Đi tàu lửa từ Los Angeles đến San Diego. Câu chuyện ga tàu có dáng dấp cổ này sẽ kể sau
Từ xa, dọc bờ vịnh, CV-41 xuất hiện như một pháo đài khổng lồ.
Dọc vịnh, có rất nhiều tàu bè đậu, đại cảnh rất đẹp.
Khách tham quan đứng ở một cầu tàu chiêm ngắm toàn cảnh vịnh.
Bãi gửi xe bên cạnh khu bán vé.
Hôm ấy là ngày thường trong tuần, bọn mình xếp hàng khoảng 30 phút thì đến lượt.
Từ bên dưới, bạn sẽ thấy toàn thể CV-41
Chúng ta sẽ được bác này giới thiệu về con tàu nhé!
Sơ lược về hàng không mẫu hạm CV-41:
Chiếc hàng không mẫu hạm chúng ta đang tham quan là USS Midway (CVB/CVA/CV-41) chính là chiếc tham chiến trong thế giới thứ II, lớn và trang bị hiện đại nhất thế giới bấy giờ. CV-41 hạ thuỷ ngày 27/10/1943, tham chiến lần đầu trận hải chiến với Nhật (1945), thử nghiệm các hoạt động tên lửa ở Bác Đại Tây Dương (1946), tải máy bay hạng nặng với hạm đội 6 ở Địa Trung Hải (1947), thử nghiệm các hoạt động tàu sân bay ở Đại Tây Dương (1951), diễn tập với Nato ở Bắc Hải và đổi tên là CVA-41 (1952), gia nhập hạm đội 7 ở Tây Thái Bình Dương phục vụ di tản từ 1954 - 1957, thử nghiệm các hệ thống phòng không mới ở các vùng biển Á Đông (1958 - 1965), không đối không hậu chiến Việt Nam (1971-1975) và được nhắc đến nhiều trong giai đoạn cứu người di tản, tiếp tục phục vụ trong Tây Thái Bình Dương suốt thập niên 1980, phục vụ cuộc chiến Iraq với Liên Hiệp Quốc (1991) và công việc Midway CV-41 thực hiện là chở những người di tản tại Philippines vào tháng 6/1991. Cùng thời điểm sau đó, CV-41 trở lại Nhật Bản, trở về Trân Châu Cảng và ngưng hoạt động khi được đưa về San Diego (11/1992) kết thúc 47 năm hoạt động. Năm 2003, CV-41 được sử dụng như một di chứng tưởng niệm với những hoạt động cho du khách tham quan.
Thông số cơ bản:
- Tải trọng: 45.000 tấn khi di chuyển, 64.000 tấn khi neo đậu.
- Chiều dài: 296 mét
- Chiều ngang sàn boong tàu: 41.5 mét vị trí hẹp nhất - 72.5 mét vị trí rộng nhất
- Tốc độ: 60km / giờ
- Nhân sự: 4.104 sĩ quan và binh sĩ hải quân
- 2 lò phản ứng hạt nhân cho phép tàu hoạt động liên tục suốt 20 năm không cần bơm nhiên liệu.
- 4 tua-bin hơi nước, mỗi cái có thể tạo ra 8.000 kW điện, đủ để vận hành cả 1 thành phố nhỏ.
- Có thể phục vụ 18.000 đến 20.000 bữa ăn mỗi ngày.
- Kho lương thực đủ nuôi 6.000 người trong 70 ngày.
- 2 tiệm hớt tóc, cắt cho hơn 1.500 cái đầu mỗi tuần.
- Văn phòng Bưu điện trên tàu xử lý hơn 450 tấn thư từ mỗi năm.
- Phòng khám nha khoa với 5 nha sĩ.
- Khu y tế có 80 giường bệnh và 6 bác sĩ trực 24/24 bao gồm cả bác sĩ phẫu thuật.
- 4 máy chưng cất nước cung cấp hơn 1,5 triệu lít nước mỗi ngày cho sinh hoạt và vận hành TSB.
- Nhà nguyện luôn mở thánh ca Gregorien cầu nguyện và thánh lễ cho sĩ quan binh sĩ.
Chúng ta sẽ tham quan 3 tầng chính: Cấu trúc vô cùng phức tạp bởi nó kiêm nhiệm quá nhiều chức năng. Có thể kể ra một số chức năng như vận chuyển máy bay xuyên đại dương, phóng và hạ cánh máy bay, trung tâm chỉ huy di động cho các nhiệm vụ quân sự, là nơi sinh hoạt, làm việc của hàng ngàn thủy thủ đoàn...
- Khoang chứa máy bay
- Trên boong tàu
- Khu phòng sinh hoạt cuộc sống
1. Khoang chứa máy bay đây.
Với số lượng máy bay lên đến gần trăm chiếc, boong tàu chắc chắn không thể chứa đủ, vì thế người ta đã thiết kế hẳn một khoang chứa nằm bên dưới boong tàu và xem nó như một ga-ra máy bay, dùng để chứa những chiếc máy bay không sử dụng. Phía ngoài của khoang chứa có 4 thang máy thủy lực dùng để đưa máy bay từ dưới khoang lên boong tàu. Mỗi cái có thể đưa cùng lúc 2 máy bay có tải trọng 34 tấn mỗi chiếc lên boong dễ dàng. Ở phía cuối của khoang chứa còn có khu bảo trì và sửa chữa máy bay gọi là Aircraft Intermediate Maintenance Division.
Ở khoang này, có một boong phụ, giờ họ làm thành quán cà-phê. Khách tham quan có thể ngồi nhâm nhi cà-phê ăn bánh pizza và ngắm cảnh hóng gió nghe kể chuyện xưa về CV-41:
Boong tàu là nơi tham quan lâu nhất. Nơi hàng chục máy bay đậu ở vị trí sẵn sàng cất cánh tác chiến. Kết hợp với các tàu hộ tống, tàu khu trục, tàu ngầm và máy bay trên không, TSB sẽ trở thành trung tâm của một đội hình tác chiến vừa có khả năng chiến đấu cao, phòng thủ tốt lại vừa có thể di chuyển đến khắp các vùng biển với vận tốc tương đương 60 km/h. Cho phép quân đội một nước có thể đưa quân vào các lãnh thổ trong đất liền mà không cần quan tâm nơi đó có căn cứ quân sự của mình hay không, vì thực chất TSB đã là một căn cứ quân sự rồi.
Nhiều loại máy bay, có máy bay chiến đấu, có máy bay tải nhiên liệu và nạp trên không, có máy bay cấp cứu, có máy bay chụp ảnh... mình nghe mà không nhớ nổi nên chỉ gửi hình vậy. Tấm dưới đây là anh hướng dẫn đang chém gió cho @cuhiep về các thông tin đó:
Đây là video mình quay cũng bằng điện thoại, một loại động cơ máy bay được trưng bày. @cuhiep nói từ thời đó, họ đã vầy...
Ngoài việc "nuôi giữ" hàng chục máy bay có chức năng tấn công, CV-41 còn được trang bị nhiều loại súng ống, tên lửa và các trang thiết bị hiện đại đủ để phòng thủ cũng như tiêu diệt các tàu chiến, máy bay khác dám bén mảng đến gần.
Cất cánh: Một chiếc máy bay muốn cất cánh cần phải có đường băng đủ dài để tăng tốc (ngoại trừ trực thăng), trong điều kiện đường băng khiêm tốn như trên tàu thì người ta phải dùng tới các bệ phóng đặc biệt để giúp nó tăng tốc cực kỳ nhanh mà không cần đến đường bằng dài. Bên cạnh đó, người ta còn có thể cho tàu chạy ngược chiều gió để lợi dụng sức gió tác động lên cánh máy bay giúp nó dễ cất cánh hơn. Binh sĩ áo vàng là người Hướng dẫn cho phi công và máy bay cất cánh, tên áo xám là khách tham quan đang khoe LG V10 thôi.
Người ta đưa máy bay vào đường băng, gắn bánh xe của chúng vào cái chốt này và cái chốt sẽ đẩy nó đi với một lực cực lớn, giúp máy bay tăng tốc nhanh hơn bình thường và bay lên dễ dàng. Tuy nhiên, bên dưới bệ phóng đó là cả một hệ thống gồm nhiều piston và xylanh dẫn động, lấy năng lượng từ động cơ hơi nước của tàu để tạo ra lực đẩy.
Phi công sẵn sàng cất cánh
Di chuyển máy bay vào đường băng màu trắng
Phía dưới trước bánh xe có một cái mấu để mấu vào cái chốt phóng máy bay đi kiểu như cái ná bắn chim (nguyên văn anh hướng dẫn nói
Mình chụp 2 tấm để dễ thấy:
Nếu tính toán sai, lực đẩy quá yếu, máy bay sẽ không bay lên được và rớt xuống biển, còn nếu lực đẩy quá mạnh thì có thể gây ra hư hại cho thiết bị và nguy hiểm đến mọi người. Vì vậy mà mọi thứ cần phải được chính xác. Nếu tính toán đúng, một bệ phóng có thể đưa một chiếc máy bay nặng 20 tấn tăng tốc từ 0 - 266 km/h chỉ trong vòng 2 giây.
Hạ cánh
Sợi cáp đơn giản chỉ là sợ dây gắn chặt ở 2 đầu mà nó được nối với các ống xylanh thủy lực bên dưới đường băng. Khi máy bay móc trúng sợi cáp, nó sẽ kéo sợi cáp ra, đồng thời hệ thống thủy lực sẽ hấp thu hết nguồn năng lượng của máy bay làm cho nó dừng hẳn lại. Do đó, sợi cáp có thể chặn một máy bay nặng 24,5 tấn đang bay với vận tốc 241 km/h dừng hẳn lại trong vòng 2 giây trên một đường băng dài có 96 mét. Người ta đặt 4 sợi cáp này nằm song song với nhau và mỗi sợi cách nhau 15 mét. Thông thường, phi công sẽ nhắm vào sợi cáp thứ 3 để móc vào vì đây là khoảng cách an toàn và hiệu quả nhất để hạ cánh.
Tháp đảo: chính là phần công trình nhô lên trên boong tàu, nơi bạn thấy có nhiều ăng-ten nhất. Đây chính là trung tâm chỉ huy của tàu, nơi điều khiển mọi hoạt động như lái tàu, điều khiển máy bay cất/hạ cánh và cũng là nơi làm việc của các cấp chỉ huy. Tòa tháp cao khoảng 46 mét, phần đáy (tầng trệt) rộng chừng 6 mét còn các tầng trên thì được nới rộng ra hơn.
Trên đỉnh của tháp đảo có rất nhiều ăng-ten dùng để định vị và theo dõi các tàu thuyền/máy bay xung quanh, phát hiện máy bay địch, tên lửa địch, can thiệp và gây nhiễu sóng radar của đối phương, thu nhận tín hiệu vệ tinh cho điện thoại và TV... Tầng bên dưới là trạm không lưu điều khiển máy bay cất/hạ cánh trên boong tàu và trong bán kính 8 km.
Tầng dưới nữa là trung tâm chỉ huy, nơi thuyền trưởng trực tiếp ra lệnh điều khiển tàu như hướng di chuyển, tốc độ, định vị... Và tầng dưới nữa chính là trung tâm chỉ huy dành cho cấp Đô đốc, chịu trách nhiệm cho cả hạm đội bao gồm hàng không mẫu hạm, tàu hộ tống, tàu ngầm, máy bay...
Xung quanh là pháo cứu hộ. Mỗi phao có đủ mọi thứ cần thiết
3. Khu phòng sinh hoạt: Cuộc sống trên không mẫu hạm thường mệnh danh là "thành phố trên biển cả" bởi nó là nơi sinh hoạt, ăn ngủ nghỉ, làm việc và giải trí của khoảng 4000 - 6000 người trong nhiều tháng liền. Tuy làm việc trên biển nhưng có rất nhiều người trong số đó thậm chí không nhìn thấy mặt trời trong nhiều tuần liền, đặc biệt là những cô cậu lính mới. Boong tàu, khoang chứa máy bay và đuôi tàu là những nơi tuyệt vời để ngắm cảnh nhưng vì môi trường làm việc ở đó quá nguy hiểm và chật hẹp nên họ thường không được phép lên đây.
Cổng xuống khu vực phòng sinh hoạt bên dưới:
Bên trong tàu là một thành phố thật sự, tuy nhiên nó hơi chật chội nên người ta phải khom người và luồn lách nếu muốn đi từ nơi này sang nơi khác. Ở đây người ta chia ra thành nhiều khu, mỗi khu có khoảng 60 người, ngủ trên những chiếc giường treo được kê khá chật chội. Mỗi người đều có thùng đồ riêng để cất vật dụng cá nhân của mình. Ở mỗi khu còn có 1 phòng tắm chung, phòng sinh hoạt tập thể có TV vệ tinh. Phòng của chỉ huy có cơ sở vật chất tốt hơn nhưng vẫn phải chịu cảnh chật hẹp như thường.
Nhà nguyện để cầu nguyện và dâng thánh lễ
Danh sách CV-41 nhớ đến trong lời kinh nguyện của các sĩ quan và binh sĩ treo trong nhà nguyện.
Phòng riêng, có tủ quần ao, bàn làm việc, tủ sách, giường nằm và tất cả các phương tiện truyền thông cá nhân với các cấp trên tàu.
Nhân viên văn phòng
Máy tính
Máy chữ và máy fax
Máy chiếu phim tại phòng chiếu phim
Nhà ăn chung
Phòng ăn
Phòng giặt ủi và sấy quần áo
Phòng riêng sĩ quan
Bàn làm việc
Ngoài ra, hàng không mẫu hạm còn có nhiều nhà bếp, phòng giặt ủi, phòng khám nha khoa, bệnh viện, phòng điện thoại, bưu điện và rất nhiều cửa hàng nhỏ lẻ khác.
Trên boong tàu có rất nhiều thủy thủ cùng làm việc với nhau, mỗi thủy thủ đều được phân công nhiệm vụ rõ ràng. Mỗi người ai làm việc nấy để đảm bảo máy bay luôn ở trong trạng thái hoạt động tốt nhất. Tiếng động cơ và các loại tiếng ồn khác không thể nghe nhau nói hay điện đàm được, nên cứ nhìn vào màu áo của mỗi người, ta có thể biết được công việc của họ và mọi việc cứ vận hành theo dấu hiệu riêng của họ:
- Áo XANH LÁ: Nhân viên bảo trì, bảo dưỡng máy bay, đường băng.
- Áo XANH DƯƠNG: Vận hành thang máy, xe kéo.
- Áo ĐỎ: Tiếp tế đạn dược, bom, tên lửa cho máy bay.
- Áo TÍM: Tiếp nhiên liệu, xăng dầu cho máy bay.
- Áo VÀNG: Hướng dẫn cho phi công và máy bay cất cánh.
- Áo TRẮNG: Nhân viên hướng dẫn hạ cánh, thanh tra máy bay, nhân viên y tế...
Rời CV-41, phía dưới, nhiều người ngồi chiêm niệm, đọc sách; người trẻ lẫn người già... trong không gian thanh bình, và chắc chắn đang ngẫm một điều gì đó...
Rất tình... @cuhiep có chụp 1 tấm art lắm, mà hắn đang ém
Xem hình rồi, giờ mời anh em mở loa
Trên đường đi về, bọn mình còn nghe văng vẳng bản Saxo của một du ca âm vang dưới chân hàng không mẫu hạm, bạn có thể nghe văng vẳng đến khi đi rất xa...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét