Thứ Tư, 17 tháng 4, 2019

MỘT SỐ ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARIS

Cả thế giới kỳ thực vẫn chưa hết bàng hoàng trước trận hỏa hoạn khủng khiếp đã phá hủy nhiều thành phần của Nhà thờ Đức Bà Paris - công trình kiến trúc hơn 850 năm tuổi, là niềm tự hào của không chỉ người Pháp mà còn là điểm đến mơ ước của vô số người trên thế giới. Ngọn lửa đã khiến cả phần mái vòm, tháp sau và nhiều bộ phận khác bị thiêu hủy. Bên dưới đây là 13 thông tin mà có thể bạn chưa biết về công trình lịch sử nổi tiếng này.

Bên dưới Nhà thờ từng là một công trình tôn giáo của người cổ đại

Đang tải Notre_Dame_Tinhte_11.jpg…

Île-de-la-Cité, hòn đảo trên sông Sein, nơi Nhà thờ đang được xây dựng, từng là nền đất của một thành phố Gallo - Roman gọi là Lutetia. Ngôi Nhà thờ có thể đã được xây dựng trên tàn tích của một ngôi đền trước đó. Vào khoảng năm 1710, một mảnh được cho là một phần của bàn thờ chạm khắc để thờ cúng sao Mộc và một số vị thần khác được phát hiện trong một cuộc khai quật bên dưới vị trí mà ngày nay là chỗ ngồi của Ca đoàn nhà thờ. (Dù hiện tại vẫn chưa rõ những di tích của bàn thờ khai quật được là được dùng ở đó hay chỉ là tàn tích mang từ nơi khác tới)

Đến khoảng những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, người ta phát hiện thêm những tàn tích kiến trúc bổ sung cho trước đó có niên đại từ cổ đại nằm trong một hầm mộ bên dưới quảng trường trước nhà thờ. Từ đó càng củng cố cho giả thuyết rằng bên dưới nhà thờ Đức Bà khi xưa đã từng được chọn làm nơi tiến hành những nghi lễ thờ phụng của tôn giáo Pagan - một tôn giáo của những nhóm cư dân gốc La Mã theo đa thần giáo.

Một số thành phần của nhà thờ Đức Bà sử dụng lại phù điêu từ nhà thờ La Mã

Đang tải Notre_Dame_Tinhte_9.jpg…

Mặt tiền phía Tây của Nhà thờ Đức bà có 3 lối vào, mỗi cổng vòm đi vào đều được trang trí bằng rất nhiều bức tượng, phù điêu của các vị Thánh và những cảnh tượng thiêng liêng. Tuy nhiên có một điểm khác biệt ở một cổng vào là cổng Thánh Anne. Cổng này có phông cách thiết kế sớm hơn so với những cổng còn lại. Nếu quan sát và so sánh kỹ, bạn sẽ thấy những tấm tym-pan chứa phù điêu trên đó (tympanum), điển hình như hình ảnh Đức Bà và chúa Jesus, trông tư thế sẽ cứng và ít tự nhiên hơn so với những bức tượng khác.

Nguyên nhân chính là các phù điêu này được tái sử dụng lại từ một nhà thờ La Mã trước đó. Một cuộc điều tra tiến hành vào năm 1969 đã chỉ ra rằng những tấm tym-pan này không được tạo ra cho phong cách nhà thờ Đức Bà mà đã được tận dụng và điều điều chỉnh lại để có thể sử dụng phù hợp hơn với kiến trúc Gothic.

Có một “khu rừng” trên mái nhà thờ

Đang tải Notre_Dame_Tinhte_10.jpg…


Nhà thờ Đức Bà là một trong những công trình kiến trúc có khung dầm gỗ trên mái lâu đời nhất Paris. Lúc xây dựng từ thế kỷ 12, người ta đã dùng tới khoảng 21 héc ta cây gỗ và cứ mỗi một thanh là một cây gỗ riêng. Chính vì vậy là mái vòm chứa phần dầm gỗ này được mệnh danh là “the Forest”, nghĩa là “khu rừng”

Ngôi nhà thờ đầu tiên sử dụng kỹ thuật trụ vòm bên ngoài để đỡ tường

Đang tải Notre_Dame_Tinhte_2.jpg…

Nhà thờ Đức và là một trong những công trình kiến trúc đầu tiên sử dụng các chuỗi trụ vòm bên ngoài nhà thờ. Đó là một phần vòm kéo dài từ phần trên của bức tường và nối liền với một trụ lớn đi thẳng xuống đất để chịu lực, giúp giữ các bức tường được đứng vững, không bị các lực phát xuất từ trần vòm bằng đá và tải trọng gió đặt tác động lên mái. Đối với nhà thờ Đức Bà, các trụ vòm này được bố trí xung quanh gian chính của nhà thờ từ thế kỷ 12 nhằm hỗ trợ thêm cho bức tường mỏng do yêu cầu phải có nhiều cửa kính cỡ lớn để lấy sáng vào bên trong. Và những trụ vòm bên ngoài dần trở thành một biểu tượng cho phong cách thiết kế Gothic, bất chấp có nhiều tranh luận về việc liệu Nhà thờ Đức Bà có phải là nhà thờ đầu tiên sử dụng nó hay không.

28 bức tượng các vị vua trong Kinh Thánh của nhà thờ đều không có đầu

Đang tải Notre_Dame_Tinhte_5.jpg…

Vào năm 1793, giữa làn thuốc súng của cuộc cách mạng Pháp, 28 bức tượng các vị vua trong Kinh Thánh trong nhà thờ đã bị một đám đông kéo xuống bằng dây thừng và chặt đầu. Cũng trong năm này vua Louis XVI đã bị chém đầu và bất kỳ biểu tượng nào có liên quan tới chế độ quân chủ lập hiến đều bị tấn công. Những mảnh vỡ của tượng có niên đại lên tới hơn 700 năm sau đó đã bị vứt thành đống trước cổng nhà thờ, dần biến thành một bãi rác bốc mùi và nhếch nhác vào năm 1796. Khi đó, bộ trưởng bộ nội vụ đã quyết định bán “mớ đá” này cho một công trường xây dựng gần đó làm vật liệu. May mắn thay một luật sư đồng thời là một người Công giáo đã mua nó về, ban đầu để xây dựng nhà nhưng phát hiện ra điểm đặc biệt của các bức tượng, mang đi chôn cất theo giáo luật. Sau nhiều cuộc biến loạn, mãi tới 1977, những đầu tượng của các vị vua mới được tái phát hiện dưới hầm ngầm của ngân hàng ngoại thương Pháp.

2 ngọn tháp phía trước không hoàn toàn giống nhau

Đang tải Notre_Dame_Tinhte_7.jpg…

Thoạt nhìn thì 2 ngọn tháp phía trước nhà thờ Đức Bà khá giống nhau, tuy nhiên nếu quan sát kỹ hơn sẽ thấy tháp Bắc lớn hơn một chút so với tháp Nam. Nguyên nhân là do, giống như những phần khác của nhà thờ, 2 ngọn tháp này cũng được xây dần theo thời gian và phản ánh xu hướng kiến trúc cũng như người lãnh đạo xây dựng từng giai đoạn.

Những quả chuông của nhà thờ từng được nấu chảy để làm pháo

Đang tải Notre_Dame_Tinhte_14.jpg…

Không chỉ có tượng của những vị Vua trong Kinh Thánh bị phá hủy trong Cách mạng Pháp. Ngôi nhà thờ Đức Bà cũng như bao nhà thờ khác ở Pháp cũng hứng chịu những ảnh hưởng không nhỏ trong dòng chảy lịch sử biến động cuối thế kỷ 18, bao gồm cả các cuộc binh biến, chính trị và cả sự chuyển hóa về tư duy, tôn giáo. Hai mươi quả chuông của nhà thờ (ngoại trừ quả khổng lồ là Emmanuel) đã bị tháo xuống để nấu chảy làm pháo. Mặc dù các quả chuông đã được thay thế vào thế kỷ 19 nhưng vẫn không đạt được độ tinh xảo như phiên bản trước, đồng thời tiếng kêu vang cũng khó chịu hơn. Tới năm 2013, một dàn chuông mới đã được trang bị và trả về đúng âm thanh mà nó vốn có từ thế kỷ 17.

Napoléon và Victor Hugo đã từng cứu nhà thờ

Vào năm 1804, khi Napoléon Bonaparte quyết định cử hành lễ đăng quang hoàng đế, ông đã chọn nhà thờ này nhưng tình trạng khi đó khá tệ do ảnh hưởng của hàng thế kỷ suy tàn, sự phá hoại của cách mạng Pháp, trong khi cả thành phố không ngừng phát triển và thay đổi. Trong nhiều năm trước đó, nhà thờ bị sử dụng như một nhà kho. Và khi đó, Napoléon ra lệnh khôi phục lại nhà thờ để tổ chức một buổi lễ hoành tráng nhất cuộc đời ông.

Tuy nhiên, các hoạt động phục chế phục vụ buổi lễ đăng quan của Napoléon chưa đủ để khắc phục những suy hư về cấu trúc của nhà thờ. Sau đó, văn hào Victor Hugo đã lấy hình tượng Nhà thờ này để đại diện cho hình ảnh của cả nước Pháp trong cuốn tiểu thuyết Notre-Dame de Paris (thường được dịch là Thằng gù Nhà thờ Đức Bà) xuất bản năm 1831 của ông. Trong đó, Hugo đã dùng hình ảnh căng nhà thờ để gợi lên một cách sinh động về tình trạng suy đồi của Pháp vào thế kỷ 19: (đoạn bên dưới trích từ chương 1 của quyển 3 trong tác phẩm, mình xin lược dịch từ tiếng Anh, anh em đừng chê nha)

“Chắc chắn rằng Nhà thờ Đức Bà ở Paris cho đến ngày nay vẫn là một tòa lâu đài hùng vĩ và tuyệt vời. Mặc dù những sự cao quý của nó vẫn tồn tại khi già đi, nhưng người ta không khỏi hối tiếc, không khỏi cảm thấy phẫn nộ trước vô số những sự xuống cấp và tàn phá gây ra cho tòa nhà đồ sộ này cả bởi hành động tàn phá của thời gian lẫn bàn tay con người, bất kể là Charlemagne, người đặt viên đá đầu tiên hay Philip Augustus, người đặt viên đá cuối cùng. Trên dung nhan của ngôi thánh đường tuyệt đỉnh được ví như một bà hoàng cổ đại này, bên cạnh những nếp nhăn chúng ta sẽ luôn tìm thấy những vết sẹo. "Tempus edax, homo edacior”, cụm từ mà tôi mạn phép dịch là “Thời gian thì mù quáng, nhưng con người thì vô tri.”

Và sự thành công của cuốn tiểu thuyết đã thúc đẩy quá trình phục dựng ngôi nhà thờ vĩ đại này trên quy mô lớn sau này với sự giám sát của kiến trúc sư Jean-Baptiste-Antoine Lassus và Eugène Viollet-le-Duc.

Tượng quái vật là được bổ sung sau này, không phải thời trung cổ

Góc chụp từ trên máng xối của nhà thờ Đức Bà với bức tượng con quái vật phun nước này là một trong những hình ảnh phổ biến, thường hay xuất hiện trên phim ảnh hoặc các bức ảnh du lịch. Tuy nhiên ít người biết rằng những bức tượng này được đặt lên từ thế kỷ 19 chứ không phải lúc xây dựng ban đầu. Cụ thể, từ giữa những năm 1843 và 1864, những bức tượng này đã được đặt lên trong đợt phục hồi triệt để dưới sự giám sát của Eugène-Emmanuel Viollet-le-Duc.

Đang tải Notre_Dame_Tinhte_13.jpg…

Nguyên nhân ư? Victor Hugo trong tiểu thuyết đã từng mô tả các máng xối rộng trên nhà thờ Đức Bà và Viollet-le-Duc được cho là đã lấy cảm hứng từ góc nhìn thơ mộng này để đặt những bức tượng. Những hình ảnh được chụp bằng kỹ thuật cũ hồi xưa trước cuộc đại tu cho thấy một ngôi nhà thờ rất khác so với cái mà chúng ta từng thấy thời hiện đại, với những máng xối từ thời trung cổ vốn đã hư hỏng từ lâu và cũng không hề có một con thú nào trên đó. Tuy nhiên, nhiều hệ thống máng xối trong lần phục chế đầu thế kỷ 19 cũng đã bị sụp đổ và ngày nay được thay bằng những ống nhựa PVC nhằm đảm bảo an toàn.

Và không chỉ các máng xối mà Viollet-le-Duc còn thừa nhận đã bổ sung thêm một số điểm khác. Trong số đó là các bức tượng 12 Thánh Tông Đồ mà ông bổ sung thêm, ông thừa nhận đã dùng chính gương mặt mình cho tượng thánh Thomas.

Một mảnh mũ gai khi tử nạn của Chúa nằm bên trong bụng con gà tren tháp

Sáng giờ nếu nhìn những bức ảnh chụp nhà thờ, bạn có thể sẽ nhận thấy có một con gà trên đỉnh. Con gà trống này không đơn thuần là một vật trang trí. Vào năm 1935, ba di vật nhỏ được cho là một mảnh của mũ gai mà Chúa Jesus từng đội khi chịu tử nạn, một số mảnh của Thánh Denis và thánh Genevieve (vị thánh bảo trợ của thành phố) đã được tìm thấy và đặt vào bên trong con gà này, sau đó đặt trên đỉnh nhà thờ. Ý tưởng ở đây là tạo ra một cột thu lôi cả về vật lý lẫn tâm linh để bảo vệ giáo dân bên trong.

Nhà thờ sở hữu cây đàn organ lớn nhất nước Pháp

Đang tải Notre_Dame_Tinhte_12.jpg…

Cây đàn organ trong nhà thờ được cấu thành từ gần 8000 ống (một số có niên đại từ thế kỷ 18)) và có 50 phím đàn để chơi, biến nó trở thành một trong những cây đàn đại phong cầm lớn nhất nước Pháp. Cuộc cách mạng Pháp đã để lại nhiều vết chém trên phần gỗ của cây đàn và tới 2013, người ta đã phục chế hoàn toàn để kỷ niệm 850 năm nhà thờ.

Tất cả mọi con đường đều dẫn về nhà thờ Đức Bà Paris

Đang tải Notre_Dame_Tinhte_4.jpg…

Bên dưới đất ngoài nhà thờ có một điểm đánh dấu nhỏ hình tròn với ngôi sao bằng đồng 8 cánh nằm chìm trong đá. Trên đó là dòng chữ Point zéro des routes de France và là điểm mốc để đo khoảng cách giữa Paris tới những thành phố khác của Pháp. Mảnh mốc này được đặt vào năm 1924, sau đó tạm thời bị lấy đi vào những năm 1960 trong một cuộc khai quật nhằm thực hiện kế hoạch xây hầm xe dưới lòng đất. Tuy nhiên kế hoạch bị đình lại khi các công nhân phát hiện ra những tàn tích kiến trúc nằm trong một hầm mộ.

Những tổ ong cho mật người nghèo

Bên trên nhà thánh liền kề phía sau nhà thờ Đức Bà có một tổ ong mật. Nó được đặt ở đó vào năm 2013, trong đó nuôi những con ong Buckfast, một giống được lai tạo bởi một tu sĩ hiền lành mang tên Brother Adam. Những con ong sẽ đi lấy mật từ những vừa hoa gần đó, bao gồm cả quảng trường Jean XXIII ngay phía sau nhà thờ để về làm mật. Và có thông tin cho biết những giọt mật này được nhà thờ trao cho người nghèo.

Đang tải Notre_Dame_Tinhte_1.jpg…
Đang tải nha tho.png…

Tham khảo 12345678

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét