Tên truyện | Tên nguyên bản |
Tên khác | Năm sáng tác |
Ghi chú | |
---|---|---|---|---|---|
1 | Thư kiếm ân cừu lục | 書劍恩仇錄 | 1955 | ||
2 | Bích huyết kiếm | 碧血劍 | 1956 | ||
3 | Xạ điêu anh hùng truyện | 射雕英雄傳 | Anh hùng xạ điêu | 1957 | Xạ điêu tam bộ khúc I |
4 | Thần điêu hiệp lữ | 神雕俠侶 | Thần điêu đại hiệp | 1959 | Xạ điêu tam bộ khúc II |
5 | Tuyết sơn phi hồ | 雪山飛狐 | 1959 | ||
6 | Phi hồ ngoại truyện | 飛狐外傳 | Lãnh nguyệt bảo đao | 1960 | Tiền Tuyết sơn phi hồ |
7 | Bạch mã khiếu tây phong | 白馬嘯西風 | 1961 | ||
8 | Uyên Ương đao | 鴛鴦刀 | 1961 | ||
9 | Ỷ thiên Đồ long ký | 倚天屠龍記 | Cô gái Đồ Long | 1961 | Xạ điêu tam bộ khúc III |
10 | Liên thành quyết | 連城訣 | 1963 | ||
11 | Thiên long bát bộ | 天龍八部 | Lục mạch thần kiếm | 1963 | Tiền Xạ điêu tam bộ khúc |
12 | Hiệp khách hành | 俠客行 | 1965 | ||
13 | Tiếu ngạo giang hồ | 笑傲江湖 | 1967 | ||
14 | Lộc Đỉnh ký | 鹿鼎記 | Lộc Đỉnh Công | 1969-1972 | |
15 | Việt nữ kiếm | 越女劍 | 1970, truyện ngắn |
Chùm truyện có thể nói là nổi tiếng nhất, và cũng có nhiều chi tiết liên kết chặt nhất, là Xạ điêu tam bộ khúc (射鵰三部曲), gồm ba tác phẩm Xạ điêu anh hùng truyện (cuối đời Tống), Thần điêu hiệp lữ (thời Mông Cổ đánh Tống), Ỷ thiên Đồ long ký (thời nhà Minh nổi lên đánh Mông Cổ).
Thiên Long bát bộ (thời Tống) lấy bối cảnh trước Xạ điêu anh hùng truyện, nhưng nội dung câu chuyện vốn là độc lập. Khi Kim Dung sửa chữa Xạ điêu anh hùng truyện đã sửa lại vài chi tiết để bắc cầu với Thiên Long bát bộ.
Vài nhân vật của Bích huyết kiếm (thời Minh mạt, Mãn Châu vào đánh) xuất hiện trong Lộc Đỉnh ký (đời Khang Hy).
Vài nhân vật trong Thư kiếm ân cừu lục xuất hiện trong Phi hồ ngoại truyện, tác phẩm này lại kể lai lịch, hành trạng của Hồ Phỉ và một số nhân vật khác của Tuyết sơn phi hồ (các truyện này lấy bối cảnh đời Càn Long).
Các truyện khác của Kim Dung không liên quan với nhau và cũng không có bối cảnh lịch sử cụ thể, trừ Việt nữ kiếm xảy ra thời Xuân Thu.
Hai câu thơ sắp thành tựa đề
Sau khi Kim Dung hoàn thành các tác phẩm của mình, một người bạn của ông là Nghê Khuông phát hiện rằng chữ đầu tiên của tựa đề 14 tiểu thuyết tạo thành hai câu thơ thất ngôn:-
- Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc
- Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên
-
- Tuyết bay đầy trời bắn (nhìn) hươu trắng
- Truyện cười thần hiệp tựa uyên xanh
Tác phẩm dựa Kim Dung
Có thể một phần vì muốn hoàn thiện các khe hở tình tiết trong truyện Kim Dung, phần vì muốn phát triển rộng thêm các chi tiết truyện, phần là ăn theo, rất nhiều người đã viết truyện dựa theo cốt, theo nhân vật trong truyện Kim Dung mà tạo dựng nhiều tác phẩm khác, thậm chí dựng thành phim, gọi chung là các tác phẩm dựa Kim Dung xem tại đây:
Tác phẩm Người dịch Người viết 1 Bẻ kiếm bên trời Hàn Giang Nhạn 2 Cự Linh Thần Chưởng Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh 3 Độc Cô Quái Khách Hàn Giang Nhạn 4 Đơn kiếm diệt quần ma Tiền Phong Từ Khánh Phụng 5 Hắc Thánh Thần Tiêu Thương Lan 6 Hậu Anh Hùng Xạ Điêu 7 Hậu Cô Gái Đồ Long
Ỷ thiên Đồ long Ký hậu truyện8 Huyết Mỹ Nhân 9 Loạn Võ Công Ký Phạm Thế Tài 10 Ma Nữ Đa Tình 11 Song Nữ Hiệp Hồng Y Tiền Phong Từ Khánh Phụng 12 Thái A Kiếm Tiền Phong Từ Khánh Phụng 13 Thạch Phá Thiên
Hậu Hiệp khách hành14 Tiếng Đàn Ma 15 Tiếu Ngạo Giang Hồ Hậu Ký TMP 16 Tiểu Tà Thần Tiền Phong Từ Khánh Phụng 17 Tục Thái A Kiếm 18 Tục Tiểu Tà Thần 19 Võ Lâm Ngũ Bá
Anh Hùng Xạ Điêu tiền truyệnNhân vật
Truyện Kim Dung có rất nhiều nhân vật đều được khắc họa theo lối ấn tượng, mỗi người có một tính cách riêng biệt, tính cách ấy nhiều khi được thể hiện lên tên hay ngoại hiệu của nhân vật, ví dụ:
- Điền Bá Quang có ngoại hiệu là Giang dương đại đạo Thái hoa dâm tặc Vạn lý độc hành Khoái đao, mười hai chữ ấy mô tả đặc điểm của Điền Bá Quang và tài khinh công của y, khoái đao là món vũ khí y thường xài.
- Hoàng Dược Sư ngoại hiệu Đông Tà, thì y có cái vẻ tà quái khác thường, Tương tự với Âu Dương Phong ngoại hiệu là Tây Độc, là một tay độc địa chuyên sử dụng độc dược hại người.
Về bản chất, các nhân vật (kể cả các bang hội) chia rõ ra hai phe chính - tà trên danh nghĩa. Nhưng sự thật ai cũng thấy là những người thuộc về phe tà không hẳn là một phường gian ác, mà những kẻ phe chính cũng không nhuần là nhân nghĩa. Có những nhân vật ra mặt đức độ rất lâu, đến một lúc nào đó lại hiện rõ sự gian ác, tráo trở làm người đọc không khỏi bất ngờ.
Nhân vật nam
Các nhân vật nam chính thường được mô tả từ khi còn nhỏ, cốt truyện tiếp nối các gian nan, thử thách của họ trước khi đạt tới trình độ võ công cao nhất. Trong truyện Kim Dung, những người đạt tới cảnh giới cao nhất của võ học đều là nam giới, như Trương Vô Kỵ, Hồng Thất Công, Âu Dương Phong, Độc Cô Cầu Bại...Những nhân vật nam cũng là thường đầu mối chính trong các xung đột lớn nhỏ, vì ngoài số ít những kẻ chất phác, Kim Dung thường cho những nhân vật nam tính ham công danh lợi lộc, dẫn đến tàn sát lẫn nhau. Nhân vật Nam chính trong các truyện :
- Trần Gia Lạc: Thư kiếm ân cừu lục
- Viên Thừa Chí: Bích huyết kiếm
- Quách Tĩnh: Anh hùng xạ điêu
- Dương Quá: Thần điêu đại hiệp
- Hồ Nhất Đao: Tuyết sơn phi hồ
- Miêu Nhân Phượng: Tuyết sơn phi hồ, Phi hồ ngoại truyện
- Hồ Phỉ: Tuyết sơn phi hồ, Phi hồ ngoại truyện
- Trương Thúy Sơn: Ỷ Thiên Đồ Long ký
- Trương Vô Kỵ: Ỷ Thiên Đồ Long ký
- Địch Vân: Liên thành quyết
- Tiêu Phong: Thiên long bát bộ
- Đoàn Dự: Thiên long bát bộ
- Hư Trúc: Thiên long bát bộ
- Thạch Phá Thiên: Hiệp khách hành
- Lệnh Hồ Xung: Tiếu ngạo giang hồ
- Nhạc Bất Quần: Tiếu ngạo giang hồ
- Tả Lãnh Thiền: Tiếu ngạo giang hồ
- Nhậm Ngã Hành: Tiếu ngạo giang hồ
- Vi Tiểu Bảo: Lộc Đỉnh Ký.Riêng nhân vật này võ công thấp kém,xuất thân hèn kém nhưng trời sinh ra đã gian manh,xảo trá. Nhờ vậy nên lập được nhiều kì công trong cuộc đời mình
Nhân vật nữ
Mặc dù nữ nhân vật trong nhiều tác phẩm võ thuật được tạo ra để minh họa cho tình yêu của các nhân vật nam, nhiều nhân vật nữ lại là trung tâm của cốt truyện, được miêu tả là những cá nhân không bị lệ thuộc, mạnh mẽ, độc lập, thông minh, và có võ thuật tài giỏi. Ví dụ, Hoàng Dung trong Anh hùng xạ điêu không chỉ là người Quách Tĩnh yêu mến mà còn là một cô gái dí dỏm, thông minh hơn chồng mình là Quách Tĩnh. Năng lực trí tuệ của cô cùng với sức mạnh cơ thể của Quách Tĩnh đã bổ sung cho nhau. Hoắc Thanh Đồng trong Thư kiếm ân cừu lục là một người giỏi võ, một người chị biết che chở, một đứa con có hiếu, và là một người sẵn sàng bảo vệ cho lợi ích của những người thân và dân tộc của cô. Công chúa Hương Hương dù không biết võ thuật nhưng cô đóng vai trò quan trọng trong câu truyện. Cuối truyện, cô tỏ ra không chỉ xinh đẹp mà còn đủ thông minh đế biết được sự thèm muốn của Càn Long. Cô có lòng cam đảm để hi sinh chính mình để bảo vệ của bộ tộc và cảnh báo Trần Gia Lạc trước những âm mưu của Càn Long. Ân Tố Tố, Triệu Mẫn và Chu Chỉ Nhược được miêu tả có sự can đảm, quyết tâm và thông minh bằng, nếu không nói là hơn các nhân vật nam khác trong Ỷ Thiên Đồ Long ký.
Các nữ nhân vật chính trong tác phẩm của Kim Dung gồm có:
- Hương Hương công chúa: Thư kiếm ân cừu lục
- Hoắc Thanh Đồng: Thư kiếm ân cừu lục
- Lý Nguyên Chỉ: Thư kiếm ân cừu lục
- Hạ Thanh Thanh: Bích huyết kiếm
- A Cửu (Trường Bình công chúa): Bích huyết kiếm
- Hoàng Dung: Anh hùng xạ điêu
- Tiểu Long Nữ: Thần điêu đại hiệp
- Viên Tử Y: Phi hồ ngoại truyện
- Trình Linh Tố: Phi hồ ngoại truyện
- Miêu Nhược Lan: Tuyết sơn phi hồ
- Ân Tố Tố: Ỷ Thiên Đồ Long ký
- Triệu Mẫn: Ỷ Thiên Đồ Long ký
- Tiểu Chiêu: Ỷ Thiên Đồ Long ký
- Chu Chỉ Nhược: Ỷ Thiên Đồ Long ký
- Thích Phương: Liên thành Quyết
- Thủy Sinh: Liên thành Quyết
- A Châu: Thiên long bát bộ
- A Tử: Thiên long bát bộ
- Vương Ngữ Yên: Thiên long bát bộ
- Mộc Uyển Thanh: Thiên long bát bộ
- Chung Linh: Thiên long bát bộ
- Tiêu Trung Tuệ: Uyên ương đao
- Lý Văn Tú: Bạch mã khiếu tây phong
- Đinh Đang: Hiệp khách hành
- A Tú: Hiệp khách hành
- A Thanh: Việt Nữ kiếm
- Nhậm Doanh Doanh: Tiếu ngạo giang hồ
- Nhạc Linh San: Tiếu ngạo giang hồ
- Nghi Lâm: Tiếu ngạo giang hồ
- Song Nhi: Lộc Đỉnh ký
- Tô Thuyên: Lộc Đỉnh ký
- Tăng Nhu: Lộc Đỉnh ký
- Phương Di: Lộc Đỉnh ký
- Mộc Kiếm Bình: Lộc Đỉnh ký
- Kiến Ninh công chúa: Lộc Đỉnh ký
- A Kha: Lộc Đỉnh ký
Các nhân vật nữ mà Kim Dung xem là người vợ lý tưởng bao gồm: Nhậm Doanh Doanh, Triệu Mẫn, A Châu, Tăng Nhu, Chu Chỉ Nhược[5].
Các nhân vật nữ mà Kim Dung nguyện suốt đời yêu thương và bảo vệ là: Quách Tương, Tiểu Chiêu, Nghi Lâm, Song Nhi, A Bích, A Cửu, Trình Anh, Công Tôn Lục Ngạc, Cam Bảo Bảo[5]
Ngũ tuyệt
"Thiên hạ ngũ tuyệt" (Võ lâm ngũ bá) là năm nhân vật được coi như có võ công cao nhất trong Xạ điêu tam bộ khúc. Ở lần gặp thứ nhất Hoa Sơn luận kiếm (chuyện xảy ra trước bộ Anh hùng xạ điêu nhưng được nhắc lại) đã phân định Vương Trùng Dương là người võ công cao nhất. Ngũ tuyệt gồm có:
- Vương Trùng Dương ở trung tâm (Trung Thần Thông)
- Hoàng Dược Sư ở phương Đông (Đông Tà)
- Âu Dương Phong ở phương Tây (Tây Độc)
- Đoàn Trí Hưng ở phương Nam (Nam Đế)
- Hồng Thất Công ở phương Bắc (Bắc Cái)
Lần Hoa Sơn luận kiếm thứ hai, được kể cuối bộ Anh hùng xạ điêu, không phân thắng bại vì Âu Dương Phong đã bị tẩu hỏa nhập ma còn Cừu Thiên Nhận rút lui. Tuy vậy, Chu Bá Thông, sư đệ của Vương Trùng Dương có thể coi là người có võ công giỏi nhất tại thời điểm đó.
Ở lần Hoa Sơn luận kiếm thứ ba, được kể cuối bộ Thần điêu hiệp lữ, không còn Cừu Thiên Nhận và Kim Luân Pháp Vương vì đã chết. Hồng Thất Công và Âu Dương Phong cũng đã mất sau trận kịch đấu bất phân thắng bại. Kết cuộc, Chu Bá Thông, Quách Tĩnh và Dương Quá thế chỗ Vương Trùng Dương, Hồng Thất Công và Âu Dương Phong trong danh sách ngũ tuyệt:
- Chu Bá Thông ở trung tâm (Trung Ngoan Đồng)
- Hoàng Dược Sư ở phương Đông (Đông Tà)
- Dương Quá ở phương Tây (Tây Cuồng)
- Nhất Đăng ở phương Nam (Nam Tăng)
- Quách Tĩnh ở phương Bắc (Bắc Hiệp)
Độc Cô Cầu Bại
Độc Cô Cầu Bại là nhân vật độc đáo nhất trong các tác phẩm của Kim Dung. Nhân vật này chưa bao giờ xuất hiện trong tác phẩm, nhưng có võ công tuyệt hảo. Chỉ có tên được nhắc đến trong Anh Hùng Xạ Điêu, Thần điêu đại hiệp, Tiếu ngạo giang hồ, Lộc Đỉnh Ký. Sau này, một số hãng phim cũng có xây dựng phim bộ từ nhân vật này.
Độc Cô Cầu Bại tuy không xuất hiện, nhưng những gì ông để lại cũng đủ làm nên một trường sóng gió. Như bốn thanh kiếm dành cho Dương Quá, cộng với con chim khổng lồ đã giúp Dương Quá sáng tạo ra một pho võ công thượng thặng. Lệnh Hồ Xung qua Phong Thanh Dương học được võ công Độc Cô cửu kiếm mà kiếm pháp của y đã trở thành thiên hạ vô địch thủ (với tiêu chí là vô chiêu thắng hữu chiêu).
Nhân vật lịch sử phỏng theo
Kim Dung đã phỏng theo nhiều nhân vật lịch sử và đưa vào các tác phẩm của mình. Ông tự do thêm các chi tiết hội thoại, hành động mà trong tiểu sử chính thức của những nhân vật này không đề cập đến. Ví dụ như Đà Lôi là con út của Thành Cát Tư Hãn xuất hiện là bạn thời thơ ấu của Quách Tĩnh; Vi Tiểu Bảo trở thành bạn của vua Khang Hy... Các tiểu thuyết của Kim Dung có yếu tố lịch sử bao gồm: Thư kiếm ân cừu lục, Bích huyết kiếm, Thiên Long bát bộ, Xạ Điêu tam bộ khúc, Lộc Đỉnh ký và Việt nữ kiếm
- Hoàn Nhan A Cốt Đả: Thiên long bát bộ
- Gia Luật Hồng Cơ: Thiên long bát bộ
- Đế quốc Mông Cổ
- Thành Cát Tư Hãn, Truật Xích, Sát Hợp Đài, Oa Khoát Đài, Đà Lôi: Anh hùng xạ điêu
- Mông Kha, Hốt Tất Liệt: Thần Điêu hiệp lữ
- Gia Luật Sở Tài: Thần Điêu hiệp lữ
- Toàn Chân giáo, xuất hiện nhiều trong Xạ Điêu tam bộ khúc, gồm:
- Vương Trùng Dương người sáng lập ra giáo phái Toàn Chân.
- Mã Ngọc, Khâu Xứ Cơ, Vương Xứ Nhất, Lưu Xứ Huyền, Đàm Xứ Đoan, Hách Đại Thông, Tôn Bất Nhị: Toàn Chân thất tử.
- Trương Tam Phong: Ỷ Thiên Đồ Long ký
- Chu Nguyên Chương, Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân: Ỷ Thiên Đồ Long ký
- Trần Hữu Lượng: Ỷ Thiên Đồ Long ký
- Nhà Thanh
- Sùng Trinh, Ngô Tam Quế,Trường Bình Công Chúa: Bích huyết kiếm
- Thi Lang, Trịnh Khắc Sảng,Trần Vĩnh Hoa, Phùng Tích Phạm,Lý Tự Thành và Trần Viên Viên: Lộc Đỉnh ký
- Vương quốc Đại Lý
- Đoàn Chính Minh, Đoàn Chính Thuần và Đoàn Dự (hay còn gọi là Đoàn Chính Nghiêm): Thiên long bát bộ
- Đoàn Trí Hưng: Anh hùng xạ điêu và Thần điêu đại hiệp
Chiêu thức
Chiêu thức cũng là một yếu tố quan trọng trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung. Có những chiêu thức tuy không nói ra nhưng hàm chứa một triết lý sống, ví dụ:
- Chiêu Độc Cô cửu kiếm của Lệnh Hồ Xung trong Tiếu ngạo giang hồ. Với tiêu chí vô chiêu thắng hữu chiêu, chỉ có tiến không có lùi. Nó cũng như bản tính của Lệnh Hồ Xung tính tình phóng đãng (vô chiêu) không muốn đi theo tập tục lễ giáo (hữu chiêu), làm việc gì cũng theo ý mình không cần phải e ngại (chỉ có tiến không có thoái).
- Chiêu Hàng long thập bát chưởng (Giáng long thập bát chưởng) của Cái Bang, là một môn võ công thuần dương, tấn công trực diện, nên chỉ có những người tâm địa ngay thẳng như Kiều Phong, Hồng Thất Công, Quách Tĩnh... là đạt tới đỉnh cao của nó.
- Tiểu Vô Tương công: Võ công của phái Tiêu Dao thâu tóm toàn bộ võ công trong thiên hạ.
- Kim xà bí kíp: là võ công do Hạ Tuyết Nghi-Kim Xà Lang Quân sáng tạo ra và Viên Thừa Chí tình cờ học được.
- Hàng long thập bát chưởng là chưởng pháp lừng danh, chỉ truyền cho đệ tử Cái Bang từ 8 túi trở lên và lập nhiều công lớn.
- Dịch cân kinh (Dịch cân Tẩy tủy kinh, Đạt Ma Dịch cân kinh) là một phương pháp rèn luyện nội công của phái Thiếu Lâm.
- Thái Cực Quyền của Trương Tam Phong chưởng môn phái Võ Đang sáng tác, là một môn võ công cao thâm dựa trên nguyên tắc "Lấy nhu thắng cương, lấy tĩnh chế động, lấy chậm đánh nhanh". Một trong những đặc điểm nổi bật của môn võ này là mượn sức của đối thủ để đánh ngược lại đối thủ, khiến đối phương tự mình tự đoạn.
- Thái Cực Kiếm: cũng do Trương Tam Phong sáng tạo ra. Lúc thi triển, Thái Cực Kiếm trông đẹp mắt và biến ảo khôn lường. Khi luyện đến đỉnh cao, chỉ cần dùng kiếm gỗ cũng đủ để đánh thắng kiếm thật.
- Ảm nhiên tiêu hồn chưởng là môn võ công quái dị của Dương Quá. Môn võ này chỉ phát huy tối đa công lực khi người thi triển đang ở trong tâm trạng u sầu cực độ, nếu không sẽ mất tác dụng.
- Càn khôn đại nã di, bí kíp nội công thượng thặng của Minh Giáo. Có thể dịch chuyển đòn đánh của đối thủ sang một người khác, hoặc phản ngược lại chính đối thủ.
- Quỳ Hoa bảo điển - Tịch tà kiếm phổ, là 1 loại võ công nhưng bị biến đổi thành 2 cách luyện, cả 2 cách luyện đều đòi hỏi người luyện phải tự cung.
- Đả cẩu bổng pháp: môn võ công "gậy đánh chó", chỉ dành cho bang chủ Cái Bang.
- Song thủ hỗ bác: chiêu thức quái đản của Chu Bá Thông, là thuật phân tâm sao cho 2 bàn tay có thể ra 2 chiêu khác nhau cùng 1 lúc. Chỉ dành cho những người có đầu óc hoàn toàn vô tư, trong sáng. Ngoài Chu Bá Thông là người sáng tạo ra, chỉ có Quách Tĩnh và Tiểu Long Nữ là có duyên học được môn võ công này.
- Không Minh quyền: cũng là một môn võ công siêu hạng của Chu Bá Thông.
- Độc cô cửu kiếm: môn võ của Độc Cô Cầu Bại, được Phong Thanh Dương truyền lại cho Lệnh Hồ Xung.
- Hấp tinh đại pháp, môn võ bị căm ghét nhất võ lâm, vì hút nội lực kẻ khác.
- Lục mạch thần kiếm: Kiếm pháp thượng thừa của nước Đại Lý.
- Lăng ba vi bộ: Khinh công thượng thừa của phái Tiêu Dao, môn võ mà Đoàn Dự vô tình học được.
- Đàn chỉ thần công: Môn võ này dùng sức mạnh nội công để bắn đi hòn đá nhỏ bằng ngón tay. Đây là tuyệt học đắc ý của Hoàng Dược Sư.
- Lạc Anh thần kiếm chưởng: Cũng là một chiêu đắc ý của Hoàng Dược Sư.
- Cáp mô công: môn võ của Âu Dương Phong (cáp mô nghĩa là con cóc), nhìn không đẹp mắt nhưng uy lực rất ghê gớm.
- Cửu âm chân kinh: Được viết bởi Hoàng Thường, đây được xem là bí kíp võ công tối thượng trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung. Theo lời của Vương Trùng Dương, các môn võ công ghi trong bí kíp này "cao siêu không thể tưởng, chỉ cần xuất chiêu là có thể đưa đối thủ vào chỗ chết".
- Cửu dương thần công: Một bí kíp võ công thượng thừa có khả năng bảo vệ cơ thể, chống lại độc tố xâm nhập.
- Nhất dương chỉ: Môn võ chỉ truyền giữa các đời vua Đại Lý
- Bắc Minh thần công: Môn võ Đoàn Dự học được, tương tự với Hấp Tinh đại pháp.
- Tiên Thiên công: Môn võ tuyệt học của phái Toàn Chân, nhờ nó mà Vương Trùng Dương mới trở thành Đệ nhất thiên hạ trong Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất. Sau lần này, vì lo ngại sau khi mình mất đi sẽ không còn ai trị được Tây Độc Âu Dương Phong, nên Vương Trùng Dương đến Đại Lý truyền lại cho Đoàn Trí Hưng, đồng thời học lấy Nhất Dương Chỉ công. Chỉ khi có Tiên Thiên công và Nhất Dương Chỉ Công mới có thể đã thông được kỳ kinh bát mạch.
- Ngọc Nữ tâm kinh: Môn võ của phái Cổ Mộ, dùng để khắc chế võ công của Toàn Chân giáo. Tuy nhiên, nếu sử dụng Ngọc Nữ Kiếm Pháp cùng liên thủ với Toàn Chân Kiếm Pháp sẽ tạo nên Song Kiếm Hợp Bích có uy lực kinh người (Dương Quá và Tiểu Long Nữ tình cờ phát hiện ra điều này). Sở dĩ có điều lạ lùng như vậy bởi vì Lâm Triều Anh (tổ sư sáng lập phái Cổ Mộ) không thể đến với người yêu là Vương Trùng Dương (tổ sư Toàn Chân giáo) nên đã chán ghét, quyết tạo ra võ công để chế ngự võ công của Toàn Chân giáo. Tuy nhiên, trong lòng bà vẫn luôn nhớ đến tình xưa nên đã khéo léo sáng tạo ra Ngọc Nữ Tâm Kinh, một môn võ vừa để khắc chế vừa để hỗ trợ võ công của Toàn Chân giáo.
- Thất tinh Bắc Đẩu trận: Trận pháp dựa theo vị trí của 7 vì sao do Thanh Hư Chân Nhân truyền lại cho Vương Trùng Dương và được thi triển bởi 7 đệ tử.
- Sư tử hống: Tuyệt chiêu của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn, khiến đối thủ trở nên điên loạn hoặc tử thương.
- Tử hà thần công: Môn võ của Nhạc Bất Quần trưởng môn phái Hoa Sơn (Tiếu ngạo giang hồ)
- Thiết sa chưởng: Tuyệt chiêu của Cừu Thiên Nhận (Anh hùng xạ điêu)
- Cửu Âm bạch cốt trảo: Môn võ Mai Siêu Phong học được từ Cửu Âm chân kinh.
- Thần chiếu kinh thần chưởng là môn công phu rất lợi hại: chỉ cần chụp vào ai là người đó chết, trừ phi mặc chiếc Ô Tằm Giáp.
- Kim Cuơng phục ma khuyên: là trận pháp của ba nhà sư chữ Độ phái Thiếu Lâm, sau bị Truơng Vô Kỵ phá giải.
- Kim Cang Chưởng: Võ công mang tính Nội công của Tây Vực.
- Thiên Sơn Chiết Mai Thủ: Tuyệt học của phái Tiêu Dao.
Môn phái, bang hội
Nhiều môn phái, bang hội trong các tác phẩm của Kim Dung được nhắc lại nhiều lần. Có những phái có thật ngoài đời mặc dù các chi tiết đã được Kim Dung thêm nhiều. Các môn phái, bang hội, giáo phái hay gặp nhất trong các tác phẩm của Kim Dung là:
- Thiếu Lâm
- Cái Bang
- Võ Đang
- Côn Luân
- Nga Mi
- Không Động
- Minh Giáo
- Cổ Mộ
- Thanh Thành
- Điểm Thương
- Ngũ Nhạc kiếm phái bao gồm:
- Đại Lý Đoàn Thị
- Toàn Chân giáo
Thời biểu
Kim Dung Tiểu thuyết 飛 Phi 笑 Tiếu 雪 Tuyết 書 Thư 連 Liên 神 Thần 天 Thiên 俠 Hiệp 射 Xạ 倚 Ỷ 白 Bạch 碧 Bích 鹿 Lộc 鴛 Uyên Truyện ngắn 越女劍 Việt nữ kiếm
- http://vi.wikipedia.org/wiki/Kim_Dung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét