Penang là một bang của Malaysia và cũng là tên của một hòn đảo trực thuộc nó. Bang này nằm ở vùng duyên hải tây-bắc của Bán đảo Malaysia, bên Vịnh Malacca.
Nhìn trên bản đồ, Penang giáp bang Kedah ở phía bắc và đông, bang Perak ở phía nam; nằm gần Thái Lan và ngó qua bên kia Eo biển Malacca là Indonesia. Nó nằm hơi xích bên dưới mũi Cà Mau của Việt Nam. Penang có tổng diện tích 1.048km vuông (bang nhỏ nhất thứ nhì của Malaysia, sau bang Perlis) và dân số 1,5 triệu người (đứng thứ 8 trong số 13 bang và 3 lãnh thổ liên bang).
Đường màu cam là xa lộ cao tốc Expressway E36 chạy từ thủ phủ George Town băng qua Eo biển Malacca bằng cầu Penang để nối với hệ thống xa lộ trên Bán đảo Malay.
Bản đồ những danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, địa điểm tôn giáo, văn hóa, xã hội hấp dẫn du khách của Penang. Tập trung nhiều nhất là trên đảo Penang.
Penang gồm có hai phần: đảo Penang là thủ phủ của bang và Seberang Perai (trước kia là tỉnh Wellesley) nằm trên Bán đảo Malay. Thủ phủ của nó là thành phố cổ George Town, từ năm 2008 được UNESCO công nhận là một thành phố di sản thế giới (World Heritage). Penang viết tắt là PG hay PP trong tiếng Malay. Các biển số xe bắt đầu bằng chữ P. Mã điện thoại +604. Giờ quốc tế GMT+8 (sớm hơn Việt Nam một giờ). Cư dân Penang được gọi là Penangite.
Khu downtown của đảo Penang chụp từ trên cao. (Nguồn ảnh: Wikipedia).
Khu vực downtown Gelugor và George Town nằm ở phần đông - bắc đảo Penang. (Nguồn ảnh: Wikipedia).
Mặc dù Penang có sân bay quốc tế riêng, nhưng do chưa có kết nối với Việt Nam, nên du khách đi từ Việt Nam phải quá cảnh (transfer) ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur International Airport (KLIA) của thủ đô Kuala Lumpur.
11 giờ 12 phút trưa thứ Hai 25-7-2011, tôi cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất, trên chiếc máy bay Boeing B737-800 mang số hiệu MH751 của hãng Malaysia Airlines. Sau 1g28ph bay, máy bay hạ cánh xuống sân bay KLIA lúc 13g40 (giờ Malaysia sớm hơn giờ Việt Nam một tiếng).
Sân bay quốc tế KLIA mới xây, rộng mênh mông, nhưng cũng cực kỳ rối rắm. Du khách tới lần đầu thì phải mò mẫm với các bảng hướng dẫn vừa thiếu, vừa rối, nên cách tốt nhất là hỏi nhân viên sân bay. Ở sân bay KLIA, các đường đi của khách nội địa và khách quốc tế đan xen nhau, rất dễ lộn, phải có nhân viên đứng chỉ dẫn lối đi.
Tới sân bay KLIA, thay vì tới khu vực nhập cảnh vào Kuala Lumpur, khách quá cảnh đi Penang sẽ đi thẳng ra khu vực khởi hành quốc nội (Domestic Departure) và làm thủ tục nhập cảnh ngay ở đây để đi tới các cổng lên máy bay (tiếng Malay là Pintu). Bây giờ, thủ tục nhập cảnh của Malaysia hiện đại hơn, nhân viên xuất nhập cảnh thay vì chỉ đóng dấu vào passport khách quốc tế như xưa, nay trước tiên dán một chiếc tem nhỏ có mã hóa và bảo mật lên trang thị thực rồi mới đóng dấu chồng lên. Tem xuất nhập cảnh này gồm 2 phần, phần nhập cảnh được dán dính luôn vào passport, còn phần xuất cảnh dư ra mà khách được lưu ý phải giữ kỹ để khi xuất cảnh, nhân viên hữu trách sẽ xé thu hồi phần này.
Tới 16g20ph, tôi lại cất cánh trên một chiếc Boeing B737-800 khác mang số hiệu MH1152 bay tuyến nội địa từ Kuala Lumpur đi Penang, và đáp xuống sân bay quốc tế Penang trên đảo Penang lúc 17 giờ (sau 40 phút bay). Cái nóng hải đảo nhiệt đới vùng gần đường xích đạo phả vào rát mặt.
Malaysia xài tiền nội tệ gọi là Ringgit (RM). Vào thời điểm này, tỷ giá 1 USD = 2,9 RM, hay 1 RM ăn 7.000 đồng Việt Nam. Đặc biệt là các quầy đổi ngoại tệ của Malaysia cũng chấp nhận đổi cả đồng Việt Nam. Khi nhìn thấy trên bàn của quầy đổi tiền có những xấp tờ 100.000 VND, tôi hỏi bộ ở đây đổi được tiền Việt Nam hả. Cô nhân viên khăn trùm đầu gật đầu và chỉ lên bảng tỷ giá, thấy ghi 1.000 VND ăn 14 sen Malaysia.
Ngôn ngữ chính thức của Malaysia là Bahasa Malaysia, một dạng được chuẩn hóa của tiếng Malay. Tiếng Malaysia được viết bằng các mẫu tự Latinh. Thí dụ, câu quốc hiệu của Malaysia trong tiếng Malay là "Bersekutu Bertambah Mutu" (Unity Is Strength, thống nhất là sức mạnh).
Tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, và được dùng để giảng dạy các môn toán và khoa học trong tất cả các trường công. Nếu như Singapore có loại Singlish (tiếng Anh của người Singapore), Malaysia cũng có Manglish (tiếng Anh được nói với giọng của người bản địa). Về mặt chính thức, có tiếng Anh Malaysia gọi là Malaysian English, hay Malaysian Standard English (MySE), một dạng tiếng Anh được phát triển từ British English, được dùng rộng rãi trong kinh doanh. Nhà nước Malaysia không ủng hộ việc dùng sai hay làm biến dạng tiếng Malay. Vì thế, việc dùng các biển hiệu, bảng quảng cáo lẫn lộn giữa tiếng Malay và tiếng Anh sẽ bị xử phạt.
Trong sân bay quốc tế KLIA.
Một cửa hàng bán đồ chơi trẻ em trong sân bay quốc tế KLIA. Bây giờ đang là mùa của các món đồ chơi ăn theo bộ phim mới Transformers 3 của Hollywood.
Quầy bán bánh kẹo bên trong sân bay quốc tế KLIA. Cô gái trong ảnh là một nữ tiếp viên của hãng hàng không Malaysia Airlines với đồng phục của hãng.
Tác giả tại khu vực cổng bay nội địa của sân bay quốc tế KLIA.
Đường tới các cổng lên máy bay trong sân bay quốc tế KLIA. Trong ảnh có một tốp tiếp viên hàng không của hãng Malaysia Airlines đang trên đường ra máy bay.
Malaysia là một đất nước Hồi giáo, có tới 60% trong tổng số dân 27 triệu người theo đạo Hồi. Theo Hiến pháp Malaysia, tất cả mọi người thuộc dân tộc Malay đều là tín đồ Hồi giáo. Phụ nữ Malay theo Hồi giáo mặc bộ trang phục baju kurung, gồm một áo khoác (dạng blouse) dài tới gối mặc bên ngoài một chiếc váy dài tới mắt cá chân. Họ trùm một loại khăn đặc biệt trên đầu (gọi là tudung), nhưng không che mặt bằng mạng như phụ nữ Hồi giáo Arập.
Khu vực quá cảnh (transfer) trong sân bay quốc tế KLIA.
Khu vực bán hàng trong sân bay quốc tế KLIA.
Khu vực bán mỹ phẩm trong sân bay quốc tế KLIA.
Có nhiều hoa tươi trong sân bay quốc tế KLIA. Một nhân viên sân bay đang tưới cho hoa.
Hoa tươi trong sân bay KLIA.
Penang được Malaysia giới thiệu ra thế giới với danh xưng "The Pearl of the Orient", "东方花园" hay "Pulau Pinang Pulau Mutiara", có nghĩa là "hòn ngọc phương Đông". Chạnh nhớ tới trước đây Saigon được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông".
Khu bảo tàng chiến tranh ở Penang.
Một góc thành phố Penang trên đường từ sân bay vào khu bãi biển Queensbay.
Một góc khu Queensbay của đảo Penang. Nhiều khu dân cư được xây với kiểu nhà giống nhau. Phía hậu cảnh là đảo nhỏ Pulau Jerejak nằm trên Eo biển Malacca giữa đảo Penang và Bán đảo Malay.
Một góc khu Queensbay của đảo Penang.
Một góc khu Queensbay của đảo Penang. Ở phía xa là Jusco, siêu thị lớn nhất nằm trong khu shopping Queensbay Mall.
Một tiệm cà phê của khu Queensbay với kiến trúc cổ.
Trời Penang nắng nóng nên khu vục ngoài trời của quán cà phê Oxo phải được trang bị những cây quạt máy to đùng.
PHẠM HỒNG PHƯỚC
(Penang 25-27/7/2011) http://www.trunghockientuong.com/travel/110725_phphuoc_malaysia_penang_02.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét