Hệ thống AI nói trên được phát triển dựa trên một hệ thống machine learning. Nhóm phát triển đã dùng những đoạn video quay từ trên cao để “dạy” cho hệ thống không chỉ hình ảnh của những con cá mập dưới nước mà còn cả những sinh vật khác có hình ảnh tương tự. Cách tiếp cận này sẽ giúp AI phân biệt được cá mập với cá heo, cá voi hoặc các loài khác, từ đó tránh được việc báo động giả. Song song với chức năng cảnh báo, hệ thống này còn cung cấp thêm thông tin cho các nhà nghiên cứu trong quá trình theo dõi mật độ của quần thể sinh vật biển.
Nhóm phát triển dự án cho biết việc dùng drone để theo dõi sẽ tiết kiệm được nhiều tiền so với việc dùng máy bay trực thăng để dùng con người theo dõi như xưa giờ. Mặt khác, drone còn được trang bị beacon và đèn báo để dẫn đường trong tình huống có ai đó bị mất phương hướng hoặc gặp khó khăn. Đồng thời, nó còn có phần thân chống thấm nước để hoạt động trong tình huống muốn xua bọn cá mập, chờ đội cứu hộ tới cứu người.
Được biết bên cạnh dự án dùng drone thì chính quyền Úc còn dùng cách tiếp cận khác để bảo vệ người tắm biển khỏi cá mập, thí dụ như giăng lưới ngăn chặn vùng có người bơi. Dù vậy, việc áp dụng công nghệ drone được cho là tiết kiệm, an toàn hơn đối với cả con người lẫn hệ sinh thái dưới đại dương so với việc giăng lưới bởi nó không chỉ chặn cá mập mà chặn cả đường di chuyển của nhiều loài sinh vật khác.
Tham khảo Reuters
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét