Sắc Màu Cuộc Sống
Những Cánh Cửa Thời Gian
MỘT LƯU NIỆM MÙA HẠT DẺ Ở LUÂN ÐÔN- Vũ Kim Thanh
Mùa
Thu tháng mười , khu công viên Greenwich park đã lốm đốm lá vàng rực rỡ
, hoà quyện với những tán lá còn xanh ngát của những cây dẻ hàng trăm
năm tuổi , xum xuê trên những con đường và những quả đồi chập trùng ,
càng làm cho khu vực này thêm lãng mạn .
Nếu các bạn có dịp tới nơi đây dạo chơi dưới những tán lá xanh tươi , những bãi cỏ mịn màngnhư tấm thảm nhung , những vườn hoa đua sắc ,hồ nước phẳng lặng , giữa hồ có vòi nước suốt đêm ngày rì rào phun lên bọt trắng.
Những con vịt trời bơi lội ngược xuôi , chim chóc bay lượn lao xao , những chú sóc tinh quái thoăn thoắt đuổi nhau , hoặc lùng sục kiếm mồi ,bạn bỗng cảm thấy khung trời rất êm đềm và thơ mộng , tâm hồn sảng khoái lạ thường .
Thỉnh thoảng tôi cũng thường hay tới nơi đây , ngắm nhìn đài thiên văn có giờ GMT quốc tế chạy qua khu vực này .
Tôi thường đứng trên chỗ đồi cao nhìn xuống phía dưới chân đồi là khu nhà The Painted Hall , sát bên dòng sông Thames uốn lượn ,như một tấm lụa mền in bóng những chùm mây , lặng lờ trôi về phía trời xa diệu vợi .
Tháng 10 là mùa hạt Dẻ chín .
Bạn sẽ gặp lác đác đây đó có những người tới đây nhặt hạt Dẻ chín rụng . họ cười nói vui vẻ và lom khom nhặt hạt .
Tôi năm nào cũng tới đây đi nhặt một đôi lần , chủ yếu là đi chơi vui là chính , chứ nhặt một lúc thì đầy một túi , mang về vừa ăn vừa cho bao ngày mới hết .
Những cây hạt Dẻ cao lớn nên không ai trèo lên cả , mà mỗi khi có cơn gió là quả và hạt lại rơi xuống lộp bộp , mình chỉ việc nhặt bỏ vào túi là xong . Có những chùm rơi cả quả , mình phải tách nó ra mà lấy hạt .
Quả hạt dẻ trông giống như trái chôm chôm ở Việt Nam , chỉ khác là gai của nó cứng hơn ,nếu đi bao tay dầy thì bóc dễ dàng , còn tay không cầm bóc vỏ sẽ bị chọc vào tay cũng đau đó .
Những người có kinh nghiệm nhặt hạt dẻ không bao giờ dùng tay bóc mà chỉ cần dùng chân di nhẹ mũi giầy vào quả là nó vỡ ra , chỉ việc nhặt lấy hạt dễ dàng .
Cây dẻ rất nhiều quả sai chi chít , rụng đầy mặt đất . ít người nhặt lắm , thỉnh thoảng mới thấy lác đác vài người tới nhặt , có người ham nhặt cả hàng chục cân mang về ăn dần . Hạt dẻ này luộc hoặc nướng , hương vị thơm ngon , vừa ngọt vừa bùi .
Hạt Dẻ này khác với hạt Dẻ ở Việt Nam là nó rất to hạt và không tròn như hạt Dẻ ở VN .
Vỏ hạt màu nâu và màu hổ phách nhìn rất ấn tượng. Một quả tách ra thường có 3 hạt ,hai hạt to và một hát lép nhỏ . Mình chỉ lấy hai hạt to , còn hạt lép thì bỏ đi.
Nơi đây rất nhiều cây hạt dẻ được trồng xen lẫn với những cây Phong và nhiều loài cây khác , mùa Thu lá Phong vàng úa , đan xen với những cây lá xanh mùa Ðông tạo nên một hoà sắc rất nên thơ.
Tôi xin giới thiệu với các bạn một vài hình ảnh nơi đây về mùa Thu với cây hạt Dẻ .
Thân ái
Vũ kim Thanh
Hạt dẻ chín trên cành tự tách mình rơi hạt.
Hạt dẻ là món khoái khẩu nhất của họ nhà Sóc.
Những hàng cây Dẻ bên đường và trong những cánh rừng ,vẫn miệt mài chào đón những làn gió tới đung đưa để trút muôn quả hạt.
Mùa Thu nơi đây lạnh lẽo , cây lá thay áo giấu mình chờ đợi năm sau đâm chồi nảy lộc.
Nếu các bạn có dịp tới thăm London -England xin mời các bạn tới đây thưởng lãm cảnh quang và đi nhặt hạt Dẻ cho vui.
Chúc các bạn thật hạnh phúc và xin cám ơn các bạn đã tới thăm trang ảnh này.
Chào thân ái
Vũ kim Thanh
Photo by VKThanh
Nếu các bạn có dịp tới nơi đây dạo chơi dưới những tán lá xanh tươi , những bãi cỏ mịn màngnhư tấm thảm nhung , những vườn hoa đua sắc ,hồ nước phẳng lặng , giữa hồ có vòi nước suốt đêm ngày rì rào phun lên bọt trắng.
Những con vịt trời bơi lội ngược xuôi , chim chóc bay lượn lao xao , những chú sóc tinh quái thoăn thoắt đuổi nhau , hoặc lùng sục kiếm mồi ,bạn bỗng cảm thấy khung trời rất êm đềm và thơ mộng , tâm hồn sảng khoái lạ thường .
Thỉnh thoảng tôi cũng thường hay tới nơi đây , ngắm nhìn đài thiên văn có giờ GMT quốc tế chạy qua khu vực này .
Tôi thường đứng trên chỗ đồi cao nhìn xuống phía dưới chân đồi là khu nhà The Painted Hall , sát bên dòng sông Thames uốn lượn ,như một tấm lụa mền in bóng những chùm mây , lặng lờ trôi về phía trời xa diệu vợi .
Tháng 10 là mùa hạt Dẻ chín .
Bạn sẽ gặp lác đác đây đó có những người tới đây nhặt hạt Dẻ chín rụng . họ cười nói vui vẻ và lom khom nhặt hạt .
Tôi năm nào cũng tới đây đi nhặt một đôi lần , chủ yếu là đi chơi vui là chính , chứ nhặt một lúc thì đầy một túi , mang về vừa ăn vừa cho bao ngày mới hết .
Những cây hạt Dẻ cao lớn nên không ai trèo lên cả , mà mỗi khi có cơn gió là quả và hạt lại rơi xuống lộp bộp , mình chỉ việc nhặt bỏ vào túi là xong . Có những chùm rơi cả quả , mình phải tách nó ra mà lấy hạt .
Quả hạt dẻ trông giống như trái chôm chôm ở Việt Nam , chỉ khác là gai của nó cứng hơn ,nếu đi bao tay dầy thì bóc dễ dàng , còn tay không cầm bóc vỏ sẽ bị chọc vào tay cũng đau đó .
Những người có kinh nghiệm nhặt hạt dẻ không bao giờ dùng tay bóc mà chỉ cần dùng chân di nhẹ mũi giầy vào quả là nó vỡ ra , chỉ việc nhặt lấy hạt dễ dàng .
Cây dẻ rất nhiều quả sai chi chít , rụng đầy mặt đất . ít người nhặt lắm , thỉnh thoảng mới thấy lác đác vài người tới nhặt , có người ham nhặt cả hàng chục cân mang về ăn dần . Hạt dẻ này luộc hoặc nướng , hương vị thơm ngon , vừa ngọt vừa bùi .
Hạt Dẻ này khác với hạt Dẻ ở Việt Nam là nó rất to hạt và không tròn như hạt Dẻ ở VN .
Vỏ hạt màu nâu và màu hổ phách nhìn rất ấn tượng. Một quả tách ra thường có 3 hạt ,hai hạt to và một hát lép nhỏ . Mình chỉ lấy hai hạt to , còn hạt lép thì bỏ đi.
Nơi đây rất nhiều cây hạt dẻ được trồng xen lẫn với những cây Phong và nhiều loài cây khác , mùa Thu lá Phong vàng úa , đan xen với những cây lá xanh mùa Ðông tạo nên một hoà sắc rất nên thơ.
Tôi xin giới thiệu với các bạn một vài hình ảnh nơi đây về mùa Thu với cây hạt Dẻ .
Thân ái
Vũ kim Thanh
Hạt dẻ chín trên cành tự tách mình rơi hạt.
Hạt dẻ là món khoái khẩu nhất của họ nhà Sóc.
Những hàng cây Dẻ bên đường và trong những cánh rừng ,vẫn miệt mài chào đón những làn gió tới đung đưa để trút muôn quả hạt.
Mùa Thu nơi đây lạnh lẽo , cây lá thay áo giấu mình chờ đợi năm sau đâm chồi nảy lộc.
Nếu các bạn có dịp tới thăm London -England xin mời các bạn tới đây thưởng lãm cảnh quang và đi nhặt hạt Dẻ cho vui.
Chúc các bạn thật hạnh phúc và xin cám ơn các bạn đã tới thăm trang ảnh này.
Chào thân ái
Vũ kim Thanh
Photo by VKThanh
A Friend ...
Accepts you as you are.
Believes in you.
Calls you just to say "hi."
Doesn't give up on you.
Envisions the whole of you
(even the unfinished parts).
Forgives your mistakes.
Gives unconditionally.
Helps you.
Invites you over.
Just likes being with you.
Keeps you close at heart.
Loves you for who you are.
Makes a difference in your life.
Never judges you.
Offers support.
Picks you up.
Quiets your fears.
Raises your spirits.
Says nice things about you.
Tells you the truth when you need to hear it.
Understands you.
Values you.
Walks beside you.
X-plains things you don't understand.
Yells when you won't listen.
Zaps you back to reality.
Author Unknown
Câu Chuyện Về Bá Nha Tử Kỳ
Cách đây đến mấy ngàn năm, vào thời Xuân thu Chiến quốc, đất nước Trung Hoa bị chia năm xẻ bảy, Tề, Ngụy, Sở,...
Trong thời buổi loạn ly ấy, có những nhân tài muốn nhân cơ hội để phát huy khả năng của mình, nhưng cũng có người vì chán cảnh thế nhân đau khổ nên tìm nơi xa lánh, ẩn cư. Lúc đó, ở nước Tề, có một vị tướng quốc tên là Du Bá Nha.
Ông là một người có tài tế thế ấn bang, một tay giúp Tề Vương củng cố và xây dựng đất nước Trung Hoa trở thành nước lớn lúc bấy giờ.
Và ít ai biết rằng Du Bá Nha còn là một trong những kỳ nhân về đàn. Cây đàn của ông là một trong những báu vật đương thời.
Điều đặc biệt ở chỗ, cây đàn của ông được làm bằng cây ngô đồng.
Từ loại gỗ đặc biệt được dùng để làm nhạc cụ ấy, người ta đã công phu chọn một cây ưng ý nhất trong cả ngàn cây.
Phần ngọn được bỏ đi, vì gỗ non sẽ làm tiếng đàn quá trong trẻo và non nớt. Phần gốc cũng không dùng, vì gỗ quá già, tiếng đàn sẽ bị đục, không hay. Họ chỉ giữ lại phần giữa để làm đàn cho Bá Nha.
Trong những năm tháng chiến tranh, cây đàn vẫn theo Bá Nha đi khắp mọi nơi, từ những lúc gian nan nhất đến những khi thành công vang dội nhất.
Thế nhưng, Bá Nha vẫn ấp ủ một nỗi buồn trong tâm trí, bởi lẽ, khi ấy có biết bao nhiêu tao nhân mặc khách, ông vẫn không thể tìm được người nào có thể hiểu được tiếng đàn cũng như hiểu được nỗi lòng ông.
Rồi vào một đêm nọ, trên đường đi kinh lý trở về ngang qua một khu rừng hoang vắng, Bá Nha nhìn thấy cảnh vật thanh tịnh và trầm lắng vô cùng. Cánh rừng già âm u bên bờ sông ấy vừa rực sáng dưới trăng khuya, lại vừa sâu thẳm mịt mù.
Bá Nha cho thuyền ghé lại bên bờ, hạ trại.
Sau đó, ông tìm được một phiến đá rất to nằm dưới cây cổ thụ. Bá Nha lệnh người mang đàn đến; ông thắp bật trầm hương, ngồi lặng lẽ suy tư một lát, và trỗi lên khúc nhạc của lòng mình. Đàn vừa ngân lên được nửa bài thì bị đứt dây.
Bá Nha rất đỗi kinh ngạc, nhưng vẫn vô cùng mừng rỡ:
Có người nào đó đã hiểu được ông, thấu đáo tất cả những tâm tư ông đã dồn hết trong tiếng nhạc.
Bởi vậy, Bá Nha Lúc bấy giờ, trên cây cổ thụ, nơi mà Bá Nha đang ngồi đàn, quả thật có một người đang ở đó.
Người ấy là một người tiều phu rất nghèo tên gọi Chung Tử Kỳ.
Ông vốn sống chung với thân phụ của mình trong một ngôi làng ven rừng cách đó khá xa.
Hôm ấy, ông định bụng đi tìm thật nhiều củi, gánh về để bán lấy tiền mua thang thuốc cho cha già đang bệnh nặng.
Ông mải lo kiếm củi mà quên cả thời gian, đến khi hay thì đêm đã về khuya, trăng đã lên cao, đường về thì xa, lại có biết bao nhiêu nguy hiểm, nên Tử Kỳ đành phải ở lại trong rừng ngủ qua đêm.
Không ngờ, nơi ông nằm ngủ lại chính là nơi tướng quốc Du Bá Nha chọn làm nơi đánh đàn.
Không hiểu vì cơ duyên nào ông lại được nghe và hiểu được trọn vẹn nỗi niềm tâm sự ấy, thế nên đàn mới đứt.
Từ trên cây nhìn xuống, thấy nhiều người đốt đuốc sáng rực một vùng, Tử Kỳ lo sợ trong lòng vì tưởng Bá Nha tức giận, muốn hại mình. Nhưng vì bản tính là người trung thực và thẳng thắn nên Tử Kỳ bèn leo xuống để đoàn tuỳ tùng đưa ông đến tiếp kiến Bá Nha.
Vừa thấy Tử Kỳ quì tạ lỗi, Bá Nha vội vã đỡ ông dậy và đưa ông bước lên tảng đá lớn ngồi đàm đạo.
Đêm càng về khuya, hai người càng nói chuyện vô cùng tâm đắc.
Bên ánh lửa bập bùng bên rừng vắng, hai con người tượng trưng cho hai thế giới khác xa nhau, một người tột đỉnh cao sang, đứng đầu một nước một người chỉ là một tiều phu nghèo khó chốn thâm sơn, thế mà họ lại có thể hiểu nhau, thân nhau, và cuối cùng cả hai nâng chén rượu thề kết tình huynh đệ.
Sau khi kết nghĩa, Bá Nha thay dây đàn và tiếp tục khúc nhạc còn dang dở. Quả nhiên, đàn ngân lên đến đâu, Tử Kỳ giải bày nỗi lòng của Bá Nha đến đó.
Tiệc vui đến mấy cũng tàn... Khi đàn vừa dứt cũng là lúc gà rừng gáy sáng. Bá Nha lại phải lên đường tiếp tục về kinh. Tử Kỳ phải quay về lo cho cha già đang đau yếu.
Khi này, Bá Nha đã hiểu gia cảnh của Tử Kỳ và ngỏ ý muốn tặng cho người em mình thật nhiều vàng bạc châu báu. Tuy nhiên, dù có nói thế nào, Tử Kỳ cũng cương quyết không nhận bất cứ thứ gì ngoại trừ tình cảm của Bá Nha.
Trước lúc chia tay, Bá Nha hẹn với Tử Kỳ đến năm sau, vào đúng giờ này, tại chính nơi đây, hai anh em sẽ gặp nhau và khi ấy sẽ cùng hàn huyên tâm sự. Tử Kỳ đồng ý… Và họ ra đi…. Đêm hôm ấy chính là Đêm rằm Tháng Tám. Tiết Trung Thu.
Thời gian thấm thoát thoi đưa. Bá Nha, từ khi về kinh đô, dù bận trăm ngàn việc nước ông vẫn không quên người em trai kết nghĩa ngày xưa. Vì vậy, khi tạm yên công việc, Bá Nha lại đi thuyền về khúc sông ngày trước.
Khi đến nơi thì chỉ mới buổi bình minh của tiết Trung Thu và đến tối mới đến giờ hẹn. Bá Nha nảy ra ý định tìm đến thăm nhà của Tử Kỳ. Dò hỏi mãi, và phải băng qua một cánh rừng mới đến được ngôi làng mà Tử Kỳ đang ở.
Tìm được nhà thì trời đã xế chiều. Ông bước vào trong. Ngôi nhà lạnh lẽo và trống vắng.
Chỉ có một ông lão già nua râu tóc bạc phơ đang ngồi lặng lẽ trước chiếc lư hương có cắm một nén nhang đã gần tàn.
Bá Nha ra mắt ông cụ. Cụ nói: "Tôi chờ đại nhân đã lâu rồi." Bá Nha hỏi Tử Kỳ. Ông cụ tiếp: "Con tôi bận chút việc, giờ chưa gặp ngài đươc đâu. Tối nay, tôi sẽ đưa ngài đi gặp nó."
Đến tối, mọi người lên đường, ông cụ đưa Bá Nha đi qua cánh rừng cũ. Theo bước chân cụ, Bá Nha đến trước một ngôi mộ dưới tán cây cổ thụ, bên tảng đá ngày nào hai anh em đã cùng nhau trò chuyện suốt đêm.Ông cụ khóc nghẹn ngào và nói: "Bây giờ thì đại nhân đã gặp con tôi rồi đó." Bá Nha sững sờ đến lặng người.
Ông có ngờ đâu ngày gặp Tử Kỳ lần đầu tiên lại cũng là ngày cuối.
Từ khi chia tay, vì Tử Kỳ quá lao tâm lao lực để lo thang thuốc cho cha nên phải lâm trọng bệnh.
Lúc cha Tử Kỳ vừa qua khỏi nguy nan cũng là lúc Tử Kỳ phải đi xa mãi mãi. Trước lúc lâm chung, ông nói với cha tâm nguyện cuối cùng là muốn được yên nghỉ nơi này để đợi Bá Nha.
Trong đau xót tột cùng, Bá Nha thắp hương khấn vái tiếc thương em. Sau đó, ông cho người mang cây đàn quý giá của ông đến. Ngồi bên ngôi mộ của Tử Kỳ, dưới ánh trăng khuya, Bá Nha lặng lẽ đàn lên khúc bản nhạc ngày xưa.
Nhưng chỉ được nửa bài, đàn lại đứt dây! Bá Nha ngửa mặt than rằng:
Trên đời này, dù có thế nào, cũng chỉ có Tử Kỳ mới hiểu được Bá Nha. Nay Tử Kỳ đã ra đi thì cây đàn kia ta còn giữ lại làm gì nữa."
Rồi ông đập cây đàn vào tảng đá,... vỡ tan!...
theo điển tích Trung hoa
Cách đây đến mấy ngàn năm, vào thời Xuân thu Chiến quốc, đất nước Trung Hoa bị chia năm xẻ bảy, Tề, Ngụy, Sở,...
Trong thời buổi loạn ly ấy, có những nhân tài muốn nhân cơ hội để phát huy khả năng của mình, nhưng cũng có người vì chán cảnh thế nhân đau khổ nên tìm nơi xa lánh, ẩn cư. Lúc đó, ở nước Tề, có một vị tướng quốc tên là Du Bá Nha.
Ông là một người có tài tế thế ấn bang, một tay giúp Tề Vương củng cố và xây dựng đất nước Trung Hoa trở thành nước lớn lúc bấy giờ.
Và ít ai biết rằng Du Bá Nha còn là một trong những kỳ nhân về đàn. Cây đàn của ông là một trong những báu vật đương thời.
Điều đặc biệt ở chỗ, cây đàn của ông được làm bằng cây ngô đồng.
Từ loại gỗ đặc biệt được dùng để làm nhạc cụ ấy, người ta đã công phu chọn một cây ưng ý nhất trong cả ngàn cây.
Phần ngọn được bỏ đi, vì gỗ non sẽ làm tiếng đàn quá trong trẻo và non nớt. Phần gốc cũng không dùng, vì gỗ quá già, tiếng đàn sẽ bị đục, không hay. Họ chỉ giữ lại phần giữa để làm đàn cho Bá Nha.
Trong những năm tháng chiến tranh, cây đàn vẫn theo Bá Nha đi khắp mọi nơi, từ những lúc gian nan nhất đến những khi thành công vang dội nhất.
Thế nhưng, Bá Nha vẫn ấp ủ một nỗi buồn trong tâm trí, bởi lẽ, khi ấy có biết bao nhiêu tao nhân mặc khách, ông vẫn không thể tìm được người nào có thể hiểu được tiếng đàn cũng như hiểu được nỗi lòng ông.
Rồi vào một đêm nọ, trên đường đi kinh lý trở về ngang qua một khu rừng hoang vắng, Bá Nha nhìn thấy cảnh vật thanh tịnh và trầm lắng vô cùng. Cánh rừng già âm u bên bờ sông ấy vừa rực sáng dưới trăng khuya, lại vừa sâu thẳm mịt mù.
Bá Nha cho thuyền ghé lại bên bờ, hạ trại.
Sau đó, ông tìm được một phiến đá rất to nằm dưới cây cổ thụ. Bá Nha lệnh người mang đàn đến; ông thắp bật trầm hương, ngồi lặng lẽ suy tư một lát, và trỗi lên khúc nhạc của lòng mình. Đàn vừa ngân lên được nửa bài thì bị đứt dây.
Bá Nha rất đỗi kinh ngạc, nhưng vẫn vô cùng mừng rỡ:
Có người nào đó đã hiểu được ông, thấu đáo tất cả những tâm tư ông đã dồn hết trong tiếng nhạc.
Bởi vậy, Bá Nha Lúc bấy giờ, trên cây cổ thụ, nơi mà Bá Nha đang ngồi đàn, quả thật có một người đang ở đó.
Người ấy là một người tiều phu rất nghèo tên gọi Chung Tử Kỳ.
Ông vốn sống chung với thân phụ của mình trong một ngôi làng ven rừng cách đó khá xa.
Hôm ấy, ông định bụng đi tìm thật nhiều củi, gánh về để bán lấy tiền mua thang thuốc cho cha già đang bệnh nặng.
Ông mải lo kiếm củi mà quên cả thời gian, đến khi hay thì đêm đã về khuya, trăng đã lên cao, đường về thì xa, lại có biết bao nhiêu nguy hiểm, nên Tử Kỳ đành phải ở lại trong rừng ngủ qua đêm.
Không ngờ, nơi ông nằm ngủ lại chính là nơi tướng quốc Du Bá Nha chọn làm nơi đánh đàn.
Không hiểu vì cơ duyên nào ông lại được nghe và hiểu được trọn vẹn nỗi niềm tâm sự ấy, thế nên đàn mới đứt.
Từ trên cây nhìn xuống, thấy nhiều người đốt đuốc sáng rực một vùng, Tử Kỳ lo sợ trong lòng vì tưởng Bá Nha tức giận, muốn hại mình. Nhưng vì bản tính là người trung thực và thẳng thắn nên Tử Kỳ bèn leo xuống để đoàn tuỳ tùng đưa ông đến tiếp kiến Bá Nha.
Vừa thấy Tử Kỳ quì tạ lỗi, Bá Nha vội vã đỡ ông dậy và đưa ông bước lên tảng đá lớn ngồi đàm đạo.
Đêm càng về khuya, hai người càng nói chuyện vô cùng tâm đắc.
Bên ánh lửa bập bùng bên rừng vắng, hai con người tượng trưng cho hai thế giới khác xa nhau, một người tột đỉnh cao sang, đứng đầu một nước một người chỉ là một tiều phu nghèo khó chốn thâm sơn, thế mà họ lại có thể hiểu nhau, thân nhau, và cuối cùng cả hai nâng chén rượu thề kết tình huynh đệ.
Sau khi kết nghĩa, Bá Nha thay dây đàn và tiếp tục khúc nhạc còn dang dở. Quả nhiên, đàn ngân lên đến đâu, Tử Kỳ giải bày nỗi lòng của Bá Nha đến đó.
Tiệc vui đến mấy cũng tàn... Khi đàn vừa dứt cũng là lúc gà rừng gáy sáng. Bá Nha lại phải lên đường tiếp tục về kinh. Tử Kỳ phải quay về lo cho cha già đang đau yếu.
Khi này, Bá Nha đã hiểu gia cảnh của Tử Kỳ và ngỏ ý muốn tặng cho người em mình thật nhiều vàng bạc châu báu. Tuy nhiên, dù có nói thế nào, Tử Kỳ cũng cương quyết không nhận bất cứ thứ gì ngoại trừ tình cảm của Bá Nha.
Trước lúc chia tay, Bá Nha hẹn với Tử Kỳ đến năm sau, vào đúng giờ này, tại chính nơi đây, hai anh em sẽ gặp nhau và khi ấy sẽ cùng hàn huyên tâm sự. Tử Kỳ đồng ý… Và họ ra đi…. Đêm hôm ấy chính là Đêm rằm Tháng Tám. Tiết Trung Thu.
Thời gian thấm thoát thoi đưa. Bá Nha, từ khi về kinh đô, dù bận trăm ngàn việc nước ông vẫn không quên người em trai kết nghĩa ngày xưa. Vì vậy, khi tạm yên công việc, Bá Nha lại đi thuyền về khúc sông ngày trước.
Khi đến nơi thì chỉ mới buổi bình minh của tiết Trung Thu và đến tối mới đến giờ hẹn. Bá Nha nảy ra ý định tìm đến thăm nhà của Tử Kỳ. Dò hỏi mãi, và phải băng qua một cánh rừng mới đến được ngôi làng mà Tử Kỳ đang ở.
Tìm được nhà thì trời đã xế chiều. Ông bước vào trong. Ngôi nhà lạnh lẽo và trống vắng.
Chỉ có một ông lão già nua râu tóc bạc phơ đang ngồi lặng lẽ trước chiếc lư hương có cắm một nén nhang đã gần tàn.
Bá Nha ra mắt ông cụ. Cụ nói: "Tôi chờ đại nhân đã lâu rồi." Bá Nha hỏi Tử Kỳ. Ông cụ tiếp: "Con tôi bận chút việc, giờ chưa gặp ngài đươc đâu. Tối nay, tôi sẽ đưa ngài đi gặp nó."
Đến tối, mọi người lên đường, ông cụ đưa Bá Nha đi qua cánh rừng cũ. Theo bước chân cụ, Bá Nha đến trước một ngôi mộ dưới tán cây cổ thụ, bên tảng đá ngày nào hai anh em đã cùng nhau trò chuyện suốt đêm.Ông cụ khóc nghẹn ngào và nói: "Bây giờ thì đại nhân đã gặp con tôi rồi đó." Bá Nha sững sờ đến lặng người.
Ông có ngờ đâu ngày gặp Tử Kỳ lần đầu tiên lại cũng là ngày cuối.
Từ khi chia tay, vì Tử Kỳ quá lao tâm lao lực để lo thang thuốc cho cha nên phải lâm trọng bệnh.
Lúc cha Tử Kỳ vừa qua khỏi nguy nan cũng là lúc Tử Kỳ phải đi xa mãi mãi. Trước lúc lâm chung, ông nói với cha tâm nguyện cuối cùng là muốn được yên nghỉ nơi này để đợi Bá Nha.
Trong đau xót tột cùng, Bá Nha thắp hương khấn vái tiếc thương em. Sau đó, ông cho người mang cây đàn quý giá của ông đến. Ngồi bên ngôi mộ của Tử Kỳ, dưới ánh trăng khuya, Bá Nha lặng lẽ đàn lên khúc bản nhạc ngày xưa.
Nhưng chỉ được nửa bài, đàn lại đứt dây! Bá Nha ngửa mặt than rằng:
Trên đời này, dù có thế nào, cũng chỉ có Tử Kỳ mới hiểu được Bá Nha. Nay Tử Kỳ đã ra đi thì cây đàn kia ta còn giữ lại làm gì nữa."
Rồi ông đập cây đàn vào tảng đá,... vỡ tan!...
theo điển tích Trung hoa
Người Có Học- Phan Thị Vàng Anh
Một lớp ngoại khoá mở ra cho những sinh viên chăm chỉ trong dịp hè. Mỗi
người có một phiếu vào lớp với số ghế cố định, có nghĩa là dù đi sớm
hay muộn, anh vẫn có một chỗ ngồi đàng hoàng.
Nhầm to! Ban tổ chức lớp nhầm to, ngày nào cũng có cãi vã đòi chỗ: số người nhiều hơn số ghế và đâu phải chỗ nào cũng dễ nhìn thấy bảng đen.
Tôi ngồi ghế số một, hàng hai, ở một góc mà từ đây tôi phải liếc về bảng chứ không nhìn thẳng được. Một cái quạt trong góc giảng đường luôn làm đầu tóc tôi rối tung rối mù, vở lật tứ tung. Ba giờ học trôi qua như trong cơn giông.
Tóm lại là cũng chẳng béo bở gì! Vậy mà cũng không thoát. Vào buổi học thứ ba, tôi đi muộn năm phút. Một anh béo tóc xoăn đang ngọ nguậy trong cái ghế của tôi.
Co mình lại vì ý thức được rằng cả cái giảng đường dốc ngược kia đang ngồi nhìn xuống mà tôi thì đang đứng, tôi bảo : “Anh ơi! Chỗ này của em!”. “Giấy đâu?”.
Tôi buồn cười, rút tờ giấy có ghi số ghế đưa anh béo, cảm thấy hành động của mình sao mà khúm núm giống như các gia đình có công đi nộp một tờ giấy chứng nhận thành tích cho cán bộ phường để xin một mảnh đất làm nhà.
Anh béo đọc xong, rất thờ ơ và công chức, bảo tôi: “Đợi tí được không? Để tôi nghe nốt đoạn này đã!”.
Tôi cũng không nhớ đã nói gì, hình như là nằng nặc đòi lại cái ghế bão gió của mình.
Không phải để ngồi nghe giảng nữa, đơn giản là tôi sợ bị quê, tôi cần phải chứng tỏ cho cả một đống người đang nhìn xuống kia rằng đây là cái ghế của tôi, rằng nãy giờ tôi đòi ghế chứ không phải xin ghế…
Cuối cùng, thằng béo ấy cũng rút, để lại một câu chửi tôi không nghe rõ. Một vụ tranh chấp cũng khá nhẹ nhàng, tôi không có gì là ghê gớm lắm…
Buổi học thứ năm. Kem bảo tôi: “Đi sớm để khỏi phải đòi ghế!”. Vào sớm nhưng trong cái ghế của tôi, một cô nàng đang chống cằm tư lự, mắt nhìn xa xôi…
Lần nay, hùng dũng hơn, tôi cười: “Chị ơi, tôi ngồi chỗ này!”.
Một đôi mắt xếch ngược ngước lên nhìn tôi rồi cô ả nói như ra lệnh:
“Chị đuổi cái anh đang ngồi ghế số chín ra đi rồi tôi trả lại chỗ!” “Sao kỳ vậy?” Tôi hoàn toàn đảo điên trước con người này.
“Ghế số 9 là của tôi, ảnh chiếm, tôi đuổi không ra!”. “Đó là chuyện của chị, chị đuổi không được nên sang lấy ghế của tôi sao?”. Tôi lắp bắp, thấy mình có vẻ hèn hèn sao đó.
Một cái cười khinh bạc như cái cười của nữ tặc và nó bảo: “Không biết, tôi không đi! Chị mời ban tổ chức lại đây!”.
Mọi thứ đều u mê đi trong tôi, tôi đứng đó gọi Kem: “Kem, anh Huy đâu?”
Anh Huy – người hùng của những ai bị chiếm chỗ- hôm nay biến mất.
Hoảng loạn (và cũng không hiểu vì sao tôi hoảng loạn lên như vậy ), tôi hỏi câu ấy bốn năm lần dù Kem đã bảo: “Không thấy”. Kem cũng đang đằng đằng sát khí ở cái ghế của nó!
Tôi nhìn tất cả, thấy sao ai cũng kinh khủng quá, trơ tráo quá. Tôi bảo nữ tặc mắt xếch ấy: “Chị ra đi!”. “Không, tôi không đi!”
Mọi người đã bắt đầu nhìn tôi và tôi ngượng, một câu nói như đưa con hoang tự động vọt ra miệng: “Chị đừng có ăn nói du côn như thế!”.
Và con người ấy ngồi thẳng lên. Một cái áo soie hồng kín cổ, tay phồng, một mái tóc dài kẹp lưng đoan trang, như một nhà đạo đức, bảo tôi: “Này!
Vào đại học rồi, chúng ta là những người có học, đừng có dùng chữ du côn ở đây. Khi chị nói chữ đó ra, chị đã mật dạy hơn người ta rồi đấy!”.
Và khoảng một chục cặp mắt xung quanh nhìn tôi, nhìn một đứa ngày thường vẫn được coi là ngổ ngáo giờ đã có người trị.
Tôi không nhận ra được ai quen ai lạ trong đám đó, tự nhiên thấy sợ hãi: “Hay mình mất dạy thật?”.
Tôi thấy mọi chuyện như trong mơ. Một ví von rất tiểu thuyết nhưng đúng là như vậy.
Vì thế tôi hành động một cách u mê. Những tác phong bạo dạn ngày thường tôi bỏ đi sạch!
Tôi cảm thấy hình như cái cổ áo mình quá rộng, cái đầu mình quá ngắn, cái quần mình quá to… Tóm lại là không có học tí nào!
Một loạt ý nghĩ diễn ra như chớp trong đầu tôi lúc ấy, để bây giờ quay chậm lại, ấy là tôi cảm thấy cô đơn vô cùng.
Tôi nhớ đến Mỹ, con bạn “vườn” của tôi.
Nó đi làm ở một xưởng may mặc, vào làm đựoc hai tháng đã suýt đánh nhau ba lần chỉ vì cáu tiết, bất bình bé tí, vậy mà về nhà nó như em tôi.
Tôi ngồi nơi bàn học bài thi, nó nằm dưới đất, thò hai chân vào gầm, đọc truyện trinh thám…
Trời đất, tôi mong có nó ở cạnh biết bao nhiêu.
Không bị ràng buộc bởi chữ học to tướng, nó sẽ nhảy vào thộp cổ, vò nát cái áo soie hồng kia cho đúng luật và bảo con ấy một cách vô cùng đơn giản, minh bạch: “Tao không cần biết, chỗ tao, mày lấy là tao đánh!”. Rồi tôi nhớ đến Luynh của tôi với cái đầu tóc lộn xộn, với một nghề nghiệp mọi người coi là hư hỏng.
Tôi muốn có phép lạ nào đó khiến mình tự nhiên biến mất trước hàng trăm cặp mắt kia, bay vù một cái về bên Luynh, ở một cái quán nào đó, nghe nó nói bậy cũng được, sặc sụa vì khói thuốc nó hút…
Hình như tôi hợp với thế giới đó hơn. Trong cái thế giới bị coi là mất dạy của tụi nó, chuyện gì cũng được hiểu theo nghĩa đen, sòng phẳng.
Ở đó, một hành động nghĩa hiệp có thể tiến hành song song với một câu chửi thề.
Cũng chẳng ai ý thức được câu chửi đó có ý nghĩa gì, đơn giản là quen miệng vậy thôi.
Và hình như tiếng chửi đó thốt ra mạnh bạo chỉ cốt để che giấu sự bối rối vụng về của một người bị coi là vô đạo đức nay lại đi làm việc thiện.
… Bất lực. Những người xung quanh không ai nói gì, tôi đi tìm một ai đó có máu mặt. Ở văn phòng Đoàn, cửa đóng.
Ở thư quán, cửa cũng đóng. Tôi bò lại giảng đường, lo âu và uất ức, chẳng lẽ mình thua sao!
Nhưng quả thật, ở đây, giữa một đám trí thức tương lai này, tôi không được xử sự như ở ngoài đường.
Ở đây, một cái trừng mắt, một nắm tay nổi gân khẽ đưa lên cũng có thể khiến những con người tinh tế ấy cảm thấy bị tổn thương kinh khủng. Tôi đứng lại cạnh Nghiệm, một người quen khác lớp.
Nghiệm chỉ: “Anh Khoa kìa!”.
Và tôi rối rít kêu gọi anh cán bộ lớp ấy, cũng là một việc khá vất vả!
Rồi như đứa bé dẫn mẹ đến gặp đứa đã bắt nạt mình để rồi bẽ bàng khi hiểu rằng cái thằng ấy mới là con ruột của bà, còn mình chỉ là con nuôi, tôi lại lâm vào trạng thái hư thực khi anh Khoa cười cười, nói với cái áo hồng: “à, bạn của X. à!
Xin lỗi nhé, xin lỗi nhé… “, và :”Xuyên, em chịu khó một chút qua góc kia được không?”.
Bay giờ tôi mới hiểu thế nào là công lý. Nó vô vọng và thật không định nghĩa nổi.
Cái ghế của tôi mà tôi phải bỏ đi, phải thu xếp một chỗ khác sau bao nhiêu thời gian đứng ngượng nghịu giữa mọt đám người ngồi, lại còn bị chửi nữa chứ…
Không nhớ tôi đã nói gì, anh Khoa loay hoay khó xử đã nói gì, cái áo hồng kia đã nói gì, chỉ nhớ kết cục, dưới sự điều động của anh Khoa, một bạn trai đã tìm một cái nghế phụ, nhường chỗ cho cái áo hồng, và tôi rơi phịch vào cái ghế của tôi.
Mọi người nhìn tôi khó chịu vì các mặt sưng sỉa đau đớn không biết kiềm chế tình cảm.
Dở thật! Tôi quay sang con bé đó. Nó vẫn đạo mạo như không, tay chống cằm, đầu gật gật, mắt chớp theo lời thầy giảng, rất đúng tác phong con nhà!
Ba tiết sau đó, tôi hầu như không nghe, không hiểu được gì. Dù mọi việc đã ổn, tôi vẫn cảm thấy đau đớn vì nhận ra mình là một đứa hèn, chỉ giỏi ở nhà bắt nạt mẹ và bà, đau đớn vì ngượng và ngượng vì tác phong bặm trợn hàng ngày của mình rốt cuộc chỉ là một cái vỏ rỗng.
Tôi về, tôi chạy như bay đến nhà Mỹ. Nó mặc cái áo pun xanh, một cái quần soọc, ngồi chồm hổm trên cái ghế đá nhìn tôi trêu chọc: “Sao có vẻ tức giận thế kia hả con?”.
Tôi kể lại, nó vừa nghe vừa chửi luôn miệng, nhiều nhất là chửi tôi. Nó dài mồm: “Đại học!
Là những người có học! Sao mày không cho cái con đạo đức giả ấy một bợp, hỏi nó: Mầy biết tao là ai không?”.
Rồi Mỹ nhìn tôi từ đầu đến chân thảm hại, phì cười: “Mọi ngày dữ lắm mà?”.
“Không, quả thật tao chưa bao giờ gặp chuyện ngang ngược như vậy, tạo lạ quá nên không biết làm sao!”. Mỹ lại nổi cáu: “Không biết làm sao! Tụi này phải để tao xử luật rừng. Mẹ, đồ vô học!”.
Tôi bảo: Mày mở miệng là chửi thề, cái miệng bẩn kinh khủng!”. Mỹ nhìn tôi, cười đơn giản: “Cà phê?”
Và tôi ngồi sau xe, bình an và cũng chẳng còn giận hờn gì cả. Tôi thấy mình hình như là hai nửa con người, nửa hướng thiện và nửa hướng ác
Lúc này, nửa hướng thiện đang trên đường ra quán cà phê.
Phan Thị Vàng Anh
Nhầm to! Ban tổ chức lớp nhầm to, ngày nào cũng có cãi vã đòi chỗ: số người nhiều hơn số ghế và đâu phải chỗ nào cũng dễ nhìn thấy bảng đen.
Tôi ngồi ghế số một, hàng hai, ở một góc mà từ đây tôi phải liếc về bảng chứ không nhìn thẳng được. Một cái quạt trong góc giảng đường luôn làm đầu tóc tôi rối tung rối mù, vở lật tứ tung. Ba giờ học trôi qua như trong cơn giông.
Tóm lại là cũng chẳng béo bở gì! Vậy mà cũng không thoát. Vào buổi học thứ ba, tôi đi muộn năm phút. Một anh béo tóc xoăn đang ngọ nguậy trong cái ghế của tôi.
Co mình lại vì ý thức được rằng cả cái giảng đường dốc ngược kia đang ngồi nhìn xuống mà tôi thì đang đứng, tôi bảo : “Anh ơi! Chỗ này của em!”. “Giấy đâu?”.
Tôi buồn cười, rút tờ giấy có ghi số ghế đưa anh béo, cảm thấy hành động của mình sao mà khúm núm giống như các gia đình có công đi nộp một tờ giấy chứng nhận thành tích cho cán bộ phường để xin một mảnh đất làm nhà.
Anh béo đọc xong, rất thờ ơ và công chức, bảo tôi: “Đợi tí được không? Để tôi nghe nốt đoạn này đã!”.
Tôi cũng không nhớ đã nói gì, hình như là nằng nặc đòi lại cái ghế bão gió của mình.
Không phải để ngồi nghe giảng nữa, đơn giản là tôi sợ bị quê, tôi cần phải chứng tỏ cho cả một đống người đang nhìn xuống kia rằng đây là cái ghế của tôi, rằng nãy giờ tôi đòi ghế chứ không phải xin ghế…
Cuối cùng, thằng béo ấy cũng rút, để lại một câu chửi tôi không nghe rõ. Một vụ tranh chấp cũng khá nhẹ nhàng, tôi không có gì là ghê gớm lắm…
Buổi học thứ năm. Kem bảo tôi: “Đi sớm để khỏi phải đòi ghế!”. Vào sớm nhưng trong cái ghế của tôi, một cô nàng đang chống cằm tư lự, mắt nhìn xa xôi…
Lần nay, hùng dũng hơn, tôi cười: “Chị ơi, tôi ngồi chỗ này!”.
Một đôi mắt xếch ngược ngước lên nhìn tôi rồi cô ả nói như ra lệnh:
“Chị đuổi cái anh đang ngồi ghế số chín ra đi rồi tôi trả lại chỗ!” “Sao kỳ vậy?” Tôi hoàn toàn đảo điên trước con người này.
“Ghế số 9 là của tôi, ảnh chiếm, tôi đuổi không ra!”. “Đó là chuyện của chị, chị đuổi không được nên sang lấy ghế của tôi sao?”. Tôi lắp bắp, thấy mình có vẻ hèn hèn sao đó.
Một cái cười khinh bạc như cái cười của nữ tặc và nó bảo: “Không biết, tôi không đi! Chị mời ban tổ chức lại đây!”.
Mọi thứ đều u mê đi trong tôi, tôi đứng đó gọi Kem: “Kem, anh Huy đâu?”
Anh Huy – người hùng của những ai bị chiếm chỗ- hôm nay biến mất.
Hoảng loạn (và cũng không hiểu vì sao tôi hoảng loạn lên như vậy ), tôi hỏi câu ấy bốn năm lần dù Kem đã bảo: “Không thấy”. Kem cũng đang đằng đằng sát khí ở cái ghế của nó!
Tôi nhìn tất cả, thấy sao ai cũng kinh khủng quá, trơ tráo quá. Tôi bảo nữ tặc mắt xếch ấy: “Chị ra đi!”. “Không, tôi không đi!”
Mọi người đã bắt đầu nhìn tôi và tôi ngượng, một câu nói như đưa con hoang tự động vọt ra miệng: “Chị đừng có ăn nói du côn như thế!”.
Và con người ấy ngồi thẳng lên. Một cái áo soie hồng kín cổ, tay phồng, một mái tóc dài kẹp lưng đoan trang, như một nhà đạo đức, bảo tôi: “Này!
Vào đại học rồi, chúng ta là những người có học, đừng có dùng chữ du côn ở đây. Khi chị nói chữ đó ra, chị đã mật dạy hơn người ta rồi đấy!”.
Và khoảng một chục cặp mắt xung quanh nhìn tôi, nhìn một đứa ngày thường vẫn được coi là ngổ ngáo giờ đã có người trị.
Tôi không nhận ra được ai quen ai lạ trong đám đó, tự nhiên thấy sợ hãi: “Hay mình mất dạy thật?”.
Tôi thấy mọi chuyện như trong mơ. Một ví von rất tiểu thuyết nhưng đúng là như vậy.
Vì thế tôi hành động một cách u mê. Những tác phong bạo dạn ngày thường tôi bỏ đi sạch!
Tôi cảm thấy hình như cái cổ áo mình quá rộng, cái đầu mình quá ngắn, cái quần mình quá to… Tóm lại là không có học tí nào!
Một loạt ý nghĩ diễn ra như chớp trong đầu tôi lúc ấy, để bây giờ quay chậm lại, ấy là tôi cảm thấy cô đơn vô cùng.
Tôi nhớ đến Mỹ, con bạn “vườn” của tôi.
Nó đi làm ở một xưởng may mặc, vào làm đựoc hai tháng đã suýt đánh nhau ba lần chỉ vì cáu tiết, bất bình bé tí, vậy mà về nhà nó như em tôi.
Tôi ngồi nơi bàn học bài thi, nó nằm dưới đất, thò hai chân vào gầm, đọc truyện trinh thám…
Trời đất, tôi mong có nó ở cạnh biết bao nhiêu.
Không bị ràng buộc bởi chữ học to tướng, nó sẽ nhảy vào thộp cổ, vò nát cái áo soie hồng kia cho đúng luật và bảo con ấy một cách vô cùng đơn giản, minh bạch: “Tao không cần biết, chỗ tao, mày lấy là tao đánh!”. Rồi tôi nhớ đến Luynh của tôi với cái đầu tóc lộn xộn, với một nghề nghiệp mọi người coi là hư hỏng.
Tôi muốn có phép lạ nào đó khiến mình tự nhiên biến mất trước hàng trăm cặp mắt kia, bay vù một cái về bên Luynh, ở một cái quán nào đó, nghe nó nói bậy cũng được, sặc sụa vì khói thuốc nó hút…
Hình như tôi hợp với thế giới đó hơn. Trong cái thế giới bị coi là mất dạy của tụi nó, chuyện gì cũng được hiểu theo nghĩa đen, sòng phẳng.
Ở đó, một hành động nghĩa hiệp có thể tiến hành song song với một câu chửi thề.
Cũng chẳng ai ý thức được câu chửi đó có ý nghĩa gì, đơn giản là quen miệng vậy thôi.
Và hình như tiếng chửi đó thốt ra mạnh bạo chỉ cốt để che giấu sự bối rối vụng về của một người bị coi là vô đạo đức nay lại đi làm việc thiện.
… Bất lực. Những người xung quanh không ai nói gì, tôi đi tìm một ai đó có máu mặt. Ở văn phòng Đoàn, cửa đóng.
Ở thư quán, cửa cũng đóng. Tôi bò lại giảng đường, lo âu và uất ức, chẳng lẽ mình thua sao!
Nhưng quả thật, ở đây, giữa một đám trí thức tương lai này, tôi không được xử sự như ở ngoài đường.
Ở đây, một cái trừng mắt, một nắm tay nổi gân khẽ đưa lên cũng có thể khiến những con người tinh tế ấy cảm thấy bị tổn thương kinh khủng. Tôi đứng lại cạnh Nghiệm, một người quen khác lớp.
Nghiệm chỉ: “Anh Khoa kìa!”.
Và tôi rối rít kêu gọi anh cán bộ lớp ấy, cũng là một việc khá vất vả!
Rồi như đứa bé dẫn mẹ đến gặp đứa đã bắt nạt mình để rồi bẽ bàng khi hiểu rằng cái thằng ấy mới là con ruột của bà, còn mình chỉ là con nuôi, tôi lại lâm vào trạng thái hư thực khi anh Khoa cười cười, nói với cái áo hồng: “à, bạn của X. à!
Xin lỗi nhé, xin lỗi nhé… “, và :”Xuyên, em chịu khó một chút qua góc kia được không?”.
Bay giờ tôi mới hiểu thế nào là công lý. Nó vô vọng và thật không định nghĩa nổi.
Cái ghế của tôi mà tôi phải bỏ đi, phải thu xếp một chỗ khác sau bao nhiêu thời gian đứng ngượng nghịu giữa mọt đám người ngồi, lại còn bị chửi nữa chứ…
Không nhớ tôi đã nói gì, anh Khoa loay hoay khó xử đã nói gì, cái áo hồng kia đã nói gì, chỉ nhớ kết cục, dưới sự điều động của anh Khoa, một bạn trai đã tìm một cái nghế phụ, nhường chỗ cho cái áo hồng, và tôi rơi phịch vào cái ghế của tôi.
Mọi người nhìn tôi khó chịu vì các mặt sưng sỉa đau đớn không biết kiềm chế tình cảm.
Dở thật! Tôi quay sang con bé đó. Nó vẫn đạo mạo như không, tay chống cằm, đầu gật gật, mắt chớp theo lời thầy giảng, rất đúng tác phong con nhà!
Ba tiết sau đó, tôi hầu như không nghe, không hiểu được gì. Dù mọi việc đã ổn, tôi vẫn cảm thấy đau đớn vì nhận ra mình là một đứa hèn, chỉ giỏi ở nhà bắt nạt mẹ và bà, đau đớn vì ngượng và ngượng vì tác phong bặm trợn hàng ngày của mình rốt cuộc chỉ là một cái vỏ rỗng.
Tôi về, tôi chạy như bay đến nhà Mỹ. Nó mặc cái áo pun xanh, một cái quần soọc, ngồi chồm hổm trên cái ghế đá nhìn tôi trêu chọc: “Sao có vẻ tức giận thế kia hả con?”.
Tôi kể lại, nó vừa nghe vừa chửi luôn miệng, nhiều nhất là chửi tôi. Nó dài mồm: “Đại học!
Là những người có học! Sao mày không cho cái con đạo đức giả ấy một bợp, hỏi nó: Mầy biết tao là ai không?”.
Rồi Mỹ nhìn tôi từ đầu đến chân thảm hại, phì cười: “Mọi ngày dữ lắm mà?”.
“Không, quả thật tao chưa bao giờ gặp chuyện ngang ngược như vậy, tạo lạ quá nên không biết làm sao!”. Mỹ lại nổi cáu: “Không biết làm sao! Tụi này phải để tao xử luật rừng. Mẹ, đồ vô học!”.
Tôi bảo: Mày mở miệng là chửi thề, cái miệng bẩn kinh khủng!”. Mỹ nhìn tôi, cười đơn giản: “Cà phê?”
Và tôi ngồi sau xe, bình an và cũng chẳng còn giận hờn gì cả. Tôi thấy mình hình như là hai nửa con người, nửa hướng thiện và nửa hướng ác
Lúc này, nửa hướng thiện đang trên đường ra quán cà phê.
Phan Thị Vàng Anh
Friends (40)
Shoutbox
2011-06-13 01:56:02
cảm ơn bạn nhiều ^_~ chúc bạn tuần mới thật bình an và nhiều tiếng cười nhé! ^_^
2011-03-06 23:36:42
Chào Green ,ngôn ngữ thơ giàu cảm xúc ,nhẹ nhàng ,lắng đọng t/g Camly là chính mình đó Green à , tks bạn comment nhé . chúc bạn vui !
Latest comments
-
trinahoang
wow, tks Maria Ozawa , u welcome ! Have a nice day !
-
Maria Ozawa
Thanks for share!
-
trinahoang
Oh thanks DDung nha , too busy nên lúc này Cl ko viết lách ...
-
diep dung
hello CL. Hôm nay DD mới ghé đc vào đây thăm CL, Blog này ...
-
trinahoang
@Hi cô em N. oh chị cũng thích giống em đó nha , dễ thương ...
-
Vô Ưu Thảo
i like it :love: :flirt:
M | T | W | T | F | S | S |
---|---|---|---|---|---|---|
December 2011February 2012 | ||||||
1 | ||||||
2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 |
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 |
30 | 31 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét