KIẾN MZ bình "loạn"
Bất hiếu
Mùa nắng nóng
người ta dễ tìm
tới cái món gọi
là "bất hiếu".
Hỗng lẽ do nóng
quá người ta dễ
nổi quạu, nổi
điên, tới mức
cha mình mà cũng
"vũ tử" (biến
thể từ "vũ
phu")? Tội bất
hiếu đó đáng để
lãnh "cầu đầu
trảm".
Còn ở đây, "bất
hiếu" đã lắm.
Giữa cơn nắng
nóng, cháy khát
cả cổ mà có một
ly đá chanh thì
còn gì bằng! Mà
"đá chanh" lại
là nói lái của
"đánh cha".
Đánh cha
đích thị là
bất hiếu rồi
còn gì!
Bún Xiêm Lo
Hôm
rồi thầy Đỗ Hiền Triết chuyển cho Kiến Bình “loạn” thắc mắc của Người
Ngây Thơ về món bún Xiêm Lo mà thầy Ngô Nguyên Trái của mình mở quán
kinh doanh sau một lần được học trò ở Mộc Hóa dẫn đi “cháp” món này.
Mới nghe cái tên bún Xiêm Lo thì người từng ăn sẽ nghe thoang thoảng đâu đây mùi bún rất đặc trưng của nó, còn người chưa ăn thì nghĩ ngay đây là một món ẩm thực Khmer. Nhiều người cho đây là một món hợp tấu Việt – Khmer. “Xác” là canh rau tập tàng Nam bộ. Còn “hồn” là bún nước lèo. Thật ra, đây là một loại canh ăn với bún. Nó giống như canh cà chua với thịt nạc heo băm vo viên chan vào bún gọi là bún mọc. Canh Xiêm Lo ăn với bún thành ra bún Xiêm Lo. Trong một bài viết về bún Xiêm Lo trên báo Thanh Niên có nói: “Nhiều trưởng lão ở Sóc Trăng cho rằng Xiêm Lo là tác phẩm của cuộc phối ngẫu giữa anh chồng người Việt và vợ Khmer kén ăn. Bởi ban đầu, nguyên liệu nấu canh này là cá đồng (cá lóc hoặc lươn), tép bạc. Mắm nêm canh là bù-hốc, được làm bằng cá tạp loại nhỏ: sặc, rô, cửng, tốp…Rau nấu canh là bầu non hoặc rau ngổ. Nghe qua, chắc không ít bạn nghi ngại vì canh này "ô hợp" quá. Song chẳng phải vậy. Món này có mùi thơm độc đáo lắm. Đó là kết quả của sự cộng hưởng, thăng hoa của củ sả đập giập, thính gạo nếp và mắm bù-hốc đã khử tanh bằng dầu (mỡ) gia thêm tỏi, ớt. Và vị ngọt cũng thế, đó là sự giao hưởng giữa chất đạm cá đồng, tép tươi với đạm của mắm.” Nhưng đó là Xiêm Lo của các chuyên gia ẩm thực. Còn với Kiến Bình “loạn”, khác à nghen. Cái tên Xiêm Lo cho thấy một sự tự tin vào chất lượng, đồng thời đe dọa, hăm he đối thủ cạnh tranh. Nó hàm ý, món bún này ngon tới mức mà người Xiêm (tức láng giềng Thái Lan) phải lo lắng. Người Thái vốn nổi tiếng với món canh lẩu Thái vừa chua té… nước miếng, vừa cay chảy nước mắt, nước mũi. Đối thủ của nó chính là bún Xiêm Lo. Tuy nhiên, đó là lý lẽ của những ai nặng nợ với bà con Khmer, từng tơ tưởng một tấm Xà-rông quấn trên mình một nàng Khmer họ Thạch. Còn với những ai thường xuyên lai vãng tới Pattaya mải mê ngắm nhìn mấy nường Kathoey (tên gọi của giới tính thứ ba ở Thailand) chuyển đổi giới tính thì ắt hiểu theo một hướng ngược lại 180 độ. Bún Xiêm Lo có nghĩa là bún dở ẹt tới mức người Xiêm phải lo rằng nó sẽ bị ế nhề ế nhệ. Chẳng biết ai đúng ai sai, nhưng khi sực nhớ tới chủ quán bún Xiêm Lo Thạch Xà-rông là ngài Ngô Vàng, ta không khỏi nơm nớp lo sợ. Bậc thầy “ma-kết-tinh” (ma kết hợp với tinh thành quỷ) này lừng danh là người đụng cái gì ế cái nấy. Chán món bắp gia truyền, ngài chuyển sang bán cà chua – thành cà chua ế, bán gừng – thành gừng dội khẩu, nay vừa mới quấn xà-rông mở quán bún Xiêm Lo được mấy bữa lại rắp ranh dòm ngó tới món thuốc đông y Đả Hoài Hương Đặc Dược. Hèn gì mà lâu lâu ghé qua lại thấy ngài Ngô Vàng ngồi giữa đám ruộng ngô mà cạp bắp!
Cá mú
Thầy Đỗ Hiền
triết vừa chuyển
tới Kiến MZ thắc
mắc của Người
Thắc Mắc về từ
"cá mú".
1. Cá mú là tên
một loài cá nước
mặn, sống ở các
vùng biển nhiệt
đới và á nhiệt
đới, tập trung
nhiều ở Thái
Bình Dương. Họ
cá mú còn có tên
khác là họ cá
song (tên khoa
học Serranidae).
Việt Nam có tới
30 loài cá mú.
Cá mú thuộc nhóm
cá dữ, ăn mồi
động vật sống.
Cá mú khổng lồ
có thể nặng tới
20kg hoặc hơn.
(Xin
click vào đây
để chiêm ngưỡng
dung nhan loài
cá mú đỏ). Cá mú
luôn là loại cá
được ưa chuộng
hàng đầu trong
các loài cá biển
vì thịt trắng,
ngọt, dai, thơm
ngon. Ở nhà
hàng, người ta
chuộng loại cá
mú trên dưới 1kg
cho vừa ăn. (Xin
click vào đây
để thưởng thức
mòn cá mú hấp).
2. Có lẽ do quá
được "ngưỡng mộ"
bởi cái tính
"hẩu xực" mà từ
cá mú còn được
dùng làm danh từ
chung chỉ các
loại cá. Như
người ta nói:
"thịt thà cá
mú".
3. Những người
đi biển, nghề
sông nước, kiêng
cữ gọi chính tên
của một vài loài
cá. Như cá voi,
cá ông được gọi
là ngài hay ông.
Như vậy, "cá mú"
có thể là cách
gọi kị húy của
"cá mập", vì
"mú" còn có
nghĩa là mập, to
con.
4. Nếu từ "cá
mú" được phát ra
từ cửa miệng của
những chuyên gia
nói lái như bạn
Lê Ngọc Điền nhà
mình, thì bạn
phải cẩn trọng.
Bởi có thể nó
không phải là
loài động vật
dưới nước mà lại
là một con "chim
cái". "Cá mú"
được đọc lái từ
"cú má" = "cú
mẹ" => "chim
cái".
5. Cũng kiểu nói
lái, "cá mú" là
kết quả của cách
nói vừa lái, vừa
lẹo (miệng) của
"má cú" = "má
cứu", để diễn tả
một chuyện vô
phương cứu chữa,
chỉ thua 'trời
cứu" thôi. Thí
dụ: "Cá mú mày
rồi đó con ơi!"
có thể hiểu là
"Má cứu mày rồi
đó con ơi!".
6. Khi nghe dân
cá độ bóng đá
nói với nhau, từ
"cá mú" có thể
có nghĩa là "bắt
cá đội MU". (MU:
Manchester
United).
7. Bọn tội phạm
có thể dùng từ
lóng "cá mú" để
báo là "không có
công an". "CA",
viết tắt của
"công an",
thường bị gọi là
"cá". "Mú" còn
có nghĩa là
"không", "hết
sạch".
8. Mặc dù "mú"
còn có nghĩa là
mập, nhưng "gái
mú" không hề có
nghĩa là "gái
mập". Từ lóng
(slang) "gái mú"
này được dùng để
chỉ cái vụ "gái
trai" của dân ăn
chơi. Nó cũng
đồng nghĩa với
"gái gú".
9. ... Hình như
Kiến MZ hơi bị
quởn đó nghen!
Các thầy
Ngồi đọc đi đọc
lại các trang
viết trên Web
THKT sao mà thắm
đậm tình nghĩa
thầy trò quá
chừng. Nhưng tôi
bỗng giựt mình,
run rẩy khi phát
hiện một "chi
tiết chết
người". Đó là
khi mọi người
dùng cách xưng
hô "các thầy"
coi rất trang
trọng, tôn kính
nhưng lại quên
đi mất tiêu rằng
"các thầy" còn
là cách nói lái
của "cầy thác",
mà "cầy thác" có
nghĩa là "chó
chết".
Vì lẽ đó, từ nay
xin mọi người
hãy dùng cách
xưng hô đầy đủ
là "các thầy cô"
chớ đừng dùng
"các thầy" nữa
nhé. (NGUYỄN
CÔNG PHONG
bình "loạn").
Chợ búa
Cái Người Thắc
Mắc lại mới nhờ
thầy Đỗ Hiền
triết chuyển
tới Kiến MZ thắc
mắc về từ
"chợ búa".
1. Cứ suy diễn
theo cách gọi
như chợ cá, chợ
thịt,... thì
"chợ búa" đơn
giản là nơi
chuyên bán...
búa rồi chứ gì.
Tới đây, bạn có
thể chạm mặt một
khách hàng
thường xuyên là
Chú Cuội. Chàng
ta liên tục mua
búa cho bén về
chặt mớ cành đa
đem bán lấy tiền
mua thẻ cào gọi
điện "tám" với
chị Hằng Nga.
2. Nhưng thông
dụng nhất là
"chợ búa" được
dùng để chỉ công
việc buôn bán
nói chung ở chợ.
"Đi chợ búa kiếm
chút tiền độ
nhật." Khi nói
tới những người
sống ở chợ, buôn
bán ở chợ, người
ta chỉ gọi là
"dân chợ"; còn
nếu thêm từ
"búa" thành "dân
chợ búa" thì lại
mang nghĩa xấu;
kêu lạng quạng
có thể bị chém
bằng búa!
Còn vì sao lại
gọi là "chợ
búa", thì theo
tài liệu gia
truyền khai quật
được dưới những
tảng đá Núi Đất,
hồi xưa, người
bán hàng ở chợ
không "chém"
người mua hàng
bằng dao (đặc
biệt là dao cạo)
như hiện nay, mà
thường dùng búa.
Vì thế, bên quầy
tính tiền, người
ta không treo
thẻ môn bài mà
lủng lẳng những
cây búa luôn
được mài bén
ngót. Từ đó chợ
được gọi là "chợ
búa".
Dao động
Trong bất cứ
tình huống nào,
dù thật nguy
kịch, ta cũng
không được dao
động. Bởi dao
động đồng nghĩa
với thất bại,
với tiêu đời.
Dao dộng
là một cách nói
tắt của "động
dao, động thớt".
Nghĩa là chuẩn
bị ra tay dùng
dao mà hạ thủ.
Không chết cũng
bị thương là cái
chắc!
Đại nhân
Bà con ta, nhất
là từ khi rộ lên
phong trào phim
bộ chưởng Hồng
Kông, dùng cái
danh xưng chữ
Hán này để gọi
các bậc trưởng
thượng, những
người quyền cao,
chức trọng, đáng
tôn kính.
Theo ngữ nghĩa
này thì toàn thể
Gia đình THKT
đều là các đại
nhân, vì đều đã
ở vào cái độ
tuổi mà người
đời phải tôn
kính (...và
chuẩn bị... tôn
thờ).
Nhưng nếu coi
đây là một từ
Hán Việt giao
duyên thì "đại
nhân" còn có
nghĩa là "kẻ
chuyên làm đại".
Mà suy cho cùng
cũng nào có sai.
Phàm thì là mà
rằng các "đại
nhân" quyền cao
chức trọng
thường dễ lộng
quyền tự cho
mình có cái
quyền "làm đại".
Vì lẽ đó,
1. Khi được ai
đó gọi là "đại
nhân", ta chớ tự
đắc, coi chừng
mình bị hắn
"chửi" là "kẻ
chuyên làm đại,
làm bậy".
2. Khi được xưng
tụng là "đại
nhân" theo nghĩa
tích cực, ta
phải tự dặn lòng
mình rằng: hãy
luôn cẩn trọng,
đừng có "làm
đại".
Đạo sĩ
Thầy Đỗ Ngọc
Trang từ Elk
Grove chuyển
thắc mắc của
Người Ngây Thơ
hỏi về "đạo sĩ".
Theo Việt Nam Từ
điển Khai Trí
Tiến Đức, đạo sĩ
là người theo
đạo thần tiên
của Lão giáo.
Nói nôm na là
người tu tiên
giữa cõi nhân
trần. Cái này
coi bộ là cái
"ám ảnh" đạo sĩ
của thầy Nguyễn
Văn Hòa. Khác
với "thiền sĩ"
Đỗ Xanh trốn
Nước Biếc Phu
nhân ra động
Đình Hồ ngồi
nhập thiền một
mình thoát tục,
"đạo sĩ" Hòa
Guitar ngồi tựa
vào Nước Ngọc
Phu nhân gảy đàn
tình tang mà tu
tiên. Nhưng coi
chừng có người
vịn cớ mần "đạo
sĩ" để né việc
nhà, có ông nại
cớ để
trốn việc chồng!
Thiện tai, thiện
tai!
Nói chung, đạo
sĩ là những
người tu hành
của các giáo
phái, khác với
tu sĩ là nhà tu
hành của các tôn
giáo. Đạo sĩ có
thể có bùa phép,
và điều hấp dẫn
nhất là có thể
có đạo sĩ chồng,
đạo sĩ vợ, đạo
sĩ con, đạo sĩ
cháu,...
Người ta cũng
thường dùng danh
xưng "đạo" cho
những người có
hành vi, cách
sống khác bình
thường, khác
thiên hạ. Nó gần
giống như "dị
nhân".
Hồi trước 1975 ở
Saigon có thời
gian rộ lên
những ông đạo,
bà đạo thuộc
loại... "trời
thần". Chẳng hạn
có một ông bữa
nọ hỗng biết ăn
trúng thứ gì mà
bắt đầu có cách
đi đứng kỳ cục
là cứ đi 3 bước
thì lùi lại 2
bước. Thiên hạ
phong cho ông ta
ngoại hiệu "đạo
Chậm". Bữa nọ,
đang di chuyển
cà giựt cà tàng
kiểu hỗng giống
ai ở khu vực
công viên Quách
Thị Trang trước
chợ Bến Thành,
ông ta "mót"
quá, chịu không
nổi nên "tháo
nước trong
người" ngay tại
chỗ. Khi nhác
thấy cảnh sát
xách dùi cui
chạy tới, ông
"đạo" nhà ta
hoảng hồn ba
chân bốn cẳng bỏ
chạy có cờ. Vậy
là mất ngoại
hiệu "đạo Chậm".
Cứ chiếu theo
tiền lệ thì mấy
vị trong cái
gánh xiếc "Đạo
Nổ Ngàn Phương"
của thầy Đỗ Xanh
cũng có thể
được gọi là "đạo
sĩ". Bởi thiên
hạ làm xiếc
người, xiếc thú,
còn họ chơi khác
thường làm xiếc
chữ. Họ lại có
cái công phu "nổ
banh xác" luôn,
nổ tới mức Bác
Ba Phi sống lại
cũng phải bái
làm sư phụ! Cứ
coi cái công phu
"đạo nổ" của thầy Ngô
Vàng ắt rõ!
Còn trong quân
đội, hỗng rõ
"đạo sĩ" nằm ở
khúc nào trong
nhóm hạ sĩ quan:
hạ sĩ, trung sĩ,
thượng sĩ?
Giới văn nghệ
thì tẩy chay
những kẻ bị dán
cái mác "đạo
sĩ", viết tắt
của "đạo chích
văn chương". Đó
là những kẻ "cầm
nhầm" văn thơ
của người khác
làm của mình.
Đâm chuột
Ở Mộc Hóa có một
món đặc sản là
thịt chuột đồng.
Bữa nọ, có anh
bạn được hỏi:
"Mùa hè mỗi ngày
ông đi "đâm
chuột" mấy lần?"
Lâu rồi thiên hạ
truy bắt dữ quá,
chuột đâu còn
nhiều mà ngày
nào cũng đi đâm.
Bởi vậy, anh bạn
trả lời: "Năm
bữa nữa tháng
mới làm một
lần". "Trời thần
đất quỷ ui, sao
ông ở dơ dữ vậy?
Ai mà chịu đời
cho nổi! Hôi
rình! Thúi
hoắc!"
Này nhé, "đâm
chuột" tức là
"đâm tí". Mà
"đâm tí" là nói
lái của "đi tắm"
đó mà!
Giả đò
Đò dọc là đò
chạy dọc theo
sông, từ địa
phương này tới
địa phương khác.
Thí dụ ngày xưa
dân THKT ngồi
tắc ráng chạy từ
Cai Lậy vô Mộc
Hóa.
Đò ngang là đò
chở khách từ bờ
bên này qua bờ
bên kia sông.
Thí dụ ngày xưa
đi đò dưới chân
cầu Cá Rô để từ
thị xã Mộc Hóa
qua xã Bình
Hiệp.
Gọi đò là đứng
trên một bờ sông
cất tiếng gọi đò
đưa mình qua
sông. (Nhưng ra
Huế, đứng trên
bờ sông Hương mà
"gọi đò" thì có
khi không phải
để qua sông mà
là ... ra giữa
sông!).
Nhưng giả đò
thì hỗng phải là
đò giả. Nó lại
có nghĩa là giả
bộ, làm bộ.
Hãy nghe bà Tám
kêu thằng con:
"Mày giả đò qua
nhà cô Chín mượn
cái phảng để coi
tía mày đang mần
cái giống gì ở
nhà cỗ mà hễ
xổng một cái là
tót ngay qua
bển."
Tội nghiệp thầy
Ngô Nguyên soái,
chuyên gia gọi
đò của THKT.
Thầy đã thắc
thỏm, khắc
khoải, thống
thiết khan cả
tiếng, rát cả
họng gọi đò hết
sớm lại chiều mà
cô lái đò năm
xưa cứ "giả đò"
không nghe!
Đò ngang, đò dọc
gọi đò
Trách sao cô lái
giả đò không
nghe...
Hành hương
Theo từ điển
chính thống,
hành hương là ra
khỏi nơi mình ở,
nơi mình thường
sống để đến một
nơi linh thiêng
nào đó.
Nhưng không chỉ
có ý nghĩa tâm
linh, hành hương
còn là một từ
tượng hình,
tượng cảnh. Bởi
ở các nơi thờ
tự, cúng bái,
thiên hạ thường
đốt hương
(nhang) mù mịt.
Vì vậy, hành
hương còn có
nghĩa là "hành
hạ mấy cây
hương" (đốt
lu bù) hay bị "hành
hạ bởi hương"
(do ngột ngạt
mùi khói hương).
Hấp hôn
Ai cũng biết
"hấp" là làm cho
nóng lại. Như
hấp cơm. Nó na
ná như "hâm"
(hâm canh).
Nhưng "hâm" thì
dùng lửa bếp tác
động trực tiếp
lên xoong chảo,
còn "hấp" thì
chủ yếu dùng
nguồn nhiệt tạo
hơi nóng để làm
cho vật thể nóng
lên. "Hấp" vì
thế sẽ "đổ nhiều
mô hôi".
Suy ra: "hấp
hôn" là làm nóng
lại cuộc hôn
nhân. Sở dĩ dùng
"hấp hôn" hay
hơn "hâm hôn",
vì chuyện này
cần phải "đổ
nhiều mồ hôi
nước càng tốt"
và một lẽ nữa là
nó gợi ngay liên
tưởng đến từ bà
con "hấp hối".
Cuộc hôn nhân mà
không được làm
nóng, giữ nóng
liên tục thì dễ
dàng đi tới...
hấp hối! vậy
thì, tùy bạn
chọn: hấp hôn
hay hấp hối!
Ít ly
Hôm rồi một số
thầy trò THKT về
thăm lại Mộc
Hóa. Về Đồng
Tháp Mười mà
không bị đổ rượu
mới là chuyện
lạ! Nhưng sao
mới uống có "ít
ly" lại xỉn quắc
cần câu vậy cà?
Xét đúng bài bản
thì tuy "ít ly",
nhưng dân Đồng
Tháp Muời chơi
toàn ly cối rượu
đế, chịu đời sao
thấu!
Còn xét về nghĩa
tửng từng tưng,
"ít ly" là style
nói lái của "y
lít" đó mà!
Kiểu nào cũng từ
chết tới bị
thương!
Làm thinh
- Thầy Ngô
Nguyên Soái:
Kiến MZ ơi,
trong tiếng Việt
chúng ta, từ
Thinh có nghĩa
là Thanh (tiếng
động). Nhưng tại
sao ngày xưa,
nhiều lần tôi đã
"làm thanh" với
một cô hàng xóm
(dung nhan cũng
khá đèm đẹp) để
được làm quen
nàng, nhưng mà
rồi nàng lại cứ…
"làm thinh"?!
Đáng lẽ "làm
thinh" đúng
nghĩa là nàng
phải lên tiếng
trả lời “yes”
hay “no” cho tôi
chứ, đàng này cô
nàng làm thinh
lại có nghĩa là…
nín thinh! Ôi!
sau lần đó về
nhà nhớ lại, tôi
bị.. "buồn ba
bốn ngày"! Còn
chần chừ chi nữa
mà Kiến MZ không
bình loạn dùm
cái từ ngữ rắc
rối, khó hiểu
này đi, kẻo
không, có người
hiểu lầm rồi lại
phải bị… "buồn
xong vẫn buồn"!
Mong Kiến MZ
đừng... làm
thinh trước khẩn
cầu này. Đa tạ.
- Dạ thưa thầy Ngô Nguyên... Trái (dạ xin lỗi, Bắp Nguyên Soái; lại nhầm thầy Ngô Nguyên Soái), đã có lệnh của thầy thì làm sao học trò dám... làm thinh!
Ở đây có 2 kịch
bản.
1. "Thinh" có
nghĩa là
"thanh". Thật
may cho thầy Ngô
vì ngày đó cô
hàng xóm "làm
thinh" (với
nghĩa là nín
thinh). Nếu cô
ấy mà "làm
thanh" rùm beng
lên khắp đầu
làng cuối xóm
thì thầy chắc ê
ẩm cái tấm thân
"cá lành canh
truyền thống"
rồi. Vấn đề ở
đây cần phải
giải mã là vì
sao cô hàng xóm
lại "làm thinh"
khi thầy Ngô
"làm thanh"?
2. "Thinh" theo
ngôn ngữ của quý
phụ nữ. Các
chuyên gia nói
rằng phụ nữ
thường nói hay
làm ngược với
những gì lòng
mình nghĩ. Thí
dụ, "phụ nữ nói
có là không, nói
không là có". Cô
hàng xóm "làm
thinh" có nghĩa
là đồng tình và
nhá đèn xanh
"tới luôn bác
tài"! Vấn đề ở
đây cần phải
giải thích là vì
sao thầy Ngô
Nguyên Soái lại
không nhận ra
"tín hiệu" của
cô hàng xóm?
Mệt nghỉ
Ở đây, mệt nghỉ
không có nghĩa
là "mệt rồi thì
nghỉ". Mệt
nghỉ không
phải là nghỉ
mệt. Mệt
nghỉ ở đây hàm
nghĩa là vô số
tận, nhiều lắm,
không hết. Thí
dụ: Xài tiền mệt
nghỉ. Ăn mệt
nghỉ. Khi nghe
ông chủ bảo "Làm
mệt nghỉ" mà bạn
hí hửng rằng "làm
tới khi nào
mệt thì
nghỉ" thì
chắc chắn bạn sẽ
phải húp cháo vì
bị cho nghỉ vĩnh
viễn!
Nghệ nhân
Nghệ nhân là một
người khéo tay,
khéo chân, đạt
tới mức thượng
thừa trong một
môn nghệ thuật
nào đó. Từ điển
giải thích như
vậy.
Nhưng tìm đỏ con
mắt, lục tung cả
cái bộ đại từ
điển bách khoa
trực tuyến
Wikipedia cũng
không tìm ra ở
đâu cắt nghĩa
"nghệ nhân" là
một thuật ngữ y
khoa. Cũng không
rõ các bác sĩ
trong Phòng mạch
THKT đã từng học
qua chưa? Thì
nè, "nghệ" là
màu vàng (vàng
như nghệ đó mà),
còn "nhân" là
người. Nghệ nhân
- người màu vàng
đích thị là
người mắc bệnh
gan rồi. Mà đây
là giai đoạn hết
thuốc chữa à
nghen, vì bình
thường thì người
bệnh gan chỉ
vàng hai con mắt
thôi, đàng này
vàng tới nguyên
cả body thì chí
nguy rồi.
Vì thế, từ nay,
có ai xưng tụng
(hay chửi rủa,
tùy ngữ cảnh)
mình là "nghệ
nhân", bạn cũng
đừng có quá
"ham" mà bị "hố"
đó nghen!
Nhớ
thương
Nhớ thương
là để xác định
cái sự nhớ cồn
cào ruột gan này
là do “thương
quá là thương”
mà ra. Tiếng Anh
thường dùng động
từ “miss”. Nó
phân biệt với
“nhớ” (remember)
là một trạng
thái của bộ não
để nhắc nhớ, nhớ
lại, thí dụ như
“nhớ ai để đòi
nợ”.
Nhưng nhớ thương cũng có năm bảy đường. Nhớ thương… yêu thì thật ấm lòng, còn nhớ thương… hại thì nhói con tim. Quả là ba mẹ thật sáng suốt và nhìn xa trông rộng khi đặt tên con gái rượu là Nhớ Thương. Nó hàm nghĩa “nhớ một người tên Thương” hay nhắc nhở “nhớ thương nó với nhé”. Học Việt văn Trung học, mình từng bình giảng bài ca dao mà nhà phê bình Hoài Thanh đánh giá là “hay nhất Việt Nam”. Nó như vầy: Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt Đèn thương nhớ ai Mà đèn không tắt Mắt thương nhớ ai Mắt ngủ không yên Đêm qua em những lo phiền Lo vì một nỗi không yên một bề.
(Xin
click vào đây
để nghe bài hát
Thương ai,
nhớ ai do
nhạc sĩ Phạm Duy
phát triển từ
bài ca dao này).
Kiến MZ có người anh em Kiến Đen hồi THKT từng trồng cây tràm (ở KT hiếm có cây si) với một nàng tên Nhung ở nhà thờ Mộc Hóa. Gã bèn hì hục mần bản nhạc có tên là Nhớ nhung, kết bằng câu xanh dờn: “Nhớ nhung nhiều, trọn đời anh nhớ nhung”. Kiến Đen tính là khi gặp nàng Nhung sẽ “khè” rằng: “Anh nhớ em tới mức làm nhạc nhớ em nè!” - (Nhung, viết hoa). Còn với mấy nàng có tên không hợp để mần thơ, mần nhạc thì gã dụ khị: “Anh nhớ nhung em quá chừng nên mần nhạc nhớ nhung nè!” – (nhung, viết thường). Hỗng biết từ sáng tới giờ gã đang mần cái gì mà gọi điện không nghe máy!
Ôn cố tri tân
Ôn cố tri tân là một thành ngữ Hán Việt có nghĩa là ôn lại chuyện cũ để biết làm chuyện mới. Nói cho gọn là "rút kinh nghiệm" đó mà. Vào mỗi cuối năm, từng tập thể, từng cá nhân có tập tục tốt đẹp là tổng kết lại một năm qua và đề ra kế hoạch cho năm mới. Và năm mới chỉ có thể thành công dựa trên những nền tảng (cả những thành quả lẫn những kinh nghiệm) của năm cũ. Có điều hỗng giống ai là dịp cuối năm đầu tiên kết nối lại được với nhau, bà con Gia đình THKT mình lại không ôn cố tri tân như thiên hạ mà hè nhau đi vọng cố nhân. Chẳng lẽ phiên bản 2010 ôn cố tri tân của THKT là "ôn cố nhân, tri tân nhân"? Thiệt tình, ai chẳng có cố nhân để nhớ. Chí ít cũng một người. Đó là chưa kể các bậc "nguyên soái tình trường" có danh sách cố nhân dài sọc như sớ Táo quân: A Lìn, sà-rông, răng khểnh, môi vều,... chỉ nghe liệt kê thôi cũng biết cuộc đời ốm o triền miên. Chỉ có kẻ bạc tình, có trăng quên đèn mới không nhớ cố nhân. Nhưng vọng thì cũng có ba bảy đường vọng. Vọng sao cho vui cửa, êm nhà mới đáng là THKT chân nhân! Chữ "vọng" còn cặp kè với chữ "tưởng" thành "vọng tưởng" những chuyện hão huyền, viễn vông. Bởi vậy mới cần tới câu: Cố nhân là của ngày xưa Vọng thì cứ vọng, nhưng chừa tưởng ra! Thôi thì hãy làm theo cái nghĩa tích cực của "ôn cố nhân, tri tân nhân" là rút kinh nghiệm (ôn) với người xưa mà biết (tri) xử sao cho tốt đẹp với người nay! Gia đình THKT mình chỉ toàn là những hảo hán, những anh thư giàu tình cảm và tình nghĩa, bởi nếu thiếu hai cái chữ "tình" này thì chúng ta đâu thể xúm xít quây quần bên nhau, bất chấp không gian và thời gian, như thế này!
Ông nội... dư
Thú thiệt, lần
đầu tiên trong
đời Kiến MZ mới
được nghe tới
cái từ “ông nội
dư” do thầy Ngô
Nguyên soái xưng
danh. Nói theo
style của thầy
Đỗ Hiền triết
thì ở đâu mà
“tòi” ra thêm
mấy ông nội, bà
nội vậy ta?
Hy vọng “ông nội dư” ở đây chỉ có nghĩa như vậy. Đó là có thêm mấy ông nội “ngang hông”, mấy ông nội “khuyến mại” (bonus grandpa), mấy ông nội ăn theo. "Ông nội dư" được ông nội "chân truyền" ban tặng cho bằng hữu có chọn lựa trong buổi trà dư tửu hậu, không có gì phải ràng buộc như "ông nội nuôi".
Riêng với thầy
Ngô Vàng thì
thầy ấy sắc phong
danh xưng "ông
nội dư" với tiêu
chuẩn không hề
dễ xơi như ăn xôi
bắp đâu: Cha mình
kết giao thâm
tình như anh em
ruột với người
bạn nào đó thì
con của mình gọi
những người đó
là "ông hay bà
nội dư". Tình
cảm của đứa trẻ
hoàn toàn thực
sự xem "ông bà
nội dư" như là
ông bà nội ruột.
Và quan trọng
nhất là chỉ khi
nào những người
lớn này xét thấy
thực sự họ yêu
thương nhau như
anh em ruột. Từ
"ông bà nội dư"
không thể bạ ai
cũng gọi được vì
"ông bà nội dư"
là danh hiệu cao
quí, trân trọng
của những tấm
lòng với tấm
lòng. Đây là
danh xưng cổ và
không được phổ
biến lắm nên ít
người biết và
hiểu.
Chẳng rõ là với
số lượng "ông bà
nội dư" có thể
đông tới cả tiểu
đội, trung đội
như vậy, liệu có
phải lập ra "hội đồng
ông bà nội dư"
không?
Cũng có điều còn
cà ngơ cà ngất:
ông nội "chân
truyền" gọi là
"ông nội ruột",
vậy sao anh em
kết nghĩa thâm
tình với ông nội
ruột lại không được
gọi luôn là "ông
nội ruột dư" cho
nó tiện hơn?
Quả thiệt là
cháu nội có số
đẻ bọc điều nên
ngoài ông nội
“có sẵn để xài”
còn có thêm một
mớ “ông nội dư”
sơ-cua. Giống
như cô cháu Bạch
Tuyết có 7 “ông
nội” chú lùn. Đó
là một loại của
dư, của để.
Cầu mong “ông nội dư” ở đây được gọi hỗng phải theo kiểu “Hội đồng Dư” trong vở cải lương Tiếng hò sông Hậu, một ông hội đồng thất nhơn thất đức top-level! Ông nội ngang hông mừng vui và hạnh phúc khi được xưng tụng là “ông nội dư”. Còn ông nội “chân truyền” mà để bị gọi là “ông nội dư” thì thiệt là tiêu Vên Vên. Ngay cả các vị được xưng tụng là "ông bà nội dư" cũng phải ráng mà sống sao cho xứng đáng. Kẻo không thôi lại bị thằng cháu nó lầu bầu: "Có một ông nội đã mệt thấy mụ nội (xin lỗi) rồi, đàng này có cả bầy ông nội dư, bà nội dư! Chịu đời sao thấu!" Tất nhiên trên đời này phàm có dư thì ắt có thiếu. “Ông nội thiếu” hàm nghĩa là “thiếu ông nội”, một cách gọi kiêng húy để chỉ những ông nội đã phủi cẳng nhảy lên ngồi tréo nguẩy trên bàn thờ! Bất hạnh thay cho cháu nào sinh ra không còn ông nội nữa. Làm sao có được cái hạnh phúc được bú sữa ông nội… pha? Có chăng chỉ có thể xài tạm sữa ông già Longevity Milk mà thôi!
Kiến MZ là người
nói có sách,
mách có chứng.
Nếu sữa bò là
sữa vắt từ con
bò, thì sữa ông
già vắt từ đâu?
Răng khểnh
Răng khểnh là
chiếc răng mọc
lệch, nhô lên
khỏi hàng ngũ.
Nếu nó chỉ nhô
lên vừa phải và
nằm ở vị trí đắc
địa trông hay
hay đáo để thì
có duyên và được
gọi là răng
khểnh. Còn nếu
ngược lại, nó bị
gọi là răng
nanh.
Nhưng kinh
nghiệm cho thấy,
răng khểnh chỉ
có duyên khi nó
ngự trong khuôn
miệng của người
mà ta yêu
thương. Còn nếu
không, chiếc
răng mọc vô trật
tự đó chỉ
làm cho cái "bản
mặt khó ưa thêm
đáng ghét"!
Thiên hạ gọi là
răng "lòi sỉ".
Ảnh chỉ mang ý
nghĩa minh họa
cho một chiếc
răng khểnh rất
duyên, không hề
có liên can gì
tới chiếc "răng
khểnh nghiệp
chướng" của thầy
Ngô Nguyên soái.
Tiếng Anh gọi
răng khểnh là
irregular tooth,
chỉ rõ là thứ vô
trật tự, bất quy
tắc. Mà trên đời
này, cái gì bất
quy tắc thì tới
99% là đáng ghét
rồi. Thí dụ, học
ngoại ngữ, ai
cũng khiếp sợ ba
cái động từ bất
quy tắc
(irregular
verb), danh từ
bất quy tắc,...
Có lẽ chỉ có 1
thứ bất quy tắc
duy nhất đáng
yêu, chính là
việc chia cái
động từ... yêu.
Cái sự chia động
từ yêu thì chẳng
ai giống ai,
không tuân theo
một quy tắc nào
hết. Tới mức ông
hoàng thi ca
lãng mạn Xuân
Diệu còn phải
thốt lên "Làm
sao định nghĩa
được tình yêu.
Có nghĩa gì đâu
một... cái khều
(xin lỗi, buổi
chiều)".
Xét về phương
diện nha khoa,
răng khểnh là kẻ
thù số 1 của các
nha sĩ. Nó bị
quy trách nhiệm
làm "ảnh
hưởng xấu tới vệ
sinh răng miệng".
Xét về mặt tình
nghĩa keo sơn
của Gia đình
THKT, răng khểnh
gây tổn thương
tinh thần và tổn
hại vật chất cho
thầy Ngô Nguyên
soái. Qua chứng
cứ do thầy Ngô
Bảo Toàn không
đánh mà khai,
răng khểnh đích
thị là răng
nanh. Mà răng
nanh thì của
loài thú ăn thịt
sống. Bằng chứng
là chiếc răng
khểnh năm xưa đã
xơi tái hàng
chục con heo
(heo đất cũng là
heo) của thầy
Ngô nhà mình!
Tội nghiệp ông
thầy, không thể
nào mập ra nổi
chỉ vì 40 năm
nay cứ phải hì
hục "Bắc thang
lên hỏi ông
Trời,... (tự ý
đục bỏ câu
bát)".
Sà-rông,
sà-lỏn, và hầm
nắng
Hỗm rày nghe võ
lâm đồn rằng
thầy Đỗ Hiền
triết đang rắp
ranh lập gánh
xiếc chữ, hình
như – cũng theo
đồn đại – để có
cái chức danh
“giám đốc” oách
như thiên hạ.
Chưa kịp xác
minh thì sáng
nay Kiến MZ đã
nhận được thư
thầy Đỗ chuyển
tới hai câu đố
chữ mới đọc
thiếu điều muốn
té giếng của
Người Ngây thơ
(không biết có
“vô số tội”
không?) Đó là:
Cớ sao trong hầm
lại có nắng?
Sà-rông và
sà-lỏn, cái nào
có trước?
Cái hầm nắng này có lẽ nó cũng “sêm-sêm” như cái hầm gió. Hình như chỉ có ở xứ “Mi-chỉ-gàn” mới có cái hầm nắng như thế. Phải chăng “hầm nắng" là viết gọn từ “hầm tránh cái nắng quái cuộc đời”? Hầm có nắng nếu không phải là nắng nhân tạo thì đích thị là có lỗ mọi rồi. Nhưng suy cho cùng, hầm có nắng bởi vì có mây hồng, mây hồng chỉ xuất hiện ở những nơi có nắng (khôn cãi trời đất luôn vì tối thui ai mà thấy được mây hồng thướt tha cỡ nào).
Thiếu nữ Khmer
trong những
chiếc sà-rông
truyền thống.
Còn sà-rông, sà-lỏn ư? Vào cái thời ăn lông ở lỗ, sau khi tò mò nếm thử “trái cấm”, Adam và Eva mới khám phá được trên thân thể mình có những vị trí quá độc địa, cần phải che đậy làm... của riêng (chủ yếu họ sợ kẻ khác thấy được mà nảy sinh tà ý “chôm” mất chứ không phải vì mắc cỡ - như nhiều nhà nghiên cứu suy diễn đâu). Do phụ nữ vốn tính e thẹn (ở đây không bàn tới nó là thuộc tính hay sự giả đò), nên có nhu cầu che đậy cao hơn. Vì thế mà sà-rông ra đời trước. Nhưng phụ nữ là sinh vật duy nhất có gene thời trang hòa trong máu (nồng độ tùy người) nên phải thay xiêm đổi áo liền tù tì. Cái sà-rông đầu tiên bị loại ra, bỏ thấy uổng, nên Adam dùng để may cái sà-lỏn cho mình. Nó có cái vòng lẩn quẩn thế này: sà-rông may sà-lỏn, rồi sà-lỏn kiếm tiền chạy ra fashion shop mua sà-rông cho người may sà-lỏn.
Có một chi tiết
là cả sà-rông
lẫn sà-lỏn đều
là trang phục phi
giới tính
(unisex), nam
hay nữ đều mặc
được tuốt luốt.
Xin hỏi lại Người Ngây thơ: cớ sao không hỏi luôn 2 câu nữa cho nó đủ bộ tứ: Tại sao trái đậu lại có hột đỗ? Tại sao kiến đen lại đen thui?
Sáng kiến
Người ta dùng từ
“sáng kiến” để
chỉ ý tưởng mới,
nhất là để giải
quyết một vấn đề
gì đó. Nhưng vì
sao lại là sáng
kiến, chứ không
là “trưa kiến”,
“tối kiến”?
Cách dùng từ “sáng kiến” này có luận cứ khoa học rõ ràng và vững chắc. Trước nay các nhà nghiên cứu đều nhận ra rằng: sau một đêm được nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng, bộ não con người sáng suốt và minh mẫn nhất là vào buổi sáng. Vì thế, cũng chỉ có thể là sáng suốt chứ không có trưa suốt, tối suốt. Xin mở ngoặc nói thêm: “trưa suốt” là chỉ người trưa nào cũng làm một giấc thẳng cẳng, còn “tối suốt” là chỉ kẻ tối nào cũng la cà nhậu nhẹt. “Sáng kiến” còn được viết tắt bởi cụm từ “sự SÁNG suốt của dân KIẾN Tường”. Có nghĩa là bà con THKT mình ai cũng có một bụng đầy sáng kiến. Mức độ thế nào chỉ tùy thuộc vào đêm hôm trước ngủ nhiều hay ít, ngủ ngon hay không ngon. Xét về ngôn ngữ học Hán – Việt, “sáng kiến” (buổi sáng gặp nhau) là một thói quen đã trở thành thuộc tính của Gia đình THKT kể từ hạ tuần tháng 3-2010. Buổi sáng thức dậy, vừa nhâm nhi cà phê hay nhẩm xà, các thành viên THKT thường vào Web THKT để gặp nhau và coi có gì mới không.
Sinh nhật
Cái từ sinh
nhật quá đỗi
quen thuộc này
coi vậy mà rắc
rối à nghen.
Từ kép chữ Hán
này dịch sát sàn
sạt là "ngày
sinh". Nhưng nó
lại không dùng
để chỉ ngày ai
đó thật sự cất
tiếng khóc chào
đời mà dùng cho
ngày kỷ niệm
ngày sinh của
người đó.
Tiếng Anh phân
biệt rất rõ:
birthday là
sinh nhật, còn
date of birth
hay day of
birth là
ngày sinh.
Đối với người
Việt Nam, sinh
nhật có nghĩa là
kỷ niệm ngày
sinh từ năm thứ
hai trở đi. Chứ
kỷ niệm ngày
sinh lần thứ
nhất, tức tròn
một tuổi, người
Việt mình gọi là
thôi nôi.
Thế rồi, từ năm
60 tuổi trở đi,
đặc biệt vào các
năm chẵn chục,
người ta không
gọi là sinh nhật
mà là mừng
thọ. Ai sống
tới 60 tuổi thì
bắt đầu được con
cháu mừng thọ.
Năm 80 tuổi, 90
tuổi được gọi là
thượng thọ.
Còn 100 tuổi là
đại thọ.
(Xin lưu ý là từ
60 tuổi đã là
thọ, còn việc
phân chia "đẳng
cấp" thọ thì còn
tùy từng nơi. Có
khi 70 tuổi đã
được gọi là
thượng thọ, 90
tuổi đã là đại
thọ.)
Nhưng có khi nào
bạn nhận ra cái
sự bất hợp lý
này chưa? Đã gọi
là "sinh nhật"
(mừng ngày sinh)
thì phải tổ chức
mỗi tháng một
lần chứ. Thí dụ,
Kiến MZ sinh
ngày 28 thì lẽ
ra hàng tháng cứ
tới ngày 28 là
"tiến hành" nhận
quà cáp thiên
hạ! Nào có ai
gọi là "sinh
nguyệt" hay
"sinh niên" đâu
mà phải đợi một
năm mới mừng một
lần!
Tái ngộ
Theo từ điển
chính thống,
tái ngộ có
nghĩa là gặp
lại (tiếng
Anh là meet
again). Nó được
ghép bởi hai từ
Hán Nôm: tái
(lại) và ngộ
(gặp).
Còn theo Giang
hồ Đại từ điển
Tầm nguyên (hình
như của nhà xuất
bản Tầm Bậy do
chuyên gia Tầm
Bạ biên soạn),
sở dĩ cái vụ gặp
lại được gọi là
tái ngộ vì xuất
phát từ thực tế:
khi gặp lại nhau
sau nhiều năm xa
cách, người ta
dễ xúc động tới
mức gương mặt
"tái" đi coi rất
"ngộ"! Tất nhiên
cũng có nhiều
tình huống khác
khiến người ta
tái mặt, nhưng
những kiểu "tái"
đó coi không có
"ngộ". Thí dụ,
mặt tái vì giận
hay mặt tái vì
sợ thì không thể
nào coi ngộ được
hết.
Tế nhị
Vì sao chuyện
"tế nhị" chỉ nên
hành xử ở chốn
riêng tư, không
nên bày ra trước
mặt bàn dân
thiên hạ?
Rất đơn giản, ta
chỉ việc chiết
tự và phân tích
hai chữ này. Tế
nhị ở đây
được xét như một
từ Hán nôm. "Tế"
là "cúng" và
"nhị" là "hai".
"Tế nhị" có
nghĩa là "cúng
hai", mà "cúng
hai" là cách nói
lái của "cái
hun".
Vì thế, người
"tế nhị" sao lại
"hun" nhau giữa
thanh thiên bạch
nhật ở chốn đông
người?
Thất kinh
Đây là một thuật
ngữ (term) trong
ngành sản phụ
khoa. Nó được
ghép bởi THẤT
(mất, không còn)
và KINH (kinh
nguyệt). Thất
kinh có
nghĩa là có thai.
Từ này đặc biệt
tượng thanh,
tượng hình mô tả
cảnh mặt mày
xanh lè, mồ hôi
đầm đìa, chân
tay lẩy bẩy đối
với những ông
chán cơm, thèm
phở hay những
chàng ăn cơm
trước kẻng khi
thất kinh nghe
nàng báo thất
kinh!
Thi hào Nguyễn
Du cũng từng vận
dụng thuật ngữ
này. Trong
Truyện Kiều,
ông đã mô tả kỳ
án nàng Kiều có
thai (với ai à
ta?) bằng câu:
Đầy sân gươm tuốt sáng lòa,
Thất kinh nàng chửa biết là làm sao.
Tình già
Tình yêu đích
thực làm gì có
tuổi để mà cân
đong đo đếm là
tình già, tình
non, tình trẻ,
tình xồn xồn.
Vì thế, "tình
già" ở đây, chí
ít là trong Gia
đình THKT, chỉ
nên hiểu là
"tình của người
già".
Khi đã yêu thì
bận tâm chi là
già hay trẻ. Khi
đã yêu thì ai
cũng như ai
thôi, cũng cuồng
nhiệt, cũng đắm
say, cũng ngô
nghê, cũng sẵn
sàng hy sinh cho
người mình yêu.
Yêu là lý lẽ của
con tim, cái lý
trí mà xía vô là
hư bột hư đường
ráo trọi.
Kiến Đen từng
viết trong bài
thơ
Yêu:
Yêu nhau mặn
muối cay gừng
Xìu xìu ển ển thì đừng có yêu!
Tình thân
Tình thân thường
được dùng và
khoái được dùng
với cái nghĩa
của cụm từ "tình
cảm thân thiết".
Có
nghĩa là tình
thân có cấp độ
cao hơn tình cảm
bạn bè bình
thường. Nó cũng
phi giới tính
(unisex), nam
hay nữ đều dùng
được và không hề
gây ngộ nhận
Pattaya. Và như
vậy, giữa hai
thể nhân khác
phái tính, từ
tình thân phát
triển tới tình
yêu có phần gần
hơn, dễ hơn. Tất
nhiên là còn
phải trông mong
vào sự hên xui
và duyên số!
Rõ ràng chẳng
phải ai cũng có
thể được trao,
được hưởng quy
chế tình thân.
Nó là một loại
"limited
edition" (phiên
bản hạn chế) và
thậm chí
"selected
edition" (phiên
bản chọn lọc)
của tình cảm
giữa người và
người.
Tình thân không
phải là thứ bất
biến, thậm chí
còn dễ biến đổi
hơn nhiều thứ
trên đời này, mà
thường nhất là
bị hao mòn qua
thời gian và
không gian. Bởi
vậy, cả hai phía
đều phải có ý
thức và cùng nỗ
lực không ngừng
để duy trì cấp
độ của tình
thân.
Nhưng tình thân
còn mang một cái
nghĩa xam xám.
"Thân" trong
tiếng Hán Việt
là cái con khỉ.
Vậy, tình thân
có khi bị biến
thành "tình cái
con khỉ", "tình
của con khỉ".
Thật ra, loài
khỉ cũng có cái
tình của nó, và
nếu thấy loài
người dùng chữ
"tình thân" với
hàm ý xấu, nó có
thể khởi kiện ra
tòa án Thiên
nhiên vì cảm
thấy mình bị xúc
phạm.
Chỉ có điều, khỉ
là khỉ, người là
người, tình cảm
của loài người
mà bị coi giống
như tình cảm của
loài khỉ thì chỉ
còn có nước
ngước mặt lên
trời mà cười ba
tiếng, khóc ba
tiếng, rồi cảm
thán: "Trò
khỉ!".
Tội tình
Trong nhạc phẩm
Bài không tên
số 4, nhạc
sĩ Vũ Thành An
trăn trở: "Nói
cho quên đi
những tội tình".
Rồi dân gian ta
khi ám chỉ
chuyện "hành hạ"
nhau lại có cách
nói là "làm
tình, làm tội"
nhau. Nghe mà
chết khiếp! Cái
nào cũng mệt mỏi
đứ người cả.
Sao mà "tội
tình" đến như
vậy?
"Tội tình" trong
ngữ cảnh này là
cách nói rút gọn
của cụm từ "tội
lỗi về tình
yêu". Bạn có
thấy "tội tình"
không?
Trăng mật
Thầy Ngô Bảo
Toàn:
Một hôm đi ngang
qua nhà vợ chồng
anh chị Tám
Nhiều hàng xóm,
vô tình pha thêm
chút "hữu ý",
Ngô Nguyên soái
tôi được thưởng
thức một cuộc
tranh luận thật
là thú vị cũa
hai nhân vật
này! Chuyện vầy
nè: Anh Tám hỏi
chị Tám: Tui đố
bà vậy chớ chữ
Trăng Mật có
nghĩa là gì? Chị
Tám cười sằng
sặc và trả lời:
Dễ ẹt! Trăng Mật
có nghĩa là hôm
đám cưới xong,
hai vợ chồng lựa
ngày nào trăng
thiệt sáng rồi
rủ nhau ra trước
sân nhà và lấy
mật ra... chấm
ăn! Anh Tám nạt
to: Tầm bậy, tầm
bạ không hè!
Trăng Mật có
nghĩa là sau
ngày cưới, tân
lang và tân
nương rủ nhau ra
sau sân nhà
đặng.. Trật
Măn!? Nguyên
soái tôi thú
nhận là...
"điếc" luôn, bởi
lẽ mình chả hiểu
được ý tứ cũa
hai vợ chồng này
là thế nào! Vậy,
Kiến MZ còn chần
chờ gì nửa mà
không bình
"loạn" dùm mọi
người để thống
nhất nghĩa từ
này cho rõ ràng,
thích đáng hơn.
Kẻo có người
hiểu theo kiểu
riêng của mình
thì... "mệt mỏi"
lắm đó.
+ Hình như thời
trai trẻ ở THKT,
thầy Ngô Nguyên
soái gài bẫy
hoài mà cứ bị
trật vuột nên
giờ thua me gỡ
bài cào, rắp
ranh gài bẫy học
trò chơi.
Trăng Mật theo
cái nghĩa mà quý
thầy cô Việt Văn
khuyên dùng là
thời gian lãng
mạn (trăng) và
ngọt ngào (mật)
đầu tiên của một
cặp vợ chồng.
Rất tiếc là nó
được xác định
chỉ tồn tại có
một... Tuần
trăng mật. Tiếp
ngay sau đó là
những năm tháng
"dập mật" vì
gánh nặng cơm áo
gạo tiền và trân
mình chịu đựng
lẫn nhau của đôi
vợ chồng. Nhưng
Tuần trăng mật
quý giá đó cũng
chỉ có ở những
đôi tân hôn "cân
đối được thu
chi" hôn lễ, còn
với những tân
lang tân nương
xui xẻo thất thu
thì giai đoạn
"dập mật" bắt
đầu ngay từ đêm
tân hôn!
Trong trường hợp
này, vợ chồng
anh chị Tám
Nhiều đã ứng
dụng tập quán
Trăng Mật theo
đúng nghĩa đen
thui của nó!
Còn Trật Măn ư?
Kiến MZ chẳng
dại mà đút đầu
vô bẫy của thầy
Ngô đâu. Chỉ dám
giải thích lòng
vòng bằng cách
chiết tự là:
Trật có nghĩa
như trong câu
"trật áo cho
người ta xem
lưng", và
Măn có
nghĩa như trong
câu "trẻ em măn
vú mẹ". Còn ai
hiểu sao và lắp
ghép như thế nào
thì Kiến MZ vô
can!
Trần tục
Xin nói ngay đây là một chữ chẳng
thanh thoát chút
nào. Nó được
ghép bởi hai chữ
"TRẦN
truồng" và "TỤC
tĩu".
Trung dung
Thuyết
Trung dung là một triết lý sống của Nho giáo. Trung là không ngả về một
thái cực nào; dung là dung hòa, thích hợp với hoàn cảnh. Và từ xa xưa,
đây là một trong những triết lý sống của người Á Đông.
Theo Yahoo! Hỏi & Đáp, với câu hỏi: “Theo bạn, thuyết Trung dung có còn giá trị và ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta như thế nào?”, câu trả lời được nhiều người đồng tình nhất là: “Sách Trung Dung do Tử Tư soạn ra dựa trên cơ sở một thiên trong Kinh Lễ. Tử Tư là học trò của Tăng Tử, cháu nội của Khổng Tử, thọ được cái học tâm truyền của Tăng Tử. Trong sách Trung Dung, Tử Tư dẫn những lời của Khổng Tử nói về đạo "trung dung", tức là nói về cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập và phải cố gắng ở đời theo nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cho thành người quân tử, để cuối cùng thành thánh nhân.” Cách sống này còn được “diễn nôm” theo kiểu “khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống”.
Thật
ra, không phải dễ đạt được lối sống Trung dung đâu. Cần phải có bản
lĩnh và sự thấu nhận. Trung dung là dung hòa những cái thuận nghịch, mâu
thuẫn trong cuộc đời để có thể sống tốt mình, đẹp đời. Nếu không cẩn
trọng, người ta dễ trở thành ba phải hay bất cần đời.
Trung dung là một triết lý sống. Vì thế, nó có mặt trong mọi ngõ ngách cuộc sống.
Trong giới tính học, Trung dung là để chỉ giới tính thứ ba – cái giới tính mà: Người kia chẳng gái, chẳng trai Ngọt ngào làm vợ, lai rai làm chồng Trong nhân tướng học, Trung dung là đi chàng hảng, hai hàng.
Trong bộ môn xiếc, Trung dung là kỹ năng làm xiếc con lăn.
Trong dân gian học, Trung dung là cái bập bênh.
Trong đo lường học, Trung dung là cái cân đĩa.
Trong
lao động học, Trung dung là người có khả năng "bắt cá hai tay", thậm
chí mỗi tay một con, hai chân còn tranh thủ khoèo thêm 2 con nữa.
Trong tình học, Trung dung là người “sáng chở cơm đi ăn phở, trưa đèo phở đi ăn cơm.” Trong thiền học, Trung dung là một cách thiền lửng lơ con cá vàng, người ngồi thiền một mắt nhắm phiêu diêu, một mắt liếc coi nhất cử, nhất động của phu nhân mình. Trong đạo học, Trung dung là nhà đạo sĩ ngồi dựa vào phu nhân xinh đẹp mà tu tiên.
Người bày ra cái vụ "dzô dziên" mà lại "có duyên" cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi thuyết Trung dung.
Trong Gia đình THKT, Trung dung là Fan Club của cô Huỳnh Trung Dung – nữ chưởng môn phái Núi Bà Đen
Tương tự
Từ điển chính
thống giải nghĩa
"tương tự" là
giống nhau, na
ná nhau. Tiếng
Anh là similar.
Nhưng "tương tự"
còn là một danh
từ ghép chỉ một
sản vật.
"Tương" là một
thức ăn chay làm
từ đậu nành.
Tương hột đó.
Còn "tự" là
chùa. Vậy "tương
tự" là chỉ loại
tương hột làm
ở... chùa, để
phân biệt với
tương làm ở nhà!
Tử y và tử trực
Chữ "tử y" (tử:
chết, y: áo) để
gọi cái áo mặc
cho người chết.
Nhưng nó cũng là
món ăn khoái
khẩu của nhiều
người. Đâu, bạn
ra chợ cá Mộc
Hóa tìm mua vài
con ếch to đem
về nhờ bà xã nấu
cho nồi "cháo
ếch". Bây giờ,
bạn trổ tài nói
lái nhé: "cháo
ếch" tức "chết
áo", mà "chết
áo" dịch ra
tiếng Hán là "tử
y".
Chữ "tử trực"
(tử: chết, trực:
thẳng), nghĩa là
xác chết được để
nằm xuôi tay,
thẳng cẳng.
Nhưng nó cũng
chỉ một loại gia
vị quen thuộc.
Này nhé, "tử" là
"con", và "trực"
là "ngay". Vậy
"tử trực" là
"con ngay", mà
"con ngay" nói
lái là "cay
ngon". Chỉ có
trái ớt thì cay
mới ngon thôi! (NGUYỄN CÔNG
PHONG
bình "loạn")
Về hưu
Về
hưu là một động từ được chia chung cho tất thảy thành viên Gia đình
THKT. Người thì đã chia động từ này ở thời quá khứ (đã), người thì còn ở
thời tương lai gần (sắp).
Về
hưu có nghĩa là đã tới hạn hết tuổi lao động theo luật định của từng
nước. Thí dụ, ở Việt Nam, tuổi hưu là 60 (nam) và 55 (nữ). Còn ở Mỹ, nam
nữ đều 65 tuổi mới về hưu. Đó là tính trong trường hợp bình thường. Còn
có những người nghỉ hưu non trước tuổi (hoặc tự nguyện, hoặc bị bắt
buộc)
Về hưu, nghỉ hưu hay hưu trí đều cùng nghĩa, tiếnh Anh gọi là retire. Nhưng nhiều người thích dùng chữ "về hưu" hơn, bởi nó nhẹ nhàng, không gây cảm giác... "hết thời".
Cảm nhận và thái độ của người ta đối với về hưu có nhiều sắc thái, cung bậc:
- Kẻ tiêu cực: Híc, vậy là hết còn được làm việc nữa rồi.
- Người tích cực: Wow, mình đã hoàn thành nhiệm vụ của một đời người.
- Kẻ bi quan: Mình hết thời rồi, coi như tàn một kiếp người.
- Người lạc quan: Vậy là từ nay mình có quyền nghỉ ngơi, có thể dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.
Những ai thuộc dạng tiêu cực và bi quan sẽ còn khổ sở, đau đớn hơn nữa nếu như trước khi về hưu thuộc hàng có chức, có quyền.
Những
người có đủ thâm niên để hưởng trọn lương hưu hay hưởng mức lương hưu
kha khá thì nhẹ nhàng, thoải mái hơn những ai có ít năm lao động.
Nhưng
bất luận thế nào, người ta sẽ phải tốn thời gian, nhiều hay ít tùy từng
tạng người, để làm quen với cuộc sống về hưu trong giai đoạn đầu. Bởi
dù muốn hay không, về hưu cũng làm xáo trộn mọi nếp sinh hoạt nhiều chục
năm qua.
Việc đầu tiên là tối hôm trước, ta quẳng cái đồng hồ báo thức đi, sáng mai có thể ngủ nướng tới... khét thì thôi!
Vọng cổ và vặn
cổ
Từ xưa tới nay,
bản vọng cổ
luôn được xem là
bản chủ lực của
nhạc tài tử cải
lương. Nó không
thể thiếu trong
bất cứ cuộc chơi
đờn ca tài tử
hay trên sân
khấu cải lương
nào. Về Đồng
Tháp Mười mà
thiếu câu vọng
cổ cũng giống
như cô thôn nữ
thiếu cái áo bà
ba. Bản vọng cổ
do nhạc sĩ Cao
Văn Lầu sáng tác
tại thị xã Bạc
Liêu. Từ cái tên
ban đầu là Dạ
cổ, nó được đổi
thành Dạ cổ hoài
lang rồi cuối
cùng là vọng cổ
như ngày nay.
Tất nhiên, bản
vọng cổ ngày nay
đã trải qua
nhiều cải biên.
(Xin
tham khảo).
Còn vặn cổ
là một động tác
tương tự như bẻ
cổ. Nhiều người
có thói quen vặn
vẹo, lúc lắc cái
đầu qua lại cho
các khớp cổ kêu
răng rắc, nói là
cho nó hết cứng
cổ. Ở ngữ nghĩa
tệ hại nhất, vặn
cổ có nghĩa là
làm cho gãy cổ.
Như vặn cổ gà,
hăm he nhau "tao
vặn cổ mày bây
giờ",...
Vậy thì cớ sao
lại tạt qua cái
vụ "vặn cổ" khi
nói về "vọng
cổ"? Bài hát
vọng cổ sẽ cực
kỳ mùi mẫn, chết
lòng người khi
được ca đúng bài
bản và có giọng
ca tốt. Còn nếu
không, vọng cổ
sẽ tra tấn người
nghe như thể là
bị "vặn cổ" vậy
đó! Tóm lại, hát
đúng, hát hay:
vọng cổ; hát
sai, hát dở: vặn
cổ!
Xuôi, xui và
suôi
Thầy Ngô Bảo
Toàn:
Thầy có một thắc mắc nhỏ (như con thỏ!) này muốn nhờ Kiến MZ "bình lọan" giùm thầy (chi phí masage tay thầy hoàn toàn... cam chịu!). Số là vầy: thầy có một người bạn dạy môn Văn và sau này là nhà văn có tên tuổi. Hôm gặp nhau ở quán cà phê máy lạnh, bên ly cà phê "ấy" chồn thơm phức hòa lẫn trong tiếng nhạc du dương, bạn thầy tâm sự thế này: Tôi có hai đứa con. Thằng nếp nhà tôi may mắn cưới được con vợ ngoan hiền. Tình thông gia chúng tôi không có gì phải phàn nàn, chê trách. Anh Xuôi tôi vui vẻ, chị Xuôi tôi hiền lành. Tội nghiệp con tẻ nhà mình lấy nhằm thằng chồng nát rượu, ham mê cờ bạc! Đã thế, anh Xui và chị Xui này cũng không ra gì. Rồi anh thở dài và lẩm bẩm: Suôi với gia, rõ chán mớ đời! Kiến MZ ơi, Thầy điên đầu với anh bạn già qua mấy chữ Xuôi, Xui, Suôi?! Vậy, em còn chần chờ gì nữa mà không "bình loạn" giùm thầy cho tỏ tường (như cục... đường).
+ Thật ra thì
thầy Ngô Nguyên
Soái ăn thịt thỏ
ragu xong tráng
miệng bằng "cục
đường" rồi quăng
cục muối cho
Kiến MZ mà thôi.
Báo hại Kiến MZ
phải chạy về
động Bàng Tơ
thỉnh giáo Trạng
Quỳnh tổ sư.
Thật ra đây là
một kiểu chơi
chữ không chỉ có
tượng hình,
tượng thanh mà
còn cả tượng
cảnh (ngộ) nữa.
- Xuôi:
Có được rể hiền,
dâu ngoan này
đúng là "xuôi
chèo mát mái"
rồi.
- Xui:
Gặp phải ông rể
"trời đánh ba
búa mà vẫn nhăn
răng" và ông bà
"xui" không biết
điều như vậy quả
là "xui xẻo tận
mạng" rồi.
- Suôi:
Từ này chớ hề có
trong tiếng Việt
mà là một style đọc
từ "sui". Hình
như là kiểu phát
âm chữ "u" dài
của người Hà
Nội. Nó giống
như một sự dung
hòa giữa "xuôi"
và "xui", thôi
thì cam chịu
thôi, "xui" nào
cũng là "xuôi"!
Xin mở ngoặc nói
thêm: theo từ
điển, không có
chữ "xuôi
gia" hay "xui
gia" mà phải là
"sui gia".
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
http://www.trunghockientuong.com/blog/chudanghia_001.htm |
Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012
CHỮ "ĐÁ" NGHĨA
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét