Trường Sơn Lê Xuân Nhị
Phi Vụ Đầu Tiên, Phi Trường Cù Hanh Pleiku...
Ai đã từng qua Dakto, Daksan, Ben Hét,Ngã ba Biên giới vùng Tây Nguyên,
Thấy xác quân thù vùi thân nơi đây, vùi thân nơi đây...
Chiến thắng Tam Biên Kiêu Hùng... Anh Hùng Trấn Tam Biên
Lời bài hát của cục Chính Huấn năm 1972
Ta cũng đã một thời Tam Biên oai trấn
Lạnh tím người ba biên giới mưa bay...
Thơ Trương Minh Dũng
Đối với nhiều người Việt Nam trước năm 1975, Ban Mê Thuột hay Pleiku là hai thành phố nhỏ. Mà nhỏ thật đấy. Năm 1975, dân số Ban Mê Thuột khoảng trăm ngàn người. Pleiku hình như nhiều hơn một chút.
Viết về Pleiku, nhưng tại sao lại có Ban Mê Thuột ... dính vào trong này, chắc sẽ có người hỏi. Xin thưa, viết về Pleiku nhưng lại nhét... Ban Mê Thuột vào là bởi, kẻ hèn này, tức người viết bài này sinh ra và lớn lên ở Ban Mê Thuột, một thành phố nằm ở phía Nam của Pleiku khoảng 250 cây số đường chim bay. Vì tôi viết bài này cho nên xin phép cho tôi được nhét chút ... Ban Mê Thuột vào để cái tâm hồn già này được dịp phêu lưu trong khoảnh khắc dưới ánh “Nắng Vàng Cố Hương” ngày cũ. Xa cố hương lâu quá rồi cho nên tôi cũng đâm ra hơi lẩm cẩm, xin quý vị niệm tình miễn chấp...
Cách đây chừng vài tháng, người đàn anh khả kính của tôi là “Anh Hùng trấn Tam Biên” Trung Tá Võ Ý, phi đoàn trưởng phi đoàn 118 đóng tại Pleiku đã .... “làm phiền” tôi khá nhiều. Mới đầu, ngài gọi điện thoại, bóng gió xa gần, anh em Pleiku sắp sửa ra tập san, chú út (anh em gọi tôi như thế ở phi đoàn 114) viết cho anh em một bài. Ngài lại còn khéo léo khen là tôi viết văn hay, người ta đọc cảm động làm tôi khoái tỉ quá chừng. Sau đó, sợ tôi quên, lâu lâu ngài lại gọi, lại khen (tôi lại càng khoái tỉ), lại nhắc nhở cái bổn phận thiêng liêng của tôi đối với cái tập san của thành phố Pleiku.
Thấy ngài có tình với cái thành phố khỉ ho cò gáy này, dù đó chẳng phải là nơi ngài sinh ra, chẳng phải là nơi ngài lớn lên, cũng chằng phải là quê vợ của ngài, nhưng lại là nơi ngài đã “tam biên oai trấn” gần chục năm trời, tôi phải cảm động. Thôi thì tôi đành viết. Nhưng cái tật của tôi là, tôi không viết thì thôi nhưng nếu viết thì phải viết thật, không thể dối lòng mình được. Quý vị độc giả có buồn thì xin tha lỗi cho tôi. Tính tôi xưa nay là như thế...
Thưa quý vị, Pleiku đối với tôi là một thành phố... buồn và đáng chán vô cùng.
Xin quý vị hãy khoan, đừng nhăn mặt chửi thề hay chửi tôi, cho phép tôi được cắt nghĩa....
Trước hết, theo sự nhận xét của tôi, Pleiku là một thị trấn nhỏ cô quạnh đìu hiu miền rừng núi, chẳng có gì đặc biệt hoặc đáng nói ngoài những đồn điền cà phê và cao su do tư bản Tây xây dựng ngày xưa, nhưng được phát triễn và lớn mạnh là nhờ bởi chiến tranh. Nếu Pleiku không có một địa thế chiến lược quan trọng, nếu không có cuộc chiến tranh xâm lược của Việt Cộng thì Pleiku mãi mãi chỉ là một thành phố nhỏ, buồn và hiền lành với một số dân cư thưa thớt, người Thượng nhiều hơn người Kinh, và đa số cư nhân là những chủ đồn điền cao su, cà phê và nhưng dân phu sống bằng nghề này. Nhưng khi chiến tranh bùng nổ lớn, Pleiku đã thay đồi. Vì địa thế chiến lược, Pleiku đã trở thành một thành phố chiến lược quan trọng. Quan trọng đến nỗi, chính phủ đã bộ đặt bộ tư lệnh của quân đoàn II tại đây với 2 sư đoàn bộ binh, Không Quân Hoa Kỳ cho xây một đài kiểm báo, thêm vào đó là một sư đoàn Không Quân với một phi đoàn khu trục, một phi đoàn quan sát, mấy phi đoàn trực thăng. Đó là chưa nói đến những binh chủng khác. Cũng có thể nói, vì những lý do đó, Pleiku đã trở thành một thành phố lính không biết vào lúc nào. Nếu có ai đi ra ngoài đường, bất kể ngày đêm, xin đếm giùm cho tôi có bao nhiêu chiếc xe dân sự hay chỉ toàn thấy xe nhà binh và xe cảnh sát.
Riêng cá nhân tôi, kỷ niệm về thành phố Pleiku là những kỷ niệm khó quên, vui thì ít nhưng... nhớ nhà và chạy pháo kích thì nhiều...
Năm 1972, tôi tốt nghiệp khoá 39 hoa tiêu, về phi đoàn 114 Nha Trang. Lúc ấy chiến trường sôi động mạnh, đánh đấm tùm lum, nhất là ở vùng Tam Biên. Sau vài tuần lễ bay huấn luyện thêm về hành quân, tập bắn rocket, tôi khăn gói đi biệt phái. Đi đâu, xin thưa, chỗ nào hung hãn nhất, đánh nhau nhiều nhất thì xin dành cho tân thiếu uý mới ra trường và chẳng biết mẹ gì.
“Đi biệt phái Pleiku bay bổng một thời gian cho biết chút mùi chiến trận với anh em.” ông đại uý Dương vừa ghi tên tôi lên bảng phi lệnh vừa bảo như thế.
Dĩ nhiên, giống như mọi người, tôi cũng muốn đi biệt phái ở những chỗ có nhiều “em gái hậu phương” để vi vút như Phan Thiết, Đà Lạt, Lâm Đồng hay Ban Mê Thuột, nhưng biết thân phận mình chỉ là thiếu úy mới ra trường, giờ bay mới hơn trăm giờ, chưa bằng giờ ... đau lậu của đàn anh cho nên tôi không dám có ý kiến. Hơn nữa, tôi còn trẻ, lại có tí máu mạo hiểm trong người, cũng muốn xem thử cái chiến trường tam biên nó hung hãn như thế nào mà báo chí nói quá chừng, muốn xem thử quân ta đánh đấm ra sao...
Thế là, một buổi sáng đẹp trời, tôi và đại úy Nguyễn Minh Huy khăn gói lên đường, cất cánh chiếc L-19 lấy hướng đi Pleiku. Tôi biết chiến trường Pleiku chẳng hiền lành gì nhưng người ta sao mình vậy, ráng tập cho quen...
(Lúc ấy, tôi cũng không ngờ, cả cuộc đời binh nghiệp ngắn ngủi của tôi gần 4 năm, Pleiku và Phù Cát, hai biệt đội hắc ám nhất, buồn nhất và nguy hiểm nhất của phi đoàn chính là chỗ mà tôi “được” đi biệt phái nhiều nhất. Vì tôi bay rất nhiều và rất hăng, tôi còn nhớ mình đã lấy được rất nhiều huy chương, nhận được nhiều lời khen thưởng, nhưng một buổi sáng, tình cờ vào phòng nhân viên ở sư đoàn mở hồ sơ quân bạ ra coi thử, tôi thấy tôi chỉ có một cái Phi Vụ bội tinh là cái không ai có thế ăn cắp được, còn bao nhiêu cái huy chương khác, và đặc biệt cái ngành dương liễu (Tham mưu trưởng của tướng Toàn đích thân gọi máy lấy tên tôi và số quân) thì đã không cánh mà bay. Mới đầu tôi giận lắm nhưng sau ngồi nghĩ lại, tôi thấy có người phải cần những cái huy chương này của tôi hơn tôi, thôi thì để cho họ. Phần tôi, lúc ấy đeo lon thiếu úy đã gần 4 năm và không hề lấy thế làm buồn, Việt Cộng bắn tôi hoài mà không... rụng nổi thì mừng rồi, nhằm nhò gì ba cái đó. Tôi chẳng cần những thứ đó. Hơn nữa, thân phận thiếu úy thấp cổ bé miệng, có muốn đi kiện cũng không biết kiện ai. Tôi khoái ... đi nhậu và bù khú với bạn bè hơn là ngồi đếm xem thử mình có được bao nhiêu cái huy chương, tính coi chừng nào mình mang lon trung úy ... Cũng xin nói thêm, “ban kiểm duyệt” xin đừng đục bỏ khúc này của tôi. Nếu đăng được thì cho đăng nguyên con, còn không thì thôi. Xin đa tạ.)
Sáng hôm đó, phải từ giã một thành phố tươi đẹp miền duyên hải, nơi có người mình yêu, nơi có không biết bao nhiêu là bạn bè thì buồn và nhớ lắm, nhưng khi tôi bay nửa đường, thò tay đổi UHF sang tần số Picock để báo cáo thì tôi giật mình ngay...
Tôi phải nói thêm ở đây, một người phi công chưa cất cánh lên trời nhưng có thế biết ngay được chiến trường đang sôi động hay im lìm ở ngay giây phút người ấy mở máy gọi đài kiểm báo. Nếu đài kiểm báo bận rộn tơi bời, mình chờ mãi không nói được ấy là chiến trường đang đụng nặng lắm, tàu bay lên xuống ầm ầm, xin phép và báo cáo đủ thứ, phải chờ cho đến phiên mình. Tôi vừa bật sang tần số đài kiểm báo Picock thì nghe được không biết bao nhiêu là traffic. Khu trục gọi, trực thăng gọi, vận tải gọi, hết Việt Nam rồi đến Tây gọi, tiếng Việt tiếng Mỹ văng đầy trời đất cứ loạn cả lên làm cho anh thiếu úy sữa ... mới ra trường chẳng biết mẹ gì chới với. May nhờ ngài đại úy Huy giúp, báo cáo và xin đầy đủ chi tiết về tác xạ pháo binh nơi Pickock.... (Chỉ sợ nhất là đang bay mà nhìn thấy bom của B-52 rơi lả tả xuống sát ngay bên cánh tàu bay của mình. Cái này chúng tôi gọi là pháo binh nặng.)
Rời tần số đài kiểm báo sang tần số phi trường, cũng vẫn bận rộn liên miên. Khi phi trường Pleiku cuối cùng hiện ra dưới mắt tôi, càng nhìn thì tôi càng thấy muốn hoa mắt. Mẹ kiếp, sao mà lắm tàu bay thế này?
Phi đạo khá dài và phi trường rất là lớn nhưng lại bận rộn vô cùng với hàng trăm phi cơ Mỹ Việt xin hạ cánh hay cất cánh cứ loạn cả lên. Nhưng tôi thích nhất là những chiếc khu trực cơ Skyraider A-1 nằm đẹp đẻ oai vệ trong những ụ vuông hay đang di chuyển để chuẩn bị cất cánh, bom đeo lòng thòng. Chong chóng phi cơ quay chậm từng vòng, con tàu rung lên từng chập và thong thả lăn bánh đi coi oai phong lẫm liệt như những chúa sơn lâm trước giờ giao đấu...
Đang di chuyển phi cơ theo lời chỉ bảo của đại úy Huy thì đạn pháo kích rớt ầm ầm. Đài kiềm soát la nhặng lên là phi trường bị pháo, phi trường bị đóng cửa... (Mẹ, pháo rớt xuống cả chục trái rồi quý vị mới la toán lên, làm như chúng tôi không biết ấy. Sao lúc nãy không la hộ cho chúng tôi nhờ?)
Chúng tôi tắt máy, phóng xuống khỏi phi cơ, chạy đi tìm một chỗ trốn. Tôi sợ vãi đái ra quần cứ nhìn quanh quất làm như mình có thần nhãn để tìm pháo, nhưng đại úy Huy thì lại tà tà, chẳng coi ra gì. Lâu lâu lại còn nhìn tôi cười nhẹ, nhưng không nói gì...
Đấy, phi trường Cù Hanh thành phố Pleiku đã chào đón ông thiếu úy sữa như thế đấy. Mẹ, hú cả hồn, teo cả chim...
Sau vài trái pháo cầu may chẳng chết ai, còi báo động chấm dứt, chúng tôi lại leo lên phi cơ, di chuyển về bãi đậu của biệt đội. Tại đây, phi hành đoàn của biệt đội cũ, khăn gói đồ đạc đã chuẩn bị sẵn sàng, chờ chúng tôi dưới cánh tàu bay chuẩn bị bàn giao. Mấy ông phi công ... già trải tấm bản đồ trên capo chiếc xe díp, chỉ chỉ chỏ chỏ, dặn dò và chừi thề tùm lum, nào là sư đoàn 23 làm việc chỗ này, sư đoàn 22 chỗ này, coi chừng chỗ này có phòng không, chỗ kia có thể đáp khẩn cấp nếu bị bắn...
Tôi nghe như vịt nghe sấm, chẳng hiểu được một tí gì, nhưng mà càng nghe thì càng nản. Quả thật tôi chính là thiếu úy sữa, giờ bay đếch bằng giờ đau lậu của đàn anh, chẳng biết mẹ gì....
Đang nói chuyện chưa đâu vào đâu, lại có chiếc xe díp màu xanh thắng gấp gần đó nghe rùng rợn. Đại úy Hạnh alô bước xuống, bộ đồ trê di nhầu nát, áo bỏ ngoài quần, chẳng lon chẳng lá, râu ria chẳng cạo, chân mang dép, “mặt mày có vẻ không vui”, chưa kịp chào ai, ngài đại úy đã sủa vang:
- Cái biệt đội 114 này làm việc hay thật. Mẹ, lần nào cũng thế, hễ hôm nào có đổi biệt đội là phi cơ cất cánh trễ tùm lum. Quân đoàn réo quá trời, mấy ông làm ơn...
Nói tới đó thì đại úy Hạnh nhận ra đại úy Huy, cũng là chỗ bạn bè cũ, cùng khoá, liền xuống giọng:
- Ôi giời, Huy, mày cho một chiếc L-19 cất cánh gấp. Tụi nó đụng tùm lum...
Đại úy Huy chắc cũng đang sầu đời vì bị đày làm lính thố miền cao, liền chủi thề:
- Cất cánh ... C... tao. Tụi 118 cũng có một phi đoàn ở đây, cũng ăn lương chính phủ như tao, sao không bảo tụi nó cất cánh đi mà phải chờ tới 114 tụi tao. Mẹ, toàn là những chuyện bất công vô lý...
Đại úy Hạnh, dân “tam biên oai trấn” cũng đã nhiều năm, không dễ gì để bị ăn hiếp, liền đáp:
- Mày muốn kiện thì lên quân đoàn mà làm đơn, tao sẵn sàng ký phụ cho mày. Thằng này chỉ là Alô phắc hạng bét, đừng có kiếm chuyện với tao...
Nói thì ngon như thế nhưng đại úy Huy lại quay sang tôi, ngón tay chỉ vào một chỗ trên bản đồ nằm ở phía Bắc Kon Tum:
- Mình làm việc chỗ này. Em lấy toạ độ, phương hướng, tác xạ pháo, mình cất cánh liền...
Đại úy Hạnh quay trở lại chiếc xe díp, miệng cười cười:
- Ráng chịu khó đi, sáng mai tao mời mày đi ăn sáng với tao. Tao biết chỗ này có một em thơm lắm...
Thế là chúng tôi quẳng hết hành lý lên chiếc xe díp cho nhẹ tàu rồi cho tàu đổ xăng, gắn rocket và chuẩn bị cất cánh. 10 phút sau, tôi và đại úy Huy đã ra so hàng ở cuối phi đạo. Thử máy và sau khi tháo khoá an toàn rocket xong, tôi bấm máy:
- Pleiku, Mustang 10 cuối đường bay, xin ra phi đạo cất cánh...
Tàu vừa cất cánh, lấy đủ một chút cao độ là đại úy Huy làm việc như một cái máy. Trên L-19 có 3 cái PRC-25, 1 VHF, 1 UHF, nhưng ngài đại úy có đến 10 ngón tay nên ngài sử dụng không thiếu cái nào. Cái gọi cho bộ chỉ huy Trung Đoàn, cái gọi cho Tiểu Đoàn, cái liên lạc với Alô để xin những chỉ thị mới nhất, cái liên lạc với Picock hay khu trục.
Lần đầu tiên được trực tiếp tham gia vào cuộc chiến chống xâm lăng để bảo vệ quê hương mình, tôi cảm thấy hào hứng vô cùng. Hào hứng đến độ coi thường những hiểm nguy đầy dẫy quanh tôi lúc ấy... Đó là lần đầu tiên tôi nghe được qua máy vô tuyến những giọng nói của anh em bộ binh đang hành quân duới đất, lần đầu tiên được nhìn thấy cảnh bom rơi đạn nổ, những cảnh trận địa pháo nát người, tan đất... Đó là lần đầu tiên tôi biết được thế nào là sự hy sinh của hững người lính QLVNCH. Sau này, tôi đã nhìn thấy cảnh những chiếc khu trục bị bắn nổ tung trên trời hay bắn rớt, những chiếc trực thăng bị bắn bốc lửa, vân vân và vân vân...
Kính thưa quý vị, đó là phi vụ hành quân đầu tiên của tôi ở Pleiku. Một phi vụ hành quân đầu đời của một ông thiếu úy sữa. Phi vụ chẳng có gì đặc sắc, hào hứng hay hào hùng. Chỉ là một phi vụ đơn giản như trăm ngàn phi vụ anh em bay thời đó. Nhưng đó là phi vụ hành quân đầu tiên của tôi, tôi không thể nào quên được..
Những năm tiếp theo đó, cứ mỗi tháng một lần, tôi lại xách tàu bay đi biệt phái Pleiku. Có lúc chiến trường trở nên đẫm máu, cũng có lúc chẳng có đánh đấm gì. Và càng về sau thì tôi càng quen thuộc với phi trường, với địa hình, địa thế. Nhưng suốt gần 4 năm, hình như tôi chỉ theo anh em ra phố Pleiku có một vài lần để nhậu nhẹt. Những lúc còn lại, khi nào không bay bổng, tôi nằm khì trong barrack đọc sách. Có nhiều lần biệt phái trúng vào mùa mưa, chúng tôi nằm trong barrack gần suốt hai tuần lễ, vừa đọc sách vừa nghe tiếng mưa rả rích chung quanh, lâu lâu ngồi dậy, rít một điếu thuốc Capstan, nhìn mưa rơi nhạt nhoà qua khung cửa sổ, nghĩ lại cũng thấy thú lắm.
Thành thực mà nói, mỗi lần tôi đi biệt phái lên đây, nhớ bồ nhớ bịch, tôi đếm từng ngày, chỉ mong tới ngày để về vùng nắng biễn Nha Trang hiền hoà ấm áp với em, trong một thành phố có đủ thứ tiết mục ăn chơi... Vì thế, nếu có ai hỏi tôi về thành phố Pleiku, tôi xin trả lời là tôi chẳng biết gì nhiều...
Tôi chẳng biết gì nhiều nhưng tôi thấy khâm phục những người lính đã một thời oai trấn tam biên. Các anh em đã chấp nhận sống một cuộc đời âm thầm ở cái thành phố nhỏ miền núi buồn heo hắt này, tập làm bạn với núi, làm quen với rừng, chịu đựng những cơn mưa rừng kéo dài vô tận mà không hề lên tiếng than thở hay phân bì. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, anh em đã âm thầm và anh dũng gìn giữ từng tấc đất, từng phân đường, từng dúm cỏ của vùng đất xa lạ này của quê hương.
Anh em chính là những người, như một nhà văn nào đó đã nói, đã chấp nhận làm bóng tối để nuôi dưỡng mặt trời.
Năm 75, thành phố Pleiku di tản. Tôi bay trên con đường quốc lộ số 7, chảy nước mắt và đứt từng khúc ruột nhìn đồng bào tôi, quân đội tôi tan vở thành từng mảnh ở phía dưới mà không làm gì được.
Từ năm 1972, ngày bay phi vụ đầu đời cho đến năm nay là năm 2010, chỉ còn thiếu 1 năm vài tháng nữa là đúng 40 năm. 40 năm một đời người trôi qua nhanh như một giấc mộng. Nhưng nhớ lại, hồi đó, 15 ngày biệt phái Pleiku sao mà dài thăm thẳm...
Vài hàng viết về Pleiku để kính tặng những người anh hùng biên trấn, những chiến sĩ của QLVNCH đã vị quốc vong thân cho chúng tôi được sống an toàn. Đồng thời, cũng tưởng nhớ đến những đồng bào đã bỏ mình oan nghiệt và tức tưởi trong cuộc di tản trên tỉnh lộ 7 năm 1975. Chết trên đường đi tìm tự do.
Sau ngày 30 tháng 4, tôi lưu vong nơi quê người, sống ở chốn phồn hoa đô hội, thừa mứa vật chất, giữa những tiếng cười đùa vui vẻ và vô tội của người chung quanh, tôi cũng giả cười và vui với họ để khỏi bị coi là khác người, nhưng chẳng ai biết linh hồn tôi là một linh hồn rướm máu, là một biển lửa hận thù. Không rướm máu làm sao được khi mà mỗi lần cầm chén cơm lên ăn là mỗi lần nước mắt tôi lả chả rơi xuống bát, tự hỏi giờ này, ở Việt Nam, cha mẹ anh em tôi ăn gì, những bạn bè đồng đội của tôi đang bị đối xử ra sao, còn sống hay đã chết? Ăn một miếng ngon tôi cũng thấy mình có tội. Có tội với những anh em đồng đội tôi còn kẹt lại ở Việt Nam, giờ nay không biết sống chết như thế nào. Tôi chẳng yêu nước hay anh hùng hơn ai, tôi chỉ là một người còn có chút lương tri, biết yêu thương và có chút ít tình cảm...
Có lần, một em bé tóc vàng làm trong sở hỏi tôi, “Mày có nhớ nhà không?”
Tôi mau mắn lắc đầu và trả lời: “Không.”
Em bé tóc vàng trợn mắt, lắc đầu, chê tôi là người vô tình.
Tôi chỉ cười nhẹ, nói: “Tối nào tao cũng về thăm quê nhà tao ở Việt Nam cả, làm sao tao còn nhớ nhà được... (How can I miss home when I come back to visit my home in Vietnam every night?)
Em bé tóc vàng ôm tôi khóc và xin lỗi tôi... (Người Mỹ đơn giản và dễ thương thật)
Cuối cùng, nhân bài này, cho phép tôi xin viết vài hàng để tưởng nhớ đến thằng em ruột tôi, cố Trung Sĩ Nhất Lê Xuân Bích, Sư đoàn 23 bộ binh, đã bỏ mình tại chiến trường Cao Nguyên Tân Cảnh mùa hè năm 1972. Em đã đại diện gia đình mình để đóng góp xương máu gìn giữ quê hương như bao nhiêu gia đình Việt Nam khác. Chuyện này cũng bình thường, chẳng có gì đáng nói trong một quê hương chiến tranh, nơi có hàng ngàn người trai trẻ như em đã nằm xuống mỗi ngày. Tổ quốc đã ghi ơn. Bích ơi, dù em không còn nữa nhưng hình ảnh tươi đẹp và hào hùng của em đã sống dậy mỗi một ngày trong lòng mọi người gia đình ta, đặc biệt là anh, người đã chia xẻ với em bao nhiêu kỷ niệm buồn vui từ thuở ấu thời cho đến ngày hai anh em mình gạt nước mắt chia tay nhau lên đường đi lính. Em chết chỉ một lần nhưng gia đình mình mỗi lần nhắc đến em thì ai cũng chết thêm một lần nữa ở trong lòng, thương nhớ em vô cùng vô tận...
Ôi, Pleiku, thành phố mưa buồn đất đỏ, kỷ niệm buồn sao nhiều lắm thay...
Đồng thời, ghi nhận công ơn của những người đã chọn phố núi Pleiku làm quê hương thứ hai...
Trường Sơn Lê xuân Nhị
Thấy xác quân thù vùi thân nơi đây, vùi thân nơi đây...
Chiến thắng Tam Biên Kiêu Hùng... Anh Hùng Trấn Tam Biên
Lời bài hát của cục Chính Huấn năm 1972
Ta cũng đã một thời Tam Biên oai trấn
Lạnh tím người ba biên giới mưa bay...
Thơ Trương Minh Dũng
Đối với nhiều người Việt Nam trước năm 1975, Ban Mê Thuột hay Pleiku là hai thành phố nhỏ. Mà nhỏ thật đấy. Năm 1975, dân số Ban Mê Thuột khoảng trăm ngàn người. Pleiku hình như nhiều hơn một chút.
Viết về Pleiku, nhưng tại sao lại có Ban Mê Thuột ... dính vào trong này, chắc sẽ có người hỏi. Xin thưa, viết về Pleiku nhưng lại nhét... Ban Mê Thuột vào là bởi, kẻ hèn này, tức người viết bài này sinh ra và lớn lên ở Ban Mê Thuột, một thành phố nằm ở phía Nam của Pleiku khoảng 250 cây số đường chim bay. Vì tôi viết bài này cho nên xin phép cho tôi được nhét chút ... Ban Mê Thuột vào để cái tâm hồn già này được dịp phêu lưu trong khoảnh khắc dưới ánh “Nắng Vàng Cố Hương” ngày cũ. Xa cố hương lâu quá rồi cho nên tôi cũng đâm ra hơi lẩm cẩm, xin quý vị niệm tình miễn chấp...
Cách đây chừng vài tháng, người đàn anh khả kính của tôi là “Anh Hùng trấn Tam Biên” Trung Tá Võ Ý, phi đoàn trưởng phi đoàn 118 đóng tại Pleiku đã .... “làm phiền” tôi khá nhiều. Mới đầu, ngài gọi điện thoại, bóng gió xa gần, anh em Pleiku sắp sửa ra tập san, chú út (anh em gọi tôi như thế ở phi đoàn 114) viết cho anh em một bài. Ngài lại còn khéo léo khen là tôi viết văn hay, người ta đọc cảm động làm tôi khoái tỉ quá chừng. Sau đó, sợ tôi quên, lâu lâu ngài lại gọi, lại khen (tôi lại càng khoái tỉ), lại nhắc nhở cái bổn phận thiêng liêng của tôi đối với cái tập san của thành phố Pleiku.
Thấy ngài có tình với cái thành phố khỉ ho cò gáy này, dù đó chẳng phải là nơi ngài sinh ra, chẳng phải là nơi ngài lớn lên, cũng chằng phải là quê vợ của ngài, nhưng lại là nơi ngài đã “tam biên oai trấn” gần chục năm trời, tôi phải cảm động. Thôi thì tôi đành viết. Nhưng cái tật của tôi là, tôi không viết thì thôi nhưng nếu viết thì phải viết thật, không thể dối lòng mình được. Quý vị độc giả có buồn thì xin tha lỗi cho tôi. Tính tôi xưa nay là như thế...
Thưa quý vị, Pleiku đối với tôi là một thành phố... buồn và đáng chán vô cùng.
Xin quý vị hãy khoan, đừng nhăn mặt chửi thề hay chửi tôi, cho phép tôi được cắt nghĩa....
Trước hết, theo sự nhận xét của tôi, Pleiku là một thị trấn nhỏ cô quạnh đìu hiu miền rừng núi, chẳng có gì đặc biệt hoặc đáng nói ngoài những đồn điền cà phê và cao su do tư bản Tây xây dựng ngày xưa, nhưng được phát triễn và lớn mạnh là nhờ bởi chiến tranh. Nếu Pleiku không có một địa thế chiến lược quan trọng, nếu không có cuộc chiến tranh xâm lược của Việt Cộng thì Pleiku mãi mãi chỉ là một thành phố nhỏ, buồn và hiền lành với một số dân cư thưa thớt, người Thượng nhiều hơn người Kinh, và đa số cư nhân là những chủ đồn điền cao su, cà phê và nhưng dân phu sống bằng nghề này. Nhưng khi chiến tranh bùng nổ lớn, Pleiku đã thay đồi. Vì địa thế chiến lược, Pleiku đã trở thành một thành phố chiến lược quan trọng. Quan trọng đến nỗi, chính phủ đã bộ đặt bộ tư lệnh của quân đoàn II tại đây với 2 sư đoàn bộ binh, Không Quân Hoa Kỳ cho xây một đài kiểm báo, thêm vào đó là một sư đoàn Không Quân với một phi đoàn khu trục, một phi đoàn quan sát, mấy phi đoàn trực thăng. Đó là chưa nói đến những binh chủng khác. Cũng có thể nói, vì những lý do đó, Pleiku đã trở thành một thành phố lính không biết vào lúc nào. Nếu có ai đi ra ngoài đường, bất kể ngày đêm, xin đếm giùm cho tôi có bao nhiêu chiếc xe dân sự hay chỉ toàn thấy xe nhà binh và xe cảnh sát.
Riêng cá nhân tôi, kỷ niệm về thành phố Pleiku là những kỷ niệm khó quên, vui thì ít nhưng... nhớ nhà và chạy pháo kích thì nhiều...
Năm 1972, tôi tốt nghiệp khoá 39 hoa tiêu, về phi đoàn 114 Nha Trang. Lúc ấy chiến trường sôi động mạnh, đánh đấm tùm lum, nhất là ở vùng Tam Biên. Sau vài tuần lễ bay huấn luyện thêm về hành quân, tập bắn rocket, tôi khăn gói đi biệt phái. Đi đâu, xin thưa, chỗ nào hung hãn nhất, đánh nhau nhiều nhất thì xin dành cho tân thiếu uý mới ra trường và chẳng biết mẹ gì.
“Đi biệt phái Pleiku bay bổng một thời gian cho biết chút mùi chiến trận với anh em.” ông đại uý Dương vừa ghi tên tôi lên bảng phi lệnh vừa bảo như thế.
Dĩ nhiên, giống như mọi người, tôi cũng muốn đi biệt phái ở những chỗ có nhiều “em gái hậu phương” để vi vút như Phan Thiết, Đà Lạt, Lâm Đồng hay Ban Mê Thuột, nhưng biết thân phận mình chỉ là thiếu úy mới ra trường, giờ bay mới hơn trăm giờ, chưa bằng giờ ... đau lậu của đàn anh cho nên tôi không dám có ý kiến. Hơn nữa, tôi còn trẻ, lại có tí máu mạo hiểm trong người, cũng muốn xem thử cái chiến trường tam biên nó hung hãn như thế nào mà báo chí nói quá chừng, muốn xem thử quân ta đánh đấm ra sao...
Thế là, một buổi sáng đẹp trời, tôi và đại úy Nguyễn Minh Huy khăn gói lên đường, cất cánh chiếc L-19 lấy hướng đi Pleiku. Tôi biết chiến trường Pleiku chẳng hiền lành gì nhưng người ta sao mình vậy, ráng tập cho quen...
(Lúc ấy, tôi cũng không ngờ, cả cuộc đời binh nghiệp ngắn ngủi của tôi gần 4 năm, Pleiku và Phù Cát, hai biệt đội hắc ám nhất, buồn nhất và nguy hiểm nhất của phi đoàn chính là chỗ mà tôi “được” đi biệt phái nhiều nhất. Vì tôi bay rất nhiều và rất hăng, tôi còn nhớ mình đã lấy được rất nhiều huy chương, nhận được nhiều lời khen thưởng, nhưng một buổi sáng, tình cờ vào phòng nhân viên ở sư đoàn mở hồ sơ quân bạ ra coi thử, tôi thấy tôi chỉ có một cái Phi Vụ bội tinh là cái không ai có thế ăn cắp được, còn bao nhiêu cái huy chương khác, và đặc biệt cái ngành dương liễu (Tham mưu trưởng của tướng Toàn đích thân gọi máy lấy tên tôi và số quân) thì đã không cánh mà bay. Mới đầu tôi giận lắm nhưng sau ngồi nghĩ lại, tôi thấy có người phải cần những cái huy chương này của tôi hơn tôi, thôi thì để cho họ. Phần tôi, lúc ấy đeo lon thiếu úy đã gần 4 năm và không hề lấy thế làm buồn, Việt Cộng bắn tôi hoài mà không... rụng nổi thì mừng rồi, nhằm nhò gì ba cái đó. Tôi chẳng cần những thứ đó. Hơn nữa, thân phận thiếu úy thấp cổ bé miệng, có muốn đi kiện cũng không biết kiện ai. Tôi khoái ... đi nhậu và bù khú với bạn bè hơn là ngồi đếm xem thử mình có được bao nhiêu cái huy chương, tính coi chừng nào mình mang lon trung úy ... Cũng xin nói thêm, “ban kiểm duyệt” xin đừng đục bỏ khúc này của tôi. Nếu đăng được thì cho đăng nguyên con, còn không thì thôi. Xin đa tạ.)
Sáng hôm đó, phải từ giã một thành phố tươi đẹp miền duyên hải, nơi có người mình yêu, nơi có không biết bao nhiêu là bạn bè thì buồn và nhớ lắm, nhưng khi tôi bay nửa đường, thò tay đổi UHF sang tần số Picock để báo cáo thì tôi giật mình ngay...
Tôi phải nói thêm ở đây, một người phi công chưa cất cánh lên trời nhưng có thế biết ngay được chiến trường đang sôi động hay im lìm ở ngay giây phút người ấy mở máy gọi đài kiểm báo. Nếu đài kiểm báo bận rộn tơi bời, mình chờ mãi không nói được ấy là chiến trường đang đụng nặng lắm, tàu bay lên xuống ầm ầm, xin phép và báo cáo đủ thứ, phải chờ cho đến phiên mình. Tôi vừa bật sang tần số đài kiểm báo Picock thì nghe được không biết bao nhiêu là traffic. Khu trục gọi, trực thăng gọi, vận tải gọi, hết Việt Nam rồi đến Tây gọi, tiếng Việt tiếng Mỹ văng đầy trời đất cứ loạn cả lên làm cho anh thiếu úy sữa ... mới ra trường chẳng biết mẹ gì chới với. May nhờ ngài đại úy Huy giúp, báo cáo và xin đầy đủ chi tiết về tác xạ pháo binh nơi Pickock.... (Chỉ sợ nhất là đang bay mà nhìn thấy bom của B-52 rơi lả tả xuống sát ngay bên cánh tàu bay của mình. Cái này chúng tôi gọi là pháo binh nặng.)
Rời tần số đài kiểm báo sang tần số phi trường, cũng vẫn bận rộn liên miên. Khi phi trường Pleiku cuối cùng hiện ra dưới mắt tôi, càng nhìn thì tôi càng thấy muốn hoa mắt. Mẹ kiếp, sao mà lắm tàu bay thế này?
Phi đạo khá dài và phi trường rất là lớn nhưng lại bận rộn vô cùng với hàng trăm phi cơ Mỹ Việt xin hạ cánh hay cất cánh cứ loạn cả lên. Nhưng tôi thích nhất là những chiếc khu trực cơ Skyraider A-1 nằm đẹp đẻ oai vệ trong những ụ vuông hay đang di chuyển để chuẩn bị cất cánh, bom đeo lòng thòng. Chong chóng phi cơ quay chậm từng vòng, con tàu rung lên từng chập và thong thả lăn bánh đi coi oai phong lẫm liệt như những chúa sơn lâm trước giờ giao đấu...
Đang di chuyển phi cơ theo lời chỉ bảo của đại úy Huy thì đạn pháo kích rớt ầm ầm. Đài kiềm soát la nhặng lên là phi trường bị pháo, phi trường bị đóng cửa... (Mẹ, pháo rớt xuống cả chục trái rồi quý vị mới la toán lên, làm như chúng tôi không biết ấy. Sao lúc nãy không la hộ cho chúng tôi nhờ?)
Chúng tôi tắt máy, phóng xuống khỏi phi cơ, chạy đi tìm một chỗ trốn. Tôi sợ vãi đái ra quần cứ nhìn quanh quất làm như mình có thần nhãn để tìm pháo, nhưng đại úy Huy thì lại tà tà, chẳng coi ra gì. Lâu lâu lại còn nhìn tôi cười nhẹ, nhưng không nói gì...
Đấy, phi trường Cù Hanh thành phố Pleiku đã chào đón ông thiếu úy sữa như thế đấy. Mẹ, hú cả hồn, teo cả chim...
Sau vài trái pháo cầu may chẳng chết ai, còi báo động chấm dứt, chúng tôi lại leo lên phi cơ, di chuyển về bãi đậu của biệt đội. Tại đây, phi hành đoàn của biệt đội cũ, khăn gói đồ đạc đã chuẩn bị sẵn sàng, chờ chúng tôi dưới cánh tàu bay chuẩn bị bàn giao. Mấy ông phi công ... già trải tấm bản đồ trên capo chiếc xe díp, chỉ chỉ chỏ chỏ, dặn dò và chừi thề tùm lum, nào là sư đoàn 23 làm việc chỗ này, sư đoàn 22 chỗ này, coi chừng chỗ này có phòng không, chỗ kia có thể đáp khẩn cấp nếu bị bắn...
Tôi nghe như vịt nghe sấm, chẳng hiểu được một tí gì, nhưng mà càng nghe thì càng nản. Quả thật tôi chính là thiếu úy sữa, giờ bay đếch bằng giờ đau lậu của đàn anh, chẳng biết mẹ gì....
Đang nói chuyện chưa đâu vào đâu, lại có chiếc xe díp màu xanh thắng gấp gần đó nghe rùng rợn. Đại úy Hạnh alô bước xuống, bộ đồ trê di nhầu nát, áo bỏ ngoài quần, chẳng lon chẳng lá, râu ria chẳng cạo, chân mang dép, “mặt mày có vẻ không vui”, chưa kịp chào ai, ngài đại úy đã sủa vang:
- Cái biệt đội 114 này làm việc hay thật. Mẹ, lần nào cũng thế, hễ hôm nào có đổi biệt đội là phi cơ cất cánh trễ tùm lum. Quân đoàn réo quá trời, mấy ông làm ơn...
Nói tới đó thì đại úy Hạnh nhận ra đại úy Huy, cũng là chỗ bạn bè cũ, cùng khoá, liền xuống giọng:
- Ôi giời, Huy, mày cho một chiếc L-19 cất cánh gấp. Tụi nó đụng tùm lum...
Đại úy Huy chắc cũng đang sầu đời vì bị đày làm lính thố miền cao, liền chủi thề:
- Cất cánh ... C... tao. Tụi 118 cũng có một phi đoàn ở đây, cũng ăn lương chính phủ như tao, sao không bảo tụi nó cất cánh đi mà phải chờ tới 114 tụi tao. Mẹ, toàn là những chuyện bất công vô lý...
Đại úy Hạnh, dân “tam biên oai trấn” cũng đã nhiều năm, không dễ gì để bị ăn hiếp, liền đáp:
- Mày muốn kiện thì lên quân đoàn mà làm đơn, tao sẵn sàng ký phụ cho mày. Thằng này chỉ là Alô phắc hạng bét, đừng có kiếm chuyện với tao...
Nói thì ngon như thế nhưng đại úy Huy lại quay sang tôi, ngón tay chỉ vào một chỗ trên bản đồ nằm ở phía Bắc Kon Tum:
- Mình làm việc chỗ này. Em lấy toạ độ, phương hướng, tác xạ pháo, mình cất cánh liền...
Đại úy Hạnh quay trở lại chiếc xe díp, miệng cười cười:
- Ráng chịu khó đi, sáng mai tao mời mày đi ăn sáng với tao. Tao biết chỗ này có một em thơm lắm...
Thế là chúng tôi quẳng hết hành lý lên chiếc xe díp cho nhẹ tàu rồi cho tàu đổ xăng, gắn rocket và chuẩn bị cất cánh. 10 phút sau, tôi và đại úy Huy đã ra so hàng ở cuối phi đạo. Thử máy và sau khi tháo khoá an toàn rocket xong, tôi bấm máy:
- Pleiku, Mustang 10 cuối đường bay, xin ra phi đạo cất cánh...
Tàu vừa cất cánh, lấy đủ một chút cao độ là đại úy Huy làm việc như một cái máy. Trên L-19 có 3 cái PRC-25, 1 VHF, 1 UHF, nhưng ngài đại úy có đến 10 ngón tay nên ngài sử dụng không thiếu cái nào. Cái gọi cho bộ chỉ huy Trung Đoàn, cái gọi cho Tiểu Đoàn, cái liên lạc với Alô để xin những chỉ thị mới nhất, cái liên lạc với Picock hay khu trục.
Lần đầu tiên được trực tiếp tham gia vào cuộc chiến chống xâm lăng để bảo vệ quê hương mình, tôi cảm thấy hào hứng vô cùng. Hào hứng đến độ coi thường những hiểm nguy đầy dẫy quanh tôi lúc ấy... Đó là lần đầu tiên tôi nghe được qua máy vô tuyến những giọng nói của anh em bộ binh đang hành quân duới đất, lần đầu tiên được nhìn thấy cảnh bom rơi đạn nổ, những cảnh trận địa pháo nát người, tan đất... Đó là lần đầu tiên tôi biết được thế nào là sự hy sinh của hững người lính QLVNCH. Sau này, tôi đã nhìn thấy cảnh những chiếc khu trục bị bắn nổ tung trên trời hay bắn rớt, những chiếc trực thăng bị bắn bốc lửa, vân vân và vân vân...
Kính thưa quý vị, đó là phi vụ hành quân đầu tiên của tôi ở Pleiku. Một phi vụ hành quân đầu đời của một ông thiếu úy sữa. Phi vụ chẳng có gì đặc sắc, hào hứng hay hào hùng. Chỉ là một phi vụ đơn giản như trăm ngàn phi vụ anh em bay thời đó. Nhưng đó là phi vụ hành quân đầu tiên của tôi, tôi không thể nào quên được..
Những năm tiếp theo đó, cứ mỗi tháng một lần, tôi lại xách tàu bay đi biệt phái Pleiku. Có lúc chiến trường trở nên đẫm máu, cũng có lúc chẳng có đánh đấm gì. Và càng về sau thì tôi càng quen thuộc với phi trường, với địa hình, địa thế. Nhưng suốt gần 4 năm, hình như tôi chỉ theo anh em ra phố Pleiku có một vài lần để nhậu nhẹt. Những lúc còn lại, khi nào không bay bổng, tôi nằm khì trong barrack đọc sách. Có nhiều lần biệt phái trúng vào mùa mưa, chúng tôi nằm trong barrack gần suốt hai tuần lễ, vừa đọc sách vừa nghe tiếng mưa rả rích chung quanh, lâu lâu ngồi dậy, rít một điếu thuốc Capstan, nhìn mưa rơi nhạt nhoà qua khung cửa sổ, nghĩ lại cũng thấy thú lắm.
Thành thực mà nói, mỗi lần tôi đi biệt phái lên đây, nhớ bồ nhớ bịch, tôi đếm từng ngày, chỉ mong tới ngày để về vùng nắng biễn Nha Trang hiền hoà ấm áp với em, trong một thành phố có đủ thứ tiết mục ăn chơi... Vì thế, nếu có ai hỏi tôi về thành phố Pleiku, tôi xin trả lời là tôi chẳng biết gì nhiều...
Tôi chẳng biết gì nhiều nhưng tôi thấy khâm phục những người lính đã một thời oai trấn tam biên. Các anh em đã chấp nhận sống một cuộc đời âm thầm ở cái thành phố nhỏ miền núi buồn heo hắt này, tập làm bạn với núi, làm quen với rừng, chịu đựng những cơn mưa rừng kéo dài vô tận mà không hề lên tiếng than thở hay phân bì. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, anh em đã âm thầm và anh dũng gìn giữ từng tấc đất, từng phân đường, từng dúm cỏ của vùng đất xa lạ này của quê hương.
Anh em chính là những người, như một nhà văn nào đó đã nói, đã chấp nhận làm bóng tối để nuôi dưỡng mặt trời.
Năm 75, thành phố Pleiku di tản. Tôi bay trên con đường quốc lộ số 7, chảy nước mắt và đứt từng khúc ruột nhìn đồng bào tôi, quân đội tôi tan vở thành từng mảnh ở phía dưới mà không làm gì được.
Từ năm 1972, ngày bay phi vụ đầu đời cho đến năm nay là năm 2010, chỉ còn thiếu 1 năm vài tháng nữa là đúng 40 năm. 40 năm một đời người trôi qua nhanh như một giấc mộng. Nhưng nhớ lại, hồi đó, 15 ngày biệt phái Pleiku sao mà dài thăm thẳm...
Vài hàng viết về Pleiku để kính tặng những người anh hùng biên trấn, những chiến sĩ của QLVNCH đã vị quốc vong thân cho chúng tôi được sống an toàn. Đồng thời, cũng tưởng nhớ đến những đồng bào đã bỏ mình oan nghiệt và tức tưởi trong cuộc di tản trên tỉnh lộ 7 năm 1975. Chết trên đường đi tìm tự do.
Sau ngày 30 tháng 4, tôi lưu vong nơi quê người, sống ở chốn phồn hoa đô hội, thừa mứa vật chất, giữa những tiếng cười đùa vui vẻ và vô tội của người chung quanh, tôi cũng giả cười và vui với họ để khỏi bị coi là khác người, nhưng chẳng ai biết linh hồn tôi là một linh hồn rướm máu, là một biển lửa hận thù. Không rướm máu làm sao được khi mà mỗi lần cầm chén cơm lên ăn là mỗi lần nước mắt tôi lả chả rơi xuống bát, tự hỏi giờ này, ở Việt Nam, cha mẹ anh em tôi ăn gì, những bạn bè đồng đội của tôi đang bị đối xử ra sao, còn sống hay đã chết? Ăn một miếng ngon tôi cũng thấy mình có tội. Có tội với những anh em đồng đội tôi còn kẹt lại ở Việt Nam, giờ nay không biết sống chết như thế nào. Tôi chẳng yêu nước hay anh hùng hơn ai, tôi chỉ là một người còn có chút lương tri, biết yêu thương và có chút ít tình cảm...
Có lần, một em bé tóc vàng làm trong sở hỏi tôi, “Mày có nhớ nhà không?”
Tôi mau mắn lắc đầu và trả lời: “Không.”
Em bé tóc vàng trợn mắt, lắc đầu, chê tôi là người vô tình.
Tôi chỉ cười nhẹ, nói: “Tối nào tao cũng về thăm quê nhà tao ở Việt Nam cả, làm sao tao còn nhớ nhà được... (How can I miss home when I come back to visit my home in Vietnam every night?)
Em bé tóc vàng ôm tôi khóc và xin lỗi tôi... (Người Mỹ đơn giản và dễ thương thật)
Cuối cùng, nhân bài này, cho phép tôi xin viết vài hàng để tưởng nhớ đến thằng em ruột tôi, cố Trung Sĩ Nhất Lê Xuân Bích, Sư đoàn 23 bộ binh, đã bỏ mình tại chiến trường Cao Nguyên Tân Cảnh mùa hè năm 1972. Em đã đại diện gia đình mình để đóng góp xương máu gìn giữ quê hương như bao nhiêu gia đình Việt Nam khác. Chuyện này cũng bình thường, chẳng có gì đáng nói trong một quê hương chiến tranh, nơi có hàng ngàn người trai trẻ như em đã nằm xuống mỗi ngày. Tổ quốc đã ghi ơn. Bích ơi, dù em không còn nữa nhưng hình ảnh tươi đẹp và hào hùng của em đã sống dậy mỗi một ngày trong lòng mọi người gia đình ta, đặc biệt là anh, người đã chia xẻ với em bao nhiêu kỷ niệm buồn vui từ thuở ấu thời cho đến ngày hai anh em mình gạt nước mắt chia tay nhau lên đường đi lính. Em chết chỉ một lần nhưng gia đình mình mỗi lần nhắc đến em thì ai cũng chết thêm một lần nữa ở trong lòng, thương nhớ em vô cùng vô tận...
Ôi, Pleiku, thành phố mưa buồn đất đỏ, kỷ niệm buồn sao nhiều lắm thay...
Đồng thời, ghi nhận công ơn của những người đã chọn phố núi Pleiku làm quê hương thứ hai...
Trường Sơn Lê xuân Nhị
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét