Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019

MỐI HIỂM HOẠ TỪ KHAI THÁC CÁT QUÁ MỨC Ở ĐÔNG NAM Á - SIM CHI YIN

Việt Nam là một ví dụ điển hình cho mối đe dọa toàn cầu ít được biết đến, đó chính là việc khai thác cát sông để xây dựng các thành phố đang mọc lên trên khắp thế giới. Nhiếp ảnh gia người Singapore, Sim Chi Yin, đã thực hiện phóng sự ảnh này cùng nhà báo Vince Beiser để cảnh tỉnh chúng ta về thực tại đang diễn ra ngay tại đây và bây giờ.



Về Sim Chi Yin
Sim Chi Yin (sinh năm 1978) là một nhiếp ảnh gia và nghệ sĩ người Singapore. Các tác phẩm của cô trải rộng qua nhiều phương thức thể hiện, từ nhiếp ảnh, phim cho tới âm thanh, văn bản, tư liệu lưu trữ và những bài đọc trình diễn. Kết hợp giữa nghiên cứu và cách kể chuyện chuyên sâu , tác phẩm của nghệ sĩ khám phá những vấn đề về lịch sử, ký ức, sự xung đột, di cư và những hậu quả của chúng.

Sim đã đoạt Giải Nobel Hoà bình cho nhiếp ảnh gia vào năm 2017 qua dự án của Chiến dịch Quốc tế để xoá bỏ Vũ khí Hạt nhận (ICAN); buổi triển lãm cá nhân của cô đã diễn ra tại bảo tàng Nobel Peace Centre tại Oslo về những phong cảnh hạt nhân, sử dụng sắp đặt video và nhiếp ảnh. Cô cũng có những triển lãm cá nhân khác như "One Day We'll Understand" ở phòng tranh Hanart TZ tại Hồng Kông (2019) và "Most People Were Silent" tại Viện Nghệ thuật Đương Đại Singapore (2018). Ngoài ra, tác phẩm của cô cũng được trưng bày tại Istanbul Biennale (2017), Không gian Nhiếp ảnh Annenberg tại Los Angeles, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Gyeonggi ở Hàn Quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác. Sim đã hai lần được đề cử giải thưởng Prix Pictet và chiến thắng giải thưởng Chris Hondros (2018).

Cô tham gia Magnum Photos với tư cách là thành viên được đề cử vào năm 2018 và hiện tại cô đang làm tiến sĩ nghiên cứu tại King's College London.

Anh em có thể xem các dự án ảnh nghiên cứu chuyên sâu của Sim Chi Yin qua trang web của cô.

Về phóng sự ảnh

Năm 2016Sim Chi Yin nghiên cứu và thực hiện phóng sự ảnh này cho National Geographic cùng với người viết Vince Beiser. Để thấy được mối hiểm hoạ cận kề đang diễn ra từ việc khai thác cát tràn lan trên sông Mê Kông, mình dịch lại nguyên bài viết từ National Geographic để anh em có cái nhìn khách quan từ bên ngoài về vấn đề này.

Đang tải khai-thac-cat-qua-muc-tuan-nay-xem-anh-cua-ai00002.png…
Tại tỉnh An Giang, một đoạn bờ sông dài nửa dặm dọc theo sông Vàm Nao đã bị sụp vào tháng 4 năm 2017, những ngôi nhà và một phần con đường cũng đổ sập theo. Khai thác cát đã làm suy yếu bờ sông.

Một buổi chiều năm 2017, bà Hà Thị Bé, 67 tuổi đang ngồi với con trai tại quán cafe nhỏ của bà tại một xóm thuộc huyện Hồng Ngự, nhìn ra sông Tiền, nhánh chính của dòng Mê Kông ở Việt Nam. Đột nhiên, mặt đất bên dưới họ bỗng sụp đổ. Bờ sông đã sụp xuống dòng nước. "Chúng tôi hét lớn và chạy đi. Nó rơi với âm thanh rất lớn." Bà kể.

Bà Bé và con trai thoát thân an toàn nhưng quán cafe và ngôi nhà gần đó của bà đã bị phá huỷ. "Nó đã lấy đi tất cả những gì chúng tôi từng sở hữu để xây dựng ngôi nhà, và bây giờ tất cả đã biến mất." Bà thở dài. Nhưng bà Bé vẫn cho rằng mình may mắn. "Nếu điều đó xảy ra vào ban đêm, tôi và các cháu tôi có lẽ đã chết. Chúng tôi thường ngủ trong ngôi nhà đó." Bà kể.

Có thể thấy nguyên do chính của sự sụp đổ này ở ngay những vùng nước đục của sông Tiền: những chiếc tàu nạo vét sử dụng máy bơm ồn ào để nâng lên từ lòng sông một lượng cát khổng lồ. Trong những năm gần đây, loại vật liệu khiêm tốn này đang trở thành một mặt hàng nóng đáng kinh ngạc. Cát là thành phần chính của bê tông - vật liệu xây dựng thiết yếu cho các thành phố đang phát triển nhanh của Việt Nam. Nhu cầu sử dụng cát đang tăng mạnh không chỉ tàn phá các dòng sông ở Việt Nam mà còn ảnh hưởng tới đồng bằng sông Cửu Long vốn rất quan trọng.

Đang tải khai-thac-cat-qua-muc-tuan-nay-xem-anh-cua-ai00001.png… Bà Hà Thị Bé cùng hai cháu trai đứng trên đống đổ nát của ngôi nhà tổ tiên dọc sông Tiền ở tỉnh Đồng Tháp. Chính phủ đã cảnh báo bà phải di dời vào đất liền để sống cùng con trai vào tháng 1 năm 2017, hai tháng trước khi ngôi nhà bị sụp. "Nhưng tất cả mọi thứ tôi sở hữu đều ở trong ngôi nhà này, bây giờ tất cả mọi thứ đều biến mất rồi." Bà nói.

Đang tải khai-thac-cat-qua-muc-tuan-nay-xem-anh-cua-ai00003.png…
Tháng 7 năm 2017, bà Tư, 72 tuổi, quay trở về xem những gì còn sót lại của ngôi nhà bà ở Nhà Bè, ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh. Bốn ngày trước, một phần của ngôi nhà đã rơi xuống dòng sông. Lúc sự việc xảy ra, bà đang ở nhà với con dâu nhưng hai người đã chạy thoát an toàn. 

Ở các thị trấn và làng mạc dọc sông Mê Kông và rất nhiều con sông khác trên khắp đất nước, các bờ sông bị phá huỷ rồi sạt lở do nạo vét cát quá mức, kéo theo chúng là những cánh đồng, ao cá, quán xá và nhà cửa. Những năm gần đây, hàng ngàn mẫu đất trồng lúa đã bị mất, và ít nhất 1.200 gia đình phải di dời. Hàng trăm người phải sơ tán khỏi các hòn đảo nằm trong dòng chảy đang biến mất ngay dưới chân họ. Chính phủ ước tính có khoảng 500.000 người ở đồng bằng sông Cửu Long cần phải di chuyển khỏi các khu vực lở đất như vậy.

Khai thác cát trên sông không chỉ là vấn đề đối với người dân, việc này còn khiến nước nhiễm bùn và quét sạch lòng sông, giết chết cá, thực vật và các sinh vật khác sống tại đó. Bà Hà Thị Bé kể: "Hồi nhỏ, chúng tôi thường bắt ốc bắt cá để ăn. Kể từ khi cát bị nạo vét, cá, ốc không còn nữa."

Đang tải khai-thac-cat-qua-muc-tuan-nay-xem-anh-cua-ai00004.png… Một chiếc sà lan chở đầy cát vừa mới nạo vét đi qua một ngôi nhà bỏ hoang trên sông Tiền. Cùng với việc khai thác cát, biến đổi khí hậu và việc xây dựng các con đập đe doạ việc đánh bắt cá cùng các mục đích sử dụng khác của dòng sông.

Đang tải khai-thac-cat-qua-muc-tuan-nay-xem-anh-cua-ai00005.png… Ở đồng bằng sông Cửu Long, hành khách đi qua sông Tiền trên một chiếc phà. Đồng bằng là một mê cung các dòng sông và kênh rạch và phà là phương tiện giao thông công cộng chính, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.
Đang tải khai-thac-cat-qua-muc-tuan-nay-xem-anh-cua-ai00006.png…
Bà Nguyễn Thị Hoàng Liên, một người bán mì, đang phục vụ bữa sáng cho những người bán hàng khác tại chợ nổi Cái Răng, thành phố Cần Thơ ở đồng bằng sông Cửu Long. Đằng sau họ là đống cát và vật liệu xây dựng, điều đã trở nên phổ biến ở thành phố đang phát triển rất nhanh này.
Đang tải khai-thac-cat-qua-muc-tuan-nay-xem-anh-cua-ai00007.png…
Giống như nhiều người dân làng khác đang sống dọc dòng sông Tiền, bà Phan Thị Âu, 86 tuổi, lo lắng liệu ngôi nhà tổ tiên của bà có trôi sông một ngày nào đó không. Một ngôi nhà gạch đã đổ sụp một phần xuống lòng sông ngay trước mắt bà giữa năm 2014, 2015 và hiện đã bị bỏ hoang. Người dân địa phương cho biết sự sạt lở này đã xảy ra kể từ năm 2011. Hai mươi hộ gia đình ở làng Phú Lợi B đã kí thỉnh nguyện thư yêu cầu chính phủ bảo vệ họ khỏi sự sạt lở này. Sự cải thiện duy nhất là các tàu nạo vét đã di chuyển từ gần bờ ra giữa sông.

Đang tải khai-thac-cat-qua-muc-tuan-nay-xem-anh-cua-ai00008.png…
Sau khi một phần bờ sông sụp đổ vào năm 2013, ngôi nhà dọc sông Tiền này đang bị xâm lấn bởi nước và thảm thực vật.​

Một vấn đề toàn cầu
Việt Nam là nơi duy nhất mà khai thác cát gây ra thiệt hại lớn như vậy. Trên khắp thế giới đang phát triển, những thành phố đang gia tăng với tốc độ chóng mặt, nuốt chửng cát với số lượng lớn chưa từng thấy. Số người Việt Nam sống ở các thành phố đã tăng gấp đôi trong hai mươi năm qua, lên tới khoảng 32 triệu người.

Trên toàn thế giới, dân số đô thị đang tăng khoảng 65 triệu người mỗi năm; tương đương với việc hành tinh nhận thêm tám thành phố New York mỗi năm. Gần 50 tỷ tấn cát và sỏi được khai thác hàng năm để xây dựng các toà tháp văn phòng, chung cư, đường cao tốc và sân bay để phục vụ con người. (Cát ở Việt Nam còn được bán cho Singapore, quốc gia sử dụng số lượng cát khổng lồ để xây dựng, đắp đất nhân tạo.)

Đang tải khai-thac-cat-qua-muc-tuan-nay-xem-anh-cua-ai00009.png… Bé Nguyễn Gia Lạc, 10 tuổi, và bé Nguyễn Trung Kiên, 12 tuổi, chơi trên một đống cát khổng lồ bên làng ở đảo Châu Ma thuộc tỉnh Đồng Tháp, gần biên giới Campuchia. Kho dự trữ cát từ sông Tiền gần đó, nơi từng là đất nông nghiệp, thuộc sở hữu của một doanh nhân ở đâu đó tại Việt Nam. Trong khi người dân làng không quen được với việc khai thác cát vì tiếng ồn và sự sạt lở mà nó gây ra, núi cát lại là một điểm thu hút của địa phương.
Đang tải khai-thac-cat-qua-muc-tuan-nay-xem-anh-cua-ai00010.png…
Công nhân của sà lan cát gần thành phố Cần Thơ đổ xuống một núi cát được bơm lên từ các nhánh của sông Mê Kông. Cát ướt sau đó được bơm qua các đường ống ngầm đến một công trường xây dựng ở đất liền.

Có thể bạn sẽ hỏi tại sao chúng ta không sử dụng cát từ sa mạc Sahara và các sa mạc tương tự? Câu trả lời là: cát sa mạc không thể dùng để làm bê tông - các hạt cát bị gió làm mòn, chúng quá mịn và tròn. Kết quả là, từ Trung Quốc tới Jamaica, từ Liberia tới Ấn Độ, những kẻ khai thác đang cướp bóc những hạt cát quý giá từ dưới lòng sông, các vùng đồng bằng ngập nước và bãi biển.

Ở Việt Nam, việc khai thác cát còn gây ra một hiểm hoạ khác: nó khiến đồng bằng sông Cửu Long dần biến mất. Đây là nơi sinh sống của 20 triệu người và là nguồn cung cấp thức ăn của nửa đất nước cũng như rất nhiều gạo cho phần còn lại của Đông Nam Á.

Biến đổi khí hậu do mực nước biển tăng là lý do khiến đồng bằng mất đi một khoảnh đất tương đương với diện tích của nửa sân bóng mỗi ngày. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu tin rằng, một lý do khác chính là do con người đang cướp đi lượng cát lớn của đồng bằng.

Đang tải khai-thac-cat-qua-muc-tuan-nay-xem-anh-cua-ai00011.png…
Cát được nạo vét từ lòng sông và đổ lên những chiếc sà lan, sau đó được vận chuyển dọc xuống sông.

Trong hàng thế kỷ, đồng bằng đã được bồi đắp bằng trầm tích chảy xuống từ những rặng núi ở Trung Á thuộc sông Mê Kông. Những trong những năm gần đây, tại mỗi quốc gia có sông chảy qua, các công ty khai thác bắt đầu lấy đi một lượng cát khổng lồ từ lòng sông. Theo một nghiên cứu năm 2013 của ba nhà nghiên cứu người Pháp, khoảng 50 triệu tấn cát đã bị khai thác chỉ trong năm 2011 - lượng cát này đủ để bao phủ thành phố Denver sâu khoảng 5 centimet. Trong khi đó, năm con đập lớn đã được xây dựng trong những năm gần đây và 12 con đập khác dự kiến sẽ được xây dựng ở Trung Quốc, Lào và Campuchia trên dòng Mê Kông. Những con đập sẽ càng làm giảm dòng chảy trầm tích xuống đồng bằng.

Nói cách khác, trong khi sự xói mòn tự nhiên của đồng bằng vẫn tiếp tục, thì sự bổ sung tự nhiên của nó lại không hề có. "Dòng chảy trầm tích đã bị vơi đi một nửa." nhà nghiên cứu thuộc Chương trình Mê Kông Mở rộng của Hiệp hội Thiên nhiên Thế giới, Marc Goichot nói. Với tốc độ này, gần một nửa đồng bằng sẽ bị xoá sổ vào cuối thế kỷ này, ông cho biết.

Đang tải khai-thac-cat-qua-muc-tuan-nay-xem-anh-cua-ai00012.png…
Sà lan chở cát xuống kênh Chợ Gạo trên đường tới Thành phố Hồ Chí Minh. Những chiếc sà lan thường chứa 700 tấn cát, một số chứa tới 1.600 tấn.

Đang tải khai-thac-cat-qua-muc-tuan-nay-xem-anh-cua-ai00013.png…
Đang tải khai-thac-cat-qua-muc-tuan-nay-xem-anh-cua-ai00014.png…
Thành phố Hồ Chí Minh, trước đây thường được gọi là Sài Gòn, là trung tâm kinh tế của Việt Nam. Phần lớn cát được nạo vét và bơm lên từ sông Mê Kông là để phục vụ cho việc xây dựng ở đây cũng như các thành phố khác ở miền Bắc. Tuy nhiên, một phần cát được xuất khẩu sang Singapore, nơi đòi hỏi một lượng lớn cát để phục vụ cho các dự án cải tạo đất. 

Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn bởi thực tế là phần lớn hoạt động khai thác cát ở Việt Nam hoàn toàn không được kiểm soát và bất hợp pháp. Việc buôn bán cát sinh lợi đến mức nó đã sinh ra một chợ đen phát triển mạnh, với hàng trăm chiếc thuyền không có giấy phép trên các con sông. Chỉ trong năm 2016, cảnh sát Việt Nam đã bắt được gần 3.000 người nạo vét mà không có giấy phép hoặc tại các khu vực được bảo vệ trên khắp cả nước.

Có nhiều người khai thác hợp pháp; nếu không, họ chỉ là những người Việt bình thường đang cố gắng kiếm sống. Một số người mang theo cả gia đình lên thuyền.

Anh Nguyễn Văn Tú, 38 tuổi, từng khai thác cát từ đoạn sông Tiền gần quê bà Hà Thị Bé trước khi bị cảnh sát trấn áp. "Việc kinh doanh từng rất tốt." Tú kể. Có lúc anh ta kiếm được $13,000 mỗi tháng. "Kiếm tiền như vậy thật dễ dàng. Nghĩ mà xem, anh chỉ cần hút cát lên, thế là có tiền. Quá đơn giản." Tú nói.

Các quan chức Việt Nam thường xuyên tuyên bố quyết tâm chấm dứt hoạt động khai thác cát trái phép, nhưng cũng như nhiều quốc gia khác, thay vì thực hiện các biện pháp, họ đã nhận hối lộ, thờ ơ với việc ngăn chặn khai thác trái phép. Năm 2013, ba quan chức chính quyền ở Hồng Ngự bị buộc tội nhận hối lộ để lờ đi việc khai thác cát trái phép tại sông Tiền. Tháng Ba năm 2017, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình thừa nhận việc khai thác cát trái phép quy mô lớn vẫn tiếp diễn một phần do chính quyền địa phương đã "nới lỏng quản lý, che đậy và bảo vệ" những kẻ khai thác.

Đã có vài trường hợp, những kẻ khai thác bất hợp pháp dùng tới bạo lực để duy trì việc kinh doanh. Ở Ấn Độ và các quốc gia khác, những tên "mafia cát" đã tấn công, thậm chí sát hại các sĩ quan cảnh sát, nhà hoạt động môi trường, nhà báo và những người cản đường chúng. Trong một cuộc trấn áp ở Việt Nam vào mùa xuân năm 2017, theo truyền thông địa phương, những kẻ khai thác bất hợp pháp đã cố gắng đánh chìm một chiếc thuyền cảnh sát bằng cách đổ cát lên đó.

Quá chán nản với các hành vi này, vào năm 2017, hàng chục ngư dân Việt Nam đã tự mình giải quyết bằng cách tấn công những kẻ khai thác cát đã phá hoại sinh kế của họ. Tháng 6 năm đó, vụ ẩu đả giữa những kẻ khai thác và dân làng đã khiến hai người phải nhập viện.

Trong khi căng thẳng đang gia tăng, đồng bằng sông Cửu Long vẫn tiếp tục bị xói mòn, điều tương tự cũng xảy đến với mảnh đất của những người dân làng như bà Hà Thị Bé.

Đang tải khai-thac-cat-qua-muc-tuan-nay-xem-anh-cua-ai00015.png…
Những đường ray trên cao cho tuyến tàu metro là biểu tượng cho sự tiến bộ kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh.

Tham khảo National GeographicChiyinsim

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét