Bí
ngô (bí đỏ) là cây dễ trồng, ngoài trồng lấy quả, người ta còn trồng bí
lấy ngọn non làm nguồn rau xanh rất tốt, nhất là vào thời gian giáp
hạt, thị trường thiếu các nguồn rau xanh khác. Trong những năm gần đây ở
một số địa phương bà con nông dân đã cải tiến cách trồng bí lấy ngọn
làm rau xanh đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao, gấp 3-4 lần so với trồng
lấy quả.
Nhận
thấy cây bí đỏ trồng xen dưới tán các cây, nhất là vào những năm đầu khi
cây chưa khép tán hoặc sau khi táo được cưa đốn tái sinh vừa có tác
dụng giữ ẩm cho đất, hạn chế được cỏ dại, vừa có thêm nguồn thu nhập để
“lấy ngắn nuôi dài” .
Theo
kinh nhiệm của người trồng, rau bí có thể trồng quanh năm, nhưng tốt
nhất là vào 2 vụ chính: Đông xuân trồng tháng 11 để cắt ngọn tháng 2,
tháng 3, thu quả tháng 4, tháng 5; hè thu trồng tháng 7, cắt ngọn tháng
9, tháng 10. Bí ngô ưa đất tốt, giàu mùn, tơi xốp, có cấu tượng nhẹ, dễ
thoát nước do đó nên chọn những chân đất cao ráo, đất thịt nhẹ pha cát
như đất bãi ven sông, suối; nếu trồng luân canh trên đất lúa thì cần lên
liếp để tránh bị úng ngập gây thối rễ, chết dây. Cũng có thể tận dụng
các bờ lô, bờ thửa hoặc trồng xen trong vườn cây ăn quả khi chưa khép
tán nhưng cần trồng cách gốc các cây trồng này khoảng 1m.
Với
đất bãi, đất vườn chỉ cần cày bừa, lên liếp rộng 2-2,5m; đất lúa mùa
chỉ cần cày lật, lên luống rồi trồng cây (đã gieo bằng bầu) bằng đất
mồi, khi cây đã bén rễ, lên xanh thì xăm xới, bón phân, vun gốc là được.
Bón lót cho mỗi sào từ 300-400 kg phân chuồng, phân hữu cơ đã được ủ
hoai mục trước khi gieo hạt hoặc trồng cây. Khoảng cách trồng thích hợp
là cây cách nhau 45-50cm, hàng cách nhau 1m (mật độ đạt 500-550 cây/sào,
cao gấp 3-4 lần so với trồng để lấy quả).
Khi
cây đã bén rễ, xuất hiện được 2-3 lá thật (khoảng 2 tuần sau gieo,
trồng) nên tưới nhử bằng nước lã pha 5% phân urê ngày 2 lần. Vun gốc khi
cây bí đã có 3-4 lá thật, sắp ngả ngọn, tưới đủ ẩm cho đâm nhiều ngọn,
ngọn mập. Thu hái lứa đầu bằng cách dùng dao cắt tất cả các ngọn cách
gốc 10-15cm. Làm sạch cỏ, rạch hàng cách gốc 20-25cm, bón thúc đạm với
lượng 2,5-3kg/sào, lấp đất rồi tưới nhẹ đủ ẩm. Khi chồi gốc tiếp tục nẩy
mầm, chọn giữ lại 2-3 chồi khỏe nhất, còn lại ngắt bỏ để tập trung nuôi
chồi to, mập, ăn ngon, bán được giá. Các lứa thu hái tiếp theo cũng làm
như vậy khi ngọn đã vươn dài 60-70cm, cắt ngọn sát gốc, tiếp tục bón
thúc, vun xới và tưới đủ nước thường xuyên cho bí ra nhiều chồi mới có
chất lượng cao.
Nguồn : Nông nghiệp Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét