Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

NÚI CHỨA CHAN (ĐỒNG NAI)

Dulichbui's Blog - Sách Đại Nam Nhất Thống Chí viết : “…Núi Chứa Chan có thế núi chót vót, trông xuống khe Da Lao, chỗ giáp giới của hai huyện Long Khánh và Phước Binh có nhiều mây song gỗ lạt, lưng núi có động đá và giếng đá…”.
Núi Chứa Chan (Đồng Nai)
Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Ray hay núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Núi có độ cao 837m (cao thứ hai ở Đông Nam Bộ - sau núi Bà Đen ở Tây Ninh - 986m) là điểm du lịch thu hút nhiều du khách hành hương. Vào các dịp lễ, tết số người hành hương về đây lên đến hàng ngàn, tạo bầu không khí náo nhiệt của ngày lễ hội.

Hằng năm, tại chùa Bửu Quang thường có các lễ hội truyền thống và các hoạt động văn hoá được tổ chức với những lễ chính như: Lễ Thượng nguồn (dịp Rằm tháng Giêng); Lễ Trung ngươn (dịp Rằm tháng Bảy); Lễ Hạ ngươn (dịp rằm tháng Mười)…Vào những dịp lễ, nhân dân địa phương cũng như ở các tỉnh, thành phố lân cận và miền Tây Nam Bộ…đến viếng chùa lễ Phật rất đông.
Trên núi có Chùa Bửu Quang được xây dựng từ đầu thế kỳ XX, với chánh điện mái vòm, toạ lạc trên một hang đá có dáng Hàm Rồng. Toàn bộ quần thể kiến trúc chùa đều dựa theo những hang động thiên nhiên, tạo nên nét độc đáo giữa chốn thâm nghiêm kỳ vĩ của núi rừng.
Suối Tiên trong vắt, nước chảy róc rách quanh năm và cây đa ba gốc thần bí ở lưng chừng núi như minh chứng thêm cho các huyền tích được truyền từ bao đời của vùng sơn cước này. Từ độ cao hơn 600 mét, phóng tầm nhìn ra xa du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên hữu tình, và lòng người sẽ cảm thấy thư thái sau chặng đường dốc lắm gian nan vất vả.
Núi Chứa Chan ngày nay còn lưu lại nhiều dấu tích hoạt động cách mạng qua hai cuộc kháng chiến của người Đồng Nai, vì đây là căn cứ kháng chiến của Huyện Xuân Lộc và chùa Bửu Hưng từng là căn cứ hậu cần, nơi trú đóng của nhiều cán bộ chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc chiến tranh giải phóng.
Tại sao gọi là Chứa Chan?
Vào thế kỉ 17, có một vị quan người Việt là Việt Hùng, trong lúc giao chiến với quân Khmer, ông bị bắt cùng với người vợ của mình. Ông bị giam lỏng ở miền núi này và lập ở đây một ngôi miếu ăn chay tịnh. Còn vợ ông vì có nhan sắc nên đã bị vua khmer ép làm vợ lẽ mặc dầu biết bà đang mang thai. Sau đó, bà sinh dựoc một con gái, đặt tên là Mai Khanh. 18 năm sau, khi cô gái lớn lên, bà đã kể sự thật về cha cô cho cô nghe. Cùng với một người nô bộc của mình cô quyết định đi tìm cha. Hai cha con gặp nhau trong niềm vui sướng, và họ quyết định bỏ trốn , họ bị người Khmer truy đuổi gắt gao. Trong lúc hoạn loạn, cả ba người đã gieo mình tự vẫn ở ngọn núi này. Người dân ở đây đã lập miếu thờ ba người, hiện nay trong chùa có 3 tượng được mọi người gọi là ông vàng, cô bạc và cậu chì là để chỉ ba người này. Biết được câu chuyện thương tâm đó, người dân ở đây đặt tên cho ngọn núi này là núi chứa chan để nói lên tình cảm chan chứa của gia đình họ.Núi Chứa Chan (Đồng Nai)Núi Chứa Chan (Đồng Nai)
Trải qua những biến thiên của lịch sử trong quá trình mở mang bờ cõi của cha ông ta thì ngọn núi Chứa Chan có lẽ là một đỉnh điểm trên bước đường Nam tiến. Tương truyền thời chúa Nguyễn, công chúa Ngọc Vạn đã đặt chân tới vùng đất này, thấy phong cảnh hữu tình non xanh thuỷ tú, bà đã dựng doanh trại lập đền chùa miếu mạo thờ phụng phật tổ thần linh.
Hướng dẫn đi:
Xe máy: Chạy theo QL1 hướng đi Phan Thiết. Chạy qua Thị xã Long Khánh khoảng 30km bạn sẽ thấy một ngọn núi bên tay trái - đó chính là núi Chứa Chan. Chạy xe đến khu vực ngã Ba Ông Đồn quẹo trái đi theo tỉnh lộ 766 (có bảng chỉ dẫn nhưng cũ và mờ).

Núi Chứa Chan (Đồng Nai)
Xe khách: Từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Chứa Chan không có xe khách chạy thẳng vào núi Chứa Chan, chỉ có xe đi tới Ngã Ba Ông Đồn. Rồi từ đó bạn liên hệ với người dân địa phương để thuê xe ôm đi vào Núi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét