yếu tố gần gũi tự nhiên. Một vài chậu cây đơn
giản, đài phun nước xinh xắn và chiếc ghế gỗ vững chãi đặt trên lớp đá
cuội…bạn đã có một chốn suy tư cho riêng mình. Không khí càng lãng mạn
nếu bạn ngắm thành phố trong đêm với ánh nến lung linh trên ban công,
tiếng nước khẽ chảy, những làn gió mát… sẽ khiến tâm hồn thư thái, dễ
chịu.
3. “Đường viền xanh” cho ban công
Một
cách cải tạo ban công hiệu quả khác là tạo “viền xanh” cho không gian
này. Để trống một vùng nhỏ bao quanh góc ban công, ốp gờ cao và đổ đất
mùn, bạn tha hồ lựa chọn loại cây trồng để “tạo dáng” cho nơi trò chuyện
ngoài trời. Trồng xen kẽ các loại hoa, cây cảnh vừa và nhỏ sẽ giúp “góc
xanh” thêm đẹp mắt. Tận dụng diện tích này để trồng thêm một vài loại
rau thơm, cây gia vị cũng là ý tưởng thu hút các bà nội trợ.
Nếu
ban công quá hẹp việc lựa chọn loại cây và hình dáng chậu cần được lưu
tâm hơn nữa. Bạn có thể tham khảo những “mẹo hay” của Archi để tăng
không gian cho góc nhỏ nhắn này. Sử dụng kệ xếp tầng hay tích hợp các
hình thức chưng hoa (bày chậu cảnh dưới nền, treo trên gờ lan can, đóng
thêm giá treo tường, kệ đỡ…) sẽ giúp ban công nhỏ càng xanh tươi, mát
mẻ.
Cùng một diện tích bạn có thể chưng nhiều loại cây lá nhờ chậu xếp tầng.
Đây là cách tận dụng tối đa không gian cho nhà nhỏ.
Đây là cách tận dụng tối đa không gian cho nhà nhỏ.
Ban công rực rỡ với những giỏ hoa treo và chậu cảnh nhỏ đặt trên các giá đỡ.
Thêm vài chậu cảnh (xếp nền và giỏ treo),
góc ban công thêm tươi tắn, hấp dẫn.
góc ban công thêm tươi tắn, hấp dẫn.
Kết hợp các giải pháp tạo vườn xanh trên ban công với giá gắn tường,
kệ đỡ dạng mở giúp đặt chậu cả trên kệ và trong gầm kệ…
Cải
tạo ban công thành "vườn xanh" trong nhà phố không chỉ tô điểm cho
ngoại thất gia đình mà còn làm dịu đi cái nắng gay gắt của mùa hè. Bạn
sẽ thêm gắn bó với tổ ấm khi tự tay chăm chút từng góc không gian.
kệ đỡ dạng mở giúp đặt chậu cả trên kệ và trong gầm kệ…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét