Mãi đến tận hôm nay, khi SEA Games 1-1959
đã lùi vào dĩ vãng xa xăm, vậy mà nếu bạn có dịp gặp một người Thái Lan
lớn tuổi hâm mộ bóng đá, rồi đem chuyện trận chung kết SEA Games năm ấy
ra nhắc lại sẽ nhận được tiếng chặc lưỡi và cái lắc đầu chán nản.
Họ không quên hai trận thua đậm đà 0-4 (vòng loại) và 1-3 (chung kết) của Thái Lan trước Việt Nam. Mà không chỉ có 2 trận thua ấy, non chục năm sau, ngay trên sân Bangkok, Việt Nam cũng cho chủ nhà 5 bàn không gỡ nổi ở một giải mời.
Những cuộc chạm trán giữa bóng đá Thái Lan với bóng đá Việt Nam trước năm 1975 cũng rất nhiều và phần thắng thường thuộc về bóng đá của chúng ta.
Thế nhưng, từ sau lần đầu hội nhập bóng đá tại SEA Games năm 1991 thì mãi đến SEA Games 18 năm 1995 tại Chiang Mai (Thái Lan), Việt Nam mới có dịp chạm trán lại với bóng đá Thái. Rất tiếc, trong cả hai lần ấy, Việt Nam đều thua.
Song, một chi tiết khá thú vị là số khán giả đến xem trận Thái Lan-Indonesia ở vòng bảng và Thái Lan-Singapore ở bán kết kém xa hai trận Thái Lan-Việt Nam. Sân Chiang Mai chỉ có sức chứa 18.000 người, nhưng số khán giả đến sân hôm Thái Lan gặp Việt Nam ở vòng bảng ước tính trên 25.000 người, còn trong trận chung kết, khán giả đến cũng khoảng 20.000 người. Đó là những con số trong mơ, đối với một sân bóng nằm tít cực Bắc Thái Lan, cách Bangkok hơn 800km.
Sau này, khi tìm hiểu cặn kẽ hơn qua tiếp xúc thêm với nhiều người hâm mộ bóng đá Thái Lan, người viết mới biết có hai nguyên nhân hút khán giả mỗi khi Thái Lan chạm trán Việt Nam:
- Muốn “phục hận”, vì những trận thắng quan trọng của Việt Nam hồi trước năm 1975.
- Thích lối chơi kỹ thuật, đậm chất nghệ sĩ của Việt Nam, hơn là xem Indonesia hay Malaysia, Singapore thường mang bóng chạy và chỉ có chạy.
Trong các lần chạm trán sau năm 1975 ở cấp đội tuyển, Thái Lan trội hơn hẳn Việt Nam với các trận thắng, hòa và bại. Cụ thể như sau:
- SEA Games: Thái Lan thắng 3-1 và 4-0 (chung kết) năm 1995, thắng 2-1 (bán kết) năm 1997, hòa 0-0 và thắng 2-0 (chung kết) năm 1999, hòa 1-1 và thắng 2-1 (chung kết) năm 2003, thắng 3-0 (chung kết) năm 2005.
- Tiger Cup (nay là AFF Cup): Việt Nam thắng 3-0 (chung kết) năm 1998, Thái Lan thắng 4-0 năm 2002.
- Asian Cup: Thái Lan thắng 3-0 năm 2002.
- Giao hữu: Hòa 0-0 (tại Bangkok) năm 1997, Thái Lan thắng 2-1 (Bangkok) năm 2002.
Trang web của Liên đoàn Bóng đá Thái Lan cho biết số lần chạm trán giữa bóng đá Thái Lan và Việt Nam từ xưa đến nay là 37 trận, chỉ đứng sau Malaysia (gặp Thái Lan 114 trận), Indonesia, Hàn Quốc (76 trận), Singapore (66 trận), Myanmar (45 trận), trong số 75 đối thủ mà bóng đá Thái Lan từng gặp. Thế nhưng, một điều thú vị là số trận thắng của Việt Nam nhiều hơn. Cụ thể, Thái Lan thắng 14, hòa 4 và thua 19 trận. Các chân sút Thái Lan ghi 53 bàn, còn các chân sút Việt Nam ghi đến 64 bàn.
Như vậy, trận đấu vào tối mai giữa hai đội sẽ là trận đấu thứ 38 trong toàn bộ lịch sử đối đầu bóng đá giữa hai nước. Chơi trên sân nhà, cơ hội thắng của Thái Lan cao hơn, nhất là khi phía khách tuyên bố xem trận đấu và giải đấu này chỉ là cơ hội rèn quân lần cuối trước thềm AFC Cup 2007.
Hơn thế, đội tuyển Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của việc lắp ghép đội hình, giữa lớp cầu thủ U 23 vừa dự Asian Games 15 về, với các cầu thủ xuất sắc trên 23 tuổi, nên không tránh khỏi những chệch choạc. Việc không đặt mục tiêu thành tích vào King’s Cup để lựa chọn điểm rơi đúng tại AFF Cup là hoàn toàn hợp lý.
Do vậy, trận Việt Nam – Thái Lan tối mai cũng chỉ là một bài kiểm tra bình thường. Thiết nghĩ, người hâm mộ và giới truyền thông không nên quan trọng hóa vấn đề, tạo tâm lý hoang mang, mất lòng tin nơi các tuyển thủ.
MINH HÙNG
Họ không quên hai trận thua đậm đà 0-4 (vòng loại) và 1-3 (chung kết) của Thái Lan trước Việt Nam. Mà không chỉ có 2 trận thua ấy, non chục năm sau, ngay trên sân Bangkok, Việt Nam cũng cho chủ nhà 5 bàn không gỡ nổi ở một giải mời.
Những cuộc chạm trán giữa bóng đá Thái Lan với bóng đá Việt Nam trước năm 1975 cũng rất nhiều và phần thắng thường thuộc về bóng đá của chúng ta.
Thế nhưng, từ sau lần đầu hội nhập bóng đá tại SEA Games năm 1991 thì mãi đến SEA Games 18 năm 1995 tại Chiang Mai (Thái Lan), Việt Nam mới có dịp chạm trán lại với bóng đá Thái. Rất tiếc, trong cả hai lần ấy, Việt Nam đều thua.
Song, một chi tiết khá thú vị là số khán giả đến xem trận Thái Lan-Indonesia ở vòng bảng và Thái Lan-Singapore ở bán kết kém xa hai trận Thái Lan-Việt Nam. Sân Chiang Mai chỉ có sức chứa 18.000 người, nhưng số khán giả đến sân hôm Thái Lan gặp Việt Nam ở vòng bảng ước tính trên 25.000 người, còn trong trận chung kết, khán giả đến cũng khoảng 20.000 người. Đó là những con số trong mơ, đối với một sân bóng nằm tít cực Bắc Thái Lan, cách Bangkok hơn 800km.
Sau này, khi tìm hiểu cặn kẽ hơn qua tiếp xúc thêm với nhiều người hâm mộ bóng đá Thái Lan, người viết mới biết có hai nguyên nhân hút khán giả mỗi khi Thái Lan chạm trán Việt Nam:
- Muốn “phục hận”, vì những trận thắng quan trọng của Việt Nam hồi trước năm 1975.
- Thích lối chơi kỹ thuật, đậm chất nghệ sĩ của Việt Nam, hơn là xem Indonesia hay Malaysia, Singapore thường mang bóng chạy và chỉ có chạy.
Trong các lần chạm trán sau năm 1975 ở cấp đội tuyển, Thái Lan trội hơn hẳn Việt Nam với các trận thắng, hòa và bại. Cụ thể như sau:
- SEA Games: Thái Lan thắng 3-1 và 4-0 (chung kết) năm 1995, thắng 2-1 (bán kết) năm 1997, hòa 0-0 và thắng 2-0 (chung kết) năm 1999, hòa 1-1 và thắng 2-1 (chung kết) năm 2003, thắng 3-0 (chung kết) năm 2005.
- Tiger Cup (nay là AFF Cup): Việt Nam thắng 3-0 (chung kết) năm 1998, Thái Lan thắng 4-0 năm 2002.
- Asian Cup: Thái Lan thắng 3-0 năm 2002.
- Giao hữu: Hòa 0-0 (tại Bangkok) năm 1997, Thái Lan thắng 2-1 (Bangkok) năm 2002.
Trang web của Liên đoàn Bóng đá Thái Lan cho biết số lần chạm trán giữa bóng đá Thái Lan và Việt Nam từ xưa đến nay là 37 trận, chỉ đứng sau Malaysia (gặp Thái Lan 114 trận), Indonesia, Hàn Quốc (76 trận), Singapore (66 trận), Myanmar (45 trận), trong số 75 đối thủ mà bóng đá Thái Lan từng gặp. Thế nhưng, một điều thú vị là số trận thắng của Việt Nam nhiều hơn. Cụ thể, Thái Lan thắng 14, hòa 4 và thua 19 trận. Các chân sút Thái Lan ghi 53 bàn, còn các chân sút Việt Nam ghi đến 64 bàn.
Như vậy, trận đấu vào tối mai giữa hai đội sẽ là trận đấu thứ 38 trong toàn bộ lịch sử đối đầu bóng đá giữa hai nước. Chơi trên sân nhà, cơ hội thắng của Thái Lan cao hơn, nhất là khi phía khách tuyên bố xem trận đấu và giải đấu này chỉ là cơ hội rèn quân lần cuối trước thềm AFC Cup 2007.
Hơn thế, đội tuyển Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của việc lắp ghép đội hình, giữa lớp cầu thủ U 23 vừa dự Asian Games 15 về, với các cầu thủ xuất sắc trên 23 tuổi, nên không tránh khỏi những chệch choạc. Việc không đặt mục tiêu thành tích vào King’s Cup để lựa chọn điểm rơi đúng tại AFF Cup là hoàn toàn hợp lý.
Do vậy, trận Việt Nam – Thái Lan tối mai cũng chỉ là một bài kiểm tra bình thường. Thiết nghĩ, người hâm mộ và giới truyền thông không nên quan trọng hóa vấn đề, tạo tâm lý hoang mang, mất lòng tin nơi các tuyển thủ.
MINH HÙNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét