Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

NHẠC VIỆT TRONG MẮT TÔI :

ĐỪNG QUÊN MẮT MÌNH LÀ AI

 

 

‘Những ngày qua, không riêng gì tôi mà rất nhiều nghệ sĩ đều bức xúc. Vấn đề bây giờ không còn là chuyện đôi co, tranh cãi giữa nhạc sĩ  Nguyễn Ánh 9 và Đàm Vĩnh Hưng nữa mà điều đáng bàn là lối ứng xử của những người làm văn hóa và sự ảnh hưởng đến cộng đồng’, ca sĩ Ánh Tuyết, bày tỏ.
“Buồn lắm ! Nhục lắm !”
Nghệ sĩ là người đại diện cho văn hóa. Sứ mệnh của họ là được đứng trước công chúng nên họ phải có trách nhiệm mang những cái hay, cái đẹp đến với khán giả và từng cử chỉ, lời nói cũng phải có chừng mực nhất định để xứng với hai từ “nghệ sĩ”. Thế nhưng, không phải ai cũng ý thức được điều đó… Họ ngửa cổ lên mà chửi, đụng đến là chửi mà quên mất mình là ai.
Và từ đây, khi nhìn vào giới nghệ sĩ, công chúng sẽ nghĩ gì ? Có người còn hỏi tôi rằng : “Làm nghệ sĩ là hỗn vậy hả ? Là ăn nói đốp chát, vô học như vậy hả ?”. Buồn lắm ! Nhục lắm !
CS Anh TuyetThời nào cũng có mặt trái, mặt phải nhưng công bằng mà nói lớp nghệ sĩ ngày xưa ăn nói có chừng mực và cẩn trọng hơn bây giờ. Tôi từng gặp các nhạc sĩ lớn tuổi như Hoàng Dương, Hoàng Giáp, các ca sĩ như cô Thái Thanh, Hà Thanh… Họ khen ai, chê ai cũng vô cùng thận trọng và chúng tôi lấy đó là bài học vô cùng quý giá cho mình. Bởi dù có chê, họ cũng chê rất chân tình. Chê là góp ý, là người đi trước muốn đóng góp cho người đi sau, cũng như nhạc sĩ  Nguyễn Ánh 9 vậy.
Tuy nhiên, thời nay dư luận mạnh hơn mà cũng nhiễu loạn hơn. Rồi đây sẽ còn có bao nhiêu kẻ dựa vào sự yêu mến, tung hô của một bộ phận khán giả để nghĩ rằng mình là nhất và sẵn sàng đáp trả và hỗn hào với cả những người đáng tuổi cha chú mình.
Tôi nghĩ, cần thiết chúng ta là những người đang làm văn hóa cho nghệ thuật, mà nghệ thuật lại là mũi nhọn tiêu biểu sắc thái văn hóa của một dân tộc nữa! Vậy nên tôi nghĩ, những người làm văn hóa nghệ thuật thực thụ cùng công chúng yêu mến văn hóa nghệ thuật và những người có trách nhiệm của ngành truyền thông đã đến lúc cần phải lên tiếng cảnh tỉnh ý thức đạo đức người làm văn hóa nghệ thuật và nhất quyết phải loại bỏ điều này!
Nghệ sĩ nhìn lại mình
Có một chuyện như thế này ! Tại sao nhiều nghệ sĩ chân chính tỏ ra chán ngán, thậm chí giận dỗi khi bị đánh đồng với giới showbiz ? Cũng bởi vì có quá nhiều chuyện khiến người ta có cái nhìn không mấy thiện cảm và hiểu sai về giới này.
9 Anh TuyetNếu như ở nước ngoài, giới showbiz là những người đa năng, được công chúng yêu mến thì ở nước mình, đa phần là những người đi lên bằng scandal dẫn đến việc sản sinh ra lớp trẻ cũng học đòi tạo scandal để vào showbiz, đơn cử là trường hợp của nhiều hot girl mới đây (ý nói Bà Tưng Huyền Anh, Angela Phương Trinh thích phơi bày ảnh khiêu gợi ? Cả 2 đã bị cấm trình diễn khắp toàn quốc – Admin).
Tôi thì không đủ sức để đưa ra nhận định Nguyễn Ánh 9 đúng hay sai. Nhưng với đẳng cấp, tuổi đời, tuổi nghề của ông thì lớp nghệ sĩ đi sau cần phải nghe như nghe lời góp ý của bậc cha chú. Phải biết lễ phép là cái gì…! (có lẽ Ánh Tuyết nói về bài phản hồi của tên ca sĩ hớt tóc, mệnh danh Mít tờ Khỉ Gió – Admin)
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 là nhạc sĩ tên tuổi với 60 năm trong nghề, một tay đàn piano đẳng cấp từng đưa bao nhiêu lớp nghệ sĩ đến với công chúng. Ông còn là người luôn sát cánh cùng ca sĩ đến với công chúng hằng đêm, hằng ngày. Ông có đủ quyền để đưa ra những nhận định riêng của mình.
Ở đời không ai hoàn hảo nên cần có những thời điểm phải biết nhìn nhận lại mình. Nguyễn Ánh 9 đưa ra ý kiến của riêng mình là không sai mà chỉ là ông đã nói quá thẳng, quá rõ. Ng Anh 9-2Những lời góp ý này có thể xem là hồi chuông cảnh tỉnh để mọi người có dịp nhìn nhận lại thế nào là nghệ thuật, giải trí và thảm họa.
Công luận nói chung và những người yêu nhạc nói riêng nên cảm ơn những góp ý này dù đúng hay sai. Đó là lời cảm ơn dành cho một người dám nói điều mình nghĩ !
Nhiều người muốn nói sự thật. Nhưng, sự thật, dù nói thế nào cũng dễ mích lòng…!
NS Nguyễn Ánh 9 không hối tiếc lời mình đã nói
Những ngày qua, tôi cũng đã liên hệ, động viên nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Khi tôi hỏi tại sao anh mắng xong rồi lại xin lỗi, anh bảo không, không phải xin lỗi vì những lời mình đã nói mà anh xin lỗi tất cả những ai đã hiểu lầm những lời nói đó là chà đạp, sỉ vả. Anh cũng cho biết rất buồn khi lời nói thẳng, nói thật lại bị đáp trả như thế. (theo Thiên Hương ghi)

99% CA SĨ KHÔNG ĐỌC ĐƯỢC NỐT NHẠC !

Đó là thông tin mà nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiên, tác giả của hàng loạt ca khúc được nhiều người biết đến, chia sẻ trên diễn đàn ‘Nhạc Việt trong mắt tôi’. Trong mắt của nhạc sĩ Như khúc tình ca, Ơi cuộc sống mến thương…, từ thời ông đến thời nay, âm nhạc đã biến đổi hoàn toàn, với đầy những day dứt và trăn trở…
Nhạc sĩ sống bằng gì ?
Nhâm nhi ly cà phê, nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện mở đầu trầm ngâm : “Nếu ai hỏi ngày xưa nhạc sĩ sống bằng gì, thì xin thưa, 9 NS Ng Ngoc Thien 1chỉ có đài phát thanh trả tiền, chứ làm gì có chuyện in CD, làm liveshow… Ấy vậy mà cái thời gian khổ, hết chống Pháp rồi đến chống Mỹ, chúng ta lại có biết bao ca khúc hay và sống mãi với thời gian. Đến đây thì tôi nhất trí với NS Nguyễn Ánh 9, sáng tác âm nhạc trước hết là để thỏa mãn nhu cầu của mình, bạn bè mình chứ không bao giờ nghĩ viết nhạc để bán kiếm tiền”.
Ông kể thêm, khi ấy, mỗi nhạc sĩ phải có cái nghề chính để sống rồi mới sáng tác được. Người thì làm kinh tế, người đi làm báo, người thì làm bên lực lượng thanh niên xung phong.v.v…
Tình hình khó khăn chung mà giống nhau đến nỗi, hai nhạc sĩ Xuân Hồng và Hoàng Hiệp bảo : “Tôi lo cho nền âm nhạc Việt Nam quá vì mấy em không chuyên tâm vô sáng tác. Các em sống bằng nghề khác, còn sáng tác chỉ để vui chơi”.
“Giờ thì những nhạc sĩ có tên tuổi đã có thể sống bằng nghề, dù thu nhập cũng không ổn định lắm. Tháng nào có ca sĩ đặt bài, mua bài thì coi như “trúng”, không thì lại chờ đến hết quý có thêm tiền bản quyền”, nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện chia sẻ. Còn hiện nay, theo ông, nhạc sĩ trẻ đang “ăn nên làm ra” nhờ sáng tác hàng loạt theo đơn đặt hàng.
Tr ca si 2Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện lắc đầu : “Để sáng tác được, tôi phải đi nhiều, hiểu nhiều, phải có sự đồng điệu, cảm thông. Viết theo kiểu đặt hàng như các nhạc sĩ trẻ hiện nay, chắc tôi không viết được. Tôi từng xuống xưởng may để viết ca khúc nhưng vì không ấn tượng và khó chịu với tiếng máy nổ nên rốt cuộc phải ra về tay không”.
Theo ông, nhạc sĩ thường sáng tác theo hai khuynh hướng: Viết ca từ trước và ráp nhạc sau hoặc ngược lại.
“Ngày trước, nhạc sĩ thường bắt đầu bằng việc phổ thơ mà thơ thì như bạn biết rồi đấy, lời hay và ý đẹp. Những câu hát kiểu như “ước gì nhà mình chung vách” thời ấy đã bị chê là thô thiển. Còn bây giờ? Ca từ thô thiển hơn nhiều lần, thuộc “trường phái” văn nói như “hổng dám đâu”, “em sẽ là người ra đi”, “người ấy và tôi em chọn ai”… thì xuất hiện ngày càng nhiều trong thị trường âm nhạc của giới trẻ”, ông nói.
Âm nhạc, từ “nghe” chuyển sang… “nhìn”
“Thời xưa, nhạc để “nghe” chiếm 90% còn nhạc “nhìn” ít lắm. Giờ thì đã thành dòng chủ yếu. Mỗi thời mỗi khác, cũng phải tùy thuộc vào khan giả mà sáng tác cho phù hợp”, nhạc sĩ chia sẻ.
9 NS Ng Ngoc Thien 2“Cũng thế mà sản sinh ra những ca sĩ xinh đẹp nhưng chỉ biết “múa” là chính và vì thế cũng “đẻ” ra những nhạc sĩ sáng tác những ca khúc như thế để kết hợp cho một xu hướng như thế. Họ viết nhạc không cần giai điệu đẹp. Có những bài, tôi nói thật, nếu không có dàn nhạc thì hát không được vì chuyển cung, chuyển điệu lung tung”, nhạc sĩ lắc đầu cho biết.
Nhạc sĩ cũng không ngần ngại nhận xét : “Nói theo nhạc viện, ca sĩ thì phải đọc được nốt. Thế nhưng thời bây giờ, 99% ca sĩ không đọc được nốt. Kể cả những người xuất thân từ nhạc viện đôi khi cũng đọc không chuẩn xác. Người đọc nốt chuẩn nhất khi ra trường lại làm nghề… sửa đàn”.
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng không nên chỉ đem con mắt của người nghe nhạc tiền chiến mà phê phán những bài hát thuần túy chỉ có nhảy nhót. “Đã gọi đó là nhạc “nhìn” thì phải chấp nhận yếu tố “nhìn” tốt hơn yếu tố “nghe”.
ls-mai-tr-tin-3Nếu như ca sĩ ngày xưa đòi hỏi phải có chất giọng tốt để có thể hát mộc thì bây giờ công nghệ phát triển, những dụng cụ chỉnh, tăng âm… đã làm thay tất cả. Đó cũng là lý do mà theo nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện là “làm sản sinh nhiều ca sĩ”.
Nhạc sĩ chia sẻ thêm: “Âm nhạc giải trí và âm nhạc nghệ thuật rất khó phân biệt rạch ròi. Thường thì bây giờ, nhắc đến giải trí người ta nghĩ đến cái gì đó xấu và bị chê bai nhưng thực tế tốt xấu là do tự thân nó. Giải trí mà chú tâm đến nghệ thuật, đến những ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống thì vẫn là nghệ thuật. Nhưng ngược lại, nghệ thuật cũng vậy, phải có chất giải trí trong đó thì khán thính giả mới dễ dàng thưởng thức”.(theo Thiên Hương – Diễm Út)
Mai Trung Tín post 
http://cafevannghe.wordpress.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét