Thứ Ba, 19 tháng 3, 2019

BẠN CHỤP ẢNH VÌ ĐIỀU GÌ: VÌ CHÍNH NHIẾP ẢNH HAY VÌ SỰ NỔI TIẾNG VÀ DANH VỌNG?

Một bức ảnh hậu trường sáng tác của một nhóm nhiếp ảnh gia đang cùng chụp một nhân vật và gần như là cùng góc chụp có lẽ không có gì xấu và mới mẻ cả, nếu đó chỉ là tinh thần yêu thích nhiếp ảnh. Nhưng mới đây, bức ảnh chụp lại hậu trường sáng tác của "ảnh thắng giải của Giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế Hamdan (HIPA) trị giá 120.000 USD (tương đương 2,78 tỉ đồng) trong lễ trao giải tại Dubai" sẽ khiến chúng ta phải suy nghĩ lại, về mục đích dùng nhiếp ảnh. Mình xin chia sẻ lại bài viết xoay quanh về vấn đề này từ Picsofasia.com.


Đang tải ảnh thắng giải.jpg…
Bức ảnh đoạt giải nhất của cuộc thi.

Tuần vừa qua tại Việt Nam, bức ảnh hậu trường này đang được lan truyền khắp mọi nơi. Trong một tour dẫn nhiếp ảnh, tất cả mọi người cùng chĩa ống kính về một chủ thể duy nhất, chụp cùng một kiểu ảnh từ gần như cùng một góc máy. Người phụ nữ có vẻ đang ngồi tạo dáng cho những tay máy này, cô có thể là một người mẫu chuyên nghiệp được sắp xếp ngồi đó - tạo dáng cho những "nhiếp ảnh gia" không muốn bỏ quá nhiều công sức để cho ra đời những tấm ảnh của mình.

Nếu bạn biết về nhiếp ảnh du lịch, bạn chắc chắn hiểu rằng đây không phải là cách đúng để chụp ảnh con người. Câu chuyện ở đây thậm chí càng trở nên thu hút hơn khi một trong những người tham gia tour nhiếp ảnh đã thắng một cuộc thi ảnh với chính bức hình chụp ở đó, và nhân vật trong ảnh vẫn là người phụ nữ đó. Trang web của cuộc thi nêu rõ: "Cảm xúc của một bà mẹ Việt Nam, tuy mắc chứng rối loạn ngôn ngữ nhưng điều đó không dập tắt được niềm hi vọng trong cô và cô vẫn khơi gợi được cảm giác mạnh mẽ cho đứa con của mình."

Đang tải ảnh bóc phốt.jpg…

Có lẽ chúng ta nên viết lại đoạn miêu tả như sau: "Cảm giác của một bà mẹ Việt Nam khi bị quấy rầy bởi một đám nhiếp ảnh gia thô lỗ không thèm bận tâm hỏi về câu chuyện cuộc đời cô. Gương mặt bà mẹ gợi lên cảm giác thực sự khó chịu."

Chúng ta ở đây không phải để bàn luận về chất lượng hình ảnh hay kĩ năng xử lý ảnh của nhiếp ảnh gia. Điều cần nói và lưu tâm là khi bức ảnh giành giải trong cuộc thi, sẽ ngày càng có nhiều người muốn tới miền Bắc Việt Nam, sắp xếp một người phụ nữ khác với "vẻ mặt đáng thương" đang bồng bế đứa con của mình và chụp làm mờ hết khung cảnh xung quanh. Bởi vì bạn biết rằng, bức ảnh đó đã có tác dụng trong cuộc thi lần trước.

Những cuộc thi nhiếp ảnh chúng ta thấy trong hiện tại thường được tổ chức với mục đích thương mại. Những cuộc thi này không được chấm bởi những giám khảo thực sự hiểu biết về du lịch và nhiếp ảnh. Họ trao giải cho nhiều bức ảnh họ nghĩ là đẹp nhưng thật ra đó là những bức ảnh nhàm chán, thường là copy từ những hình ảnh đã từng được chụp trước đây. Một nhiếp ảnh gia du lịch chuyên nghiệp sẽ biết điều đó, còn những cuộc thi thì không.

Và nếu bạn thử kết hợp và suy xét cả hai vấn đề: "hiệu ứng" từ những cuộc thi nhiếp ảnh và những gì con người đang trải qua trong thế kỷ 21 - "Đó chính là tôi, là tôi, tôi đó, ngay bây giờ!", bạn sẽ hiểu rằng: Ngày nay, mọi người muốn được nổi tiếng. Họ chỉ không muốn làm việc chăm chỉ.

Dàn dựng một bức ảnh và thắng cuộc thi, đó là cách nhanh nhất để đạt tới giai đoạn này, một lối đi tắt để có sự nổi tiếng. Nổi tiếng đương nhiên sẽ làm bạn trở nên giàu có và rồi, một cơn mưa tiền rớt xuống đầu bạn, tạp chí National Geographic sẽ gửi bạn đi chụp ảnh cho họ khắp thế giới.

Nhưng hãy tự hỏi lại bản thân mình: Tại sao bạn lại chọn nhiếp ảnh? Bạn có thực sự yêu thích nó không hay bạn chỉ muốn trở thành một nhiếp ảnh gia nổi tiếng? Và nếu như bạn nổi tiếng thì sau đó sẽ thế nào? Bán những bức ảnh của mình giúp bạn trở nên giàu có hay bạn sẽ làm điều gì đó với chính ảnh mình chụp để tạo nên một ảnh hưởng tốt tới những người xung quanh bạn, và cả thế giới bạn đang sống?

Những người chọn lối đi tắt này thực sự đang đi sai đường vì họ chống lại sự sáng tạo. Sáng tạo không đến từ việc cố gắng trở nên nổi tiếng. Việc chụp lại những kiểu ảnh đã phổ biến từ trước đó, là copy.

Sự sáng tạo chỉ đến từ luyện tập, làm việc chăm chỉ, thất bại, thất bại lần nữa và sẽ có những lúc bạn cảm thấy như mình là nhiếp ảnh gia tồi tệ nhất trên đời này. Nhưng không vì thế mà bạn bỏ cuộc; bạn vẫn quay trở lại, tiếp tục chụp ảnh chăm chỉ. Những việc như này bạn phải thực hiện trong rất nhiều năm trời.

Không có lối tắt nào cho những người thực sự muốn cải thiện và phát triển bản thân. Đó chắc chắn là một công việc khó khăn và cả con đường dài đang đợi bạn trước mắt để đạt được những gì bạn mơ ước. Bức ảnh cùng những gì chúng ta chứng kiến ở Việt Nam trong tuần qua là minh chứng ngược lại của tất cả những việc này. Có phải kiểu ăn nhanh của McDonald thuộc lĩnh vực nhiếp ảnh du lịch đang cổ suý cho những người không muốn làm việc chăm chỉ nhưng lại muốn nổi tiếng?

Điều này thật sự rất đáng buồn.

Nguồn: Picsofasia.com




Another classic photo of a photography tour group gathered around one subject, shooting the same image from almost the same angle. The woman seems to pose for them, probably an organized staged model for the photographers who don’t want to have to work very hard for their pictures.
If you know about travel and photography, you surely know that this isn’t the right way to photograph people. I already talked about it extensively here.
The story gets even better, when one of this photography tour participant actually won a photography competiton with an image taken there, of the same women.
The photography competition website states: ” The feelings of a Vietnamese mother whose speech disorder did not prevent her from feeling hopeful and evoking a sense of strength for her children.”
I would personally have written: “The feeling of a Vietnamese mother who is being assaulted by a group of rude photographers who probably didn’t bother to ask her about her life story. Her face evoking a sense of feeling really uncomfortable”.
I am not here to talk about the image quality, nor the overprocessing skills of the photographer. I want to talk about the fact that because this image won this competition, more people will now want to travel to North Vietnam, stage another “poor looking” woman holding a baby and blur the background. Because you know, it worked last time.
The type of photography competitions that we see today are more money making schemes are actually not being judged by people who know about travel and photography. They award a lot of images that they think are pretty but are actually boring images, often copies of images that have been taken before. A professional travel photographer would know that. These competitions do not.
Now, if you combine this “photography competition effect” to the general way of thinking that Humanity is experiencing in the 21st century (“It’s me me me, now now now “), you end up with this situation. People now want to be famous. They don’t want to work hard.
Staging a photo and winning a competition, is THE fastest way to reach this stage. This is the fastest shortcut you can take to obtain fame. Fame that will of course make you become very rich. Because we all know that once you have won a competition, it rains money and National Geographic just can’t get enough of you for their exotic assignments around the world.
Now just ask yourself why you are doing photography. Do you actually enjoy photography or do you want to be a famous photographer. And if you become a famous photographer what then? Selling prints and being rich or ACTUALLY doing something with your images that will have an influence on people around you, and on the rest of the world.
These types of shortcuts people are taking are just wrong because they are anti-creativity. Creativity doesn’t come from trying to be famous, and taking photos that are being popular This is called copying.
Creativity comes from the practice of the craft, working hard on it, failing, failing again, feeling like the worst photographer, and going back again. Years of doing that.
There are no shortcuts for people who are truly trying to improve their craft. It is hard work and takes years to achieve. What we have witnessed in Vietnam this week with this image is the complete opposite. It is the McDonaldization of travel photography through photography tours that cater to people who want to become famous without working too much. And most photography competitions today are supporting that trend.
It is sad, very sad…


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét