Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2022

TẠI SAO LẠI GỌI LÀ THANH CUA KHI THÀNH PHẦN KHÔNG HỀ CHỨA CUA?


Tại sao lại gọi là thanh cua khi thành phần không hề chứa cua?
Thanh cua là thực phẩm phổ biến và được nhiều người ưa thích. Có thể bạn đã biết thanh cua hoàn toàn không được tạo ra bằng thịt cua thật mà từ cá. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao thành phần làm từ cá nhưng món ăn này lại có tên gọi là thanh cua chưa? Và tại sao người ta lại tạo ra món ăn này?


thanh-cua-23.jpg

Thịt cua thật với hương vị tươi và thơm ngon thì chẳng ai làm không thích cả. Nhưng thật không may trong quá khứ, việc vận chuyển nhanh chóng từ nơi đánh bắt ngoài biển khơi đến đất liền là một quy trình vô cùng tốn kém và mất thời gian. Đó là lý do tại sao vài thập kỷ trước, các nhà sản xuất thực phẩm và đầu bếp đã cùng nhau tìm kiếm 1 giải pháp thay thế ít tốn kém hơn để đáp ứng được nhu cầu mạnh mẽ của thực khách. Mặt khác, thịt cua giả không chỉ có giá cả phải chăng hơn mà còn là một chất thay thế hữu ích trong các món cuộn sushi, salad và nước sốt.

thanh-cua-18.jpg

QUẢNG CÁO


Thế là vào những năm 1970, người Nhật đã giới thiệu 1 loại cua giả (imitation crab). sản phẩm đã chế biến có hương vị và hình thức giống như cua thật được gọi là surimi. Điều quan trọng ở đây là surimi được làm từ loại cá thịt trắng, thường là cá minh thái Alaska hoặc cá tuyết trắng Thái Bình Dương.

thanh-cua-16.jpg

Sự nổi tiếng của surimi đến từ việc nó có thể tái tạo lại hương vị của những loại hải sản với giá thành rẻ hơn rất nhiều. Fooducate ước tính rằng surimi có giá khoảng 70-100 cent cho 100 gram. Trong khi đó, thịt tôm hùm là 11 USD cho mỗi 100 gram.


thanh-cua-21.jpg

Dù được gọi là hải sản giả nhưng surimi thực sự làm từ thịt cá thật với một lịch sử lâu đời. Đây là một nguồn protein tuyệt vời, ít calo dễ hấp thụ và rất dễ dàng chế biến cũng như phù hợp với nhiều món ăn. Surimi thực chất là một loại bột hải sản từ thịt cá với hương vị nhân tạo, cùng với tinh bột, đường và natri. Về cơ bản, thanh cua được làm từ thịt cá trắng. Thịt cá sau khi được xé nhỏ, rửa đi rửa lại nhiều lần trong nước, sẽ được băm nhuyễn rồi ép thành 1 hỗn hợp không mùi không vị, được gọi là “surimi base”. Nó sẽ được bảo quản đông lạnh từ -20 đến -30°C, sau đó được bán cho các công ty thực phẩm. Họ sẽ thêm nước, chất tạo kết cấu đàn hồi và hương vị,… để cho ra sản phẩm với hương vị mong muốn.

thanh-cua-5.jpeg

Tuỳ theo loại cá được dùng mà surimi sẽ chứa thành phần dinh dưỡng khác nhau. Từ chất nền surimi người ta có thể chế biến thành các sản phẩm khác như: thịt tôm, sò điệp, cua, ghẹ, xúc xích. Tuy nhiên, thịt cua thật vẫn có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều lần, với lượng đạm cao gần gấp 3 lần thịt cua giả. Ngoài ra, cua nhân tạo có nhiều natri và đường.

thanh-cua-8.jpg

QUẢNG CÁO



Trên thực tế, cách thức tạo ra surimi đã xuất hiện tại 1 số vùng Đông Á từ thế kỷ 12 như 1 giải pháp để bảo quản cá. Các đầu bếp Nhật Bản đã tận dụng lại bất cứ loài cá thừa nào bằng cách ướp muối và nghiền thành 1 hỗn hợp bột. Nhưng surimi không trở thành 1 hiện tượng hay 1 điều gì đó quá quan trọng của người Nhật. Phải đến những năm 1960, khi nhà hoá học Nhật Bản đã tìm ra cách bảo quản surimi bằng đường để kéo dài thời gian sử dụng, điều này mới chính thức khởi động toàn bộ ngành công nghiệp surimi trị giá 1 tỷ USD ngày nay. Chính vẻ ngoài và cả cách tiếp thị đã đưa món ăn này theo một hướng hoàn toàn mới.


thanh-cua-9.jpg

Chính công ty Nhật Bản Sugiyo là nơi đầu tiên giới thiệu và được cấp bằng sáng chế sản phẩm thịt cua giả vào năm 1974. Khi đó surimi có tên gọi là Kanikama. Đến năm 1977, công ty Berelson ở San Francisco, California, Mỹ đã hợp tác với Sugiyo giới thiệu sản phẩm này ra thị trường quốc tế dưới tên gọi là Krab Sticks, Ocean Sticks, Sea Legs và Fake Crab Sticks. Ngày nay, surimi ở dạng thanh là loại phổ biến nhất trên thế giới, chiếm khoảng 25% sản lượng surimi. Tuy nhiên, hiện nay một số quốc gia đã cấm các nhà sản xuất đặt tên “thanh cua” bởi chúng hoàn toàn không chứa thịt cua.

thanh-cua-2.jpg

Sau nhiều năm, thanh cua đã trở nên phổ biến trong các nhà hàng và cửa hàng tạp hoá ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó, Mỹ và Nhật Bản là 2 quốc gia sản xuất surimi lớn nhất thế giới, trong khi Thái Lan là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất.


crab__1366138376.jpg

Surimi hải sản có mặt trong nhiều món ăn hơn bạn nghĩ, ngay cả những thương hiệu thức ăn nổi tiếng như Subway cũng dùng thanh cua như 1 trong những thành phần chính tạo hương vị hải sản cho món ăn. Không chỉ xuất hiện trong sushi, surimi được nhiều quốc gia tiêu thụ như 1 loại thực phẩm chính chủ đạo. Ở Thái Lan, người ta chế hiện surimi thành 1 món ăn cay kèm với hành tây. Còn ở Tây Ban Nha, món surimi chấm với nhiều loại nước chấm được rất nhiều người ưa chuộng. Ước tính có khoảng 600.000 tấn surimi được tiêu thụ mỗi năm ở Hàn Quốc và Nhật Bản, còn ở Mỹ là 3.000 tấn.


thanh-cua-14.jpg

Màu sắc chỉ là một cách nhận diện, bởi ở Pháp, Bỉ, Ý, thanh cua có màu cam vì chúng có vị cua. Còn lại, thanh cua thường có màu hồng hoặc đỏ với hương vị của nghêu hoặc tôm hùm.

thanh-cua-3.jpg

Ở Nhật, có rất nhiều loại surimi khác nhau. Điều tạo ra sự khác biệt nằm ở cách chúng được làm chín, một số được hấp, một số khác được nấu trong lò, luộc hoặc chiên, mang đến những kết cấu khác nhau.

Theo (1)(2), (3) 

Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022

HIỆN TƯỢNG ‘ĐĨA MÂY’ LAN ĐẾN NÚI CHỨA CHAN

 

TTO - Sau khi hiện tượng 'đĩa mây' xuất hiện ở núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) khiến người dân thích thú, đến lượt núi Chứa Chan (tỉnh Đồng Nai) xuất hiện hiện tượng kỳ thú này.

Hiện tượng ‘đĩa mây’ lan đến núi Chứa Chan - Ảnh 1.

Hình ảnh "đĩa mây" trên núi Chứa Chan được người dân chụp lại - Ảnh: Page Người Xuân Lộc cung cấp

Sáng 25-11, rất nhiều người dân ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai phấn khích khi phát hiện đám mây rất lớn hình nón bao phủ đỉnh núi Chứa Chan.

Trước hiện tượng kỳ thú hiếm gặp, nhiều người dân địa phương đã dùng điện thoại chụp lại khoảnh khắc đẹp này và chia sẻ lên mạng xã hội.

Anh Nguyễn Đức Tân - ngụ thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc - cho biết nhà anh ngay dưới chân núi. "Sáng tôi ngủ dậy đã thấy đám mây to che kín đỉnh núi Chứa Chan và kéo dài đến gần 8h mới tan hết. Khoảng 7h sáng là thấy đĩa mây rõ nhất", anh Tân kể lại.

Theo anh Tân, trước đây thỉnh thoảng vẫn bắt gặp cảnh mây tụ trên núi Chứa Chan nhưng không lớn và đều như lần này.

Hiện tượng ‘đĩa mây’ lan đến núi Chứa Chan - Ảnh 2.

"Đĩa mây" phủ trên đỉnh núi Chứa Chan nhìn từ trên cao - Ảnh: NGUYỄN HẬU

Anh Nguyễn Hậu - người dân địa phương, làm nghề dẫn khách du lịch đi trekking lên đỉnh núi Chứa Chan - khẳng định "đĩa mây" xuất hiện lúc 6h20 sáng và kéo dài đến khoảng 7h20 mới tan dần. "Mây như vậy ở núi Chứa Chan lần đầu tiên mới thấy, quá đẹp" - anh Hậu bộc bạch.

Nhiều người dân địa phương cũng cho rằng từng nhiều lần bắt gặp hiện tượng "đĩa mây" nhưng quy mô không lớn như vậy.

Hiện tượng ‘đĩa mây’ lan đến núi Chứa Chan - Ảnh 3.

Một bạn trẻ mạnh dạn bình luận đây là núi Phú Sĩ của Đồng Nai - Ảnh: NGUYỄN HẬU

Trước đó, sáng 24-11, hình ảnh một đám mây hình nón như chiếc "đĩa bay" bao phủ trên đỉnh núi Bà Đen cũng được ghi nhận tại Tây Ninh.

Hiện tượng kỳ thú này sau đó được người dân chụp lại, chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội khiến nhiều người thích thú.

Hầu hết đều phấn khích với những khoảnh khắc đẹp và hiếm gặp. "Phú sĩ của Đồng Nai" - bạn Lê Tuấn Anh bình luận.

Hiện tượng ‘đĩa mây’ lan đến núi Chứa Chan - Ảnh 4.

Núi Chứa Chan với "đĩa mây" phía trên mờ ảo trong nắng sớm - Ảnh: NGUYỄN HẬU

Nói về hiện tượng này, ông Nguyễn Phước Huy - giám đốc Đài khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Nai - cho hay trong khí tượng gọi những đám mây này là dạng thấu kính, thường xuất hiện ở những ngọn núi.

Bình thường, luồng không khí chuyển động gặp núi sẽ tạo ra các sóng trong khí quyển, các sóng này không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Tuy nhiên, trong một điều kiện khí quyển thuận lợi như nhiệt độ không quá cao, độ ẩm lớp không khí sát mặt đất lớn… quá trình chuyển động của các sóng này sẽ đẩy luồng khí ẩm lên đạt tới mức ngưng kết và kích thích việc hình thành những đám mây dạng thấu kính.

Hiện tượng ‘đĩa mây’ lan đến núi Chứa Chan - Ảnh 5.

Núi Chứa Chan đội nón "mây" lơ lửng trong thời gian dài - Ảnh: Page Người Xuân Lộc cung cấp

Thấu kính có thể biểu hiện như một "đĩa bay" nhiều lớp, như một chiếc mũ trùm lên ngọn núi. Nó cũng có thể hình thành ngay trên đỉnh núi hoặc cách xa về phía khuất gió, hình thành đơn lẻ hoặc hình thành cả một chuỗi.

Ngoài ra, một biểu hiện khác của sóng núi là hình thành những phiến mây giống như các hạt hạnh nhân xếp đều đặn thành một dãy. "Sóng núi không xuất hiện thường xuyên nhưng cũng không quá hiếm và cũng chưa ghi nhận sự kiện gì đặc biệt sau khi nó xuất hiện" - ông Huy giải thích.

Hiện tượng ‘đĩa mây’ lan đến núi Chứa Chan - Ảnh 6.

Hình ảnh "đĩa mây" từng xuất hiện trên đỉnh núi Chứa Chan được người dân ghi lại - Ảnh: VĂN HẢI

Núi Chứa Chan (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) cao 837m so với mực nước biển, còn gọi là "đệ nhị thiên sơn", là ngọn núi cao thứ hai ở Đông Nam Bộ (sau núi Bà Đen - Tây Ninh).

Đây là một trong những thắng cảnh hữu tình, độc nhất vô nhị ở Đồng Nai và hiếm gặp ở Nam Bộ, là địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút đông du khách đến khám phá, trải nghiệm. Núi được xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 2012.

Hiện tượng kỳ thú ‘đĩa mây’ trên đỉnh núi Bà ĐenHiện tượng kỳ thú ‘đĩa mây’ trên đỉnh núi Bà Đen

TTO - Sáng 24-11, người dân tỉnh Tây Ninh đã chụp được hình ảnh một đám mây hình nón như chiếc “đĩa bay” bao phủ trên đỉnh núi Bà Đen. Hiện tượng này được nhiều người dân thích thú và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

A LỘC 

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2022

RONALDO VÀ MESSI ĐÃ THỰC CÓ MỘT VÁN CỜ ? CÙNG TÌM HIỂU CÁCH ANNIE LEIBOVITZ CHỤP QUA BEHIND THE SCENE

 

Ronaldo và Messi đã thực có một ván cờ? cùng tìm hiểu cách Annie Leibovitz chụp qua behind the scene
Trong video behind the scene của tấm ảnh huyền thoại Ronaldo và Messi đang đánh cờ trên một chiếc vali của nhà “Luôn vui tươi”, gần đây đang gấy sốt mạng xã hội.



Một video behind the scene đã được Louis Vuitton đăng tải và xoá không lâu sau đó, khiến cho ít người biết đến video này. Mình đã tìm được một kênh khác còn đang công khai video này, mời anh em xem bên trên.

Annie-Leibovitz-BTS-ronaldo-messi-1.jpg
Mình đã xem đi xem lại hơn 20 lần video này, để ý từng chi tiết xuất hiện trong video, và mình có một nghi vấn là 2 cầu thủ huyền thoại này thực sự đã không gặp nhau khi chụp tấm ảnh này.

Đầu tiên là không gian chụp ảnh, các góc quay đã rất tinh tế khi không thể hiện rõ được không gian, và cũng không tiết lộ vấn đề 2 cầu thủ này có cùng có mặt tại một địa điểm chụp hay không.

Annie-Leibovitz-BTS-ronaldo-messi-2.jpg
Nhưng nếu để ý kỹ, bạn sẽ có thể nhận ra phong cách nội thất, kiến trúc của 2 địa điểm hoàn toàn khác nhau.

Annie-Leibovitz-BTS-ronaldo-messi-3.jpg
Annie Leibovitz đã gặp Messi trong một phòng khách khá sang trọng, mang phong cách thiết kế và có nội thất trong như một khách sạn hạng sang.

Annie-Leibovitz-BTS-ronaldo-messi-4.jpg
Còn trong cảnh quay Annie Leibovitz bắt tay Ronaldo là trong một không gian đậm chất studio, chứ không giống với căn phòng gặp Messi tí nào.

Annie-Leibovitz-BTS-ronaldo-messi-5.jpg
Tiếp theo là có một cảnh quay Messi tiến vào set chụp và đi ngang qua 2 cửa sổ lớn, bạn sẽ thấy được cửa sổ lớn và cây cột có hoạ tiết và các chi tiết ngoài cửa sổ cũng rất khác so với địa điểm chụp của Ronaldo.

Annie-Leibovitz-BTS-ronaldo-messi-15.jpg
Vị trí ngồi, và cửa sổ sau lưng Ronaldo hoàn toàn khác, nó đích thị là một setdesign trong studio chứ không phải căn phòng như của Messi.


Annie-Leibovitz-BTS-ronaldo-messi-10.jpg
Tiếp theo là background của 2 người là hoàn toàn khác nhau, như đã đề cập, vị trí ngồi của Messi là một căn phòng, và phần background có rất nhiều họ tiết, giấy dán tường bắt mắt, cùng các đường chỉ trang trí trên cột nhà.

Annie-Leibovitz-BTS-ronaldo-messi-12.jpg
Còn vị trí của Ronaldo thì là một màu xám đơn giản, không có hoạ tiết hay hoa văn nào cả.

Annie-Leibovitz-BTS-ronaldo-messi-9.jpg
Giây thứ 14 của video có một khung hình quay trực tiếp vào máy tính của Annie Leibovitz, chúng ta có thấy được 3 ảnh mờ mờ. Ảnh đầu tiên mình đoán là một bản phát thảo trước, ghép đơn giản 2 hình vào với nhau, bạn có thể nhìn thấy mập mờ hình ảnh của Messi ngồi với Ronaldo, nhưng phần background lại chia làm 2, Messi thì có hoạ tiết còn Ronaldo thì background trơn.

Hai hình còn lại là Ronaldo một hình, Messi một hình, vị trí ánh sáng, và cường độ ánh sáng có phần khác nhau, và background là quá dễ nhận ra sự khác biệt.

Annie-Leibovitz-BTS-ronaldo-messi-13.jpg
Annie-Leibovitz-BTS-ronaldo-messi-7.jpg
Tiếp theo là đoạn phỏng vấn, nếu để ý thật kỹ thì thì bạn sẽ thấy hướng sáng của set quay này thì cùng hướng sáng, nhưng mà đoạn phỏng vấn Ronaldo thì trong mắt chỉ có một nguồn sáng, còn trong set quay của Messi lại có hai nguồn sáng trong ánh mắt của anh.

Annie-Leibovitz-BTS-ronaldo-messi-8.jpg
Annie-Leibovitz-BTS-ronaldo-messi-14.jpg
Một chi tiết quan trọng nữa là tất cả các cảnh quay 2 nhân vật này đều không có mặt cùng lúc, ngay cả trong set chụp, có một cảnh quay rộng ở giây thứ 10 chỉ có Messi mà không có Ronaldo.

Annie-Leibovitz-BTS-ronaldo-messi-11.jpg
Thông tin thêm thì máy ảnh bà Annie Leibovitz sử dụng là dòng GFX mình chưa rõ là GFX nào nhưng mình đoán là GFX100S, giống máy cuhiep

Những thông tin này là những gì mình quan sát được trong video, chứ Louis Vuitton chưa đưa ra thông tin cụ thể nào, có thể nói tất cả chỉ là phỏng đoán của mình thông qua video behind the scene.

Nhưng nếu như phỏng đoán của mình là đúng, thì tính chất của shoot hình đã thay đổi hoàn toàn, mình sẽ gọi nó là “bức ảnh thế kỷ” chứ không phải là “Khoảnh khắc thế kỷ” nữa, vì khoảnh 2 huyền thoại gặp nhau ở bức ảnh là không có và Ronaldo đã không có một ván cờ thực sự với Messi.

Annie Leibovitz là ai và bà đã có những đóng góp gì cho nền nhiếp ảnh thế giới, một nhiếp ảnh gia ở tuổi 73 vẫn còn đang cống hiến, mời anh em đọc thêm tại đây.