Phần bên trong của quả
táo sau khi cắt thường chuyển sang màu nâu xỉn chỉ một lúc sau khi tiếp
xúc với không khí, khiến quả táo không còn trông ngon lành nữa. Liệu sự
chuyển màu này có độc hại gì và làm thế nào ngăn táo chuyển màu nâu?
Đó là do cơ chế chống vi khuẩn và nấm của táo. Cơ chế này khiến các tế bào bị ảnh hưởng, chẳng hạn khi bạn cắt quả táo, một số enzym trong tế bào được tiếp xúc với oxy. Lúc đó, các enzym phản ứng với oxy tạo ra một lớp oxy hóa cung cấp cơ chế bảo vệ chống lại các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào quả táo.
Cụ thể hơn, một loại enzyme gọi là polyphenol oxidase (enzyme này còn
được gọi là tyrosinase), bao gồm các enzyme monophenol oxidase và
catechol oxidase, khi tiếp xúc với oxy sẽ khiến các hợp chất phenolic
trong mô táo trở thành các chất ortho-quinon hay "o-quinon". O-quinon
chính là chất cung cấp cơ chế bảo vệ táo khỏi các vi khuẩn và nấm, vì
chúng tạo tạo ra một chất khử trùng tự nhiên. O-quinon không có màu sắc,
nhưng chúng phản ứng với axit amin và oxy, tạo ra melanin, chính vì thế
chúng ta thấy phần táo tiếp xúc với không khí bị biến thành màu nâu.
Nếu bạn muốn các mặt cắt của táo không nhanh chóng bị biến thành màu nâu, rất đơn giản, chỉ cần đặt chúng trong tủ lạnh. Điều này sẽ làm chậm đáng kể các phản ứng hóa học và quá trình oxy hóa. Tất nhiên, bạn cũng có thể hạn chế để mặt cắt của táo tiếp xúc với không khí bằng cách bọc táo trong túi kín. Một lựa chọn khác là đặt quả táo đã bị cắt trong nước cũng sẽ cho hiệu ứng tương tự.
Nếu bạn không ngại mùi vị chanh, có thể phun nước dứa hay nước chanh lên bền mặt táo tiếp xúc với không khí. Điều này sẽ ngăn chặn các polyphenol oxidase phản ứng với oxy, nhờ tính axit của nước dứa, chanh làm biến tính các enzym nâu. (Bạn cũng có thể áp dụng mẹo này với bơ, khoai tây…). Còn nếu bạn không thích mùi vị của chanh, một phương pháp tương tự là cọ xát mặt cắt của quả táo trong nước muối, đường, hoặc một số loại xi-rô.
Tuy nhiên, có một phương pháp ngăn chặn quá trình chuyển sang màu nâu của táo là làm nóng táo đến một mức nhiệt độ đủ cao, làm biến tính oxidase polyphenol. Bạn có thể làm điều này bằng cách thả quả táo trong nước sôi và ngâm trong một vài phút.
Đó là do cơ chế chống vi khuẩn và nấm của táo. Cơ chế này khiến các tế bào bị ảnh hưởng, chẳng hạn khi bạn cắt quả táo, một số enzym trong tế bào được tiếp xúc với oxy. Lúc đó, các enzym phản ứng với oxy tạo ra một lớp oxy hóa cung cấp cơ chế bảo vệ chống lại các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào quả táo.
Nếu bạn muốn các mặt cắt của táo không nhanh chóng bị biến thành màu nâu, rất đơn giản, chỉ cần đặt chúng trong tủ lạnh. Điều này sẽ làm chậm đáng kể các phản ứng hóa học và quá trình oxy hóa. Tất nhiên, bạn cũng có thể hạn chế để mặt cắt của táo tiếp xúc với không khí bằng cách bọc táo trong túi kín. Một lựa chọn khác là đặt quả táo đã bị cắt trong nước cũng sẽ cho hiệu ứng tương tự.
Nếu bạn không ngại mùi vị chanh, có thể phun nước dứa hay nước chanh lên bền mặt táo tiếp xúc với không khí. Điều này sẽ ngăn chặn các polyphenol oxidase phản ứng với oxy, nhờ tính axit của nước dứa, chanh làm biến tính các enzym nâu. (Bạn cũng có thể áp dụng mẹo này với bơ, khoai tây…). Còn nếu bạn không thích mùi vị của chanh, một phương pháp tương tự là cọ xát mặt cắt của quả táo trong nước muối, đường, hoặc một số loại xi-rô.
Tuy nhiên, có một phương pháp ngăn chặn quá trình chuyển sang màu nâu của táo là làm nóng táo đến một mức nhiệt độ đủ cao, làm biến tính oxidase polyphenol. Bạn có thể làm điều này bằng cách thả quả táo trong nước sôi và ngâm trong một vài phút.
Hoàng Lan
Theo Today I Found out
http://vnreview.vn/tin-tuc-khoa-hoc-cong-nghe/-/view_content/content/1110611/vi-sao-tao-cat-ra-lai-chuyen-mau-nau
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét