Ấy thế mà An Giang quê tôi, không phải là vùng biển mà vẫn có núi, và có đến 37 ngọn núi hùng vĩ không thua bất cứ nơi đâu. Nhưng đẹp nhất và nổi bật nhất phải kể đến 7 ngọn núi ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Chính vì thế mà người ta đã gọi vùng này là vùng Thất Sơn - 7 núi.
Núi Cấm (Thiên Cẩm Sơn)
Núi Cấm, một trong những ngọn núi đẹp nhất và cao nhất của dãy Thất Sơn huyền thoại có độ cao 705m. Đường lên đỉnh núi với nhiều khúc cua khá đẹp mắt, khung cảnh dọc đường lên núi không khác gì bồng lai tiên cảnh trần gian.
Ở giữa ngọn núi, còn có một ngôi chùa mang tên Vạn Linh. Quần thể chùa gồm một ngôi chánh điện thờ Phật Thích Ca, một ngọn tháp hình lục giác 7 tầng cao 30m, bên trong có thờ nhiều vị Phật. Không những vậy, nơi đây còn có một khu vườn rộng với những chậu kiểng được chăm chút công phu, những giò phong lan quý hiếm, những cây tùng, cây bách vươn cao...
Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Cấm cũng là tượng lớn nhất Việt Nam, có chiều cao 36m, nặng 600 tấn.
Núi Két (Anh Vũ Sơn)
Gọi là núi Két vì hình dáng lạ mắt của khối đá trên đỉnh núi, khối đá kỳ lạ ấy tựa như đầu và mỏ chim két. Mặc dù Núi Két ở độ cao 225m, nhưng con đường lên núi có nhiều đốc thẳng, chinh phục nhiều bậc thang bằng đá, vượt qua nhiều đoạn chênh vênh. Sau lưng Mõn ông két là điện thờ chư vị Năm Non Bảy Núi, và những người đã có công khai khẩn vùng Thất Sơn thiêng liêng này.
Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hổ Sơn)
Sở dĩ núi có cái tên kỳ lạ đến vậy là do trên núi có năm nơi mặt đất trũng sâu như giếng nước. Núi này tuy hiểm trở, nhưng lại có rất nhiều cảnh đẹp, nhiều vườn cây trĩu trái quanh năm.
Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn)
Ngọn núi này là một trong những ngọn núi có cấu tạo địa chất đặc biệt nhất nên nhiều nơi bên trong núi là một hệ thống hang động ngầm như mộ tổ ong vĩ đại, rất kiên cố và vững chắc. Ngọn núi này còn nổi tiếng với đồi Tưc Dụp, từng được mệnh danh là ngọn đồi "Hai triệu đô la" do số bom đạn mà Mỹ đã dội xuống nơi này quyết để san bằng cả ngọn đồi ước tính lên đến 2 triệu đô la.
Ngoài ra, ở sườn núi phía đông của khu vực này còn có một hồ nước với vẻ đẹp hoang sơ, nước lúc nào cũng xanh biếc và phẳng lặng.
Hồ Soài So
Núi Tượng (Liên Hoa Sơn)
Nhìn từ xa xa, ngọn núi này trông như hình con voi nên người dân nơi đây đã đặt cho nó cái tên là núi Tượng. Cũng chín ngọn núi này là nơi đã chứng kiến cuộc thảm sát tàn bạo của Pôn Pốt đối với người dân nơi đây.
Núi Nước ( Thủy Đài Sơn)
Đây cũng là ngọn núi nhỏ nhất trong dãy Thất Sơn. Người xưa đã kể lại rằng, trước kia vùng này chưa có đê bao ngăn lũ về, nên mỗi khi mùa nước nổi, cả một vùng sẽ ngập trong biển nước mênh mông, đỏ một màu phù sa, và ngọn núi này sẽ nằm giữa biển nước, vì thế người ta mới gọi nơi này là núi Nước.
Núi Dài (Ngọa Long Sơn)
Gọi là núi Dài vì dãy núi này chính là dãy núi dài nhất trong Thất Sơn, độ dài đến 8000m. Vì có địa hình khá hiểm trở và dốc, nên ngọn núi này xưa kia từng là căn cứ bí mật của quân và dân An Giang trong những năm kháng chiến. Ngay nay, trên ngọn núi này vẫn còn lưu giữ lại những vết tích của chiến tranh xưa kia, du khách đến tham quan có thể ghé thăm Ô Tà Sóc (có nghĩa là suối Ông Sóc).
Lễ hội đua bò
Nếu đã đến với An Giang, bạn không nên bỏ qua lễ hội đua bò. Đây là một lễ hội đặc trưng và cùng là nét độc đáo, thú vị của vùng 7 núi - Thất Sơn. Hằng năm, cứ đến dịp lễ "Đôn ta"( vào tháng 10 âm lịch), người dân nơi này lại náo nức, tưng bừng chuẩn bị cho lễ hôi đua bò mang đậm bản sắc văn hóa dân gian.
Lễ hội đua bò hằng năm luôn thu hút được đông đảo dân địa phương và cả du khách
Nguyên Thảo (Theo aFamily)
Last edited by phng99; 03-21-2011 at 23:08.
#2
|
||||
|
||||
Thưởng ngoạn cảnh đẹp Núi Sập - An Giang
Thưởng ngoạn cảnh đẹp Núi Sập - An Giang
Núi Sập có tên chữ là Thoại Sơn, là trái núi lớn nhất nằm trong cụm núi Sập bao gồm bốn núi: núi Sập, núi Nhỏ, núi Bà và núi Cậu, nằm trên địa bàn huyện Thoại Sơn. Núi Sập có độ cao 85m với chu vi 3.800m, cách thành phố Long Xuyên 29km theo đường tỉnh lộ 943. Trước kia, núi Sập có hình con thỏ nằm phủ phục bên những đồng lúa xanh ngút ngàn đến tận chân trời. Theo thời gian, ngọn núi bị biến dạng thành những hình khối muôn màu, vẽ lên một không gian núi non huyền bí. Sườn phía Tây của núi Sập có danh thắng bậc nhất của vùng núi Thoại Sơn: hồ số 1, hồ số 2, hồ Ông Thoại, được thông nhau bằng các đường hầm xuyên núi và hang núi Sập. Ba hồ nước này chỉ được tạo ra cách đây vài năm khi núi Sập bị con người khai thác sâu vào chân núi để làm nên những sản phẩm bằng đá độc đáo. Đến đây, bạn có thể bơi thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp hùng vĩ của núi cao, hang sâu, hồ nước xanh thẳm với những đàn cá lượn bơi. Ngoài ra, quanh hồ và các đảo nhỏ nhô lên mặt nước những tượng đá mang hình Nữ thần Siva, tháp Ponagar, hình tượng Linga, Yony... do những nghệ nhân vùng núi Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng đẽo gọt. Một hệ thống đường lên núi cũng đã được mở rộng để lên đỉnh, dù không cao lắm nhưng vẫn tạo cho bạn cảm giác sảng khoái nhờ khí trời trong lành và từ đó phóng tầm mắt bao quát được cả thị trấn Núi Sập, xa hơn nữa là cánh đồng lúa mênh mông, vào mùa đốt đồng khói lan tỏa trắng xóa, huyền ảo. Sự kết hợp hài hoà giữa nét hoang sơ của núi rừng cùng với sự hùng vĩ của thiên nhiên đã làm cho núi Sập không cao nhưng rất đẹp và thơ. Đó là những sợi nắng vàng óng của bầu trời pha lẫn chút tím biếc của núi rừng cùng màu xanh của cây lá hoà quyện với màu lam nhạt cùa nước hồ bên dưới chân núi đã làm cho cảnh đẹp nơi đây thêm quyến luyến bước chân người. |
The Following User Says Thank You to phng99 For This Useful Post: | ||
#3
|
||||
|
||||
Thốt nốt Thất Sơn An Giang
Thốt nốt Thất Sơn An Giang
Đây là hình ảnh cây thốt nốt Cây thốt nốt là loại cây đặc sản của người Khme Nam Bộ, trồng nhiều nhất ở hai huyện miền núi Tịnh Biên và Tri Tôn thuộc tỉnh An Giang. Thốt nốt ít choán đất, vì thường trồng cặp các bờ thửa, bờ ranh của những mảnh ruộng hoặc trồng quần tụ tại các khoảnh đất hẹp không trồng được cây ăn quả. Thân thốt nốt tròn, cao, tán lá ngắn xòe ra tựa hình nan quạt Trên ngọn thốt nốt có nhiều vòi hoa. Cây đực ít vòi lại không có trái. Còn cây cái, nhiều vòi hoa mỗi cây từ 30-40 vòi. Lúc trổ hoa, vòi nhô ra dài khoảng 4-5 tấc. Người ta cắt vòi hoa dùng thanh tre kẹp lại đeo ống tre lên hứng nước tiết ra từ cái vòi hoa. Sau một tuần hoặc 10 ngày, cây thốt nốt sẽ cho nước. Cây thốt nốt từ trồng cho đến thu hoạch phải vài, ba mươi năm, nhưng tuổi thọ của chúng rất cao, sống trên trăm năm. Do đó, trồng thốt nốt đời này truyền cho 2-3 thế hệ kế tiếp thụ hưởng. Quân bình một cây thốt nốt lấy nước quanh năm, được 100kg đường. Điều này cho ta thấy trồng cây thốt nốt có hiệu quả kinh tế cao. Trái thốt nốt còn non, tươi đem bổ đôi lấy ruột pha đường và nước đá vào, trộn chung với bột gạo là nguyên liệu làm bánh bò tuyệt hảo. Đây là quả thốt nốt Chỉ cần gọt phần vỏ bên ngoài là ăn được rồi Thốt nốt mứt Đường thốt nốt đã cung cấp cho người tiêu dùng từ xưa đến nay với hương vị thơm, ngon, đậm đà, chất lượng béo ngọt, hơn hẳn các loại đường thông dụng khác. Độc đáo nhất, một sản phẩm mới từ nguồn nguyên liệu của nước thốt nốt ra đời gây được sự chú ý của nhiều giới, đó là thạch thốt nốt, một mặt hàng tiêu thụ mạnh trên thị trường hiện nay. Đây là tín hiệu rất phấn khởi để phát triển công nghiệp chế biến của tỉnh An Giang. đường thốt nốt bánh thốt nốt Nước thốt nốt lấy từ thân cây xuống nên không sử dụng sau 24 giờ sẽ bị lên men, đem nấu đường kém chất lượng. Còn làm thạch thốt nốt phải kỹ hơn nấu đường rất nhiều. Nước thốt nốt lấy xuống cần đủ trọng lượng đem lược saci, xử lý bụi rồi đem nấu sôi trong vòng 50 phút mới cho những phụ liệu cần thiết vào như ta nấu "rau câu" vậy. Sau đó đun sôi trở lại mới đổ ra thùng, để nguội rồi đổ vào khuôn, đậy kín các khuôn bằng loại giấy thông thường hay giấy báo, trong thời gian 10 ngày, dung dịch cô đặc thành thạch, đem xả chua và ngâm trong thùng nước lã 3 ngày, rồi đưa thạch thốt nốt vào máy cắt thành từng viên vuông nhỏ, công đoạn sau cùng là đem xếp vô keo nhựa cùng với nước đường và hương liệu đặc trưng của thốt nốt được chiết xuất từ tinh chất của trái thốt nốt chín. Đây là yếu tố quyết định của sản phẩm thạch thốt nốt gây cho người tiêu dùng thích thú . Thạch thốt nốt là sản phẩm vừa lạ, vừa quen, chất lượng hơn hẳn thạch dừa, tạo cảm giác ngạc nhiên và thích thú cho người tiêu dùng, mùi vị đặc trưng hấp dẫn, dai dai, giòn giòn, vừa béo, vừa ngọt làm mát dịu, thấm đậm và nhớ lâu. chè thạch thốt nốt cốt dừa
Bài của Tiêu Kim Phụng
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét