Yêu Sài Gòn, nhưng cũng yêu xứ miền Tây Nam Bộ ruột thịt vạn lần hơn. Chuyến về quê này cũng là dịp anh chạy suốt trên những cung đường miền quê chân chất này. Nhìn cho thật rõ quê hương.
Xin chia sẻ cùng các bạn một vài hình ảnh trong chuyến đi của Anh Duy. Một chuyến đi đẹp, ngọt ngào, đôi khi đau lòng quặng thắt...
Mời các bạn xem bộ ảnh.
Một khung cảnh bình dị quen thuộc, dễ bắt gặp ở miền Tây. Tháp Mười. Tháng 4.2019
Một chiếc chẹt chở máy, ngừng bên bờ kênh để bảo dưỡng và nghỉ ngơi. Tháp Mười. Tháng 4.2019
Tháp Mười. Tháng 4.2019
Trên một đoạn kênh khác Tháp Mười. Tháng 4.2019
Tháp Mười. Tháng 4.2019
Chân dung một nông dân. Anh đang nhốt vịt khi chiều về. Tháp Mười. Tháng 4.2019
Vịt, bạn của nhà nông. Vịt được nuôi và thả ra ruộng để ăn ốc bưu vàng và các côn trùng hại. Tháp Mười. Tháng 4.2019
Nhìn chúng thật đẹp trong buổi chiều tà. Tháp Mười. Tháng 4.2019
Một ngôi nhà bỏ hoang. Nghe đâu rằng chủ nhà đã đi làm tại một khu công nghiệp ngoài Bình Dương. Tháp Mười. Tháng 4.2019
Một nông dân vừa rải phân xong cho mảnh ruộng của anh. Tháp Mười. Tháng 4.2019
Cùng vợ và 2 con trai thả diều trong một buổi chiều hè lộng gió. Tháp Mười. Tháng 4.2019
Trên một cánh đồng lúa tại huyện Cần Đước- Long An. Hàng năm cứ vào tháng này thì rất nhiều nơi tại ĐBSCL đất đai bị xâm mặn. Những năm 2010-2011 nước mặn vào mùa này đã xâm vào tận tỉnh Cần Thơ, ảnh hưởng không nhỏ cho năng xuất nông nghiệp. Từ đó đến nay dường như năm nào bà con nông dân cũng phải đối mặt với vấn nạn đất bị xâm mặn càng ngày càng nghiêm trọng, ngày càng vào sâu hơn.
Cần Đước- Long An. Tháng 4.2019
Tại một lễ Hỏi tại Cần Đước. Cần Đước - Long An Tháng 4.2019
Cô dâu đang hồi hộp chờ gia đình gọi xuống. Cần Đước - Long An Tháng 4.2019
Sóc Trăng cũng là một trong những điểm nóng của tình trạng xâm nhập mặn. Cánh đồng khô sau mùa màng. Trần Đề- Sóc Trăng. Tháng 4.2019
Trần Đề- Sóc Trăng. Tháng 4.2019
Trần Đề. Sóc Trăng. Tháng 4.2019
Trần Đề - Sóc Trăng. Tháng 4.2019
H Trần Đề, Vĩnh Châu của Sóc Trăng là hai khu vực đất đai bị xâm mặn rất nặng hàng năm. Đa phần đất canh lúa tại đây đều đã chuyển đổi sang nuôi tôm. Tại 2 huyện này bạn sẽ nhìn thấy bạt ngàn những ao tôm trải dài liên tiếp.
Một gia đình bắt cá trên hồ cạn. Trần Đề- Sóc Trăng. Tháng 4.2019
Một ao tôm khoảng 1 ha vừa được đào để nuôi tôm. Vĩnh Châu- Sóc Trăng. Tháng 4.2019
Lùa vịt trên cánh đồng khô. Vĩnh Châu- Sóc Trăng. Tháng 4.2019
Vịt, vịt, và vịt...
...vẫn là vịt.
Đếm vịt, một công việc theo mình thật siêu.
Miền tây Nam Bộ. Tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Người Khmer, người Hoa ( Triều Châu) và người Kinh sống cộng cư cùng nhau. Cộng đồng người gốc Hoa tại các tỉnh này rất đông đúc và sống sung túc. Thanh Minh trong tiết tháng 3. Có vẻ Thanh Minh là một tháng khá nhiều lễ hội nhất trong Nam. Thanh Minh là tết năm mới của cộng đồng người Chăm tại khu vực Thuận Hải (Ninh Thuận, Bình Thuận. Nam Trung Bộ ). Thanh Minh cũng là dịp cộng đồng người Hoa đoàn tụ và về viếng mộ, mời cơm ông bà tổ tiên. Thanh Minh cũng là lúc cộng đồng người Khmer, đặc biệt dễ nhìn thấy tại các ngôi chùa đang chuẩn bị cho dịp tết tát nước vào ngày 12/3 Al sắp tới.
Thanh Minh rộn ràng.
Khung cảnh tảo mộ rộn ràng vui như hội. Vĩnh Châu- Sóc Trăng. Tháng 4.2019
Khung cảnh tảo mộ rộn ràng vui như hội. Vĩnh Châu- Sóc Trăng. Tháng 4.2019
Hàng năm, đúng vào tiết Thanh Minh tháng 3 âm lịch. Cộng đồng người Việt gốc Hoa lại tất bật chuẩn bị cho lễ Tảo Mộ. Viếng mộ gia đình, gia tộc. Mời cơm ông bà Tổ Tiên.
Vĩnh Châu- Sóc Trăng. Tháng 4.2019
Sau khi cúng kính, nhang khói. Cả nhà cùng nhau dùng cơm. Vĩnh Châu- Sóc Trăng. Tháng 4.2019
Chạng vạng.
Một sạp bán dưa bên đường của một gia đình người Khmer. Vĩnh Châu- Sóc Trăng. Tháng 4.2019
Một ngôi chùa đang chuẩn bị cho lễ hội Chol Chnam Thmay, cũng vào dịp Thanh Minh. Châu Thành- Sóc Trăng. Tháng 4.2019
Các sư tăng trong chùa rất vui vẻ. Một sư tăng có vẻ lớn tuổi nhất mình gặp khi vào chùa, ông rất vui vẻ kể cho mình nghe nhiều tích Phật và thường đùa cùng các tăng trẻ tuổi. Tuy trời nóng và nắng gắt, nhưng không khí làm việc rất vui .
Ghé vựa lúa của anh Sáu Lan, một người Việt gốc Triều Châu. Vựa có 3 sân phơi lớn, và đang chất lên container xuất ra Bắc gần 50 tấn lúa. Anh đã làm nghề này hơn 20 năm, nhưng chỉ mới làm phất lên khoảng 7 năm nay.
Anh chống xuồng đưa Duy đi coi đàn cá dưới sông. Hàng ngàn con cá sông ục như nước sôi khi anh khua cây dầm vào cọc tre. Được biết, đàn cá không biết từ đâu cứ dẫn nhau đến đoạn sông này. Một lần anh vãi thức ăn xuống, bọn cá đến chén chúc ăn, anh thấy vui, rồi từ đó cứ cho tụi cá ăn ngày này qua ngày khác, và bọn cá cứ thấy bóng anh là lại kéo đến. Anh chưa bao giờ bắt một con cá nào từ bầy cá này.
Anh Sáu Lan và tôi đợi coi đàn cá.
Vựa lúa Sáu Lan. X.Hồ Bá Kiện- H Châu Thành. Sóc Trăng tháng 4.2019
Ghé sông Vàm Nao. Quê hương của Phật giáo Hoà Hảo, quê nhà của Đức Huỳnh giáo chủ. Cũng là nơi người dân vùng này mấy trăm năm qua bao nhiêu thế hệ sống bằng nghề đánh bắt cá bông lau, một loại cá lớn chỉ sống trên sông Mê Kông. Hàng năm cứ đầu tháng chạp đến tháng 3 thì cá Bông Lau lại đổ về đoạn sông hơn 6 km này sinh sản và cư trú.
Di ảnh Đức Huỳnh Giáo Chủ tại An Hoà Tự. Tân Trung- An Giang. Sông Vàm Nao tháng 4.2019
Ghé nhà bác hai Hón, người làm nghề bắt cá Bông Lau từ năm 15 tuổi đến nay đã hơn 70 tuổi. Ghé nhà thì lưới đã cuốn để mé nhà. Rót ly trà rồi bác Hai tâm sự. Đã 2 năm nay, chưa bao giờ cá lại ít như lúc này, trong đời bác đến giờ chưa lúc nào lại lưới cá ít như lúc này. Đã gần giữa tháng 3 rồi mà chỉ lác đác vài con cá. Chán nên kéo lưới sớm. Bác nói chỉ cách đây tầm 5 năm thôi, bác vẫn sống khoẻ mấy tháng này vì lượng cá vẫn còn nhiều vô kể. Bác đã từng bắt được con Hô lên tới 130 kg, và cũng từng bắt những con Bông Lau 3-4 chục ký trên nhánh sông này. Giờ thì không có nữa.
Bác Hai Hón. Người đã rất nhiều năm đánh bát cá bông lau trên sông Vàm Nao. Sông Vàm Nao - An Giang. Tháng 4.2019
Anh Thúc- cũng là một dân bắt cá tại đây. Anh cũng cho biết lượng cá 2 năm nay quá ít. Cả mùa cá chỉ chưa được 20 con, con lớn lắm chỉ tầm 4-5 ký. Anh nằm võng, hút thuốc, lắc đầu...
Anh Thúc. Một ngư dân chuyên đánh cá bông lau trên sông Vàm Nao. Sông Vàm Nao. An Giang Tháng 4.2019
Một con Bông Lau. Loại cá này hai năm nay đã dần ít xuất hiện trên nhánh sông Vàm Nao... An Giang. Tháng 4.2019
Cá Bông Lau ở Việt Nam là một loại cá đặc trưng vùng sông Hậu- sông Cửu Long. Sông Cửu Long là vùng hạ lưu sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng chảy qua lãnh thổ Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cambodia và cuối cùng là Việt Nam. Các con đập đã và đang xây dựng vùng thượng nguồn, cộng với sự gia tăng của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống bà con vùng sông nước này...
Trên phà Mỹ Hội Đông- An Giang. Sông Vàm Nao tháng 4.2019
Tôi về Cao Lãnh- Đồng Tháp. Đứng rất lâu để ngắm nhìn những bức tranh vẽ lại những khung cảnh đẹp vùng Đồng Tháp Mười này. Có lẽ, giờ đây, những bức tranh này chỉ còn là tranh...
Cao Lãnh. Đồng Tháp Tháng 4.2019
Chiều về trên bến sông. Sa Đéc- Đồng Tháp. Tháng 4.2019
Chiều về trên bến sông. Sa Đéc- Đồng Tháp. Tháng 4.2019
Chiều về trên bến sông. Sa Đéc- Đồng Tháp. Tháng 4.2019
Chiều về trên bến sông. Sa Đéc- Đồng Tháp. Tháng 4.2019
Chiều về trên bến sông. Sa Đéc- Đồng Tháp. Tháng 4.2019
Chiều về trên bến sông. Sa Đéc- Đồng Tháp. Tháng 4.2019
Chiều về trên bến sông. Sa Đéc- Đồng Tháp. Tháng 4.2019
Chiều về trên bến sông. Sa Đéc- Đồng Tháp. Tháng 4.2019
Chiều về trên bến sông. Sa Đéc- Đồng Tháp. Tháng 4.2019
Cây lúa nước. Cây trồng chính tại ĐBSCL. Thứ lương thực nuôi bao nhiêu con người Việt Nam bao đời qua, miền Tây Nam Bộ được ví như kho thóc lớn nhất của cả nước. Giờ đây kho thóc này lại đối diện với tình trạng đất trồng bị thoái hoá trầm trọng do phân thuốc hoá học và thâm canh. Phía đuôi của chữ S màu mỡ này đang đối diện với những thử thách lớn: Đất đai thoái hoá và bạc màu, nhiễm độc. Xâm mặn hàng năm ngày càng lấn sâu. Sự sụt lún nặng nề nền đất do khai thác nước ngầm phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt. Các đập thượng nguồn sông Mê-Kông đã và đang tác động trực tiếp đến lượng nước và phù sa của vùng đồng bằng trù phú này. Tháp Mười quê tôi tương lai cũng có thể sẽ không là trường hợp ngoại lệ.
Cây lúa nước. Cây trồng chính tại ĐBSCL. Thứ lương thực nuôi bao nhiêu con người Việt Nam bao đời qua, miền Tây Nam Bộ được ví như kho thóc lớn nhất của cả nước.
Giờ đây kho thóc này lại đối diện với tình trạng đất trồng bị thoái hoá trầm trọng do phân thuốc hoá học và thâm canh. Phía đuôi của chữ S màu mỡ này đang đối diện với những thử thách lớn: Đất đai thoái hoá và bạc màu, nhiễm độc. Xâm mặn hàng năm ngày càng lấn sâu. Các đập thượng nguồn sông Mê-Kông đã và đang tác động trực tiếp đến lượng nước và phù sa của vùng đồng bằng trù phú này.
Gặp Tuấn, một bạn trẻ vừa xịt thuốc xong đám ruộng gia đình. Một người trẻ tuổi hiếm hoi còn làm nghề lúa tại Tháp Mười. Có thể nói, Mỹ Đông, Láng Biển là 2 khu vực canh tác lúa lớn nhất huyện Tháp Mười. Những cánh đồng lúa tại đây trông xa tít tắp bạt ngàn.
Gia đình Tuấn canh tác gần 5 ha lúa thuộc khu vực cánh đồng mẫu tại Mỹ Đông. Một cánh đồng với đường xi- măng trải dài xuyên qua những đồng lúa mơn mỡn, có hoa và cây xanh trồng cặp bên những con mương rất đẹp.
Tính cả chi phí phân thuốc, gần 5 ha lúa đem lại cho gia đình Tuấn khoảng vài mươi triệu một vụ ( khoảng 3 tháng ). Nếu tính thời gian canh tác và thu nhập với gần 5 ha lúa thì số tiền đó chỉ tương đương với một công nhân bậc cao làm việc trong các khu công nghiệp, và chắc chắn với thu nhập như vậy làm công nhân sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều. Một trong những lý do rất lớn mà cũng rất đơn giản để thanh thiếu niên miền tây Nam Bộ bỏ ruộng vườn lên làm việc tại các khu công nghiệp và chế xuất.
...Và cũng rất lâu rồi, tôi mới ngửi lại mùi nước mắm thơm như thế này. Thứ nước mắm ủ bằng những con cá linh tươi mà chỉ mùa nước nổi thì mới có. Loại nước mắm chỉ có cá và muối, ngâm ủ cả năm, thơm lừng không có một loại hoá chất nào thay thế được. Thứ hương đậm đà, mùi của quê hương...
Rồi loại nước mắm cá đồng nữa. Đủ thứ cá, trước đây con cá linh từ Cambodia theo mùa nước nổi về nhiều, nhưng giờ đây thì ít hơn trước hẳn, nên cá linh giờ đây thuộc loại hiếm, phải “đón đầu” và có mối quen, nếu không sẽ mua không kịp. Nên cứ có cá là người làm nước mắm lại mua về bỏ vào khạp ủ. Năm này qua năm khác, tháng này qua tháng nọ. Phơi nắng, tránh mưa, trộn cá... Chấm đầu ngón tay vào nước mắm, mút, rồi cảm nhận, cái vị mặn thanh cộng với mùi thơm đặc trưng nước mắm. Chậc !
Vâng. Không có " Nước Mắm Truyền Thống" hay "Nước Mắm Công Nghiệp".
Chỉ duy nhất một thứ là "Nước Mắm", là thứ được ủ bằng cá và muối, không phụ gia, không chất tạo màu, tạo mùi, không chất bảo quản. Thứ khác thì "Không Phải Nước Mắm”.
Anh Dũng, người ủ nước mắm theo cách gia truyền mà mẹ anh đã dạy. Anh ở Tam Nông, nên cũng gần nguồn cá linh. Tôi đã nếm thử nước mắm của anh. Rất ngon. Anh Dũng hiền hoà và chia sẻ với tôi rất nhiều điều về nước mắm truyền thống.
Tam Nông- Đồng Tháp. Tháng 4.2019
Một góc ủ nước mắm đơn sơ bên hông nhà anh Dũng. Tam Nông- Đồng Tháp. Tháng 4.2019
Anh Huy “ Năm Đen”, một người con xứ Tháp Mười. Anh cũng là người đã nhiều năm làm nghề nước mắm gia truyền.
Gia đình anh đã làm nước mắm được hai thế hệ.
Cha anh đã làm nước mắm từ nhỏ, sau đó dạy cho mẹ anh. Rồi dạy nghề nước mắm lại cho anh. Gia đình anh đã làm nghề nước mắm đến nay đã trên dưới 80-90 năm.
Anh đang chắt tặng tôi một chai nước mắm. Tháp Mười. Đồng Tháp Tháng 4.2019
Bộ ảnh được chụp bằng Fujifilm X-T30 cùng ống kính Fujinon XF 18-55mm f/2.8-4 R LM OIS.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét