Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Nếp cẩm - Siêu thực phẩm chống ung thư mới

“Nếp cẩm (nếp than) rất được ưa chuộng ở châu Á và nay sẽ là siêu thực phẩm hàng đầu tại châu Âu, hơn hẳn quả nam việt quất”, các nhà khoa học Mỹ cho biết.

Ngũ cốc này có hàm lượng đường thấp nhưng lại rất giàu chất xơ tốt cho sức khỏe và có các hoạt chất mà có thể giúp chống lại bệnh tim và ung thư, các chuyên gia cho biết.

Các nhà khoa học ở ĐH Bang Louisiana đã phân tích mẫu cám của nếp cẩm trồng tại miền Nam nước Mỹ. Họ phát hiện thấy sự tăng cường của chất chống ô-xy hóa anthocyanin.

Chất chống ôxy hóa này chính là nguyên nhân tạo ra màu nâu đen của nhiều loại rau quả, chẳng hạn như quả nam việt quất và hạt tiêu đỏ. Chúng cũng tạo màu sậm cho nếp cẩm.



Nghiên cứu cho thấy chất chống ô-xy hóa tạo màu sậm này sẽ “quét” sạch các phân tử gây hại, giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa tổn thương AND mà có thể dẫn tới ung thư.

Nhà khoa học thực phẩm, BS Zhimin Xu cho biết: “Hàm lượng chất chống ôxy hóa anthocyanin trong 1 thìa cám nếp cẩm nhiều hơn 1 thìa nam việt quất mà lại ít đường, giàu chất xơ và vitamin E hơn.

“Nếu nam việt quất giúp tăng cường sức khỏe thì tại sao nếp cẩm hay cám nếp cẩm lại không làm được việc này? Đặc biệt, cám nếp cẩm là loại nguyên liệu kinh tế và giúp tăng cường khả năng hấp thụ các chất chống ô-xy hóa nhất”.

Cách đây cả thế kỷ, nếp cẩm được coi là thức ăn cao quý mà chỉ có vua chúa mới được ăn. Ngày nay, nếp cẩm là nguồn thực phẩm quan trọng trong bữa ăn của nhiều người dân châu Á, trong các món mỳ, sushi và tráng miệng.

Nhưng các nhà kinh doanh cũng có thể dùng cám nếp cẩm hay các loại cám của ngũ cốc khác để làm ngũ cốc ăn sáng, nước uống, bánh và các thực phẩm tốt cho sức khỏe.


Gạo lức giàu dinh dưỡng hơn gạo trắng bởi vì có hàm lượng vitamin E và các chất chống ô-xy hóa cao hơn. Nhưng theo BS Xu, các loại gạo có màu tím hay đen là tốt cho sức khỏe hơn.

Các nhà khoa học cũng khuyên nên dùng nếp cẩm để làm chất tạo màu thực phẩm, vừa tự nhiên vừa tốt cho sức khỏe. Bởi nhiều nghiên cứ cho thấy 1 số chất tạo màu có thể góp phần gây ra ung thư và các vấn đề liên quan đến hành vi của trẻ.


Theo Dân trí

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét