[ẢNH] LỄ HỘI NGHINH ÔNG Ở VÀM LÁNG, GÒ CÔNG - CƯƠNG TRẦN CHỤP BẰNG OPPO F7
Với ai thích chụp hình lễ hội thì đây là dịp rất hấp dẫn. Nghe bạn bè
báo tin có lễ hội Nghinh Ông là anh Cương Trần đi luôn trong đêm. Lễ hội
diễn ra tại Vàm Láng (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang), nơi phát
tích cá ông cứu Nguyễn Ánh, là chỗ con rạch Cần Lộc ăn thông ra biển.
Đây là lễ hội văn hoá truyền thống, lại vừa mang tính thiêng liêng của
người dân Gò Công, thể hiện ước ao luôn được trời yên bể lặng, tiết thời
an lành, cuộc sống thanh bình cho người dân vùng này.
Chuyện được kể là khi Nguyễn Ánh gặp tình thế mười phần nguy kịch trên
chiến thuyền, bỗng một cặp cá ông đưa lưng đỡ và dìu thuyền vào bờ bình
yên vô sự. Nơi cá ông đưa vào bờ đó là Vàm Láng này. Sau khi lên ngôi
hiệu Gia Long, ông đã cho xây cất đình thờ phụng cá ông. Hàng năm,
khoảng từ tháng 4 tháng 5 là đến mùa cúng tế, người dân mới mang bảng
sắc phong trong một chiếc tủ sắt khoá cẩn thận, ra làm “Lễ Nghinh Ông”.
Có rất nhiều hoạt động, đến tham dự và lưu lại những hình ảnh này bằng
điện thoại Oppo F7, tác giả muốn chia sẻ cho những ai chưa có dịp dự lễ hội đặc biệt này.
ĐÊM CA NHẠC TẤU HÀI HÔM TRƯỚC
Vàm láng là một thị trấn có nghề đóng tàu và đi biển hàng trăm năm. Rất nhiều tàu lớn được đóng và hạ thuỷ từ Vàm Láng này.
Ngoài hoạt động chính là lễ nghinh Ông ngoài biển, cư dân thị trấn tổ
chức các hoạt động vui chơi: Sân khấu ca nhạc tấu hài, lễ rước Ông, đá
banh, bịt mắt bắt vịt, bắt vịt dưới kênh... Các hoạt động mang tính giải
trí cao và đầy màu sắc.
Hầu như toàn thể cư dân thị trấn Vàm làng tụ tập tại sân đình xem ca nhạc, tấu hài
Một nghi dân đạp xe từ ấp Láng đi xem hát
LỄ RƯỚC ÔNG - SÁNG 9/3 ÂM LỊCH
Sáng sớm 9/3 âm lịch, các hoạt động cho lễ rước Ông ở đình Kiểng phước được diễn ra
Một ngư dan thắp nhang trên thuyền của mình trong ngày rước Ông về
Các phụ nữ trong gia đình đi chợ sớm mua hoa và nhang đèn cho việc thờ cúng
Cụ Ông 75 tuổi trong ban nghi lễ đến sớm nhất chuẩn bị cho buổi lễ
Đoàn múa lân tập dượt lần cuối khởi động cho buổi đại lễ
Đội nữ tả và nữ hữu tham gia lễ rước này đã phải thức dậy từ 1 giờ sáng để chuẩn bị cho buổi lễ
Đoàn lễ với trang phục lính vua Gia Long (Nguyễn Ánh) bắt đầu rời đình cho buổi rước Ông
Đoàn lễ sắp hàng theo thứ tự và bắt đầu tiến qua cảng Vàm láng
Một người đàn ông chở các cháu đi xem lễ rước Ông. Em bé ngồi trong giỏ xe trông đáng yêu thật.
Đoàn rước đi vòng quanh thị trấn, người dân theo đoàn ngày một đông. Sau đó, đoàn tiến về đình Kiểng Phước để rước Ông về.
Đoàn rước tiến vào đình Kiểng phước làm lễ rước Ông
Mọi người chuẩn bị cho buổi lễ
là một phần của bộ xương cá voi được để trong hộp gỗ, phủ vải điều, do Ông trưởng lễ trang trọng giữ trên tay.
Đoàn rước ra khỏi đình sau khi rước được Ông
Theo tục lệ, người nào phát hiện xác Ông lụy đầu tiên thì sẽ là con trai
cả của Ông và nguyện để tang Ông trong vòng ba năm. Người nào thấy xác
Ông đầu tiên, thành tâm thờ cúng, làm tròn bổn phận với Ông sẽ được phù
hộ may mắn, thuyền lúc nào cũng đầy tôm cá và bình an vô sự. Truyền
thuyết cũng cho rằng, cá ông trôi xác đến nơi nào vừa ý thì dừng lại,
dân sống bằng nghề đi biển phải lập đền thờ ở đó. Ông sẽ phù hộ ban phúc
lộc cho dân làng. Ngư dân Vàm Láng rất tin tưởng vào những truyền
thuyết trên nên hàng năm qua đều tổ chức lễ hội nghinh Ông rất trọng
thể.
Sau khi đoàn về lại lăng Ông Nam Hải, Ông được mọi người tới chiêm bái và cúng lễ
Các hoạt động vui chơi sau đó được diễn ra
LỄ CÚNG NGOÀI BIỂN
Buổi sáng hôm sau, đúng 7h – lễ cúng và lễ nghinh Ông được diễn ra. Đoàn
rước di chuyển từ lăng Ông ra cảng, lên thuyền chủ lễ - các thuyền của
các gia đình tuần tự theo sau, cả đoàn hướng ra của biển. Buổi lễ cúng
nghinh Ông diễn ra ở cửa biển Vàm láng.
Hàng trăm thuyền của cư dân được trang trí nhiều màu sắc. Từng gia đình
cũng chuẩn bị ra khơi theo thuyền của ban tổ chức và thực hiện lễ cúng
riêng ngoài khơi.
Lễ cung rước Ông được thực hiện tại cửa biển. Đoàn ghe thuyền kiệu rước long trọng.
Sau buổi lễ nghinh Ông, Ông được rước trở về Lăng để mọi người cùng chiêm bái
Các hoạt đông vui chơi lại được tổ chức khi con nước ở kênh Láng lên cao.
Trò chơi bắt vịt trên kênh Láng là trò chơi sôi động.
Cuối cùng, các buổi hát bội liên tục được đoàng Thái Phương (Cần thơ)
trình diễn cho dân thị trấn thưởng lãm. Hát bội dường như là môn nghệ
thuật dan gian thu hút mãnh liệt bởi dân miền Tây, đặc biệt là trẻ em.
Sau những ngày lễ, người dân trở lại với cuộc sống thường ngày của họ.
Tất cả nghi thức lễ hội đã được cử hành rất mộc mạc đơn thành, tái hiện
lại lòng biết ơn Ông như cha ông xưa đã từng. Những dư âm của mùa lễ
linh thiêng và vui nhộn đã qua, còn lại đó là niềm tin yêu vào một sự đỡ
nâng vô hình trong truyền thống, trải qua hàng trăm năm nay của dân
làng Vàm Cống. Tất cả cứ trôi qua, cuộc sống luôn vận hành, và một niềm
tin nào đó của họ rất chắc chắn vẫn luôn được nhắc lại qua từng năm,
từng thế hệ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét