Du xuân, dã ngoại hay chỉ đơn giản là chụp hình kỷ niệm cho gia đình
nhân dịp năm mới, ai cũng muốn có những bức ảnh đẹp và lạ mắt. Sau đây
Tôi có một vài thủ thuật chụp ảnh để bạn tha hồ sáng tạo với chiếc máy
ảnh của mình.
Vẻ đẹp được lột tả rõ nét với kỹ thuật macro. Ảnh: TH-Nguyen
* Chụp Macro hoa xuân
Ảnh: 2hiu
Đây là kỹ thuật thông dụng và có thể thực hiện được
trên hầu hết các máy ảnh hiện nay. Những bức ảnh cận cảnh có độ phóng
đại cao (macro) thường mang lại những cảm xúc mới mẻ và những khám phá
bất ngờ.
Chỉ cần chuyển máy ảnh sang chế độ chụp Macro (có hình
một bông hoa), sau đó chụp cận cảnh chủ thể (hoa nở rộ, côn trùng. Nếu
máy có khả năng kiểm soát khẩu độ (Aperture- thường kí hiệu là Av hoặc
A) thì bạn nên chọn khẩu độ lớn (thông số F nhỏ).
Nếu máy có hỗ
trợ chế độ Manual Focus (lấy nét thủ công), bạn chỉ nên canh nét sao
cho vừa đủ rõ chủ thể mà thôi. Điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh được độ
sâu trường ảnh (Depth of Field – DOF), làm hậu cảnh mờ đi nhằm làm nổi
bật chủ thể. Bạn cũng có thể dùng một chiếc kính lúp đặt trước ống kính
để hỗ trợ thêm cho chiếc máy ảnh chụp rõ nét được những chi tiết cực
nhỏ.
* Chụp ảnh chân dung
Hậu cảnh mờ đi làm nổi bật chân dung chủ thể - Ảnh: Hồ Xung
Nhiều dòng máy hiện nay có trang bị chế độ chụp chân dung (Portrait),
bạn chỉ cần chuyển sang chế độ này, máy sẽ tự động mở lớn khẩu độ để làm
mờ hậu cảnh. Bạn chỉ việc tiến lại gần chủ thể, lấy cỡ cảnh bán thân,
sau đó ngắm và.. chụp!
Ảnh Huỳnh Phúc Hậu
Nếu bạn đã có căn bản về nhiếp ảnh và sở
hữu máy ảnh có tiêu cự lớn (thường là những máy siêu zoom hoặc máy có
ống kính rời) thì không nên phụ thuộc vào chế độ chân dung có sẵn trên
máy, bởi kỹ thuật sau sẽ tạo hiệu quả mờ hậu cảnh tốt hơn. Đầu tiên, bạn
sẽ cần đến chế độ ưu tiên khẩu độ (ký hiệu AV hoặc A tùy dòng máy), mở
khẩu độ lớn (số F nhỏ) để làm mỏng độ sâu trường ảnh, sau đó đứng cách
người mẫu một khoảng cách phù hợp, có thể zoom vào và lấy nét chủ thể,
phần hậu cảnh sẽ mờ đi giúp chủ thể thêm nổi bật.
* Chụp chuyển động
Kỹ thuật chụp tốc độ nhanh mang lại hiệu ứng chuyển động - Ảnh: Tâm Duy
Chụp chuyển động, hay còn gọi là Motion Blur, bao gồm chụp chuyển động
nhanh và chuyển động chậm, yêu cầu máy ảnh phải có chế độ ưu tiên tốc
độ, trên máy ảnh thường ký hiệu là S hoặc Tv. Tốc độ trên máy tính bằng
giây và được biểu thị như sau: 2- 4 - 8 - 15 - 30 - 60.., các giá trị
trên tương ứng với 1/8 giây, 1/30 giây,…Như vậy, chỉ số tốc độ càng lớn
thì bạn càng có thể “bắt dính” những chủ thể di chuyển nhanh.
Nếu người chụp đứng yên tại chỗ còn đối tượng được chụp đang di chuyển.
Trường hợp này tốc độ chụp nên chọn là: 8 dùng cho trẻ em đang nô đùa,
người đang đi bộ dạo xuân,.. 16 cho người chạy bộ hoặc lái xe đạp, 30 -
40 cho xe máy đang chuyển động. Người chụp thực hiện động tác lia máy
sao cho cùng tốc độ, cùng chiều với đối tượng đang di chuyển, khi thoáng
thấy đối tượng trở nên rõ nét trên màn hình hoặc kính ngắm và hậu cảnh
đang mờ nhòe thì bấm máy ngay.
Nếu cả người chụp và đối tượng
được chụp đều di chuyển cùng chiều (như cùng ngồi trên 2 xe máy), hãy cố
gắng giữ cho tốc giữa hai xe bằng nhau, chỉnh tốc độ chụp lớn hơn hoặc
bằng 30 và bấm máy.
Phong cách Light Graffity - Ảnh:
Đối với kỹ thuật chụp chậm, những đối tượng đang di chuyển sẽ mờ đi và
quyện vào với hậu cảnh. Người ta thường ứng dụng kỹ thuật này để chụp
được những bức ảnh sóng biển, dòng suối,…trông như những dải lụa kì ảo
hoặc chụp Light Graffity (vẽ trong không khí).
Ảnh: Luanvu
Ảnh: MK.Photo
Để chụp chậm, bạn cần một chân máy, và chỉnh
thông số tốc độ ở mức thấp (chẳng hạn như ½ giây) sau đó bấm chụp và tận
hưởng thành quả. Riêng với kỹ thuật chụp Light Graffity, bạn cần chuẩn
bị đèn màu để “vẽ vời”, chỉnh độ nhạy sáng ISO nhỏ, tăng mức phơi sáng
(EV) lên thành +1 hoặc +2 tùy điều kiện ánh sáng, tăng tốc độ chụp lên
từ 5 đến 30 giây (tùy thời gian bạn muốn vẽ). Đặt máy ảnh lên chân máy,
bấm chụp, sau đó dùng đèn đứng trước ống kính và “vẽ” trong không gian
những gì bạn thích: một bông hoa, trái tim hoặc lời chúc mừng năm mới...
Ảnh: Đặng Quang Vinh.
* Lưu Ý:
Các kỹ thuật Light
Painting rất đa dạng và phong phú, trong đó phổ biến và dễ thực hiện
nhất là đặt một máy ảnh lên chân máy trong một không gian tối, sau đó mở
màn trập và bắt đầu dùng các nguồn sáng như đèn pin, pháo bông, hộp
quẹt ... để vẽ. Sau cùng, nếu muốn thấy được hình ảnh của người vẽ hoặc
người mẫu thì người ta cho đánh thêm một lần đèn flash trước khi đóng
màn trập, kết thúc phơi sáng.
Ngoài kỹ thuật đơn giản kể trên,
các bậc thầy về Light Painting còn dùng kỹ thuật này để thể hiện ánh
sáng đổ trên chủ thể một cách ưng ý nhất, thay vì phải dùng một hệ thống
chiếu sáng phức tạp. Đơn cử như là chụp ảnh một sản phẩm nào đấy , thay
vì phải dàn dựng ánh sáng gồm nhiều đèn flash khác nhau, người chụp có
thể chỉ dùng 1 chiếc đèn pin duy nhất mà vẫn có thể thể hiện được các
mảng sáng tối khác nhau trên sản phẩm. Việc làm này tuy không tốn kém về
tiền bạc nhưng đòi hỏi người chụp phải có trình độ Light Painting cực
cao.
Nhìn chung, Light Painting là một kỹ thuật thú vị mà chúng ta ai cũng
nên thử qua, đặc biệt là trong các dịp lễ hội buổi tối. Dù đơn giản hay
phức tạp, Light Painting cũng đòi hỏi người chụp phải có sự nhẫn nại và
luyện tập nhiều lần trước khi cho ra được những bức ảnh Light Painting
đẹp mắt.
Chúc các Bạn thành công,
Thân chào MK.Photo
http://www.vnphotography.org/index.php/trang-chinh/bai-vi-t/79-photography/108-chut-meo-vat-chup-anh-ngay-tet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét