GIẢI PHÁP STREAM NHẠC ONLINE TRÊN MÁY NGHE NHẠC CAO CẤP
Theo bản báo cáo thường niên của tổ chức IFPT về công nghiệp âm nhạc
toàn cầu năm 2018 đã xác nhận một xu thế âm thanh tất yếu mà các bạn yêu
âm thanh cũng sẽ không quá nhạc nhiên, đó là việc download nhạc đã giảm
đi rất nhiều, giảm đến 20% so với năm trước. Còn đối với streaming nhạc
trực tuyến thì hoàn toàn ngược lại, bùng nổ rất nhanh với mức tăng
trưởng đến 41.1% so với cùng kỳ năm trước
Rất nhiều nhà sản xuất âm thanh từ Hi-Fi đến High-End cũng đang hòa nhập
xu thế với các sản phẩm có thể kết nối không dây hoặc có thể truy cập
trực tiếp đến các dịch vụ stream nhạc như Spotify Connect, Tidal, Qobuz,
Roon và Deezer thông qua cổng Ethernet hoặc WiFi. Điều này giúp cho
người dùng có thể tự do lựa chọn việc phát nhạc từ cloud, NAS hoặc các
dịch vụ nghe nhạc trực tuyến một cách cực kỳ dễ dàng.
Việc stream nhạc trực tuyến thông thường sẽ không có chất lượng âm thanh
cao cấp đáp ứng nhu cầu của các người nghe nhạc khó tính như download
từ các website chính thức như HDTrack, Native DSD, 2L, e-onkyo … hay
trực tiếp từ các đĩa CD gốc, SACD. Tuy nhiên việc sử dụng các dịch vụ
stream nhạc có thể giúp cho người dùng có thể dễ dàng khám phá thêm
nhiều thể loại và nghệ sỹ mới hơn, giúp người nghe và nghệ sỹ đều có
lợi.
Tuy nhiên đối với những audiophile trẻ tuổi vẫn luôn có chất lượng âm
thanh cao cấp đi kèm với sự tiện lợi thoải mái có thể di chuyển khắp mọi
nơi. Vì vậy nhu cầu sử dụng các máy nghe nhạc cao cấp (Digital Audio Player aka DAP)
để có được chất lượng âm thanh cao cấp hơn mà vẫn tiện di chuyển. Tuy
nhiên nếu chúng ta nhìn lại hai chiếc DAP cao cấp của hai thương hiệu
sản xuất máy nghe nhạc cao cấp nhất hiện nay là Sony và Astell&Kern
đều có thể nhận thấy đều có chất lượng âm thanh cao cấp và xứng đáng
từng đồng tiền bát gạo nhưng về chức năng ngoài việc nghe nhạc trên thẻ
nhớ thì cũng có gì quá nổi bật hoặc chức năng stream nhạc trực tuyến như
các sản phẩm điện thoại. Nhưng đối với những sản phẩm DAP cao cấp này
người mua chủ yếu quan tâm đến chất lượng âm thanh cũng như các mạch
DAC, giải mã, khuếch đại bên trong máy chú không quá nhiều người quan
trọng đến tính năng vì suy cho cùng âu cũng chỉ là một máy nghe nhạc
chuyên dụng.
Đối với những người dùng yêu công nghệ thì có lẽ đây là một điều gây khó
chịu không hề nhỏ, khi các bạn đã quen với Spotify, Soundcloud, Youtube
Music hay Qobuz. Tưởng tượng với một người trẻ quen nghe nhạc trên mạng
và trên chiếc máy nghe nhạc trị giá gần 3500 USD chỉ có một vài album
quen thuộc, vô tình đọc review về một album mới trên PitchFork hoặc
Resident Advisor nếu nghe thử lại phải cắm tai nghe vào smartphone với
chất lượng âm thanh không ưng ý. Thực tế thì không chỉ có những máy nghe
nhạc đầu bảng mà còn rất nhiều những máy nghe nhạc chỉ cho phát nhạc
download only.
Một điều thú vị là tôi vẫn dùng một máy nghe nhạc Sony NW-ZX2
sử dụng một phiên bản Android OS tiêu chuẩn và có thể dễ dàng truy cập
Google Play Store và download các phần mềm nghe nhạc trực tuyến mới
nhất. Chiếc máy nghe nhạc đã được ba năm tuổi và ngưng sản xuất từ cách
đây rất lâu nhưng đến bây giờ lại trở nên thiết thực hơn bao giờ hết với
khả năng cho chất lượng âm thanh cao cấp dù cho sử dụng nguồn nhạc nào:
Bộ nhớ trong, MicroSD hay nguồn nhạc trên phần mềm streaming.
Dưới đây mình sẽ điểm danh một vài các máy nghe nhạc cao cấp có thể sử
dụng Android và có chất lượng tốt để người dùng có thể nghe nhạc từ trên
MicroSD cho đến các phần mềm streaming. Mỗi DAP sẽ có một chất âm khác
nhau cùng với công suất đầu ra khác nhau để có thể đánh được cho inear
hoặc fullsize. Và những sản phẩm được liệt kê ở dưới đều được chọn lọc
lựa trên tính năng và sự tiện lợi để cho người nghe mà vẫn giữ được chất
lượng âm thanh cao cấp.
1. Sony NW-ZX2 (Đã ngưng sản xuất)
Android 4.2 Jelly Bean với màn hình cảm ứng 10cm độ phân giải 854 x 480px.
Bên trong sử dụng mạch giải mã kiêm khuếch đại S-Master HX. Chiếc máy
nghe nhạc Sony NW-ZX2 với chất âm áp đặc trưng dải mid dày quyện dễ
nghe, âm trường rộng rãi là những điểm mạnh mà ZX2 đã khá nổi tiếng.
Phần công suất thì có thể kéo các tai nghe inear cực kỳ sạch sẽ hoặc
những tai nghe Portable, tuy nhiên vẫn khó có thể kham nổi các tai nghe
khó kéo
Khả năng truy cập WiFi 2.4Ghz và kết nối Bluetooth aptX/LDAC.
Bộ nhớ trong 128GB, 1 khe thẻ nhớ hỗ trợ 256GB. Hỗ trợ giải mã ALAC, AIFF, WAV và FLAC lên đến 24bit/192kHz cùng với DSD.
Thời lượng pin hơn 30 tiếng khi cắm tai nghe qua cổng 3.5mm single-end.
Kết nối với DAC rời thông qua cổng sạc đặc trưng Sony 22-pin WM và cũng cần dây độc quyền của Sony.
Sản phẩm có mức giá 1200 USD nhưng đã ngưng sản xuất từ lâu và mẫu thay
thế là WM1A không hề có hỗ trợ Android nhưng bù lại có cổng balance
4.4mm mới của Sony.
2. FiiO X5 III và Fiio X7 Mark 2 (Còn mẫu FiiO X7 đời đầu đã ngưng sản xuất)
Đối với những máy nghe nhạc cao cấp của FiiO đều sử dụng một hệ điều
hành Android đã được qua custom của hãng, tuy nhiên người dùng vẫn có
thể chọn lựa giữa hai chế độ Pure Music Mode (thuần nghe nhạc trên bộ
nhớ trong, MicroSD) và Android có thể nghe các dịch vụ nghe nhạc trực
tuyến.
Về phần giải mã các máy nghe nhạc đều có thể hỗ trợ các định dạng
lossless lên đến 24bit/ 384kHz và DSD. Các dòng sản phẩm này đều có hai
cổng output bao gồm 3.5mm single-ended và balanced 2.5mm (đối với dòng
Fiio X7 Mark 1/Mark 2 sử dụng module amp riêng có thể tháo rời) cùng với
xuất line-out ở line level 2V ra Amp hoặc xuất SPDIF sang các DAC rời
khác. Kết nối không dây với Bluetooth aptX và WiFi 2.4GHz.
Phần DAC của FiiO X5 III sử dụng hai chip AK4490EN cao cấp theo dạng Dual DAC mỗi chip dành cho mỗi kênh. Với mẫu đầu bảng FiiO X7 Mark II
sử dụng một chip DAC ESS 9028PRO 8 kênh (đối với mẫu FiiO X7 đời đầu sử
dụng một chip DAC ES9018S). Đối với khả năng phát nhạc có thể lấy nguồn
từ bộ nhớ trong hoặc thẻ MicroSD hoặc sử dụng các phần mềm streaming
trên Android. Update Firmware OTA mới nhất cũng đã cho phép hai sản phẩm
này xuất DAC thông qua cổng USB OTG.
Về chất âm của FiiO X5 III đó là sự kết hợp giữa chất giọng ấm áp và đầy
năng lượng với độ chi tiết cao cùng với power khỏe có thể kéo được
những tai nghe khó kéo. Còn Fiio X7 Mark 2 đó là chất âm chi tiết trong
trẻo, cân bằng ở cả ba dải với tốc độ cao cùng độ sâu âm hình tốt và
đồng thời có thể thay đổi module amp để đáp ứng nhu cầu của các chiếc
tai nghe inear nhạy sử dụng cổng balanced hoặc các tai nghe khó kéo.
Mức giá của FiiO X7 Mark 2 là 15tr VNĐ còn mẫu FiiO X5 Gen III là vào mức 9tr VNĐ.
3. Onkyo DP-X1A và Pioneer XDP-300R
Thật sự thì cả hai sản phẩm này có thể gom chung lại để nói về một sản
phẩm bởi vì phần thông số kỹ thuật bên trong đều giống nhau. Điều này có
thể lý giải bởi vì mảng âm thanh gia đình của Pioneer đã trực thuộc sở
hữu của Onkyo từ năm 2014 và hai sản phẩm nếu so sánh song song với nhau
thì Onkyo DP-X1A có bộ nhớ trong lên đến 64GB còn Pioneer XDP-300R có
bộ nhớ trong 32GB, cũng như phần tụ xuất âm của Onkyo tốt hơn so với
Pioneer.
Cả hai mẫu này đều sử dụng Android 5.1.1 Lollipop với màn hình 12cm độ
phân giải 1280 x 720px. Khả năng kết nối Bluetooth aptX và WiFi 2.4Ghz.
Bộ nhớ trong sử dụng 64GB với 2 slot MicroSD hỗ trợ tối đa 256GB. Phần
giải mã kỹ thuật số 2 chip ESS SABRE ES9018 có thể hỗ trợ PCM
24bit/384kHz và Quad DSD cùng với hoàn toàn render và decode định dạng
MQA mới nhất. Phần output có hai cổng headphone output một cổng
single-end 3.5mm và một cổng balance 2.5mm.
Dung lượng pin 1630mAH có thể sử dụng đến 16 giờ liên tục thông qua cổng
3.5mm single-ended. Cổng MicroUSB charging socket doubles as USB output
via OTG cable.
Với chất lượng âm thanh của cả hai mẫu máy nghe nhạc đều có thể được tóm
gọn bằng bốn chữ “êm ái, chi tiết”, đối với mình thì cả hai chiếc máy
nghe nhạc Onkyo và Pioneer đều mang trong mình DNA của nền âm thanh Nhật
Bản. Có thể gọi đây là chiếc máy nghe nhạc dành riêng cho các bạn thích
vocal và instrument, nhạc nhẹ với độ chi tiết mà vẫn giữ chất êm ái
ngọt ngào.
Mức giá dự kiến của Onkyo DP-X1A ở Việt Nam là khoảng 20tr VNĐ và Pioneer cũng sẽ mức giá gần đó.
4. HiBy R6
Đây là một chiếc máy nghe nhạc cũng còn khá mới trên thị trường với hệ
điều hành Android 6, màn hình cảm ứng 1280 x 768px. Khả năng kết nối
không dây với Bluetooth aptX cùng với WiFi hai băng tần 2.4Ghz và 5Ghz.
Bộ nhớ trong 32GB cùng với 2 khe thẻ nhớ MicroSD (mỗi thẻ tối đa 1TB)
Phần giải mã sử dụng Dual DAC với mỗi chip ESS SABRE 9028Q2M DAC dành
cho mỗi kênh, cùng khả năng hỗ trợ giải mã WAV, ALAC, AIFF, FLAC lên đến
là 32bit/ 384kHz và DSD128. Dung lượng pin 4000mAh, có thể sử dụng đến
12 tiếng khi phát qua cổng 3.5mm single-end và 7 giờ thông qua cổng
2.5mm balanced.
Cổng sạc USB-C cũng phát hai chiều có thể sử dụng làm USB DAC hoặc xuất
DAC thông qua USB OTG. Phần Headphone output có hai cổng Single-Ended
3.5mm và một cổng Balance 2.5mm, bên cạnh là một cổng xuất Line-Out kiêm
Coaxial Out.
Chất âm của chiếc HiBy R6 cũng khá ấm áp dễ nghe, hơi nhiều bass và chi
tiết âm hình cũng khá tốt. Nói chung chiếc HiBy R6 không quá kén người
nghe. Nói chung sẽ là giải pháp khá an toàn cho những bạn nào thích nghe
nhạc sôi động, nhạc trẻ.
Mức giá của HiBy R6 tại Việt Nam từ 13tr5 đến 14tr5 tùy phiên bản khác nhau.
5. LG G7 ThinQ
Cuối cùng đây có lẽ là một sự lựa chọn khá đặc biệt bởi vì đây là một
chiếc điện thoại smartphone hiếm hoi vẫn còn cổng headphone out 3.5mm.
Và cũng nhờ đó mà đây chính là một điểm selling point chính của sản phẩm
này với chất lượng âm thanh được đầu tư kỹ càng hơn so với các điện
thoại thông thường.
Phần 32-bit Quad DAC được hãng giới thiệu thực chất có trái tim là một
chip DAC/ headphone driver ESS SABRE ES9218P. Phần kết nối không dây nhờ
sử dụng Android 8.0 Oreo nên bao gồm thêm khá nhiều các codec khác nhau
như aptX HD, LDAC, AAC cùng với khả năng tùy chỉnh tốt hơn các máy nghe
nhạc chuyên nghiệp. WiFi Dual band 2.4Ghz và 5Ghz.
Bộ nhớ trong 64GB hoặc 128GB tùy phiên bản với 1 khe thẻ nhớ MicroSD hỗ
trợ tối đa 512GB. Giải mã các định dạng lossless như WAV, ALAC, AIFF và
FLAC lên đến 32bit/ 384kHz và render/decode hoàn toàn MQA. Dung lượng
pin 3000mAh cho phép người dùng nghe nhạc liên tục hơn 25 tiếng.
Cổng sạc USB-C có thể xuất OTG sang các DAC khác.
Về mặt chất âm thì LG G7 ThinQ có phần nền cực kỳ sạch sẽ phù hợp với
những chiếc inear có độ nhạy cao và cũng cải thiện so với các người tiền
nhiệm khá nhiều. Bộ DSP cũng có thể điều chỉnh các chất âm khác nhau.
Và nếu so sánh với các đối thủ smartphone khác thì âm thanh của LG G7
Thin Q cạnh tranh tay đôi với các điện thoại iPhone trước đây với chất
âm cực kỳ sạch sẽ và cân bằng phù hợp với các inear nhưng về power
output không quá khỏe.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét