Rất nhiều loại củ quả chứa trong lớp vỏ của nó một lượng vitamin đáng kể, thậm chí hàm lượng dinh dưỡng còn vượt xa lớp thịt bên trong. Trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn không nên bỏ vỏ của nhiều loại củ quả.
Tuy nhiên, với tình trạng vệ sinh an
toàn thực phẩm hiện nay, việc ăn cả lớp vỏ của một số loại hoa quả như
táo, lê, cam, quýt hay dưa chuột chưa chắc đã có lợi, thậm chí còn gây
hại với các chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản… Nhưng, nếu bạn thực sự
tin tưởng, thực sự biết rằng các sản phẩm bạn sử dụng an toàn thì ngại
gì không bổ sung thêm dưỡng chất cho mình.
1.Vỏ nho
Vỏ trái nho chứa nhiều chất kháng
khuẩn. Những chất này không bị phá huỷ bởi dịch tiêu hoá nên có thể tuần
hoàn khắp cơ thể và cho tác dụng tuần hoàn rất tốt. Vỏ trái nho chứa
nhiều resveratrol hơn thịt trái nho ; chất chống oxy hoá này mạnh gấp 7
lần vitamin E.
2. Vỏ dưa hấu
Có thể làm tiêu tan cái nóng và
giải khát, thanh nhiệt giải độc, vỏ dưa hấu tốt hơn ruột dưa hấu. Đông y
dùng vỏ dưa hấu và nước ép dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt, tiêu tan
muộn phiền, hạ huyết áp. Ngoài ra vỏ dưa hấu còn có tác dụng rất tốt đối
với các bệnh thiếu máu, họng khô, viêm bàng quang, sơ gan cổ trướng,
viêm thận.
3. Vỏ bí đao
Có công dụng thanh nhiệt và có
thể điều trị bệnh thận, bệnh phổi, bệnh tim gây ra bởi phù, đầy bụng,
khó tiểu,… Dùng vỏ bí đao sắc với nước để rửa chân trị chân có mùi hôi.
4. Vỏ dưa chuột
Một số người khi ăn dưa chuột
thường gọt vỏ đi, thật là lãng phí. Vỏ màu xanh của dưa chuột có chứa
axit chlorogenic và acid caffeic, có thể kháng khuẩn, chống viêm và kích
thích vai trò của bạch cầu.
5. Vỏ chuối
Trong vỏ chuối có chứa các thành
phần hoạt chất để ức chế nấm và vi khuẩn . Vỏ chuối có thể điều trị
nhiễm nấm do ngứa da. Ngoài ra còn có tác dụng thông mạch , nhuận tràng.
Vỏ chuối giã nát cho thêm nước gừng vào có thể chống viêm giảm đau,
dùng vỏ chuối xoa lên chân tay có thể phòng bệnh nứt nẻ da mùa lạnh.
Ngoài ra, vỏ chuối phơi khô nghiền bột có thể làm mỹ phẩm rất tốt.
6.Vỏ bưởi
Lớp vỏ ngoài cùng của quả bưởi chính là
các vị thuốc Trung y vẫn được gọi là quảng quất, hóa quất hồng, có tính
ôn, vị cay, ngọt đắng, có tác dụng lưu thông khí huyết, tiêu đờm, hết
ho, hen suyễn, giúp tiêu hoá, hơi thở ổn định. . Nên dùng loại vỏ bưởi
cũ tốt hơn vỏ bưởi mới Còn nếu muốn trị chứng hạ đường huyết, thì nấu
sôi hỗn hợp vỏ bưởi tươi cắt nhỏ và nước để hãm trong nửa giờ. Sau đó
uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 2 chén con, 15 phút trước bữa
7.Vỏ quýt
Có tác dụng lưu thông khí huyết,
tiêu đờm và còn có thể hạ huyết áp. Vỏ quýt có thể trị ho nhiều đờm,
ngực đau, trướng bụng, buồn nôn… Vỏ quýt có chứa glycoside có thể mở
rộng động mạch vành, tăng lưu lượng mạch máu vành. Thái vỏ quýt thành
sợi, hoặc phơi khô nghiền nhỏ và pha nước uống, hương vị và mùi thơm dễ
chịu của vỏ quýt có thể là một món khai vị, thông khí, nâng cao tinh
thần.
Vỏ quýt chín tập trung hầu hết một loại
chất chuyên dùng để thuộc da và pha chế mực viết, vì thế có thể khiến
người ăn nhiều vỏ quýt bị ngộ độc nhẹ. Nhiều người có thói quen nhai vỏ
quýt cho thơm miệng hoặc chồng say xe, tuy nhiên thói quen này không hề
tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu như người
già, trẻ nhỏ có thể dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi như bị ngộ độc thực
phẩm.
8. Vỏ cam
Chiết xuất từ vỏ cam (cũng như vỏ quýt)
có khả năng hạn chế gan xuất tiết loại cholesterol độc hại LDL – thủ
phạm gây ra các bệnh tim mạch.
Hợp chất từ vỏ cam (và quýt) có tên khoa
học là polymethoxylated flavones (PMF) – thực chất là những yếu tố
chống oxy hóa tích cực thuộc nhóm flavonoid . Tinh dầu trên vỏ các loại
cam ( và quýt ) là thành phần đặc biệt giúp trí não hoạt động tốt, tăng
cường khả năng tập trung, giảm mệt mỏi và làm đẹp. Ví dụ, để có một giấc
ngủ ngon, bạn có thể dùng nước hãm từ vỏ cam quýt tươi nấu sôi trong
một giờ sau đó pha vào bồn tắm để ngâm mình thư giãn. Rất nhiều phương
thuốc lấy nguyên liệu từ vỏ cam quýt và chanh.
9.Vỏ lựu
Vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm
săn ruột, cầm tiêu chảy, trừ giun Vỏ quả lựu cần sao khô, giã cho dập
thành bột thô rồi mới sắc để rút hết chất thuốc.
10.Vỏ xoài chín
Cũng như quả xoài có tác dụng cầm máu tử
cung, khai huyết, chảy máu ruột. Bào chế xoài thành dạng cao lỏng với
liều 10g cho vào 120ml nước rồi cứ cách một hay hai giờ cho uống một
thìa cà phê, các chứng bệnh trên sẽ đỡ. Vỏ xoài phơi khô còn có tác dụng
chữa đau răng, viêm lợi
11.Vỏ cà-rốt
Cà rốt giàu đường và các loại vitamin
cũng như năng lượng. Các dạng đường thường tập trung ở lớp vỏ và thịt
nạc của củ, phần lõi rất ít. Vì vậy, tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng
cà rốt chín là ở lớp vỏ dày của nó. Trong 100g ăn được cà rốt có 88,5%
nước, 1,5% protid, 8,8% glucid, 1,2% cellulose, 0,8% chất tro.
Muối khoáng có trong cà rốt như kali,
calci, sắt, phosphor, đồng, bor, brom, mangan, magnesium, molipden.
Trong vỏ cà rốt có nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B. Ngoài
ra, vỏ cà rốt còn chứa nhiều carotene hơn cả cà chua. Sau khi vào cơ
thể, chất này sẽ chuyển hoá dần thành vitamin A.
12.Vỏ khoai tây
Lớp vỏ mỏng manh của khoai tây chứa rất
nhiều chất xơ và các hất dinh dưỡng khác. Chính vì vậy, nếu muốn tận
dụng tốt giá trị dinh dưỡng của khoai tây, tăng khả năng hỗ trợ đường
ruột của chất xơ, đừng gọt bỏ lớp vỏ mỏng đó. Dịch chiết từ vỏ khoai tây
có tác dụng như một loại kháng sinh giúp ngăn ngừa vi khuẩn bám vào tế
bào, bước đầu tiên của quá trình nhiễm trùng
Chất Glucosit sống có khá nhiều trong vỏ
khoai tây, vì thế nếu ăn quá nhiều sẽ dễ bị nhiễm độc. Người có sức đề
kháng kém ăn nhiều vỏ khoai tây sẽ dễ bị nhiễm độc mãn tính, dẫn đến
suy giảm khả năng đào thải chất độc của cơ thể
13. Vỏ khoai lang
Cũng giống như khoai tây, lớp vỏ
mỏng manh của khoai lang có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất,
đồng thời có tác dụng bảo vệ các chất bên trong lớp thịt. Người Nhật
cho rằng ăn khoai lang cả vỏ sẽ ngăn ngừa được ung thư đại tràng. Chỉ
cần rửa thật sạch đất cát và tạp chất, đem chế biến là khoai lang đã trở
thành một món ăn ngon và bổ dưỡng.
Trong vỏ khoai lang có một hàm lượng
chất kiềm nhất định, vì thế, nếu ăn nhiều dễ dẫn đến rối loạn dạ dày
hoặc rối loạn chức năng gan.
Triệu chứng khi bị ngộ độc vỏ khoai
lang: Chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy hoặc sốt cao. Nếu xuất hiện các
triệu chứng này, nên tìm cách để nôn thức ăn ra và đến bệnh viện trong
thời gian sớm nhất.
14.Vỏ cà chua
Sắc tố lycopen trong vỏ cà chua
được biết đến như một chất màu cứng đầu khó phai. Thế nhưng, lycopen lại
rất có lợi cho cơ thể, đặc biệt là hệ tim mạch. Người ta có thể tìm
thấy lycopen trong nhiều loại trái cây và rau củ có màu cam hay đỏ như
dưa hấu, đu đủ, gấc nhưng nhiều nhất vẫn là trong lớp vỏ của cà chua.
Đặc biệt, lycopen không bị mất đi trong quá trình chế biến bằng nhiệt.
Lycopen có hiệu quả trong điều trị loãng xương, ung thư tiền liệt tuyến,
đái tháo đường, tim mạch và đặc biệt là vô sinh nam.
Khi xanh axit tannic chủ yếu tập trung
trong phần ruột cà chua, tuy nhiên, khi chín loại axit này lại dồn chủ
yếu về phần vỏ. Sau khi vào cơ thể, axit tannic phản ứng mạnh với
protein trong các thực phẩm khác tạo chất kết tủa, gây các chứng: tức
bụng, trướng bụng, giảm cảm giác thèm ăn… Hơn nữa, vỏ cà chua không tiêu
hóa được, do đó, trước khi chế biến nên bóc bỏ toàn bộ vỏ cà chua.
15.Vỏ củ cải trắng
Lớp vỏ củ cải trắng chứa hàm
lượng calcium cao hơn thịt củ. Nhờ thế nó có tác dụng bổ sung calci cho
cơ thể, chống còi xương của trẻ em và chống bệnh loãng xương ở người
già. Ngoài ra, lớp vỏ này còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như
muối khoáng, sắt, phosphor…
16.Vỏ gừng
Theo Đông
y, dược tính của gừng tập trung chủ yếu ở lớp vỏ quý giá. Vỏ gừng đắng,
lạnh, không độc, giúp tăng khí, chữa bệnh. Việc gọt vỏ gừng không những
đã triệt tiêu dược tính của gừng mà còn làm biến đổi cả mùi vị của nó,
làm cho gừng từ tính lạnh biến thành tính nóng.
Theo tintuccaonien.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét