Cơm sen có thể nói là món ăn hội tụ nét tinh hoa trong ẩm thực xứ Huế.
Nhìn cơm sen xứ Huế thực khách sẽ cảm thấy như đang đứng trước một tuyệt tác nghệ thuật của nghệ nhân tài ba
Từ cơm chúng ta có thể chế biến thành
nhiều món ăn lạ miệng, ngon và độc đáo mang nhiều phong cách khác nhau.
Riêng Huế có nhiều món cơm nổi tiếng như cơm hến, cơm cung đình, cơm
chay, cơm muối, cơm âm phủ… và không thể không kể đến món cơm lá sen
thanh tao, tinh tế được xếp vào hàng ngự thiện dưới thời các vua triều
Nguyễn.
Cơm lá sen thanh tao, tinh tế được xếp vào hàng ngự thiện dưới thời các vua triều Nguyễn
Mùa nào thức nấy. Mỗi một mùa trong năm
chúng ta lại có thể thưởng thức từng món ăn đặc trưng độc đáo nổi tiếng
của xứ sở những chiếc áo dài tim tím bay bay trong con gió nhỏ xinh xinh
giữa buổi bình minh rực rỡ hay ánh hoàng hôn lãng mạn, mượt mà…
Hàng năm, khi đất trời vào Hạ thì Huế
lại ngạt ngào, bát ngát những mùi hương. Hương đức hạnh của các bậc chân
tu, hương đất trời cố đô mùa lễ hội và nhất là hương sen.
Sen Huế nổi tiếng là sen quý, được trồng
từ thời các chúa Nguyễn, đến đời Gia Long. Sen có vai trò và vị trí đặc
biệt cả về tâm linh, văn hóa cho đến ẩm thực. Sen dùng để ướp trà, là
nguyên liệu chính chế biến các món ăn.
Cơm sen không chỉ đòi hỏi sự tỉ mỉ trong chế biến mà còn cầu kỳ trong cách trang trí, bày biện
Trong đó, cơm sen là một món ăn có thể
nói là hội tụ nét tinh hoa trong ẩm thực xứ Huế nói chung và ẩm thực từ
sen nói riêng cũng như thể hiện nét tài hoa độc đáo của người nghệ nhân,
bởi cơm sen không chỉ đòi hỏi sự tỉ mỉ trong chế biến mà còn cầu kỳ
trong cách trang trí, bày biện…
Để thực hiện món cơm sen ngon, đẹp mắt
thì việc đầu tiên đó là lựa chọn nguồn nguyên liệu. Do cơm sen có hai
loại để cho nhiều người có thể lựa chọn là cơm sen chay và cơm sen mặn
nên nguyên liệu thực hiện cũng khác nhau nhưng nhất thiết phải có hạt
sen và loại gạo mới, thơm khi nấu chín phải mềm và dẻo.
Riêng về hạt sen thì có hai loại là sen
tươi và sen khô. Một bí quyết để cho món cơm sen ngon hơn, đậm đà hơn
thì khi chọn hạt sen ta nên chọn sen tươi bởi sen tươi có nhiều chất bổ,
hương vị sen còn nồng nàn và nấu nhanh hơn, không nên chọn sen khô bởi
sen khô nguồn dinh dưỡng, hương vị sen đã bị giảm đi nhiều đồng thời
phải ngâm vài tiếng đồng hồ mới nấu được (nếu không có điều kiện chọn
sen tươi thì sử dụng sen khô cũng không sao).
Nên chọn hạt sen tươi để cơm sen bổ dưỡng và đậm đà hơn
Ngoài gạo và hạt sen thì nguyên liệu cần
cho món cơm sen còn có đậu hũ chiên, chả lụa chay, tôm chay, nấm đông
cô, cà rốt, đậu ve, lá sen, muối, tiêu, đường, dầu ăn đối với cơm sen
chay. Cơm sen mặn cũng giống như cơm sen chay nhưng có thêm chả lụa, chả
quế, trứng chiên, lạp xưởng, thịt tôm, thịt gà, xá xíu...
Hạt sen bỏ tim, rửa sạch và nấu chín
bằng cách luộc hay hấp cách thủy. Khi hạt sen chín thì với ra cho ráo
nước rồi trộn đều với một ít bột ngọt, muối, tiêu. Dùng nước luộc hạt
sen hoặc lá sen để nấu cơm, như vậy cơm sẽ tăng thêm phần hương vị. Cơm
nấu chín xới cho thật tơi, để nguội.
Các nguyên liệu khác cắt hình hạt lựu để
riêng. Khi cơm và hạt sen nguội thì phi hành tỏi cho thật vàng rồi cho
cơm, hạt sen và các nguyên liệu khác vào chiên cho chín đều, khi chiên
cần phải đảo cho thật nhẹ nhàng để tránh hạt sen bị vỡ nát, nêm gia vị
vừa ăn.
Gạo trắng
Điều quan trọng giúp cho cơm sen được
ngon hơn của riêng từng người nấu là việc canh lửa và thời gian chiên
cơm cũng như việc gia giảm gia vị đồng thời phải biết cách cho nguyên
liệu nào vào trước, nguyên liệu nào vào sau để cho các nguyên liệu cùng
chín một lượt, đều nhau, nếu không sẽ hương vị sẽ giảm đi mấy phần và
trông không được ngon. Cơm sen cũng có người không chiên cơm chung với
các nguyên liệu mà chỉ xào các nguyên liệu rồi cho lên mặt cơm rồi hấp
mà thôi.
Cơm ngon còn nhờ biết trình bày sao cho
đẹp, hấp dẫn. Chọn lá sen nguyên, không bị rách, rửa sạch, lau khô, chừa
cuống lại. Đặt lá sen vào trong tô, tạo thành miệng giếng và cho hỗn
hợp cơm đã trộn vào, ép chặt và gọn rồi gói lá sen lại.
Khi gói cần phải chú ý không để bị rách
lá bằng cách dùng dao nhọn rạch theo sống của ngọn lá và để các sứa lá
khỏi rời nhau, phải túm đầu các sứa lá với nhau, xong dùng kim găm kết
lại, cuối cùng cho vào hấp cách thủy để tạo hương cho cơm. Thời gian hấp
cơm tốt nhất là từ 10 phút cho đến 15 phút.
Nét nổi bật của cơm lá sen là mùi sen thơm mát, màu sắc hấp dẫn
Để tăng thêm sức hấp dẫn của món ăn, một
vài cánh hoa sen được phủ lên trên vành đĩa như một bông hoa đang nở
rồi đặt gói cơm lên trên giống như nhụy hoa, hoặc dùng cả bông sen tạo
cảnh trang trí, sau đó mở lá ra hay dùng dao khoét một lỗ vừa đủ to trên
mặt gói cơm sen rồi dùng muỗng múc từng chút ra chén nhỏ để ăn. Cơm sen
có thể ăn với nước tương và ớt trái.
Nhìn cơm sen xứ Huế thực khách sẽ cảm
thấy như đang đứng trước một tuyệt tác nghệ thuật của nghệ nhân tài ba.
Nét nổi bật của cơm lá sen là mùi sen thơm mát, màu sắc hấp dẫn. Mùi
thơm của lá sen thấm vào từng hạt cơm rời, dẻo, cùng với vị ngọt của
thịt gà và tôm, vị bùi của hạt sen, đậu... tất cả hòa quyện vào nhau tạo
nên một hương vị rất riêng của cơm lá sen mà không một món cơm nào có
được.
Theo: Xaluan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét